YOMEDIA
ADSENSE
Thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An
1
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nghiên cứu nhằm đánh giá các hình thức tích tụ đất đai tại huyện Nghi Lộc, từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện tốt việc tích tụ, tập trung đất nông nghiệp. Các phương pháp sử dụng là thu thập số liệu thứ cấp, thu thập số liệu sơ cấp, phương pháp chọn điểm, phương pháp phân tích xử lý số liệu và phương pháp chuyên gia.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An THỰC TRẠNG TÍCH TỤ, TẬP TRUNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN NGHI LỘC TỈNH NGHỆ AN Trần Thái Yên1,*, Trần Thị Vân1, Nguyễn Văn Toàn1 1 Trường Đại học Kinh tế Nghệ An; *Email:Tranthaiyen@naue.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm đánh giá các hình thức tích tụ đất đai tại huyện Nghi Lộc, từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện tốt việc tích tụ, tập trung đất nông nghiệp. Các phương pháp sử dụng là thu thập số liệu thứ cấp, thu thập số liệu sơ cấp, phương pháp chọn điểm, phương pháp phân tích xử lý số liệu và phương pháp chuyên gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 64,4% hộ tích tụ đất nông nghiệp có diện tích dưới 0,5 ha, có 13,3% số hộ có diện tích đất tích tụ từ 0,5 ha đến 1ha, có 14,4% số hộ có diện tích đất tích tụ từ 1ha đến dưới 2 ha và có 7,8% hộ có diện tích đất tích tụ trên 2 ha. Có 3 yếu tố ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến tích tụ đất đai là chính sách, dịch chuyển lao động và quy định hạn điền. Để thực hiện tốt việc tích tụ, tập trung đất nông nghiệp cần thưc hiện đồng bộ các giải pháp: Giải pháp về chính sách; Giải pháp về quy hoạch sản xuất nông nghiệp; Giải pháp về tổ chức thực hiện tích tụ đất nông nghiệp; Giải pháp về việc huy động vốn phục vụ tích tụ đất nông nghiệp; Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản phẩm nông nghiệp. Từ khóa: Tích tụ, Tập trung, Yếu tố ảnh hưởng, Giải pháp, Huyện Nghi Lộc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nguyễn Thị Thu Hồng, 2017; Nguyễn Quang Thuấn, 2017) và trên thế giới (Binswanger & Trong những năm qua, chính sách nông cs., 1995; Henderson & cs., 2015). Tích tụ và nghiệp, nhất là chính sách đất đai đã được đổi tập trung đất nông nghiệp toàn diện bao gồm mới và đã tạo điều kiện cho nông nghiệp Việt việc phân bổ lại các thửa đất cùng với một Nam phát triển khá ấn tượng. Nông nghiệp là loạt các biện pháp khác để thúc đẩy phát triển nền tảng cho sự phát triển kinh tế, xã hội, góp nông thôn (FAO, 2003). Đó là sự phân bổ lại phần ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng quyền sở hữu bằng cách tập hợp và phân phối (L. N. Luong, 2013). Ngành nông nghiệp lại đất đai của họ (S. M. Falkgård and P. K. đóng vai trò then chốt trong tiến trình cải cách Sky, 2002). của Việt Nam và có đóng góp quan trọng vào thành tựu xóa đói, giảm nghèo và an ninh Hai thuật ngữ “tích tụ đất nông nghiệp” và lương thực (M. H. Le & T. Carolyn, 2023; S. “tập trung đất nông nghiệp” thường được Wegren & C. Elvestad, 2018)). Nông nghiệp trình bày cùng nhau trong các văn bản chính tạo ra 85% việc làm cho cư dân nông thôn và thức nên thường được hiểu là giống nhau. Cả là nguồn sinh kế cho hơn 65% dân số cả nước hai đều có cùng quan điểm là cải tạo diện tích (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2016). Các đất thích ứng với quá trình mở rộng sản xuất, nghiên cứu tổng quan đã chỉ ra tích tụ và tập tuy nhiên chúng vẫn tồn tại những đặc điểm trung đất đai là điều kiện để phát triển sản khác nhau. Việc tích tụ đất nông nghiệp được xuất nông nghiệp hàng hóa qui mô lớn ở Việt thực hiện thông qua phương thức nhận Nam (Đỗ Kim Chung, 2018; Lê Du Phong & chuyển nhượng, nhận góp vốn bằng quyền sử Lê Huỳnh Mai, 2017; Nguyễn Đình Bồng & dụng đất nhưng ở đây có sự thay đổi về quyền 58
