intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực Hành Châm Cứu Trị Liệu: KHUỶ TAY VIÊM

Chia sẻ: Abcdef_40 Abcdef_40 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

127
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'thực hành châm cứu trị liệu: khuỷ tay viêm', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực Hành Châm Cứu Trị Liệu: KHUỶ TAY VIÊM

  1. KHUỶ TAY VIÊM (Quăng Cốt Ngoại Thượng Lõa Viêm - Arthritis Of The Elbow) A. Đại cương Đây là chứng viêm ở mỏm ngoài trên khuỷ tay, đầu xương tay quay, màng bao hoạt dịch giữa 2 khớp. YHCT xếp vào loại Trữu Thống. B. Nguyên nhân - Do cẳng tay quay dùng sức quá mạnh làm chỗ khở i điểm cơ duỗi cổ tay bị tổn thương gây ra. - Hoặc do lao thương, khí huyết, gân mạch không điều hòa gây ra. C. Triệu chứng Phía ngoài khớp khuỷ đau. Khi cố sức nắm tay và quay cánh tay (như vắt khăn) thì đau hơn. Có một ố điểm ấn đau. Khi cố sức ở mặt ngoài cẳng tay cũng gây đau ở khuỷ . D. Điều trị
  2. 1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Thư Cân, Thông Lạc. Chủ yếu lấy A Thị Huyệt vùng đau, chỗ đau có thể châm 1 kim ở nhiều hướng hoặc 1 huyệt châm nhiều kim. Có thể thêm Hợp Cốc (Đtr.4) + Khúc Trì (Đtr.11), kích thích mạnh vừa. Mỗi ngày hoặc cách ngày châm 1 lần. 10 - 13 lần là 1 liệu trình. 2- Xung Dương (Vi.42), Khúc Trì (Đtr.11) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) (Tư Sinh Kinh). 3- Thiên Tỉnh (Ttu.10) + Khúc Trì (Đtr.11) + Gian Sử (Tb.5) + Dương Khê (Đtr.5) + Trung Chử (Tu.3) + Thái Khê (Th.3) + Uyển Cốt (Ttr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Dịch Môn (Ttu.2) (Châm Cứu Đại Thành). 4- Xích Trạch (P.5) + Thanh Lãnh Uyên (Tttu.11) (Thiên Niên Thái Ất Ca). 5- Uyển Cốt (Ttr.4) (Châm Cứu Học HongKong). HO GÀ (Bách Nhật Khái - Coqueluche - Whooping cough) A. Đại cương Là 1 bệnh lây đường hô hấp. Thường gặp nơi trẻ nhỏ . Thường phát vào 2 mùa Đông và Xuân.
  3. B. Nguyên nhân Do Cảm nhiễm phong nhiệt, làm cho Phế khí không thông được gây ra. Bệnh lâu ngày có thể làm cho lạc mạch của Phế bị tổn thương, vừa kéo dài khó khỏi, vừa có thể ho ra máu. C - Chứng trạng 1- Thời kỳ đầu (1-2 tuần): hơi sốt, sợ lạnh, ho tăng dần từng cơn nhất là về đêm. + Thiên về nhiệt : kèm mặt đỏ, môi đỏ, đờm đặc, rêu lưỡi vàng, mạch Phù Sác. + Thiên về hàn: kèm mặt trắng nhạt, đờm ít, rêu lưỡi trắng, mạch Phù không lực. 2 - Thời kỳ phát tác (3-6 tuần): ho ngắn, liên tục từ 10 - 20 tiếng. Sau cơn ho, do khí hít vào rất gấp, thanh môn co thắt, do đó nghe tiếng rít như gà kêu. Ho nhiều làm cho mặt đỏ, chân tay co rút, lưỡi gà lở loét, mi mắt sưng húp, mắt đỏ, chảy máu cam, đờm có máu, khát nước, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng, mạch Sác, Hoạt. 3 - Thời kỳ cuối (2-3 tuần): số lần ho và thời gian ho giảm dần, đờm lỏng, ít, gầy ốm, môi trắng nhạt, ăn kém, mồi hôi tự ra, ỉa lỏng, lưỡi nhạt, mạch Hư D. Điều trị 1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Ninh thấu, hóa đờm.
  4. Châm Tứ Phùng trước, nặn ra ít nước vàng hoặc trắng, sau đó châm Nội Quan (Tb.7) + Hợp Cốc (Đtr.4), kích thích vừa mạnh, không lưu kim. Có thể thêm Đại Chùy (Đc.14) + Thân Trụ (Đc.12) + Thái Uyên (P.9) + Phong Long (Vi.40. Ý nghĩa: Huyệt Tứ Phùng, theo kinh nghiệm của người xưa dùng trị cam tích ở trẻ nhỏ, nhưng hiện nay thấy có công hiệu trị ho gà; Nội Quan thông với mạch Âm Duy, có tác dụng làm thông ở ngực, điều khí; Hợp Cốc là Nguyên huyệt của kinh Đại Trường, có thể tuyên Phế; Đại Chùy là hội của các kinh Dương, có thể Giải biểu khứ tà; Thân Trụ (Đc.12) và Phế Du (Bq.13) đều là Bối Du huyệt liên hệ với tạng Phế; Thái Uyên + Phong Long có thể lý phế, giảm ho, khứ phong, hóa đờm. 2- Phong Trì (Đ.20) + Đại Chùy (Đc.14) + Phong Môn (Bq.12) + Thiên Đột (Nh.22) + Thượng Quản (Nh.13) + Thái Uyên (P.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Thiên Trụ (Bq.10) + Thân Trụ (Đc.12) + Phế Du (Bq.13) + Du Phu? (Th.27) + Trung Quản (Nh.12) + Kinh Cừ (P.8) + Phong Long (Vi.40). Mỗi ngày luân phiên trị một lần, châm nông, kích thích vừa (Trung Quốc Châm Cứu Học).
  5. 3- Thái Uyên (P.9) + Xích Trạch (5) + Hợp Cốc (Đtr.4) [đều tả ] + Thiếu Thương (P.11) (ra máu) + Tứ Phùng (châm ra nước vàng) + Phế Du (Bq.13) + Tỳ Du [đều bổ] (Châm Cứu Trị Liệu Học). 4- Nhóm 1: Châm Thương Khâu (Ty.5) + cứu Phế Du (Bq.13). Nhóm 2: Châm Hợp Cốc (Đtr.4) + cứu Cao Hoang (Bq.43). Nhóm 3: Châm cứu Khúc Trì (Đtr.11) Nhóm 4: Cứu Khuyết Bồn (Vi.12) Nhóm 5: Cứu Can Du (Bq.18) + Vị Du (Bq.21), châm Thương Khâu (Ty.5) + Khúc Trì (Đtr.11). Năm đơn huyệt trên luân lưu Sử dụng. Châm nông, kích thích mạnh, rút kim nhanh. Cứu thì dùng nga?i điếu, cứu 10 - 15 phút (Tân Châm Cứu Học). 5- Giác hơi Phế Du (Bq.13) + Cao Hoang (Bq.43) + Trung Phu? (P.1), đều 2 bên, mỗi lần dùng 2-3 bầu giác- (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu). 6- Giải biểu, thanh nhiệt hoặc khu phong, tán hàn (thời kỳ đầu), thanh nhiệt, hóa đờm, chỉ khái (thời kỳ giữa), Dưỡng phế, kiện Tỳ (thời cuối).
  6. * Thời kỳ đầu và giữa: Xích Trạch (P.5) + Ngư Tế (P.10) + Nội Quan (Tb.7) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Đại Chùy (Đc.14) . * Thời kỳ cuối: Không dùng châm cứu, chỉ nên dùng thuốc. Ý nghĩa: Xích Trạch + Ngư Tế để thông Phế khí, thanh nhiệt, giảm ho; Đại Chùy tăng sức đề kháng cho cơ thể và thanh nhiệt; Nội Quan để điều hòa khí huyết ở ngực sườn; Hợp Cốc để thông Phế, đuổi tà khí ra (Châm Cứu Học Việt Nam). - Thượng Hải Y Học Viện II Nội Khoa Thủ Sách: Phế Du (Bq.13) + Liệt Khuyết (P.7) đều 2 bên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2