Thiết kế kỹ thuật máy ép
lượt xem 84
download
Tài liệu "Thiết kế kỹ thuật máy ép" trình bày về yêu cầu kỹ thuật, thiết kế sơ đồ mạch thủy lực, sơ đồ nguyên lý máy ép thủy lực, tính toán các thông số kỹ thuật của từng chi tiết,... Với các bạn chuyên ngành Cơ khí - Chế tạo máy thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thiết kế kỹ thuật máy ép
- THIẾT KẾ KỸ THUẬT MÁY ÉP 3.1 Yêu cầu kỹ thuật: Tất cả máy móc khi thiết kế chế tạo đều có yêu cầu kỹ thuật để quá trình hoạt động đạt hiệu quả cao. Dưới đây là yêu cầu kỹ thuật của máy ép thủy lực: +Yêu cầu hàng đầu là máy phải đủ độ cứng vững trong khi làm việc. +Máy sử dụng phải an toàn, chịu được điều kiện khí hậu nóng ở Việt Nam, vì nhiệt độ cao làm nhiệt độ của chất lỏng tăng nhanh ảnh hưởng đến áp suất làm việc. +Áp suất phải ổn định khi làm việc. +Khi có sự cố xảy ra phải dừng máy ngay lúc đó. Đường kính lỗ đột lớn nhất : 24mm Độ dày đột lớn nhất : 16mm Độ sâu họng : 110mm Lực đột : 60 tấn Dùng kết hợp với bơm thủy lực MP2 ( 2hp) Áp lực cao (Kgf/cm2) : 720 Áp lực thấp (Kgf/cm2) : 70
- Điện áp: 380V, 3 pha Công suất động cơ : 2 HP Thể tích bồn thủy lực : 10 lít Trọng lượng : 55 kg Xác định lực cắt hình và đột lổ P= k*L*S*Tc = kg trong đó: k=1.1 1.3 : là hệ số tính đến không đồng đều và chiều dày tính chất vật liệu, mép cắt bị mòn, chế tạo và lắp ghép khuôn không chính xác. L= chu vi vòng dập cắt hay đột lổ. S= chiều dày vật liệu Tc= ứng lực cắt của vật liệu, tùy theo vật liệu mềm hay cứng, dập nóng hay dập nguội. Lực dập (tấn) = Chu vi hình cần cắt đứt (mm) x Chiều dày vật liệu (mm) x Độ bền kéo của vật liệu (kG/mm2) / 1000 Muốn tính chính xác, bạn phải biết rõ độ bền kéo của vật liệu cần dập. Với các loại thép tấm thông thường cho sản phẩm dập, nếu không rõ "nguồn gốc xuất xứ", bạn có thể lấy gần đúng độ bền kéo là: Ts (Tensile Strength) = 50 kG/mm2 (bạn treo vật 50kG lên dây thép có tiết diện 1mm2 thì nó đứt) Thay vào công thức trên, có thể rút ra công thức thực hành để tính nhanh chóng lực dập ngay tại hiện trường: Lực dập (tấn) = Chu vi hình cần cắt đứt (mm) x Chiều dày vật liệu (mm) / 20 Lực đột lỗ = 24 x 3,14 x 16 / 20 = 60,3 tấn. 3.2 Thiết kế sơ đồ mạch thủy lực: Ở đây ta sử dụng hệ thống thủy lực kí hiệu A.N.S.I
- Từ phương án thiết kế 2 được chọn ta đưa ra sơ đồ mạch thủy lực như sau:(hình 3.1) Hình 3.1 Sơ đồ mạch thủy lực 3.3 Sơ đồ nguyên lý máy ép thủy lực: Đối với máy ép thủy lực thẳng đứng ta chia ra thành 2 giai đoạn:
- Hình3.2a. – Giai đoạn 1 của máy ép. Hình3.2b. – Giai đoạn 2 của máy ép. 3.4 Tính toán các thông số kỹ thuật của từng chi tiết. 3.4.1 Bộ phận tác động: Cylinder – Piston. Trong phần này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về bộ phận tác động chuyển động tịnh tiến, đó là: cylinder – piston, động cơ tịnh tiến, động cơ tuyến tính… 3.4.1.1 Nhiệm vụ của cylinder – piston: Biến đổi năng lượng áp suất của chất lỏng thành cơ năng. Có 3 dạng bộ phận tác động:
- Bộ phận tác động chuyển động tịnh tiến – cylinder thủy lực. Bộ phận tác động chuyển động quay Động cơ thủy lực. Bộ phận tác động bán quay (giới hạn góc quay). 3.4.1.2 Các thành phần cơ bản của cylinderpiston: ( hình 3.3) Cylinder có hình trụ tròn, là bộ phận cố định, bên trong cylinder có bộ phận chuyển động tới lui theo chu kì gọi là piston. Piston thường được nối với thanh truyền. Trong hệ thống thủy lực, thanh truyền được nối với piston để truyền động năng từ piston lên tải, cũng có trường hợp không dùng thanh truyền piston tác động trực tiếp lên tải, lúc này piston thường được gọi tên là thanh đẩy hay trụ đẩy. Phía cylinder có thanh truyền nhô ra gọi là ’’đầu thanh’’ và phía không có thanh truyền gọi là ’’đầu nắp’’. Hình3.3 – Các thành phần cơ bản của cylinder piston. 3.4.2.4 Tính chọn cylinderpiston: CylinderPiston tác động kép:
- Các piston của cylinder công tác được làm đặc hoặc rỗng. Piston truyền lực tới đầu ép và chịu nén. Kiểu liên kết giữa piston với đầu ép có thể là kiểu liên kết cứng (đuôi piston ngậm chặt đầu vào đầu ép). Khi piston liên kết cứng thì piston sẽ chịu tải bởi tác dụng của mômen do máy ép chịu tải lệch. Điều này có thể dẫn đến sự mài mòn nhanh ống dẫn hướng và làm hỏng đệm kín. Liên kết cứng được sử dụng trong máy ép một cylinder và dùng cho piston giữa của máy ép ba cylinder. Các cylinder thường được chế tạo theo kiểu rèn từ thép Cacbon 45 hoặc 60, bề mặt của chúng được tôi và đánh bóng cẩn thận (độ nhám bề mặt không quá 0.63 và độ chính xác tương đương cấp 2 khi lắp vào ống dẫn hướng). Các piston được liên kết cứng với dầu ép, thường được chế tạo từ thép hợp kim crôm – môlipden, độ cứng bề mặt công tác của piston bằng 48÷60HRC. * Tính toán các thông số kỹ thuật của cụm cylinder – piston: Gọi Dc là đường kính trong của cylinder, mm. Dr là đường kính của trục piston, mm. A là diện tích mặt trong cylinder, diện tích đĩa piston, mm2. p là áp suất của hệ thống thủy lực, N/m2. F là tải trọng làm việc, N. Theo như yêu cầu thiết kế, thì tải trọng định mức là 60tấn.
