intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tập tính kỷ luật cho trẻ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1.044
lượt xem
439
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ em cần phải được dạy dỗ và rèn luyện tính kỷ luật từ nhỏ. Dạy trẻ tính kỷ luật không có nghĩa là quá khắt khe và làm tổn thương trẻ. Khi tập tính ý thức kỷ luật, cha mẹ là người hướng dẫn và đưa ra những lời khuyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tập tính kỷ luật cho trẻ

  1. Tập tính kỷ luật cho trẻ
  2. Tập tính kỷ luật sẽ cho con những kỹ năng sống có ích và có trách nhiệm khi trưởng thành. Trẻ em cần phải được dạy dỗ và rèn luyện tính kỷ luật từ nhỏ. Dạy trẻ tính kỷ luật không có nghĩa là quá khắt khe và làm tổn thương trẻ. Khi tập tính ý thức kỷ luật, cha mẹ là người hướng dẫn và đưa ra những lời khuyên. Khi để con tự tập sắp xếp thời gian dĩ nhiên sẽ có mắc lỗi. Mắc lỗi - tự mắc lỗi, là một phần của quá trình học tập miễn là trẻ biết nhìn lại xem sai ở đâu và sẽ làm khác đi ở lần sau. Trẻ sẽ phải biết kết bạn và chia tay với bạn, khám phá những trải nghiệm, sở thích và có nhu cầu mới lạ. Cho trẻ nhiều lời động viên và phản hồi đối với công việc và cư xử của trẻ. Các thành viên trong gia đình, ba mẹ và giáo viên tất cả đều có ảnh hưởng tích cực đến trẻ. Hãy tranh luận tích cực với con về các vấn đề mà nó quan tâm môn thể thao yêu thích của trẻ hay câu chuyện đặc biệt nào đó. Mẹo khuyến khích để trẻ có ý thức kỷ luật Tạo ra những giải thưởng và những công việc liên đới
  3. Bạn hãy dùng những giải thưởng, ví dụ những lời khen, những món đồ trẻ thích, đưa ra các ưu đãi, cho trẻ thời gian thư giãn; tuỳ bạn quyết định có khả năng gì và cho trẻ động cơ thúc đẩy. Chọn giải thưởng có giá trị (ví dụ cho thêm thời gian vui chơi, những món dù nhỏ) khi trẻ đạt được điều gì, từ đó thúc đẩy trẻ có ý thức trách nhiệm trong những việc hàng ngày như: sắp xếp ngăn nắp căn phòng, giúp mẹ làm việc nhà và hoàn thành tốt bài tập. Hướng dẫn nhưng không chỉ trích Trẻ hy vọng đương đầu với mọi công việc miễn là có phản hồi và sự giúp đỡ tích cực của người lớn. Chỉ ra những điều tích cực. Chọn ra cái tốt nhất trong những điều trẻ hoàn thành và gợi ý cách thực hiện cho trôi chảy hơn. Ví dụ: lần sau con cố gắng chia thời gian làm bài tập nhà, chẳng hạn nên dành ra 5 phút cuối để kiểm tra lại mọi thứ.
  4. Dạy con kỹ năng sắp xếp thời gian Đối với người lớn cũng gặp khó khăn khi bắt đầu và rất lâu mới trở thành thói quen. Vì thế bạn nên viết nhật ký hay biểu đồ trên bảng để trẻ bắt chước khi đưa ra thứ tự ưu tiên trong công việc kể cả những sở thích và môn thể thao giải trí. Đừng né tránh những lúc trẻ tâm sự Khuyến khích trẻ nghĩ về cách cư xử của mình và trẻ sẽ phản ứng ra sao nếu đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn, như lúc bị bạn bè trêu
  5. ghẹo trong trường. Nếu trẻ chia sẻ điều đó với bạn, sau này khi gặp hoàn cảnh khó khăn hơn, trẻ sẽ hỏi ý kiến bạn. Đánh giá và phản hồi Đánh giá cao những cố gắng của trẻ để xây dựng lòng tự tin. Nên khen theo cách đặc biệt như một phần thưởng để khích lệ tinh thần trẻ. Cần phải phản hồi tốt kể cả với những việc không thành công lắm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2