Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
THIẾT KẾ ĐIỀU KHIỂN THÍCH NGHI BỀN VỮNG CHO<br />
HỆ CÁNH TAY MÁY XÚC<br />
Nguyễn Thị Việt Hương1, Đặng Thị Kiều Nga1, Vũ Thị Thúy Nga2*<br />
Tóm tắt: Bài báo này trình bày một phương pháp điều khiển không phụ thuộc<br />
vào mô hình cho hệ cánh tay máy xúc. Đầu tiên, mô hình cánh tay máy xúc được xây<br />
dựng dưới dạng Euler-Lagrange trong mối quan hệ tổng thể với đế máy. Tiếp theo,<br />
bộ điều khiển thích nghi bền vững được xây dựng dựa trên các thông tin về sai lệch<br />
trạng thái. Tính ổn định của toàn bộ hệ thống được chứng minh dựa theo lý thuyết<br />
ổn định Lyapunov. Cuối cùng, hiệu quả của bộ điều khiển được chứng minh thông<br />
qua các kết quả mô phỏng thực hiện trên Matlab/Simulink.<br />
Từ khóa: Hệ máy xúc, thích nghi, Bền vững, Euler-Lagrange system.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Máy xúc là một trong các thiết bị được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh<br />
vực. Điều khiển tự động từ xa cho các máy xúc đóng một vai trò quan trọng trong<br />
ứng dụng thực tiễn ví dụ như trong lĩnh vực hạt nhân, xây dựng, cứu hộ cứu nạn,...<br />
Để thực hiện một công việc cụ thể máy xúc tự động cần phải hoàn thành hai nhiệm<br />
vụ đó là xác định đường đi từ vị trí ban đầu đến điểm đích và thực thi công việc<br />
xúc tải thông qua các thuật toán điều khiển đã cài đặt trước. Do vậy, bài toán điều<br />
khiển cho một hệ thống máy xúc là bài toán phức tạp và vẫn không ngừng nhận<br />
được sự quan tâm của các nhà khoa học.<br />
Trước đây, việc nghiên cứu về máy xúc chủ yếu tập trung vào việc mô hình<br />
hóa bao gồm mô hình động học, mô hình tương tác giữa máy và môi trường, nhận<br />
dạng tham số mô hình [1-7]. Việc mô hình hóa và nhận dạng tham số trong suốt<br />
quá trình làm việc của máy giúp ích rất nhiều cho việc giám sát thời gian thực và<br />
điều khiển từ xa.<br />
Về mặt điều khiển, trong suốt khoảng thời gian bắt đầu nghiên cứu về máy xúc<br />
thì điều khiển trở kháng được coi là phương pháp điều khiển phổ biến. Ở [8], một<br />
bộ điều khiển trở kháng dựa vào vị trí được đề xuất cho máy xúc loại nhỏ. Trong<br />
[9, 10] các tác giả đã trình bày cụ thể hơn về bộ điều khiển trở kháng bền vững cho<br />
máy xúc thủy lực. Ở [11], một bộ điều khiển thích nghi đã được sử dụng để điều<br />
khiển cho cánh tay máy xúc. Tính ổn định của thuật toán được đảm bảo thông qua<br />
chứng minh toán học và được kiểm chứng thông qua kết quả mô phỏng. Tuy nhiên,<br />
phần mô phỏng cũng như phần giải thích các kết quả mô phỏng còn khá nghèo<br />
nàn. Một điều đáng lưu ý trong vận hành máy xúc tự động là người vận hành phải<br />
cảm nhận được điều kiện làm việc khi gàu xúc chạm tải, nếu không cảm nhận được<br />
sự tiếp xúc này thì hiệu quả làm việc của máy xúc tự động sẽ thấp hơn máy xúc<br />
được vận hành trực tiếp bởi người vận hành. Chính vì thế, việc điều khiển tay máy<br />
với một lực phản hồi hợp lý là vấn đề chính trong điều khiển máy xúc [12, 13].<br />
Bên cạnh việc thiết kế điều khiển cho các máy xúc thủy lực thực tế thì cũng có một<br />
số các nghiên cứu dựa trên mô hình ảo. Việc sử dụng mô hình ảo để kiểm chứng<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 54, 04 - 2018 33<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
thuật toán điều khiển giúp tiết kiệm về chi phí, đảm bảo an toàn đồng thời cũng<br />
đánh giá được chất lượng bộ điều khiển ở một mức độ chính xác nhất định.<br />
Trong bài báo này, các tác giả đề xuất một bộ điều khiển thích nghi bền vững<br />
cho hệ cánh tay máy xúc. Bộ điều khiển cấu trúc gồm có hai phần là tín hiệu điều<br />
khiển u có vai trò giữu cho hệ thống ổn định và luật thích nghi để tính toán các<br />
thành phần không xác định. Tính đúng đắn và phù hợp của thuật toán được chứng<br />
minh dựa theo lý thuyết ổn định Lyapunov và được kiểm nghiệm thông qua mô<br />
hình mô phỏng. Các kết quả mô phỏng thể hiện rõ hệ thống làm việc tốt ngay cả<br />
khi các tham số mô hình của hệ thống biến đổi.<br />
<br />
2. THIẾT KẾ ĐIỀU KHIỂN CHO HỆ CÁNH TAY MÁY XÚC<br />
2.1. Mô hình cánh tay máy xúc<br />
Xét hệ thống máy xúc có cấu trúc như hình 1. Hệ gồm hai hệ con là phần đế<br />
máy dùng để di chuyển toàn bộ hệ thống trên mặt phẳng x0O0y0, phần cánh tay máy<br />
xúc dùng để di chuyển theo mặt phẳng z0O0y0 và z0O0x0. Các hệ tọa độ O1x1y1z1,<br />
O2x2y2z2, O3x3y3z3 lần lượt là hệ tọa độ của các khớp 1, 2, và 3 của hệ cánh tay.<br />
Trong phạm vi bài báo này, mục tiêu là điều khiển cánh tay máy xúc trong quá<br />
trình xúc tải nên phần đế máy và phần xoay quanh trục O0z0 được coi là không đổi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc hệ máy xúc.<br />
Mô hình Euler-Lagrange của cánh tay máy xúc trong quá trình xúc tải ứng với<br />
các hệ tọa độ của từng khớp như hình 1 có dạng như sau [14]:<br />
D( ) C ( ,) G( ) B() F<br />
L (1)<br />
<br />
trong đó: 2 3 4 là vị trí của các khớp trong không gian biến khớp, D()<br />
là thành phần quán tính, C ( , ) là thành phần Coriolis và hướng tâm, G() là<br />
thành phần trọng trường, B () là thành phần ma sát, là ma trận đầu vào,<br />
<br />
<br />
<br />
34 N.T.V. Hương, Đ.T.K. Nga, V.T.T. Nga, “Thiết kế điều khiển … hệ cánh tay máy xúc.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
1 2 3 là lực tác dụng lên các trục của 3 khớp, FL là thành phần phản lực.<br />
Biểu thức của các thành phần trên được xác định như sau:<br />
D 11 D 12 D 13 C 11 C 12 C 13 1 1 0 <br />
D( ) D 21 D 22 <br />
D 23 , C ( , ) C 21 C 22<br />
<br />
C 23 , 0 1 1 ,<br />
D 31 D 32 D 33 C 31 C 32 C 33 0 0 1 <br />
<br />
<br />
G ( ) G1 G2 G3 , B () B bo2 B st2 B bu2 ,<br />
Trong đó:<br />
D33 I bu M bu r42<br />
D22 D33 I st M st r32 M bu a32 2a3 r4 cos 4 4 <br />
D11 D22 I bo M bo r22 M st a22 2a2 r3 cos 3 3 <br />
M bu a22 2a2 a3c3 2 a 2 r4 cos 34 4 <br />
D23 D32 D33 M bu a3 r4 cos 4 4 <br />
D13 D31 D23 M bu a2 r4 cos 34 4 <br />
D12 D21 D13 I st M st r32 a2 r3 cos 3 3 <br />
M bu a32 a2 a3c3 a3 r4 cos 4 4 <br />
C11 M st a2 r323 sin 3 3 M bu a2 a323 s3 M bu a2 r4234 sin 34 4 <br />
C M a r sin M a a s M a r sin <br />
12 st 2 3 23 3 3 bu 2 3 23 3 bu 2 4 234 34 4<br />
<br />
C13 M bu a2 r4234 sin 34 4 <br />
C21 a22 M bu a3 s3 M st r3 sin 3 3 M bu a3 r4234 sin 4 4 <br />
C22 M bu a3 r4234 sin 4 4 <br />
C M a r sin <br />
23 bu 3 4 234 4 4<br />
<br />
C31 M bu r42 a2 sin 34 4 a3 sin 4 4 M bu a3r43 sin 4 4 <br />
C32 M bu a3 r4 sin 4 4 <br />
C33 0<br />
G1 M bu M st ga2 c2 M bo gr2 cos 2 2 <br />
G2 M bu ga3c23 M st gr3 cos 23 3 <br />
G3 M bu gr4 cos 234 4 <br />
<br />
2.2. Thiết kế bộ điều khiển thích nghi bền vững cho cánh tay máy xúc<br />
Với mô hình cánh tay máy xúc đã cho ở (1), xét tín hiệu:<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 54, 04 - 2018 35<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
χ d Λe (2)<br />
trong đó, e = d - , d là giá trị đặt của , =diag(1, 2, 3) > 0. Định nghĩa mặt<br />
trượt sai lệch như sau:<br />
r <br />
(3)<br />
r <br />
Từ (3), mô hình (1) được viết lại như sau:<br />
M r C , r M C , G FL <br />
<br />
(4)<br />
C , r T<br />
m m <br />
¨<br />
trong đó, m [M C , G +B() FL ]T , φ m [χ χ 1 1]T , với giả thiết rằng<br />
m [ M C ,<br />
G B() FL ]T [ 1 2 3 q 4 5 ] và i (i = 1,2,3,4,5) là<br />
các hằng số dương chưa biết.<br />
Chọn hàm Lyapunov:<br />
5<br />
1 T 1 2<br />
V r M r k (5)<br />
2 k 1 2 k<br />
<br />
<br />
trong đó, k k ˆ k , ˆ k là giá trị ước lượng của k, k là hằng số dương.<br />
Đạo hàm của hàm Lyapunov theo thời gian sau đó sử dụng (4) thu được kết quả<br />
như sau:<br />
5<br />
1 1 ˙ ¨<br />
V1 r T C , M r k k r T [ M C , <br />
2 k 1 k<br />
<br />
G B() F ]<br />
L (6)<br />
5<br />
1 ˙<br />
r T Tmm k ˆ k<br />
k 1 k<br />
Các tín hiệu điều khiển và luật thích nghi được lựa chọn như sau:<br />
5<br />
r ˆ k k 2<br />
Kr sign r <br />
k 1 r k k<br />
˙<br />
2 (7)<br />
k r k 2<br />
ˆ k k' ˆ k , k 1, ,5<br />
r k k<br />
trong đó, K = diag(k1, k2, k3) với ki > 0 (i = 1, 2, 3), k' 0, k 0 là các hằng số, =<br />
T<br />
diag (1, 2, 3) > 0, 1 1 .<br />
<br />
Thay (7) vào (6) được:<br />
<br />
<br />
<br />
36 N.T.V. Hương, Đ.T.K. Nga, V.T.T. Nga, “Thiết kế điều khiển … hệ cánh tay máy xúc.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
2<br />
5<br />
r ˆ k k2 5 r k k2 5<br />
<br />
V r T Kr r T Tm m r T r k k ˆ k<br />
k 1 r k k k 1 r k k k 1 k<br />
2<br />
5 r k k2 5<br />
k<br />
T<br />
r Kr r m T<br />
m k ˆ k<br />
k 1 r k k k 1 k<br />
2<br />
5 r k k2 5<br />
k<br />
T<br />
r Kr r T<br />
k ˆ k<br />
k 1 r k k k 1 k<br />
5 5<br />
k<br />
r T Kr k k k ˆ k<br />
i 1 <br />
k 1 k<br />
(8)<br />
5<br />
5<br />
2<br />
r T Kr k k2 ( k k k k )<br />
k 1 2 k i 1 2 k<br />
5<br />
2 <br />
min K r k k2 <br />
k 1 2 k<br />
<br />
V <br />
trong đó, min[min K , k / 2 k ] / max[ M ,1 / k ] 0<br />
'<br />
<br />
<br />
´<br />
T 2<br />
5<br />
[ 1 2 3 4 5 ] , ( k k k k )<br />
k 1 2 k<br />
t<br />
Nhân cả 2 vế của (8) với e , ta có:<br />
d<br />
dt<br />
Ve t e t (9)<br />
Tích phân cả 2 vế của (9), sau khi biến đổi thu được kết quả:<br />
<br />
V (t ) V (0) e t V (0) (10)<br />
<br />
Từ các kết quả trên kết hợp với bổ đề Barbalat ta thu được kết quả là các tín<br />
hiệu sai lệch sẽ tiến đến 0 khi thời gian tiến ra vô cùng.<br />
3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG<br />
Để kiểm nghiệm tính đúng đắn và phù hợp của bộ điều khiển bền vững thiết kế<br />
ở trên, thuật toán được cài đặt và chạy mô phỏng trên phần mền Simulink với một<br />
hệ máy xúc có các thông số như sau [14]:<br />
<br />
Mbo=1566;Mst=735;Mbu=432;Mload=500;<br />
Ibo=14250.6;Ist=727.7; Ibu=224.6;<br />
a2=5.16;a3=2.59; r2=2.71;r3=0.64;r4=0.65;<br />
Bbo=0.02; Bst=0.02; Bbu=0.02;<br />
Các tham số của bộ điều khiển được chọn theo phương pháp thực nghiệm (trial<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 54, 04 - 2018 37<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
– and – error) như sau:<br />
= diag(1), K = diag(2x106, 1.5x106, 105), k = 1, k' = 0.01, k = 0.1, =<br />
diag(8000, 80000, 10000)<br />
Việc mô phỏng được tiến hành cho 3 trường hợp:<br />
- Trường hợp 1: Các tham số của mô hình là định mức, máy vận hành không<br />
tải<br />
- Trường hợp 2: Các tham số mô hình là định mức, máy chạy đầy tải.<br />
- Trường hợp 3: Các tham số mô hình thay đổi, máy chạy đầy tải.<br />
Trong mỗi trường hợp các kết quả đều được so sánh với đáp ứng của hệ khi sử<br />
dụng bộ điều khiển PD đề cập ở [14]. Kết quả mô phỏng được chỉ ra trên hình 2,<br />
3, và 4.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Đáp ứng vị trí của các khớp khi chạy không tải<br />
và tham số hệ thống là định mức.<br />
Ở hình 2, khi hệ thống chạy không tải và tham số mô hình là định mức, đáp ứng<br />
vị trí của các khớp với cả hai bộ điều khiển gần như là tuyệt đối theo giá trị đặt, sai<br />
lệch không đáng kể. Ở trường hợp 2 (hình 3), các tham số hệ thống vẫn giữ định<br />
mức nhưng máy xúc hoạt động ở chế độ đầy tải. Đối với bộ điều khiển thích nghi<br />
đáp ứng của các khớp gần như không có sự sai lệch so với quỹ đạo đặt. Trong khi<br />
đó, với bộ điều khiển PD, vị trí các khớp có sự sai lệnh so với quỹ đạo đặt (khoảng<br />
0.05 rad). Trong trường hợp hệ thống chạy đầy tải và tham số mô hình thay đổi<br />
(hình 4) các kết quả thu được đối với bộ điều khiển thích nghi vẫn tương đối tốt,<br />
sai lệch vị trí gần như bằng không. Còn đối với bộ điều khiển PD, giá trị sai lệch vị<br />
trí lớn nhất khoảng 0.15 rad.<br />
<br />
<br />
38 N.T.V. Hương, Đ.T.K. Nga, V.T.T. Nga, “Thiết kế điều khiển … hệ cánh tay máy xúc.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Đáp ứng vị trí của các khớp khi chạy đầy tải<br />
và tham số hệ thống là định mức.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Đáp ứng vị trí của các khớp khi chạy đầy tải và tham số hệ thống thay đổi.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 54, 04 - 2018 39<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Từ kết quả mô phỏng ta thấy, với bộ điều khiển PD, hệ thống chỉ hoạt động tốt<br />
khi các yếu tốt của mô hình là xác định. Khi có nhiễu loạn tải thì sai lệch vị trí xuất<br />
hiện (0.05rad) và khi có thêm nhiễu mô hình thì sai lệch này tăng lên (0.15rad).<br />
Điều đó chứng tỏ rằng ở bộ điều khiển PD sai lệch vị trí sẽ tăng lên khi có thêm<br />
nguồn nhiễu. Trong khi đó, với bộ điều khiển thích nghi, đáp ứng của của hệ thống<br />
đối với các sai lệch mô hình cũng như nhiễu tải là khá tốt, quỹ đạo của các khớp<br />
bám theo giá trị đặt ngay cả khi tham số mô hình là bất định và chịu tác động của<br />
nhiễu từ bên ngoài.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã đưa ra cấu trúc điều khiển thích nghi bền vững, không phụ thuộc<br />
mô hình đối tượng cho hệ thống cánh tay máy xúc. Bộ điều khiển có cấu trúc đơn<br />
giản, dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo được đáp ứng tốt trước những bất định của<br />
hệ thống. Sự ổn định và phù hợp của bộ điều khiển được chứng minh thông qua<br />
lý thuyết ổn định Lyapunov và được kiểm nghiệm thông qua mô phỏng. Các kết<br />
quả mô phỏng cho thấy, các khớp của cánh tay máy xúc bám vị trí đặt rất tốt<br />
ngay cả khi có sự ảnh hưởng của nhiễu tải hay sự tác động từ sự bất định của mô<br />
hình hệ thống.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. H. Yu, Y. Liu, M. S. Hasan, “Review of modelling and remote control for<br />
excavators,” International Journal of Advanced Mechatronic Systems, vol. 2, no. 1–<br />
2, pp. 68–80, (2009).<br />
[2]. A. J. Koivo, “Kinematics of excavators (backhoes) for transferring surface<br />
material,” Journal of Aerospace Engineering, vol. 7, no. 1, pp. 17–32, (1994).<br />
[3]. P. K. Vaha, M. J. Skibniewski, “Dynamic model of excavator,” Journal of Aerospace<br />
Engineering, vol. 6, no. 2, pp. 148–158, (1993).<br />
[4]. A. J. Koivo, M. Thoma, E. Kocaoglan, J. Andrade-Cetto, “Modelling and control of<br />
excavator dynamics during digging operation,” Journal of Aerospace Engineering,<br />
vol. 9, no. 1, pp. 10–18, (1996).<br />
[5]. S. Tafazoli, P. D. Lawrence, S. E. Salcudean, “Identification of inertial and friction<br />
parameters for excavator arms,” IEEE Transactions on Robotics and Automation,<br />
vol. 15, no. 5, pp. 966–971, (1999).<br />
[6]. Y. H. Zweiri, “Identification schemes for unmanned excavator arm parameters,”<br />
International Journal Automation and Computing, vol. 5, no. 2, pp. 185, (2008).<br />
[7]. C. P. Tan, Y. H. Zweiri, K. Althoefer, L. D. Seneviratne, “Online soil parameter<br />
estimation scheme based on Newton-Raphson method for autonomous excavation,”<br />
IEEE/ASME Transactions on Mechatronics, vol. 10, no. 2, pp. 221, (2005).<br />
[8]. S. Tafazoli, S. E. Salcudean, K. Hashtrudi-Zaad, P. D. Lawrence, “Impedance<br />
control of a teleoperated excavator,” IEEE Transactions on Control Systems<br />
Technology, vol. 10, no. 3, pp. 355–367, (2002).<br />
[9]. Z. Lu, A. A. Goldenberg, “Robust impedance control and force regulation: Theory<br />
and experiment,” The International Journal of Robotics Research, vol. 14, no. 3, pp.<br />
225–254, (1995).<br />
[10]. Q. P. Ha, Q. H. Nguyen, D. C. Rye, H. F. Durrant-Whyte, “Impedance control of a<br />
hydraulically-actuated robotic excavator,” Automation in Construction, vol. 9, no.<br />
5–6, pp. 421–435, (2000).<br />
<br />
<br />
40 N.T.V. Hương, Đ.T.K. Nga, V.T.T. Nga, “Thiết kế điều khiển … hệ cánh tay máy xúc.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[11]. P.-H. Yang, S.-P. Wang, J.-S. Chiang, C.-H. Wang, “The adaptive control applied to<br />
the analysis of the excavator dynamics,” IEEE Conference on Innovative Computing<br />
Information, (2008).<br />
[12]. P. Saeedi, P. D. Lawrence, D. G. Lowe, P. Jacobsen, D. Kusalovic, K. Ardron, P. H.<br />
Sorensen, “An autonomous excavator with vision-based track-slippage control,”<br />
IEEE Transactions on Control Systems Technology, vol. 13, no. 1, pp. 67–84,<br />
(2005).<br />
[13]. N. R. Parker, S. E. Salcudean, P. D. Lawrence, “Application of force feedback to<br />
heavy duty hydraulic machines,” In Proceedings of IEEE Robotics and Automation<br />
Conference.<br />
[14]. Y. Liu, M. S. Hasan, “Modelling and remote control of an excavator,” International<br />
journal of automation and computing, vol. 7, no. 3, pp. 349, (2010).<br />
ABSTRACT<br />
ROBUST ADAPTIVE CONTROLLER FOR EXCAVATOR ARM<br />
In this paper, a robust adaptive controller for excavator arm without<br />
depending on system parameters was proposed. The system model is<br />
presented in the form of Euler-Lagrange firstly. Next, the robust adaptive<br />
controller is built based on information of state error and adaptive law is<br />
updated for unknown components. The stability of the overall system is<br />
proven through Lyapunov theory. The effectiveness of the introduced<br />
controller is verified by simulation using Matlab/Simulink tool. The<br />
simulation results show that the system work well under various conditions<br />
such that nominal case, load varying, and system parameters variation.<br />
Từ khóa: Excavator, Adaptive, Robust, Euler-Lagrange.<br />
<br />
Nhận bài ngày 05 tháng 12 năm 2017<br />
Hoàn thiện ngày 08 tháng 3 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 4 năm 2018<br />
<br />
Địa chỉ: 1 Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên;<br />
2<br />
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.<br />
*<br />
Email: nga.vuthithuy@hust.edu.vn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 54, 04 - 2018 41<br />