- Như vậy: F = 60 x 103 x 9.81 = 588600 (N). Ở đây ta chọn áp suất của hệ thống p=250 (bar). Cylinder làm từ thép đúc có [σ] = 80÷100 MPa. Kiểm tra lại theo công thức (3.4.2f), ta có áp suất tối ưu của hệ thống: 100.10 6 pOT = ≈ 28900000 (N/m2) = 289 (bar). 2 3 2 3 Như vậy pOT > p. Nên ta chấp nhận áp suất của hệ thống p = 250 bar. Từ áp suất hệ thống ta suy ra các thông số của cylinder – piston theo mối quan hệ kỹ thuật: F 588600 A 0.0235 m 2 p 250 105 4A 4 0.0235 Dc 0.173 m 3.14 Như vậy theo bảng 4.1(trg140Tài liệu I), ta chọn Dc=200(mm). Và đường kính thanh truyền Dr=125(mm). * Chiều dài thanh truyền piston L, mm.(hình 3.9) Để đảm bảo sức bền của thanh truyền piston khi làm việc, chiều dài L p của trục piston phải thõa mãn công thức sức bền vật liệu sau: 2 EJ K L2 Với K – tải trọng tới hạn, kg; E – môđun đàn hồi, E=2.1x106 kg/cm2 (đối với thép); . J – mômen quán tính đối với tâm thanh truyền, d4 J (cm4) 64 Như vậy ta thay các số liệu vào, ta được L:
- 2 EJ 3.14 3 2.1 108 16 4 L 10534 (mm). K 60 10 3 64 Để đảm bảo độ bền trục piston ta chọn Lp= 1150(mm). Đối với cylinder, áp dụng công thức (3.4.2g), ta có: PH 686700 rH min 1 .5 = 1.5 ≈ 0.124(m). 100.10 6 a) b) Hình 3.9 – Bản vẽ chế tạo cụm cylinderPiston.
- a) Kết cấu của cylinder. b) K ết c ấu c ủa piston. 3.4.2 Hệ thống van: 3.4.2.1 Nhiệm vụ của van thủy lực : Van thủy lực có nhiệm vụ điều khiển dòng thủy lực, tín hiệu điều khiển và bộ phận tác động thủy lực. Van thủy lực thường được sử dụng điều khiển tốc độ dòng, điều khiển hướng và điều khiển áp suất thủy lực. Tuy nhiên một số van có đa chức năng, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ điều khiển. Tín hiệu điều khiển van có thể là tín hiệu cơ khí, tín hiệu bằng tay, thủy lực, khí nén hoặc điện. Tác động của van điều khiển có thể là tín hiệu số (digital) hay tín hiệu tương tự (analogue). Thông thường van có những chức năng sau: Van tràn được sử dụng để giữ áp suất của mạch thủy lực. Van trục ống 4 cổng có thể sử dụng để thay đổi trực tiếp chiều quay của mô tơ thủy lực. Van điều khiển lưu lượng sử dụng để thay đổi tốc độ của bộ tác động. Trong thực tế thì 2, 3 hoặc nhiều van được nối với nhau thành 1 van ghép có nhiều chức năng. 3.4.2.2 Phân loại van thủy lực : Các van được đánh giá bằng kích thước, khả năng chịu áp lực và mức độ giảm áp. Có rất nhiều kiểu thiết kế van thủy nhưng nhìn chung lại thì có một số van chính sau đây. Van tràn áp: loại này sử dụng trên một số nơi trong máy thủy lực, trên đường về của mạch để duy trì áp suất trong thắng thủy lực, trên đường ống dẫn…. Trên cylinder thủy lực để khỏi quá tải, đường ống thủy lực không bị nứt vỡ…. Trong các thùng chứa để duy trì một áp suất ngăn không cho nước đọng lại và ô nhiễm. Van giảm áp: loại van này sử dụng để giới hạn áp suất không vượt quá mức yêu cầu của mạch. Đây là loại van thường mở, áp suất vào sẽ cân bằng với
- lực lò xo, khi áp suất tăng lên thì thắng lực lò xò và dòng lưu chất sẽ chảy qua van về thùng chứa nên áp suất giảm. Van tuần tự: van này được sử dụng để truyền dòng thủy lực đến hệ thống thứ cấp, chỉ sau khi có hoạt động xảy ra trong hệ thống sơ cấp. Đây là loại van thường đóng, và chỉ mở dòng thủy lực ra đến hệ thống thứ cấp, khi hệ thống sơ cấp đạt đến ngưỡng áp suất thiết đặt trước. Áp suất của hệ thống sơ cấp sẽ được duy trì lại sau khi van thực hiện hoạt động ‘’thứ tự’’. Van 1 chiều: loại van đơn giản nhất, đây là loại van hoạt động chỉ có 1 chiều đi không có chiều ngược lại, nó cho phép tích trữ để nạp hoặc duy trì áp lực khi máy không hoạt động. Van 1 chiều có đường điều khiển: đây là van 1 chiều thường đóng nhưng có thể điều khiển bằng tín hiệu từ bên ngoài. Ví dụ như tải trọng không thể giữ được bởi áp suất của van 1 chiều. Thông thường, áp suất bên ngoài vào đường ống khác được kết nối với mô tơ hay cylinder. Van treo tải: thực chất van treo tải là 1 dạng đặc biệt của van 1 chiều có đường điều khiển. Nhưng ngược lại với van 1 chiều là có thể mở hoặc đóng, van treo tải chỉ 1 phần nhỏ của van điều khiển lưu lượng có đường điều khiển. Van ngắt: loại van này được thiết kế như một thiết bị từ động bịt kín các đường dẫn thủy lực nếu như áp suất thủy lực quá cao hoặc quá thấp hơn áp suất đã định. Các loại van phụ trợ: các hệ thống thủy lực phức tạp thường hay sử dụng nhứng khối van phụ trợ để thực hiện nhứng chức năng phức tạp không thể thấy được như bộ tích trữ thủy lực, quạt làm mát. Các van này thường được thiết kế phù hợp cho những máy riêng biệt. 3.4.2.3 Chọn van thủy lực : Theo sơ đồ mạch thủy lực ở phần trên, ta chọn 3 loại van: Van tràn áp. Van 1 chiều.
- Van Solenoid. Sau đây là phần tính toán 3 loại van được nêu ở trên. 3.4.2.3.a. Van 1 chiều: (hình 3.10a) Van 1 chiều bao gồm 1 thân van có cổng vào và cổng ra, 1 lò xo, và 1 viên bi. Hình 3.10a – Sơ đồ kết cấu van một chiều. 3.4.3.2.b. Van tràn: (hình 3.10b) Van tràn có 1 lò xo, 1 vít điều chỉnh, 2 cổng P và T. Cổng T là nơi chất lỏng sẽ về thùng dầu khi van mở. Đây là van thường đóng, van mở khi áp lực chất lỏng trên đường ống thắng được lực lò xo, đẩy thanh chặn qua trái làm chất lỏng sẽ thông với cổng T mà về thùng chứa, áp lực trong mạch sẽ giảm đén khi nào cân bằng với lực lò xo. Hình 3.10b – Sơ đồ kết cấu van tràn. 3.4.2.3.c. Van solenoid: (hình 3.10c) Van solenoid có 4 cổng. Cổng P nối với thùng chứa, cổng T để đưa chất lỏng về, cổng A và B là 2 cổng nới với đường ống chính.
- Van solenoid hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng từ. Khi cuộn dây có điện sẽ biến lõi sắt thành nam châm và đồng thời hút ống cuộn về phía lõi sắt làm cho ống cuộn chuyển động. Quá trình này sẽ làm đóng mở các cổng van và van solenoid hoạt động. Khi mất điện thì dưới tác dụng của lực lò xo thì ống cuộn sẽ trở về vị trí cân bằng ban đầu. Hình 3.10c – Sơ đồ kết cấu van Solenoid. 3.4.3 Bơm thủy lực: 3.4.3.1 Nhiệm vụ của bơm thủy lực: Đẩy dầu thủy lực vào hệ thống và tạo nên dòng lưu động. Có thể nói bơm đã chuyển cơ năng thành năng lượng áp suất trong lưu chất, sau đó năng lượng áp suất lại chuyển thành cơ năng trên bộ phận tác động. Các thành phần cơ bản của bơm thủy lực gồm: (hình 3.11)
- Hình 3.11 – Các thành phần cơ bản của một máy bơm Một cửa nạp để đưa dầu từ bình chứa hoặc từ nguồn chứa vào bơm. Một cửa thoát dầu nối với đường ống áp lực. Buồng bơm để tải dầu từ cửa nạp đến của thoát. Các cơ cấu khác đảm bảo hoạt động của bơm. Các dạng bơm thủy lực sử dụng phổ biến + Bơm bánh răng: đơn giản, rẻ tiền, bền, hiệu suất cao, thích hợp cho hệ thống có áp suất dưới 300 bar (3x107N/mm2). + Bơm cánh quạt: đơn giản, rẻ tiền, độ tin cậy cao. Loại này dùng tốt với hệ thống có lưu lượng cao nhưng áp suất thấp tại đầu ra. + Bơm piston hướng trục: loại bơm này dùng thay đổi lưu lượng dòng ra để điều khiển áp suất trong lưu chất. + Bơm piston hướng kính: loại bơm này dùng với hệ thống đòi hỏi áp suất lưu chất cao nhưng lưu lượng nhỏ. Bơm piston đắt hơn bơm cánh quạt và bơm bánh răng, nhưng tuổi thọ của bơm cao khi hoạt động ở áp suất lớn, sử dụng với nhiều loại chất lỏng khác nhau. 3.4.3.2 Sử dụng công suất của bơm và động cơ máy ép thủy lực Công của máy ép thủy lực được xác định bởi thời gian t c thực hiện hành trình công tác, khi sự biến dạng dẻo kim loại được tiến hành. Giả thiết rằng hệ thống dẫn động không có tổn hao năng lượng. Ta đưa vào các ký hiệu sau đây: P – lực của máy ép tại thời điểm cho trước của hành trình piston; p – áp suất chất lỏng trong cylinder máy ép;
- S – hành trình của piston; Pdn – lực ép danh nghĩa của máy ép; Sc – hành trình công tác. Nếu như bỏ qua các tổn hao trong hệ thống thủy lực, thì đối với bộ dẫn động của bơm không có bình tích áp, không có bánh đà trên trục dẫn động bơm, ở thời điểm bất kỳ của hành trình công tác ta có đẳng thức: Np = Nb = Nđc (3.4.1) trong đó: Np – công suất của máy ép ở hành trình công tác; Nb – công suất của bơm; Nđc – công suất của động cơ điện. Khi máy ép làm việc có những thời điểm mà Np đạt giá trị cực đại. Từ biểu thức (3.4.1) suy ra là công suất của bơm cũng phải là cực đại. Nghĩa là bơm phải được tính theo công suất cực đại ở máy ép và được xác định bằng lực lớn nhất và tốc độ cho trước của chuyển động cặp bánh răng. Bởi vì thời gian hành trình công tác trở nên nhỏ nhất khi sử dụng công suất toàn bộ của bơm, vậy để nhận được tc nhỏ nhất thì bơm phải làm việc với công suất định mức trong suốt toàn bộ hành trình công tác: KpQ = Nb (3.4.2) trong đó: K – hệ số phụ thuộc vào thứ nguyên của Q, p và N; p – áp suất của bơm; Q – lưu lượng của bơm. Người ta gọi bơm là bơm lý tưởng nếu như nó đảm bảo được điều kiện (3.4.2) trong suốt quá trình công tác và có hệ số có ích bằng 1. Ở các điều kiện thực tế thì các bơm của máy éo thủy lực không làm việc với công suất không đổi, đặc biệt là ở lúc bắt đầu của hành trình công tác và đối với nhiều quá trình công nghệ không cần có áp suất cao mà chỉ cần có năng suất cao.
- Đồ thị lực ép đối với sơ đồ đơn giản nhất của máy ép một cylinder dẫn động không có bình tích áp từ bơm có lưu lượng không đổi được trình bày trên hình 3.12a a) b) c) Hình 3.12 – Các đồ thị lực ép ( phần được gạch là công suất bơm không sử dụng). a) Đồ thị lực ép của máy ép một cylinder không có bình tích áp. b) Đồ thị lực ép để dẫn động từ bơm lý tưởng. c) Đồ thị lực ép khi bơm kiểu piston có trục khuỷu làm việc với 3 mức áp suất và lưu lượng cấp cho máy ép một cylinder. Phần diện tích được gạch 0ab tỉ lệ với công không được bơm sử dụng và đặc trưng cho việc sử dụng công suất của bơm. Trị số của tung độ p’ đối với điểm a sẽ tương ứng với áp suất mà bơm không sử dụng ở thời điểm đó và tỉ lệ với phần công suất không sử dụng của bơm, bởi vì: N’ = p’Q; còn Q=const.
- Ở kết cấu đơn giản nhất thì bộ dẫn động của bơm không có bình tích áp thường được sử dụng một phần nhỏ công suất định mức. Đồ thị lực để dẫn động từ bơm lý tưởng được trình bày ở hình 3.12b. Ở đây công suất của bơm được sử dụng hết. Mức độ hoàn thiện của các dẫn động thực tế cần được đánh giá bằng cách so sánh với dẫn động từ bơm lý tưởng, làm việc với công suất không đổi. Trên hình 3.12c trình bày đồ thị lực ép khi bơm kiểu piston có trục khuỷu làm việc với ba mức áp suất và lưu lượng cấp cho máy ép một cylinder: paQa = pbQb = pcQc = NH Các điểm a, b, c của đồ thị là các điểm công suất không đổi. pc > pb > pa; Qc
- phép, thì hợp lý hơn cả là giảm một phần tốc độ của hành trình công tác. Trong trường hợp này, thời gian toàn bộ của chu trình có thể thay đổi không đáng kể do việc giảm thời gian cho hành trình tiếp cận, hành trình khứ hồi và chuyển chế độ. Các quá trình công nghệ riêng thí dụ như đột sẽ yêu cầu lúc thì tốc độ cao, lúc thì tốc độ thấp của hành trình công tác. Điều này liên quan tới các tính chất công nghệ của vật liệu phôi. Trong trường hợp này có thể có được công suất của bơm và động cơ điện một cách tối ưu hơn bằng cách ngắt một số bơm cùng động cơ. Khi chọn công suất của động cơ điện cho máy ép thủy lực, người ta thường phân biệt hai chế độ làm việc của nó: Chế độ làm việc lâu dài và chế độ làm việc ngắn – lặp lại. Theo chế độ làm việc lâu dài người ta thường chọn động cơ điện cho dẫn động kiểu bơm có bình tích áp và người ta thường chọn động cơ điện theo chế độ làm việc ngắn – lặp lại cho dẫn động kiểu bơm không có bình tích áp. Thường thì có thể chọn công suất định mức của động cơ điện bằng một nửa công suất của bơm. Việc giảm tiếp theo công suất của động cơ điện ở dẫn động không có bình tích áp có thể đảm bảo bằng cách đặt một bánh đà trên trục nối bơm và động cơ điện. Ở dẫn động có bánh đà, việc thay đổi số vòng quay của bánh đà và sự nhả năng lượng của nó phụ thuộc vào đặc tính cơ học của động cơ điện. Trong trường hợp này biểu thức (3.4.1) sẽ có dạng: Np = Nb ≥ Nđc Yếu tố giới hạn ở đây là công suất của bơm – công suất động cơ có thể giảm 23 lần và hơn nữa phụ thuộc vào đặc tính tải P = f(S). Trong một số trường hợp, việc sử dụng triệt để hơn công suất của động cơ điện và bơm có thể đạt được bằng cách liên kết nhiều máy ép có cùng lực ép vào một máy ép lớn.
- 3.4.3.3 Tính chọn bơm thủy lực: Xuất phát từ các thông số như: +Áp suất hoạt động lớn nhất. +Dạng điều khiển. +Tốc độ hoạt động của bơm. +Dạng chất lỏng sử dụng. +Giá thành. +Bảo dưỡng. Ở đây ta chọn loại bơm bánh răng vì kích thước nhỏ gọn, giá thành rẻ và áp suất cung cấp lại lớn nhưng lưu lượng nhỏ. Bảo dưỡng lại dễ dàng và điều khiển đơn giản…. Từ bảng 2.2 (trang 31, tài liệu1), ta chọn áp suất bơm p=250 (bar) Gọi F là tải trọng làm việc: F= 70(tấn) = 70x103x9.81= 686700(N). Dc là đường kính của piston(mm). Từ công thức F = p x A (A là diện tích đáy piston[m2]) F 686700 A 0.0274(m 2 ) p 250 105 4A 4 0.0274 Dc 0.186( m) 3.14 Tra bảng 4.1 (trg 140TL 1), ta chọn Dc=200(mm). Gọi Q là lưu lượng do bơm cung cấp,(lít/s). V là vận tốc dòng chảy,(m/s). Vì bơm hoạt động với áp suất lớn nên lấy v=0.02 (m/s). 3.14 0.2 2 Q = v x A = 0.02 0.000628 (m3/s) = 0.628(l/s) = 37.68(l/ph) 4 So sánh với bảng 5.11(trg 216TL1), ta thấy thỏa mãn về cách chọn.
- Như vậy công suất của bơm P(kW), nếu như ta lấy hiệu suất bơm =0.85 Q p 37.68 10 3 250 10 5 P 18.47 (kW) 60 0.85 60 1000 Ta sẽ chọn động cơ điện có công suất 20(kW). 3.4.4 Hệ thống đường ống: Ống dẫn được dùng trong hệ thủy lực phải được chế tạo chính xác, liền nhau không được hàn nối. Ống có kích cỡ theo tiêu chuẩn phù hợp với một giới hạn áp suất chịu đựng khác nhau và đường kính tiêu chuẩn của ống có thể lên đến 100mm. Nhiệm vụ chính của đường ống là nối giữa các bộ phận để dẫn lưu chất trong hệ thống. Các đường ống thường được phân theo chức năng của chúng gồm: + Đường ống làm việc: đường ống nạp, đường ống áp lực, hồi tiếp. + Đường ống không làm việc: đường ống xả, đường ống tín hiệu. Hiện nay có 3 loại ống dùng trong thủy lực: ống tube, ống pipe và ống mềm. Ống tube: ống tube được sử dụng trong hệ thống thủy lực yêu cầu các đường ống dẫn có đường kính không lớn hơn 1 inch(25.4mm) và áp suất không vượt quá 400bar. Ống tube được làm loe ra và được lắp với các khớp nối nén ép có ren. Có 2 loại ống tube: + Loại không có ghép mối: được sản xuất bằng cách kéo nguội hoặc dùng các phôi ép nong từ thép lặng mềm. + Loại ghép mối: được hàn giáp mí chế tạo từ thép lá được cán nguội, sau đó được tạo thành ống, hàn và kéo. Loại không ghép mối được chế tạo có kích cỡ lớn hơn loại ống tube hàn điện. Trong thực tế thì ống tube sử dụng thõa đáng hơn, bởi vìchúng rất dễ uốn, yêu cầu ít chi tiết hơn và khớp nối cũng ít hơn. Ống pipe: được làm ren với các khớp nối có ren trong có thể được sử dụng với đường kính lên đến 32mm và áp suất cỡ 70bar. Trong trường hợp hệ thống thủy lực đường kính có áp suất vượt quá 70 bar và đường kính lớn hơn 32mm thì ống sẽ sử dụng mặt bích, hàn lại và các khớp nối cũng liên kết bằng hàn.
- Kích cỡ của ống định rõ bằng đường kính danh nghĩa bên trong, đường ren ống pipe là đồng nhất ở tất cả các kích cỡ, không kể đến độ dày thành ống. Ống pipe được sử dụng trong các hệ thống thủy lực có kích thước lớn, ở những nơi cần lưu lượng dòng chảy lớn, và đặt biệt thích hợp cho những đường ống thẳng, cố định và dài. Ống pipe được làm ren côn trên đường kính ngoài để lắp vào lỗ côn hoặc khớp nối. Tuy nhiên, nó không thể uốn được , thay vào đó khớp nới sẽ được sử dụng tai mọi vị trí cần liên kết. Chính điều này đã làm cho tăng giá thành hệ thống và tạo điều kiện cho sự rò rỉ. Ống mềm: các loại ống mềm được sử dụng ở những nơi đường ống thủy lực được nối với những thiết bị di chuyển với nhau. Ống mềm được chế tạo thành 3 lớp. Vật liệu lớp trong cùng bằng cao su tổng hợp, chất liệu cao su được xác định bằng loại dầu thủy lực sử dụng trong hệ thống. Các lớp ở giữa là các lớp tăng cường độ bền cho ống, có thể bằng sợi vải hoặc cao su đối với những ống chịu áp suất thấp, hoặc loại dây bện lưới tay thế cho sợi vải đối với những ống chịu áp suất cao hơn. Ống mềm được sử dụng rất phổ biến bởi vì nó làm đơn giản hóa hệ thống ống dẫn trong hệ thống thủy lực. Khi thiết đặt một cách đúng đắn, sẽ tạo điều kiện cho giảm bớt sự va đập, các ống mềm được thiết đặt tự do, tránh sự uốn cong của các khớp nối giữa các đầu liên kết. Tính chọn kích thước ống làm việc Áp suất hệ thống thủy lực sẽ xác định độ dày thành ống của các loại ống khác nhau. Áp suất, đường kính và độ dày của thành ống được trình bày trong bảng I , [Trang 157 – Tài liệu 3]. 3.4.5 Hệ thống làm mát: Nếu nhiệt độ tăng cao, khả năng bôi trơn sẽ giảm, đồng thời khả năng ôxy hóa dầu cũng tăng, dẫn đến sự ăn mòn các bộ phận và hình thành các cặn lắng trong hệ thống. Các dầu thủy lực hiện nay có thể vận hành ở 82 0C, trong khi vài năm trước đây nhiệt độ giới hạn chỉ tới 490C vì vậy cần phải duy trì nhiệt độ dầu ở mức qui định.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu về thiết kế khuôn
15 p | 813 | 372
-
CHƯƠNG 12: LÒ XO, THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN LÒ XO
14 p | 2279 | 267
-
Thủy lực và khí nén : Máy ép thủy lực
181 p | 748 | 236
-
KHUÔN ÉP PHUN CHO SẢN PHẨM CÓ REN
12 p | 528 | 194
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu KH "Thiết kế máy ép dầu Neem năng suất nhỏ"
7 p | 292 | 122
-
Sự pháp triển của máy móc thiết bị
122 p | 329 | 107
-
Thiết kế, thi công máy cắt thép phế liệu dùng PLC/HMI
6 p | 231 | 76
-
tính toán thiết kế nhà cao tầng ( viện y học các bệnh lâm sàn nhiệt đới ), chương 24
7 p | 183 | 57
-
Thiết kế và chế tạo máy làm chạo tôm lõi mía
6 p | 37 | 5
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng sơ đồ mối ép sít đinh tán của dầm đơn p10
5 p | 67 | 4
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng sơ đồ mối ép sít đinh tán của dầm đơn p9
5 p | 58 | 4
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng sơ đồ mối ép sít đinh tán của dầm đơn p8
5 p | 74 | 4
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng sơ đồ mối ép sít đinh tán của dầm đơn p7
5 p | 57 | 4
-
Giáo trình phân tích khả năng ứng dụng sơ đồ mối ép sít đinh tán của dầm đơn p6
5 p | 65 | 4
-
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống thí nghiệm ép chảy thuận hợp kim nhôm sử dụng nguồn động lực máy kéo nén
6 p | 68 | 3
-
Thiết kế và chế tạo máy thiêu kết kim loại dạng bột
4 p | 34 | 3
-
Nghiên cứu thiết kế kết cấu không gian an toàn cho xe máy
8 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn