Thách thức thương trường
lượt xem 17
download
Thách thức thương trường Những năm đầu của thế kỷ mới là quãng thời gian đầy thành công nhưng cũng rất nhiều thất bại với giới kinh doanh, lợi nhuận của các “đại gia” viễn thông tăng mạnh trong khi giá dầu lên cao khiến các hãng hãng không thế giới “nghèo đi” đáng kể. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người gặp nhiều khó khăn và thách thức nhất từ nay đến cuối năm và trong cả năm 2006. Tạp chí Tokyotimes đã công bố danh sách các gương mặt doanh nhân này. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thách thức thương trường
- Thách thức thương trường Những năm đầu của thế kỷ mới là quãng thời gian đầy thành công nhưng cũng rất nhiều thất bại với giới kinh doanh, lợi nhuận của các “đại gia” viễn thông tăng mạnh trong khi giá dầu lên cao khiến các hãng hãng không thế giới “nghèo đi” đáng kể. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người gặp nhiều khó khăn và thách thức nhất từ nay đến cuối năm và trong cả năm 2006. Tạp chí Tokyotimes đã công bố danh sách các gương mặt doanh nhân này. 1. Ed Breen – Tyco Trong những năm cuối thập kỷ 90, tập đoàn Tyco còn là một trong những biểu tượng của nền kinh tế Mỹ với lợi nhuận hàng tỷ USD. Nhưng sự việc đã thay đổi trong chốc lát khi mà các vụ bê bối về tài chính của Tyco bị phanh phui. Sự xuống dốc của Tyco dường như không có điểm dừng, thua lỗ ngày một tăng, giá cổ phiếu sụt thê thảm, cùng với đó vị cựu chủ tịch Kozlowski cùng hàng loạt các giám đốc khác của Tyco phải đối mặt với pháp luật với nhiều tội danh khác nhau. Giờ đây, bước sang năm mới, các cổ đông của Tyco vẫn tiếp tục đặt hết niềm tin của họ vào Ed Breen, giám đốc điều hành mới của Tyco, với mong muốn rằng dưới thời đại của Ed Breen, Tyco sẽ không còn “xa hoa nhưng rỗng túi” như trước mà trở thành một Tyco thực sự vững mạnh về tài chính trong kinh doanh. Nhưng cùng với niềm tin lớn mạnh đó thì những thách thức và khó khăn đối với Ed Breen tại Tyco cũng sẽ không nhỏ chút nào. Một trong những nhiệm vụ cấp bách của Breen trong thời gian tới là chuyển cho được Tyco ra khỏi danh sách những công ty đồi bại nhất nước Mỹ. Trong vòng 01 năm tới, Ed Breen có thể không mong gì hơn là Tyco được người ta nghĩ về như một công ty không phải với những vụ xì căng đan hay thuộc những tít báo nổi bật ngày mà là về một công ty với sản phẩm công nghiệp đa dạng và bình thường như những cuộn băng, chuông báo trộm, van phun nước, bình chống cháy, dây cáp và những ống tiêm plastic. 2. Mukesh Ambani - Reliance Industries Ambani là chủ tịch tập đoàn công nghiệp khổng lồ, Reliance Industries của Ấn Độ. Với sự lớn mạnh của mình, Reliance có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Ấn Độ. Hiện Reliance chiếm đến 3,5% GDP của Ấn Độ với trên 3 triệu cổ đông đang ngày một giàu có hơn nữa.
- Dưới sự lãnh đạo của Mukesh, Reliance đã trở thành tập đoàn duy nhất của Ấn Độ lọt vào Fortune 500 – Danh sách những công ty lớn nhất thế giới với doanh thu trên 24 tỷ USD. Cùng với đó, thủ tướng mới đắc cử của ấn Độ Manmohan Singh đã mời ông tham gia vào Uỷ ban cố vấn kinh tế của chính phủ. Giới chuyên môn đánh giá trong năm tài chính 2006, Mukesh sẽ phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức rất lớn để củng cố vị trí của mình khi mà cuộc tranh chấp quyền lực giữa ông và người em Anil vẫn chưa đến hồi kết. Hẳn nhiều người còn nhớ, trong năm 2004 thị trường chứng khoán Ân Độ đã chịu ảnh hưởng thế nào bởi cuộc tranh chấp quyền lực tại Reliance Industries giữa hai anh em nhà Ambani. Với tính cách cũng như tài năng của mình, Mukesh được sự ủng hộ rất lớn của người dân Ấn Độ. Được biết đến như là một người trầm tĩnh, tự tin, cẩn trọng trong kinh doanh và đặc biệt là tư tưởng mở cửa ra thế giới trong một đất nước còn nhiều sự bảo thủ, Mukesh luôn sẵn sàng đối mặt với bất kỳ thách thức nào để đạt được mục tiêu của mình là góp phần đưa Ấn Độ trở thành một nước công nghiệp hàng đầu thế giới vào năm 2020 và đuổi kịp Trung Quốc trong việc xuất khẩu hàng hoá lớn nhất thế giới. 3. Mike Zafirovski – Motorola Câu nói “Hello Moto” quen thuộc ngày nào của hãng điện thoại di động Motorola đang dần trở nên xa lạ với người sử dụng điện thoại di động. Không còn những sản phẩm sành điệu hay những tiện ích công nghệ mới, giờ đây Motorola phải đứng nhìn thị phần của mình rơi vào tay các đại gia khác như Nokia, Samsung. Dường như “họa vô đơn chí” đối với Motorola. Trong khi khó khăn đang ngày một chồng chất thì tổng quản trị (COO) Edward Breen đã rời Motorola theo tiếng gọi “danh vọng” từ chiếc ghế CEO của tập đoàn Tyco. Việc ra đi của Ed Breen làm cả Motorola hoang mang. Dưới sự chỉ đạo của COO Ed Breen và CEO Christipher Galvin, Motorola đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi khỏi cơn bĩ cực 2001, thời điểm mà hãng lỗ đến 5,8 tỷ USD.Và ngay khi Breen ra đi, Galvin và ban quản trị nhanh chóng nghĩ đến Mike Zafirovski, người đến Motorola từ General Electric. Vừa hồi sinh cho bộ phận điện thoại di động yếu kém, trọng trách hiện tại của COO Mike Zafirovski trong năm 2005 là làm sao hoàn thành kế hoạch đưa Motorola về với sức mạnh vốn có. Giới chuyên môn cho rằng, trong năm tài chính 2005, mục tiêu đặt ra là Zafirovski sẽ phải triển khai nhiều kế hoạch khác nhau nhằm giảm được số nợ khổng lồ hàng tỷ USD của Motorola. Để làm được điều này, Zafirovski sẽ phải nỗ lực rất lớn như tiếp tục cải tổ các hoạt động kinh doanh, cơ cấu tài chính và mở rộng sang những thị trường mới. 4. Gerard Kleisterlee – Phillips Không như những đại gia điện tử khác của thế giới như Sony, Samsung, Toshiba,..., những năm đầu của thiên niên kỷ mới là quãng thời gian “bất hạnh” đối với người khổng lồ Hà Lan này. Doanh thu liên tục giảm sút, thua lỗ ngày một tăng cao, các nhà đầu tư tư trở nên chán nản. Sự bi quan tràn ngập trong Phillips. Niềm hy vọng giúp Phillips vượt qua khó khăn vẫn chỉ trông chờ vào CEO Gerard Kleisterlee. Trong tình hình như hiện nay, để thành công trong quá trình cải tổ với mục địch giúp “người khổng lồ già nua và ốm yếu” Phillips trở lại với những thành công trong thập niên 90, Kleisterlee sẽ phải đối mặt với những thách thức như định hướng lại trong vấn đề quản trị, tìm ra thị trường mới, đẩy mạnh việc xúc tiến marketing sao cho hiệu quả,... Điều quan trọng là Kleisterlee cần biết kiếm lợi nhuận không những chỉ trong thị trường điện thoại di động mà còn trong các thị trường khác như dụng cụ bán dẫn, chip và công nghệ hiển thị màn hình. 5. James Cantalupo – McDonald Giờ đây, câu chuyện huyền thoại về McDonald không còn được mọi người nhắc đến như một biểu tượng của nền kinh tế Mỹ. Hệ thống franchising (nhượng quyền kinh doanh) hùng mạnh toàn cầu của Mc Donald đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức lớn.
- Không còn sự hỗ trợ từ nhiều đối tác quen thuộc, hoạt động kinh doanh của Mc Donald tụt dốc một cách thê thảm. Nhiều khách hàng đã chuyển sang hambuger của các đối thủ cạnh tranh với giá thành rẻ hơn và chủng loại đa dạng hơn. Doanh thu của hãng ở Đức và Anh đã giảm mạnh do người dân châu Âu ngày càng kỹ luỡng hơn trong việc mua thực phẩm nhất là những thực phẩm nhập khẩu từ bên ngoài. Nhưng tình hình tồi tệ nhất lại xảy ra ở ngay tại Mỹ, nơi McDonald có 13.200 cửa hàng. Cuộc cạnh tranh với các đối thủ Burger King và Wendy khíến McDonald phải chao đảo. Các hãng khác đưa ra mức giá thấp và hấp dẫn hơn nhiều - điều mà McDonald thường né tránh. Ngoài ra, việc phục vụ khách hàng cũng rất quan trọng. McDonald thường xuyên bị xếp cuối bảng trong các cuộc thăm dò ý kiến khách hàng. Người tiêu dùng cho rằng, nhân viên của McDonald vừa chậm vừa thô lỗ, điều này được nhấn mạnh như là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều người không vào quán McDonald. Và giờ đây, năm 2005 sẽ là một năm đầy khó khăn khi kế hoạch cải tổ và tìm kiếm lợi nhuận được đặt lên vai vị giám đốc điều hành James R Cantalupo. Nhiệm vụ đặt ra đối với Cantalupo là hết sức nặng nề khi phải đối mặt với những khó khăn kể trên! Sức ép thành công cũng vô cùng lớn! 6. Joseph Kim - VGX Pharmaceuticals Doanh nhân kiêm nhà nghiên cứu nổi tiếng người Mỹ gốc Hàn Quốc này sẽ chờ đợi trong năm 2005 những thách thức đến với loại thuốc điều trị AIDS của ông trên con đường được cơ quan chức năng và người tiêu dùng thế giới chấp nhận. Năm nay mới 35 tuổi, Kim làm việc tại hãng dược VGX Pharmaceuticals. Sau thời gian miệt mài nghiên cứu, loại thuốc chữa trị AIDS của VGX Pharmaceuticals, VGX-410, đang chờ Cục thực phẩm và dược phẩm Mỹ cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn. Theo Kim thì loại thuốc của ông có tác dụng hữu hiệu trong công tác điều trị AIDS khi có khả năng ngăn chặn và tiêu diệt sự sinh sôi của virus HIV trong cơ thể. Không chỉ thế, theo Kim, phương pháp ngăn chặn virus sẽ còn được ông tiếp tục nghiên cứu để ứng dụng cho các loại thuốc trị những dịch bệnh nan y khác như viêm gan siêu vi C và cúm do virus Tây sông Nile. Điều đáng quý là Kim sẵn sàng công bố rộng rãi công thức chế biến thuốc VGX-410 để các quốc gia nghèo có thể sản xuất mà không cần mua bản quyền sáng chế. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên môn, để loại thuốc của Kim được ứng dụng rộng rãi sẽ còn rất nhiều khó khăn đòi hỏi Kim phải vượt qua như chứng minh loại thuốc không có tác dụng phụ, dễ sản xuất và sử dụng. 7. Chen Tianqiao - Shanda Interactive Entertainment Là một trong nhữung tỷ phú trẻ tuổi nhất ở Trung Quốc, mục tiêu của Chen Tianqiao trong năm 2005 là đưa công ty Shanda Interactive Entertainment của anh trở thành một trong nhưng công ty trò chơi trên mạng lớn nhất thế giới. Nhưng để đạt được mục tiêu trên là không dễ dàng chút nào. Chen sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh lớn của nhiều hãng trò chơi như Sega, EA Sports cũng đang chú trọng phát triển mạnh mẽ thị trường trò chơi trên mạng của mình. Và yêu tố an toàn và chống tin tặc cũng là một trong những thách thức mà Chen pahỉ vượt qua nếu muốn đạt được mục tiêu của mình. Năm 2004 là một năm thành công với Chen khi giá cổ phiếu của công ty Shanda tăng gấp đôi trên thị trường chứng khoán Nasdaq, Mỹ. Chen cho biết: "Trong 3 đến 6 năm tới, Mỹ sẽ là một trong những thị trường trò chơi trên mạng lớn nhất thế giới và tôi hi vọng chiếm lĩnh thị trường này". Người Trung Quốc tin vào tham vọng lớn của chàng trai 31 tuổi nàỵ. Và cha mẹ của Chen cũng sẽ không buồn chút nào khi thấy con trai mình từ bỏ vị trí một viên chức nhà nước để tiến thẳng vào lĩnh vực kinh doanh đầy khó khăn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thương Hiệu Bán Lẻ Cao Cấp
7 p | 148 | 45
-
Những thách thức về tiếp thị ở châu Á
7 p | 183 | 42
-
Những thách thức trong việc tạo dựng một thương hiệu có giá trị - phần 2
7 p | 150 | 21
-
Thách thức trong kinh doanh quốc tế
44 p | 147 | 21
-
Chiến lược của người thách thức thị trường
18 p | 135 | 20
-
Doanh nhân và những thách thức thương trường
6 p | 102 | 16
-
Tiềm năng, thách thức, xu hướng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
11 p | 69 | 11
-
Cơ hội và thách thức đối với thị trường dịch vụ viễn thông khi Việt nam tham gia EVFTA
8 p | 58 | 8
-
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chile: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
9 p | 180 | 7
-
Tiềm năng và thách thức của thương mại điện tử Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế
8 p | 37 | 6
-
Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức cho thị trường bán lẻ Việt Nam
7 p | 62 | 6
-
Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức phát triển ngành thương mại dịch vụ ở nước ta hiện nay
6 p | 75 | 5
-
Doanh nghiệp bán lẻ Việt-làm gì để nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức trong thời kỳ hội nhập
5 p | 35 | 4
-
Thị trường xuất khẩu gỗ - Cơ hội lớn, thách thức nhiều!
5 p | 12 | 4
-
Thị phần vận tải biển “nằm trong tay” doanh nghiệp ngoại và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc nâng cao thị phần
5 p | 7 | 3
-
Cơ hội và thách thức trong phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
8 p | 5 | 2
-
Đánh giá trực tuyến: Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ kinh tế số
11 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn