intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiếu sắt thiếu máu: Dấu hiệu nhận biết

Chia sẻ: Anhthao_1 Anhthao_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

108
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sắt là một vi chất vô cùng quan trọng đảm nhiệm những hoạt động chuyển hóa tế bào. Khi bị thiếu máu do thiếu sắt, cơ thể sẽ không có đủ lượng sắt cần thiết để tạo hồng cầu. Hãy bổ sung sắt cho cơ thể càng sớm càng tốt nếu bạn có những dấu hiệu thiếu máu. Dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt Nhìn chung, thiếu máu thường gây ra mệt mỏi, da xanh tái, yếu, khó thở, đau đầu, chóng mặt, bàn tay bàn chân lạnh. Các triệu chứng khác có thể gồm: Lưỡi bị viêm hoặc đau;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiếu sắt thiếu máu: Dấu hiệu nhận biết

  1. Thiếu sắt thiếu máu: Dấu hiệu nhận biết
  2. Sắt là một vi chất vô cùng quan trọng đảm nhiệm những hoạt động chuyển hóa tế bào. Khi bị thiếu máu do thiếu sắt, cơ thể sẽ không có đủ lượng sắt cần thiết để tạo hồng cầu. Hãy bổ sung sắt cho cơ thể càng sớm càng tốt nếu bạn có những dấu hiệu thiếu máu. Dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt Nhìn chung, thiếu máu thường gây ra mệt mỏi, da xanh tái, yếu, khó thở, đau đầu, chóng mặt, bàn tay bàn chân lạnh. Các triệu chứng khác có thể gồm: Lưỡi bị viêm hoặc đau; móng tay giòn dễ gãy; chán ăn, nhất là trẻ em. Một số người (đặc biệt là thai phụ) Các loại đậu có một hàm còn bị hội chứng chân bồn chồn - cảm giác lượng lớn chất sắt giúp cải kiến bò khó chịu ở chân và chỉ giảm khi cử thiện được tình trạng thiếu động chân. máu Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt. Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, việc mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt, nhiễm giun móc, hoặc rối loạn dạ dày đều gây thiếu máu thiếu sắt. Ăn quá ít các thực phẩm giàu sắt (thịt, trứng, sữa) cũng làm cơ thể dần dần bị thiếu sắt. Thiếu máu còn do cơ thể không hấp thu được sắt. Tình trạng này xảy ra khi người bệnh mắc một số bệnh ở ruột non như bệnh tiêu chảy mỡ (tình trạng
  3. ruột non tiêu hóa và hấp thu thức ăn kém, phổ biến ở nhũ nhi). Hoặc cũng do việc dùng thuốc trị bệnh đau bao tử khiến giảm acid trong dạ dày. Đặc biệt, phụ nữ có thai rất dễ bị thiếu máu thiếu sắt do cần dự trữ một lượng sắt để phục vụ cho việc tăng lượng máu của người mẹ và để tạo hemoglobin – protein quan trọng của hồng cầu - cho thai nhi. Nếu thiếu máu, mẹ dễ bị sinh non, sẩy thai, tăng cân không đủ trong thai kỳ, xanh xao, mệt mỏi, bào thai kém phát triển, tăng biến chứng hậu sản như băng huyết sau khi sinh. Trẻ sinh ra có cân nặng thấp, miễn dịch kém, dễ bị khuyết tật ống dây thần kinh, khó phát triển thể lực và trí lực sau này.
  4. Chọn đúng thuốc để chăm sóc cơ thể tốt hơn Khi thai phụ có những dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ thiếu máu thiếu sắt, hãy đến gặp bác sĩ bởi thiếu máu thiếu sắt không thể tự chẩn đoán hoặc tự điều trị được. Các loại thuốc bổ sung sắt với thành phần muối sắt II cổ điển rất phổ biến ở ngoài thị trường, tuy nhiên những loại sắt II cổ điển này thường có tác dụng phụ là sắt gây kích ứng dạ dày, táo bón, rối loạn vị giác
  5. và nhuộm đen phân. Hơn nữa, việc dùng sắt quá liều (một lượng lớn) có thể gây ra các biểu hiện ngộ độc sắt. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, giải pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng này là cải thiện chế độ dinh dưỡng, dùng các thực phẩm chứa nhiều sắt (thịt bò, thịt heo, cá thu, gan, đậu, rau xanh,…)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0