Thủ Thuật Excel: Xử lý các hàm lượng giác trong Excel
lượt xem 45
download
Danh mục và cách xử lý các hàm lượng giác trong Excel : ACOS (number) : Trả về một giá trị radian nằm trong khoảng từ 0 đến Pi, là arccosine, hay nghịch đảo cosine của một số nằm trong khoảng từ -1 đến 1; ACOSH (number) : Trả về một giá trị radian, là nghịch đảo cosine-hyperbol của một số lớn hơn hoặc bằng 1;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thủ Thuật Excel: Xử lý các hàm lượng giác trong Excel
- Học Excel - Thủ Thuật Excel
- Xử lý các hàm lượng giác trong Excel Danh mục và cách xử lý các hàm lượng giác trong Excel : ACOS (number) : Trả về một giá trị radian nằm trong khoảng từ 0 đến Pi, là arccosine, hay nghịch đảo cosine của một số nằm trong khoảng từ -1 đến 1 ACOSH (number) : Trả về một giá trị radian, là nghịch đảo cosine-hyperbol của một số lớn hơn hoặc bằng 1 ASIN (number) : Trả về một giá trị radian nằm trong đoạn từ -Pi/2 đến Pi/2, là arcsine, hay nghịch đảo sine của một số nằm trong khoảng từ -1 đến 1 ASINH (number) : Trả về một giá trị radian, là nghịch đảo sine-hyperbol của một số ATAN (number) : Trả về một giá trị radian nằm trong khoảng từ -Pi/2 đến Pi/2, là arctang, hay nghịch đảo tang của một số ATAN2 (x_num, y_num) : Trả về một giá trị radian nằm trong khoảng (nhưng không bao gồm) từ -Pi đến Pi, là arctang, hay nghịch đảo tang của một điểm có tọa độ x và y ATANH (number) : Trả về một giá trị radian, là nghịch đảo tang-hyperbol của một số nằm trong khoảng từ -1 đến 1 COS (number) : Trả về một giá trị radian, là cosine của một số COSH (number) : Trả về một giá trị radian, là cosine-hyperbol của một số DEGREES (angle) : Chuyển đổi số đo của một góc từ radian sang độ RADIANS (angle) : Chuyển đổi số đo của một góc từ độ sang radian SIN (number) : Trả về một giá trị radian là sine của một số
- SINH (number) : Trả về một giá trị radian, là sine-hyperbol của một số TAN (number) : Trả về một giá trị radian, là tang của một số TANH (number) : Trả về một giá trị radian, là tang-hyperbol của một số Hàm DEGREES() Chuyển đổi số đo của một góc từ radian sang độ (1 radian = Pi/1800) Cú pháp: = DEGREES(angle) angle : là số đo góc tính theo radian Ví dụ: Hàm SIN() Trả về một giá trị radian là sine của một số Cú pháp: = SIN(number) number : là số đo góc, tính theo radian Lưu ý: Nếu bạn muốn tính SIN() của một góc tính theo độ, hãy nhân nó với PI()/180, hoặc sử dụng RADIANS() để chuyển nó từ độ sang radian
- Ví dụ: Hàm ASIN() Trả về một giá trị radian nằm trong đoạn từ -Pi/2 đến Pi/2, là arcsine, hay nghịch đảo sine của một số nằm trong khoảng từ -1 đến 1 Cú pháp: = ASIN(number) number : Là sine của một góc và phải nằm trong khoảng từ -1 đến 1 Lưu ý: · Nghịch đảo sine của một number là một giá trị mà sine của nó thì bằng number, hay ASIN(SIN(number)) = number · Nếu muốn chuyển đổi kết quả từ radian thành độ, bạn nhân kết quả với 180/PI() hoặc sử dụng hàm DEGREES() để chuyển kết quả ra độ Ví dụ:
- Hàm SINH() Trả về một giá trị radian, là sine-hyperbol của một số. Cú pháp: = SINH(number) number : Là một số thực bất kỳ Ghi chú: Sine-hyperbol của một số được tính theo công thức: Ví dụ: Hàm ASINH() Trả về một giá trị radian, là nghịch đảo sine-hyperbol của một số Cú pháp: = ASINH(number) number : Là một số thực bất kỳ Lưu ý: Nghịch đảo sine-hyperbol của một number là một giá trị mà sine-hyperbol của nó thì bằng number, hay ASINH(SINH(number)) = number Ví dụ:
- Hàm COS() Trả về một giá trị radian, là cosine của một số Cú pháp: = COSIN(number) number : Là số đo góc, tính theo radian Lưu ý: Nếu bạn muốn tính COSIN() của một góc tính theo độ, hãy nhân nó với PI()/180, hoặc sử dụng RADIANS() để chuyển nó từ độ sang radian Ví dụ: Hàm ACOS() Trả về một giá trị radian nằm trong khoảng từ 0 đến Pi, là arccosine, hay nghịch đảo cosine của một số nằm trong khoảng từ -1 đến 1 Cú pháp: = ACOS(number)
- number : Là cosine của một góc và phải nằm trong khoảng từ -1 đến 1 Lưu ý: · Nghịch đảo cosine của một number là một giá trị mà cosine của nó thì bằng number, hay ACOS(COS(number)) = number · Nếu muốn chuyển đổi kết quả từ radian thành độ, bạn nhân kết quả với 180/PI() hoặc sử dụng hàm DEGREES() để chuyển kết quả ra độ Ví dụ: Hàm COSH() Trả về một giá trị radian, là cosine-hyperbol của một số Cú pháp: = COSH(number) number : Là một số thực bất kỳ Ghi chú: Cosine-hyperbol của một số được tính theo công thức:
- Ví dụ: Hàm ACOSH() Trả về một giá trị radian, là nghịch đảo cosine-hyperbol của một số lớn hơn hoặc bằng 1 Cú pháp: = ACOSH(number) number : Là một số thực bất kỳ lớn hơn hoặc bằng 1 Lưu ý: Nghịch đảo cosine-hyperbol của một number là một giá trị mà cosine-hyperbol của nó thì bằng number, hay ACOSH(COSH(number)) = number Ví dụ: Hàm TAN() Trả về một giá trị radian, là tang của một số Cú pháp: = TAN(number)
- number : Là số đo góc, tính theo radian Lưu ý: Nếu bạn muốn tính TAN() của một góc tính theo độ, hãy nhân nó với PI()/180, hoặc sử dụng RADIANS() để chuyển nó từ độ sang radian Ví dụ: Hàm ATAN() Trả về một giá trị radian nằm trong khoảng từ -Pi/2 đến Pi/2, là arctang, hay nghịch đảo tang của một số Cú pháp: = ATAN(number) number : Là tang của một góc Lưu ý: · Nghịch đảo tang của một number là một giá trị mà tang của nó thì bằng number, hay ATAN(TAN(number)) = number · Nếu muốn chuyển đổi kết quả từ radian thành độ, bạn nhân kết quả với 180/PI() hoặc sử dụng hàm DEGREES() để chuyển kết quả ra độ
- Ví dụ: Hàm ATAN2() Trả về một giá trị radian nằm trong khoảng (nhưng không bao gồm) từ -Pi đến Pi, là arctang, hay nghịch đảo tang của một điểm có tọa độ x và y Cú pháp: = ATAN(x_num, y_num) x_num : Là tọa độ x của điểm y_num : Là tọa độ y của điểm Lưu ý: · Kết quả là dương nếu góc ngược chiều kim đồng hồ tính từ trục x, và kết quả là âm nếu góc thuận chiều kim đồng hồ tính từ trục x · ATAN2(a, b) thì bằng ATAN(b/a), ngay cả khi a = 0 trong ATAN2 · Nếu x_num và y_num đều bằng 0, thì ATAN2 báo lỗi #DIV/0! · Nếu muốn chuyển đổi kết quả từ radian thành độ, bạn nhân kết quả với 180/PI() hoặc sử dụng hàm DEGREES() để chuyển kết quả ra độ
- Ví dụ: Hàm TANH() Trả về một giá trị radian, là tang-hyperbol của một số. Cú pháp: = TANH(number) number : Là một số thực bất kỳ Ghi chú: Tang-hyperbol của một số được tính theo công thức: Ví dụ:
- Hàm ATANH() Trả về một giá trị radian, là nghịch đảo tang-hyperbol của một số nằm trong khoảng từ -1 đến 1 Cú pháp: = ATANH(number) number : Là một số thực bất kỳ nằm trong khoảng từ -1 đến 1 Lưu ý: Nghịch đảo tang-hyperbol của một number là một giá trị mà tang-hyperbol của nó thì bằng number, hay ATANH(TANH(number)) = number Ví dụ: Hàm RADIANS() Chuyển đổi số đo của một góc từ độ sang radian Cú pháp: = RADIANS(angle) angle : là số đo góc tính theo độ
- Ví dụ:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các thủ thuật hay nhất trong Excel
1 p | 1240 | 741
-
Xử lý thống kê bằng Excel
10 p | 1615 | 421
-
Chiêu thứ 39: Ngày tháng trong Excel
3 p | 779 | 363
-
Mẹo thao tác trên Excel 2007 và 2010
6 p | 686 | 293
-
Tài liệu: Thủ thuật Excel
20 p | 502 | 244
-
Chiêu 32: Thao tác trên dữ liệu với Advanced Filter
8 p | 630 | 191
-
Sử dụng các công thức Excel cho bảng của Word 2010
4 p | 594 | 140
-
Các thủ thuật dành cho Microsoft Office 2007
7 p | 690 | 124
-
Kinh nghiệm xử lý tình huống máy in không hoạt động
5 p | 147 | 34
-
Thủ thuật Microsoft Office 2007
10 p | 166 | 27
-
Chương 3 Xử lý bảng tính - Bài 6
19 p | 79 | 17
-
Tổng hợp thủ thuật Office 2003
8 p | 111 | 14
-
Một số thủ thuật hay trong Excel
5 p | 88 | 13
-
Thủ thuật Excel 2003
6 p | 142 | 9
-
Làm việc với Comments trong Microsoft Excel
3 p | 110 | 5
-
Các tác vụ cơ bản trong Microsoft Excel 2013
12 p | 111 | 5
-
Tính năng hữu ích trong Excel 2010
13 p | 99 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn