intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thị trường chứng khoán Việt Nam : Từ chập chững sang đi vững

Chia sẻ: Bùi Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

98
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chuyển mình sang một giai đoạn mới : giai đoạn đầu của sự phát triển. Có thể so sánh: 2001-2005 là thời kỳ chập chững bước đi, bây giờ đi vững và thậm chí có thể chạy. Tuy nhiên việc chuyển từ chập chững sang đi vững quá nhanh có thể làm đứa trẻ vấp ngã nhiều lần một khi con đường phía trước không bằng phẳng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thị trường chứng khoán Việt Nam : Từ chập chững sang đi vững

  1. Thị trường chứng khoán Việt Nam : Từ chập chững sang đi vững Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chuyển mình sang một giai đoạn mới : giai đoạn đầu của sự phát triển. Có thể so sánh: 2001-2005 là thời kỳ chập chững bước đi, bây giờ đi vững và thậm chí có thể chạy. Tuy nhiên việc chuyển từ chập chững sang đi vững quá nhanh có thể làm đứa trẻ vấp ngã nhiều lần một khi con đường phía trước không bằng phẳng. Nhu cầu đầu tư tăng vọt trong khi nguồn cung không nhúc nhích bao nhiêu đã đẩy giá cổ phiếu tăng vọt. Đầu cơ toàn diện ? Không thể Một số ý kiến đã đề cập đến chuyện đầu cơ. Đầu cơ là yếu tố không thể thiếu của chứng khoán cũng như bất động sản, nhưng đầu cơ một cách toàn diện để hướng thị trường đi theo sự chỉ dẫn của một tổ chức hay một nhóm nhà đầu tư nào đó trong bối cảnh hiện nay là khó xảy ra. Ngay cả những nhà đầu tư nước ngoài, có khả năng tài chính cũng không thể đầu cơ trên diện rộng. Khối lượng và giá trị cổ phiếu mua bán mỗi phiên phần lớn do nhà đầu tư trong nước thực hiện. Thị trường có đảo chiều ?
  2. Nhiều người đã nói đến sự đảo chiều của thị trường, chuyển từ quá nóng sang quá lạnh, nhưng chúng tôi nghĩ rằng hiện nay thị trường đã khác. Dòng vốn đầu tư tài chính nước ngoài sẽ còn gia tăng. Khi có những doanh nghiệp tổng giá trị vốn hoá lên tới 1 tỉ Đôla Mỹ như Vinamilk hay Sacombank, các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ quan tâm hơn đến thị trường. Hội nghị đầu tư "Khám phá Việt Nam" do Citigroup và ACBS tổ chức tuần trước là một thí dụ. Một số ngân hàng nước ngoài thậm chí đã đề cập đến việc phát hành các chứng chỉ phát sinh (derivative certificates) cho nhà đầu tư nước ngoài, giúp họ mua chứng khoán Việt Nam. Các quỹ đầu tư cả trong và ngoài nước đang tiếp tục gọi thêm vốn. Indochina Capital tuyên bố đang gọi vốn cho quỹ chứng khoán thứ hai khoảng 70 - 100 triệu đô la Mỹ. Dragon Capital dự tính tăng thêm cho quỹ Veil 100 triệu Đôla Mỹ. Các ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Vietcombank đã lên kế hoạch lập các quỹ mới bên cạnh các quỹ đang hoạt động… Các quỹ này cần giải ngân và một trong những kênh giải ngân chính của họ là chứng khoán. Hiện nay tình trạng chung là các quỹ chỉ mua vào chứng khoán, không bán ra (trừ việc thay đổi danh mục đầu tư để đạt hiệu quả cao hơn). Nếu bán ra, họ chưa biết bỏ tiền vào đâu. Trong khi đó nguồn tiền của nhà đầu tư cá nhân đang được chứng khoán "tập hợp" lại. Ngoài tiền từ địa ốc, vàng "chảy" sang, có thông tin một lượng đáng kể kiều hối đang được bỏ vào cổ phiếu. Dòng tiền đổ vào chứng khoán đang chảy mạnh, không thể ngăn nó lại, mà phải khơi thông lòng sông cho nước bớt xiết. Do đó, ngoài gia tăng công ty niêm yết, nên chăng nghiên cứu những giải pháp như bán khống để giải toả lượng cổ phiếu đã được mua vào và đang bất động ? Từ không có gì đến có gì Một nhà đầu tư nước ngoài nói sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam là nó mới, đi từ chỗ không có gì đến chỗ có gì.
  3. Cái "có gì" ấy hiện nay rất tiềm năng bởi sự hỗ trợ của việc gia nhập WTO và khung pháp lý nền tảng mà sự gia nhập đó đòi hỏi. Luật Chứng khoán sẽ được Quốc hội thông qua sớm và Luật Đầu tư chung sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07. Với hai luật này, sự hạn chế trong đầu tư chứng khoán giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài sẽ thu hẹp đáng kể. Năm 2000 quy mô vốn hoá của thị trường ( riêng cổ phiếu ) chỉ có 50 triệu Đôla Mỹ, năm 2003 là 300 triệu Đôla Mỹ, năm nay có thể lên tới 2 tỉ Đôla Mỹ ( hiện nay khoảng 1,7 đến 1,8 tỉ Đôla Mỹ ) và năm tới có thể là 5 đến 6 tỉ Đôla Mỹ. Bộ Tài chính từng xây dựng kế hoạch đến năm 2010, tổng vốn hoá của thị trường mới bằng 3% - 5% GDP, nhưng mới đây đã được điều chỉnh lên 15% GDP. Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, đến cuối tháng 4, tổng giá trị vốn hoá của thị trường đã bằng 4,4% GDP và nếu tính cả trái phiếu, thì khoảng 10,6% GDP. Với những thông tin này, có thể mạnh dạn dự báo thị trường trong dài hạn sẽ đi lên. SGTT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2