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 của người sử dụng đất (Đỗ Hoài Nam & cs., trang trại nhiều và đa dạng loại trang trại gồm 2020). Nó còn bao gồm cả hình thức tặng cho, xã Nghi Đồng, Xã Nghi Lâm, xã Nghi Vạn thừa kế đất đai hoặc quyền sử dụng đất. Việc - Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: Khảo tập trung đất nông nghiệp được thực hiện sát cán bộ và phỏng vấn cán bộ quản lý tại địa thông qua phương thức hợp tác, chuyển đổi phương bao gồm: Lãnh đạo huyện Nghi Lộc và hoặc cho thuê quyền sử dụng đất của người các xã điều tra; cán bộ phòng Tài nguyên & Môi khác mà không làm mất quyền sử dụng đất trường; cán bộ văn phòng đăng ký đất đai chi của người sử dụng đất (Đỗ Kim Chung, 2018; nhánh huyện Nghi Lộc và cán bộ địa chính xã, Nguyễn Tuấn Sơn & cs., 2019). cán bộ nông nghiệp xã; các hộ dân tích tụ đất Nghi Lộc có vị trí địa lý thuận lợi là trung nông nghiệp với các loại hình sử dụng đất khác tâm văn hóa chính trị của tỉnh Nghệ An là địa nhau. Các thông tin thu thập từ các hộ dân tích bàn thuận lợi cho việc bố trí các khu công tụ cụ thể như: Thông tin chung của hộ, hình thức, nghiệp và các nhà máy sản xuất, là huyện có cách thức, diện tích tích tụ; thuận lợi và khó khăn điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nguồn của hộ trong quá trình tích tụ; nguyện vọng tích đầu tư trong và ngoài nước thúc đẩy nền kinh tế tụ đất nông nghiệp của các hộ tích tụ đất nông phát triển để xây dựng huyện trở thành vệ tinh nghiệp. Nghiên cứu tại mỗi xã điều tra 30 hộ dân quan trọng, kết nối TP. Vinh và TX. Cửa Lò, có (là các hộ tích tụ đất nông nghiệp bao gồm cả công nghiệp, dịch vụ phát triển, có nông nghiệp trang trại, gia trại...). Quy mô 1: Diện tích sản ứng dụng công nghệ cao. Chính vì vậy việc xuất sau tích tụ là nhỏ hơn 0,5 ha; Quy mô 2: đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông Diện tích sản xuất sau tích tụ là từ 0,5 ha đến 1 nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ ha; Quy mô 3: Diện tích sản xuất sau tích tụ là từ An là cần thiết nhằm đưa ra các giải pháp thúc 1 ha đến 2,0 ha; Quy mô 4: Diện tích sản xuất đẩy tích tụ, tập trung đất đai cho phát triển nông sau tích tụ là trên 2,0 ha; nghiệp trên địa bàn huyện - Phương pháp phân tích xử lí số liệu: Sau 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU khi thu thập số liệu từ các cơ quan ban ngành tại huyện Nghi Lộc; các tạp chí; phương tiện - Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp: thông tin đại chúng; thông tin phỏng vấn các hộ Nghiên cứu tiến hành thu thập các thông tin, tài dân; doanh nghiệp thông qua phiếu điều tra tác liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên; thực trạng giả tiến hành tổng hợp và phân tích, xử lý số phát triển kinh tế - xã hội; về tình hình quản lý liệu, xây dựng và thực hiện trong các bảng biểu và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Nghi Lộc. Thu thập các văn bản liên - Phương pháp chuyên gia: Tiến hành tham quan đến quản lý đất đai, tích tụ đất nông khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiệp tại địa phương, tham khảo các tài liệu quản lý đất đai và cán bộ làm việc trong lĩnh liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã được công vực đất đai để nắm bắt nhu cầu của hộ nông bố trên các tạp chí và các công bố quốc tế. dân về việc dồn điền đổi thửa; về việc tích tụ đất đai; về tiếp cận các chính sách đất đai, từ - Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: đó đưa ra giải pháp khắc phục khó khăn trong Nghiên cứu tiến hành chọn 3 xã đại diện để có cái nhìn tổng quan về thực trạng tích tụ đất quá trình thực hiện tích tụ đất nông nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại nông nghiệp tại huyện Nghi Lộc, có số lượng huyện Nghi Lộc,tỉnh Nghệ An 59
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ha, phân bố ở 29 xã, thị trấn. Đất nông nghiệp: 24.093,88 ha, chiếm 69,63% diện tích tự nhiên; 3.1. Hiện trạng và sử dụng đất nông Đất phi nông nghiệp: 9.708,38 ha, chiếm nghiệp huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 28,06% diện tích đất tự nhiên; Đất chưa sử Theo kết quả thống kê đất đai năm 2023, dụng: 798,75 ha chiếm 2,31% diện tích đất tự tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 34.601 nhiên (UBND huyện Nghi Lộc, 2023). Biểu đồ 1. Cơ cấu sử dụng đất đai huyện Nghi Lộc Biểu đồ 2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Nghi Lộc Đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nghi nghiệm các giống cây trồng, vật nuôi có năng Lộc được khai thác và sử dụng hợp lý hơn, suất cao và có hiệu quả kinh tế trên thị trường; khai thác tốt tiềm năng cũng như lợi thế của khuyến khích người dân sản xuất tập trung huyện. Mặc dù cơ cấu sử dụng đất nông theo hướng sản xuất hàng hoá; công tác nghiệp chiếm 69,63% diện tích đất tự nhiên, khuyến nông, khuyến ngư đến tận thôn xóm nhưng tỷ trọng đóng góp ngành nông - lâm - cho các hộ nông dân tiếp cận những kỹ thuật ngư nghiệp chỉ chiếm 15,6% tổng giá trị sản mới phù hợp hơn; xây dựng và nâng cấp hệ xuất của huyện. Trong những năm qua huyện thống kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất đã có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao và đời sống tốt hơn, hỗ trợ vốn ban đầu cho hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như: người dân sản xuất... Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thử 60
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 3.2. Thực trạng tích tụ đất nông nghiệp huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An 3.2.1. Diện tích và hình thức tích tụ đất nông nghiệp a) Diện tích tích tụ đất nông nghiệp Bảng 1. Diện tích tích tụ đất nông nghiệp của hộ điều tra Xã Xã Xã TT Chỉ tiêu ĐVT Nghi Nghi Nghi Tổng Tỷ lệ % Vạn Đồng Lâm Tổng số hộ điều tra hộ 30 30 30 90 1 Diện tích ha > 2 ha 2 2 3 7 7,8 1÷2 ha 5 6 2 13 14,4 0,5÷1 ha 3 4 5 12 13,3 < 0,5 ha 20 18 20 58 64,4 2 Diện tích nhỏ nhất ha 0,21 0,25 0,15 3 Diện tích lớn nhất ha 2,5 2,7 8,3 Biểu đồ 3. Quy mô diện tích đất nông nghiệp tích tụ Đối với hộ dân tích tụ: cho thấy các hộ dân tích đất nông nghiệp tích tụ chênh lệch khá tích tụ đất nông nghiệp được phân bố đều ở lớn cụ thể là: Diện tích nhỏ nhất của hộ dân các diện tích khác nhau, có 64,4 % hộ tích tụ tích tụ là 0,15 ha, diện tích lớn nhất của hộ đất nông nghiệp có diện tích dưới 0,5 ha, có dân tích tụ là 8,3 ha. Chênh lệch diện tích là 13,3 % số hộ có diện tích đất tích tụ từ 0,5 ha 8,15 ha, có sự chênh lệch này là do phục đến 1ha, có 14,4% số hộ có diện tích đất tích thuộc vào yếu tố kinh tế và nhu cầu của từng tụ từ 1ha đến 2 ha và có 7,8% hộ có diện tích hộ gia đình khi tham gia tích tụ. Bên cạnh đó, đất tích tụ trên 2 ha. Ngoài ra, các hộ có diện trên địa bàn xã có một doanh nghiệp tham gia 61
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An tích tụ đất với diện tích rất lớn là 5-8 ha. Với nghiệp theo hướng hàng hóa mà nước ta đang diện tích tích tụ đất nông nghiệp khá lớn hứa hướng tới. hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích không chỉ cho b) Hình thức tích tụ đất nông nghiệp người dân mà còn làm thay đổi bộ mặt của xã góp phần phát triển thêm nền sản xuất nông Bảng 2. Các hình thức tích tụ đất nông nghiệp Đơn vị Xã Nghi Xã Nghi Xã Nghi Tỷ lệ Diễn giải Tổng TT tính Vạn Đồng Lâm (%) 1 Hình thức tích tụ đất NN 174 Thuê QSDĐ của hộ gia Trường 1.1 21 19 22 62 35,63 đình cá nhân hợp Thuê đất NN sử dụng vào Trường 1.2 17 23 23 63 36,21 mục đích công ích của xã hợp Nhận chuyển nhượng Trường 1.3 QSDĐ từ các hộ gia 15 17 17 49 28,16 hợp đình cá nhân 2 Kết hợp các hình thức 90 2.1 1 Hình thức Hộ 15 10 7 32 35,56 2.2 2 Hình thức Hộ 7 11 14 32 35,56 2.3 3 Hình thức Hộ 8 9 9 26 28,89 Biểu đồ 4. Các hình thức tích tụ đất nông nghiệp 62
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 Qua bảng 2 cho ta thấy các trường hợp tích phầnlàm đa dạng hơn các hình thức tích tụ tụ đất nông nghiệp với 3 hình thức tích tụ (kết trên địa bàn. Như vậy, với hình thức tích tụ hợp các hình thức tích tụ) là 174 trường hợp. đa dạng thì cũng cần phải phù hợp với điều Trong đó có 35,63% các hộ thuê đất QSDĐ kiện, khả năng chi trả cũng như mục đích tích của hộ gia đình cá nhân tại địa phương, 36,21 tụ của từng hộ dân và doanh nghiệp % số trường hợp thuế đất nông nghiệp do 3.2.2. Các dạng hình thức tích tụ đất UBND xã quản lý và 28,16% số hộ gia đình nông nghiệp nhân nhận chuyển nhượng QSDĐ. Cho thấy a) Hình thức thuê quyền sử dụng đất rằng với hình thức thuê QSDĐ được người dân lựa chọn chiếm tỉ lệ nhiều nhất đảm bảo Luật đất đai năm 2013 quy định người sử cho chủ thửa đất vừa giữ được đất trong khi dụng đất được thực hiện các quyền chuyển không có nhu cầu sử dụng vừa kiếm được thu đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, nhập từ việc người thuê đất trả sản phẩm hằng tặng cho quyền sử dụng đất đã tạo điều kiện năm. Không chỉ vậy người thuê đất cũng cho các hộ gia đình, cá nhân không có nhu không phải bỏ ra số tiền quá lớn chi trả cho cầu sử dụng đất nông nghiệp, đã chuyển nghề chủ thửa đất như bên nhận chuyển nhượng. khác, hoặc có hoàn cảnh gia đình neo đơn, Trong thời gian sản xuất nông nghiệp họ vừa khó khăn, thiếu sức lao động được quyền cho thu được lợi nhuận vừa có đủ khả năng chi trả thuê đất. Việc cho thuê đất vừa góp phần thúc số tiền thuê đất hằng năm được quy ra giá đầy quả trình tích tụ đất đai vừa góp phần sử thóc hiện hành. Với hình thức nhận chuyển dụng có hiệu quả đất nông nghiệp. Thông qua nhượng QSDĐ và hình thức kết hợp giữa việc cho thuê đất, sẽ đáp ứng được những nhu nhận thuê và nhận chuyển nhượng QSDĐ tuy cầu của người có kinh nghiệm sản xuất và yêu chiếm tỉ lệ ít hơn thuê QSDĐ nhưng cũng góp nông nghiệp để phát huy hiệu quả của đất đai. 63
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Bảng 3. Tình hình thuê quyền sử dụng đất của các hộ điều tra TT Diễn giải Tổng số % 1 Lý do hộ thuê đất - Không đủ tiền mua đất 26,41 - Do người cho thuê không muốn bán 53,36 - Thuê tốt hơn mua 20,23 - Khác 0,00 2 Lý do cho thuê đất - Thiếu vốn sản xuất 24,11 - Thiếu lao động 33,29 - Không có nhu cầu nhưng muốn giao đất 59,05 3 Một số khó khăn trong quá trình thực hiện 3.1 Thủ tục hành chính - Phức tạp 8,16 - Bình thường 32,29 - Đơn giản 59,55 3.2 Thời gian thuê đất - Dài 8,16 - Trung bình 52,29 - Ngắn 39,55 3.3 Giá thuê cao - Quá cao 34,38 - Bình thường 54,26 - Thấp 11,36 3.4 Nguồn vốn của hộ - Nhiều 5,17 - Có đủ 32,29 - Thiếu 62,54 3.5 Hiệu quả đầu tư - Cao 46,41 - Trung bình 43,36 - Thấp 10,23 64
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 Kết quả bảng 3 cho thấy: Lý do hộ tích tụ - Giá thuê đất là một yếu tố quan trọng, nếu thuê đất rất đa dạng: có 26,41% số hộ lựa giá thuê cao quá các hộ sẽ lựa chọn hình thức chọn hình thức thuê QSDĐ do không đủ tiền khác, đây là yếu tố đầu vào là một khoản chi mua đất, 53% số hộ thuê đất vì lí do người phí thường xuyên của quá trình sản xuất nông cho thuê không muốn bán và 20,23% số hộ nghiệp. Tuy nhiên, đa phần các hộ đều đánh cho rằng việc tích tụ với hình thức thuê giá ở mức trung bình 54,26%, số hộ đánh giá QSDĐ của các hộ dân tốt hơn mua không cao là 34,38% phải bỏ nhiều chi phí. Có đến 59,05% hộ - Nguồn vốn của hộ hầu hết các hộ đều không có nhu cầu sử dụng đất nhưng vẫn đánh giá là thiếu vốn 62,54%, có 32,29% số muốn giao đất, nên họ chọn giải pháp cho hộ có đủ nguồn vốn đầu tư cho sản xuất. Với thuê đất; số thiếu lao động để canh tác chiếm đặc điểm sản xuất nông nghiệp thời gian thu 33,29%; số thiếu vốn để đầu tư nên cho thuê hồi vốn không nhanh, đặc biệt là những năm đất chiếm 24,11%. đầu đang trong giai đoạn hoàn thiện cơ bản. Ngoài ra, trong quá trình thuê đất để thực - Hiệu quả đầu tư là một yếu tố quyết định hiện tích tụ đất nông nghiệp các hộ có một số sự phát triển của các hộ tích tụ. Hầu hết các khó khăn như: Thủ tục hành chính, thời gian hộ đều đánh giá hiệu quả đầu tư cao và trung thuê đất, giá thuê đất, nguồn vốn của hộ và bình trên 40%, đặc biệt những năm gần đây hiệu quả đầu tư cụ thể như sau: các hộ phát triển mô hình trang trại tổng hợp - Thủ tục hành chính là một trong những cho thu nhập khá cao. yếu tố cấu thành cách thức tham gia tích tụ b) Hình thức thuê đất nông nghiệp do Ủy của các hộ nông dân, tại các địa phương thủ ban nhân dân xã quản lý tục hành chính đã đơn giản và thuận lợi hơn. Do đó việc đánh giá của hộ là 59,55% số hộ Hình thức thuê đất nông nghiệp sử dụng cho là thủ tục hành chính đơn giản, 32,29% vào mục đích công ích do UBND xã quản lý số hộ là bình thường và 8,16% số hộ cho là tình hình thực hiện thông qua 2 tiêu chí đánh phức tạp đây chủ yếu là các hộ tích tụ quy mô giá: Lý do thuê đất và khó khăn trong quá nhỏ, đôi khi chưa hiểu hướng dẫn của cán bộ trình thực hiện tích tụ đất nông nghiệp. Lý do chuyên trách tại địa phương thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích do UBND xã quản lý chủ yếu tập - Thời gian thuê đất được đánh giá chủ yếu trung vào việc muốn mở rộng diện tích sản là trung bình với 52,29% số hộ tham gia, số xuất nông nghiệp 50% tổng số hộ, còn lại là hộ đánh giá là ngắn chiếm 39,55%, đây là thời do các hộ không đủ tiền mua đất và thuê tốt gian các hộ thuê QSDĐ, khoảng thời gian này hơn mua phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của đối tượng cho thuê. 65
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Bảng 4. Tình hình thuê đất nông nghiệp do UBND xã quản lý của các hộ điều tra TT Diễn giải Tổng số % 1 Lý do hộ thuê đất - Không đủ tiền mua đất 31,25 - Muốn mở rộng diện tích sản xuất NN 50,00 - Thuê tốt hơn mua 25,00 2 Khó khăn trong quá trình thực hiện tích tụ đất nông nghiệp 2.1 Thời gian thuê đất - Dài 0,00 - Hợp lý 24,87 - Ngắn 75,13 2.2 Nguồn vốn của hộ - Nhiều 24,35 - Có đủ 32,29 - Thiếu 43,36 2.3 Hiệu quả đầ tư - Cao 33,51 - Trung bình 55,13 - Thấp 11,36 Từ bảng 4 cho thấy phần lớn các hộ cho rằng chuyển nhượng từ người có đất nhưng không thời gian thuê ngắn 75,13% số hộ còn lại đánh có nhu cầu sử dụng, hoặc sử dụng không có giá là trung bình. Việc chuẩn bị vốn cho sản hiệu quả sang những người có nhu cầu, có khả xuất nông nghiệp của các hộ là khác nhau, với năng sản xuất tốt làm tăng hiệu quả sử dụng những hộ quy mô lớn thì đều đánh giá vốn tự đất. Việc mua quyền sử dụng đất sẽ giúp hộ có cao là 37,5%, còn lại 25% số hộ đánh giá là yên tâm mua đất thì tốt hơn đi thuê đất để sản nguồn vốn tự có đầu tư cho phát triển sản xuất xuất do mang lại cảm giác yên tâm khi đầu tư thiếu. Hiệu quả đầu tư của các hộ tập trung chủ trên đất, với các hộ tích tụ sử dụng hình thức yếu là trung bình 55,13%. Số hộ cho rằng hiệu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi quả đầu tư thấp là 11,36% tập trung ở các hộ tìm hiểu về lý do nhận chuyện nhượng và lý tích tụ đất sản xuất lúa và cây chuyên màu. do chuyển nhượng khá đa dạng. Tuy nhiên lý do nhận chuyển nhượng chủ yếu là để mở c) Hình thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rộng quy mô sản xuất với 50% và thuê tốt hơn mua 25%, lý do tốt hơn đi thuê vì họ đã yên Thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng tâm đầu tư trên mạnh đất của chính mình. đất giúp việc sử dụng đất đai linh hoạt hơn, 66
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 Bảng 5. Tình hình nhận chuyển nhượng QSDĐ của các hộ điều tra TT Diễn giải Tổng số % 1 Lý do hộ nhận chuyển nhượng QSDĐ - Mở rộng quy mô sản xuất 75,13 - Mua đất để kinh doanh BĐS 0,00 - Mua đất tốt hơn đi thuê 24,87 2 Lý do của người chuyển nhượng QSDĐ - Khó khăn về tài chính 42,26 - Chuyển sang nghề khác 23,95 - Không có lao động 13,73 - Các lý do khác 20,06 3 Khó khăn trong quá trình thực hiện 3.1 Đất đai - Khan hiếm 87,67 - Không có sự thay đổi 12,33 - Dồi dào hơn 3.2 Thủ tục - Phức tạp 17,36 - Bình thường 72,44 - Đơn giản 10,20 3.3 Thời gian giao đất - Dài 44,44 - Trung Bình 55,56 - Ngắn 0,00 3.4 Giá bán đất - Quá cao 69,06 - Bình thường 22,44 - Thấp 8,50 3.5 Nguồn vốn của hộ gia đình - Nhiều 28,01 - Đủ 54,26 67
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An - Thiếu 17,73 3.6 Hiệu quả đầ tư - Cao 34,26 - Trung bình 57,73 - Thấp 8,01 Ngoài ra còn có các lý do khác như nhiều hơi phức tạp và 69,06% số hộ cho rằng giá mà hộ muốn mua đất để làm tài sản thừa kế cho các chủ hộ bán đất đưa ra là hơi cao nhiều so con cái, hoặc do dư thừa vốn nên đầu tư vào với giá nhà nước quy định. Điều đó đã cho đất. Phần lớn các hộ đã tích tụ đất đai đều thấy những khó khăn cản trở người dân thực mong muốn mở rộng quy mô, diện tích đất hiện tích tụ đất bằng hình thức chuyển đai thông qua chuyển nhượng. Tuy nhiên, nhượng. Phần lớn các hộ gia đình, các trang những mong muốn này ngày càng khó thực trại đều mong muốn tích tụ đất đai nhưng họ hiện khi mà tích tụ đất đai trở nên khó khăn đều ở tình trạng thiếu vốn, ngay cả khi có do nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân người sẵn sàng bán đất đai nhưng họ cùng rất mà các hộ đưa ra cho nhận định trên là thiếu khó khăn để có đủ lượng tiền lớn để có thể nguồn cung về quyền sử dụng đất, giá chuyển tiến hành việc nhận chuyển nhượng. nhượng quá cao và thủ tục chuyển quyền sử 3.2.3. Thời gian và cách thức tích tụ đất dụng đất còn khá phức tạp. Có 87,67% số hộ nông nghiệp tích tụ được điều tra cho rằng đất đai trở nên khan hiếm, chỉ có 17,36% cho rằng thủ tục a) Thời gian tích tụ đất nông nghiệp Bảng 6. Thời gian tích tụ đất nông nghiệp của các hộ điều tra TT Thời gian tích tụ hộ tích tụ Tỷ lệ (%) 1 Trước năm 2003 20 22,22 2 Từ năm 2003 - 2013 52 57,78 3 Sau năm 2013 18 20,00 Biểu đồ 5. Các giai đoạn tích tụ đất nông nghiệp 68
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 Từ số liệu tổng hợp trong bảng 6 ta thấy có tụ đất tuy nhiều nhưng diện tích đất tích tụ vẫn 22,22% số hộ tích tụ đất nông nghiệp trong còn nhỏ và phải tích tụ của nhiều hộ mới tạo khoảng thời gian trước năm 2003, có 57,78% thành một thửa lớn. Đặc biệt trong khoảng thời số hộ tích tụ đất nông nghiệp trong khoảng thời gian 2003-2013 đây là một dấu mốc quan trọng gian từ năm 2003 - 2013 và 20,00% số hộ nông trong sản xuất nông nghiệp của địa phương khi nghiệp tích tụ đất nông nghiệp trong khoảng tiến hành công tác dồn điền đổi thửa trên quy thời gian sau năm 2013. Như vậy có thể thấy mô toàn xã, số hộ tham gia tích tụ vẫn có xu thời gian tích tụ của các hộ điều tra đã xuất hiện hướng tăng với quy mô và diện tích lớn hơn đây từ khá sớm chủ yếu trong khoảng thời gian từ là một bước tiến mới trong sản xuất nông 2003 - 2013. Tuy nhiên trong giai đoạn này vẫn nghiệp của huyện nói chung. còn tình trạng manh mún đất đai nên số hộ tích Bảng 7. Thời gian thực hiện tích tụ quyền sử dụng đất nông nghiệp của các hộ điều tra Từ 2-5 năm Từ 6-10 năm Từ 11-20 năm TT Xã Trường Tỷ lệ Trường Tỷ lệ Trường Tỷ lệ hợp % hợp % hợp % 1 Xã Nghi Vạn 7 25,01 9 25,00 6 23,08 2 Xã Nghi Đồng 8 28,57 12 33,33 9 34,61 3 Xã Nghi Lâm 13 46,42 15 41,67 11 42,31 Biểu đồ 6. Thời gian thực hiện quyền tích tụ QSD đất Từ kết quả tại bảng 7 cho thấy thời gian Đối với đất nông nghiệp, thời hạn sử dụng đất tích tụ QSDĐ được đánh giá theo 3 mức: Từ theo Luật đất đai năm 2003 là 20 năm còn 2-5 năm chủ yếu tập trung vào các hộ thuê Luật đất đai 2013 là 50 năm, do vậy nếu nhận QSDĐ của các hộ dân trong xã và hộ thuê đất chuyển nhượng QSDĐ thì đối tượng nhận sẽ nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích sử dụng tiếp thời hạn sử dụng đất còn lại. do UBND xã quản lý. Từ 6-10 năm chủ yếu b) Cách thức thực hiện tích tụ đất nông nghiệp là các hộ thuê QSDĐ của các hộ dân trong xã; Thực tế điều tra việc tích tụ đất nông từ 11 - 20 năm là các hộ nhận chuyển QSDĐ. nghiệp của các hộ dân cho thấy khi thực hiện 69
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An các hình thức tích tụ đất nông nghiệp khác có người làm chứng, hợp đồng viết tay hoặc nhau thì cách thức thực hiện tích tụ đất nông giấy viết tay và có đăng ký biến động với cơ nghiệp là khác nhau và nó được thể hiện chi quan nhà nước. tiết qua 3 cách thức chủ yếu là: Tự thỏa thuận Bảng 8. Hình thức tích tụ đất nông nghiệp của các hộ điều tra Hình thức Trường Tỷ lệ TT Nội dung tích tụ hợp % 1 Thuê QSDĐ Thuê đất NN do UBND xã Hợp đồng với UBND 65 100 quản lý Thuê QSĐ giữ các hộ dân 57 Tự thỏa thuận có người làm 6 10,53 chứng Hợp đồng viết tay 18 31,58 Có đăng ký biến động với cơ 33 57,89 quan nhà nước 2 Nhận chuyển nhượng 41 Tự thỏa thuận có người làm chứng 0 0,00 Hợp đồng viết tay 5 12,19 Có đăng ký biến động với cơ 36 87,81 quan nhà nước Đối với hình thức thuê quyền sử dụng đất hợp chiếm 87,81% này đều có đăng ký biến có 65 trường hợp thuê đất nông nghiệp do động với Chi nhánh VPĐK đất đai huyện UBND xã Quản lý, 57 trường hợp thuê Nghi Lộc QSDĐ của các hộ dân trong xã. Với việc thuê 3.3. Giải pháp đề xuất QSDĐ do UBND xã quản lý thì 100% các hộ đều có hợp đồng với UBND xã thời gian là là 3.3.1. Giải pháp về chính sách 5 năm. Còn đối với các hộ thuê QSDĐ của Nhà nước cần hoàn thiện một khung pháp các hộ dân có 3 cách thức trong đó chủ yếu lý đưa ra những quy định cụ thể về quyền sở các hộ đã có đăng ký biến động tại Chi nhánh hữu, về đất đai, đưa ra quyền sử dụng đất lâu Văn phòng đăng ký đất đai huyện Nghi Lộc dài, đặc biệt cần nới rộng hạn điền và thời hạn chiếm 57,89%, các hộ làm hợp đồng viết tay giao đất phục vụ sản xuất nông nghiệp. chiếm tỷ lệ nhỏ 31,58% còn lại những hộ tự Khung pháp lý cũng cần phải thể hiện cho thỏa thuận chủ yếu họ hàng cho nhau thuê đất. người dân cảm thấy tin tưởng để đầu tư dài Đối với hình thức nhận chuyển nhượng quyền hạn trên mảnh đất của mình. Không có những sử dụng đất có 41 trường hợp thì 36 trường can thiệp hành chính một cách tuỳ tiện của 70
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 các cấp, các ngành xung quanh vấn đề đất đai từng mục đích sử dụng mà xác định quy mô tích cần phải được loại bỏ. Bên cạnh thay đổi tụ phù hợp, không phải bất kể loại hình sản xuất chính sách hạn điền và hủy bỏ hạn mức nhận nông nghiệp nào cũng phù hợp với quy mô lớn, chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của diện tích rộng. hộ gia đình, cá nhân. Nhà nước cần có chính 3.3.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện tích sách đảm bảo ruộng đất tích tụ cho mục đích tụ đất nông nghiệp sản xuất nông nghiệp. Cần quy định về thời hạn để đất trống không sản xuất bao lâu thì Tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, cá thu hồi quyết định cấp đất, cho thuê đất (nếu nhân, tổ chức tham gia tích tụ, tập trung đất được nhà nước giao, cho thuê), bắt buộc thực nông nghiệp. Khuyến khích các hộ dân tích hiện chuyển quyền sử dụng đất (đối với đất tụ, cũng như đảm bảo hiệu quả sử dụng đất nhận chuyển nhượng QSDĐ). cho các hộ dân thì tích tụ đất nông nghiệp phải được thực hiện theo trình tự và có cách 3.3.2. Giải pháp về quy hoạch sản xuất thức tổ chức cụ thể như: Đào tạo nâng cao tri nông nghiệp thức và kỹ năng sản xuất nông nghiệp cho các Cần phải quy hoạch sản xuất nông nghiệp và hộ dân trong việc quản lý trang trại của hộ định hướng sản xuất nông nghiệp theo nhu cầu thông qua các buổi tập huấn. Sau các buổi tập của thị trường và ban hành các chính sách hỗ huấn cần có đánh giá cụ thể theo các tiêu chí trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông lựa chọn, cho phép các hộ dân tham gia ý sản đạt hiệu quả cao. Quy hoạch sử dụng đất và kiến. Cần phải liên kết các hộ tích tụ bằng quy hoạch sản xuất nông nghiệp phải đóng vai việc thành lập ban quản lý, ban quản lý sẽ trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế tại địa giúp việc liên kết các hộ dân tích tụ trong sản phương. Do đó để khuyến khích tích tụ, để phát xuất sản phẩm, sử dụng máy móc và chính triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa quyền địa phương hoặc các hộ tịch tự cần thì địa phương phải có phương án quy hoạch biên kết, góp vốn mua máy móc để phục vụ sản xuất nông nghiệp cụ thể. Quy hoạch cần thể nhu cầu của bộ và cũng có thể phục vụ các hộ hiện rõ vùng nào, khu vực nào sử dụng làm đất khác khi cẩn sản xuất nông nghiệp, khu vực nào để phát triển 3.3.4. Giải pháp về việc huy động vốn công nghiệp, dịch vụ, khu vực nào để phục vụ phục vụ tích tụ đất nông nghiệp mục đích dân sinh. Xây dựng quy hoạch định hướng tích tụ đất đai để mỗi cá nhân, hộ gia Cần phải đảm bảo nguồn tài chính để thực đình căn cứ vào khả năng về tài chính, trình độ hiện củng cố và hoán đổi thửa đất nông sản xuất và năng lực quản lý của mình mà quyết nghiệp. Thời gian vừa qua tại các địa phương định nên tích tụ với quy mô nào là phù hợp. Với trên cả nước lượng vốn đầu tư cho sản xuất những người có nhiều vốn, có năng lực sản nông nghiệp ngày một hạn chế bởi đây là xuất, có kinh nghiệm, có sức lao động, thì họ có ngành có thời gian thu hồi vẫn chậm và lãi thể sản xuất trên diện tích lớn. Với những chủ suất thu được không cao so với các ngành hộ khả năng về vốn, năng lực, kinh nghiệm có công nghiệp và dịch vụ. Thực tế điều tra tại hạn, thì chỉ nên quản lý diện tích vừa phải, quá địa bàn nghiên cứu cho thấy đa phần các hộ mức đó có thể là quá sức họ và gây lãng phí tài dân cho rằng việc đầu tư cho sản xuất nông nguyên đất. Mặt khác, quy mô tích tụ cũng phụ nghiệp còn thiếu và chưa đủ. Do vậy, để có thuộc vào việc trồng cây gì? nuôi con gì? Tuỳ vốn đầu tư sản xuất, các địa phương cần phải 71
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An có chính sách giúp hộ dân vay lãi ngân hàng cho thấy các hộ dân tích tụ đất nông nghiệp với lãi suất ưu đãi; các trang trại và gia trại đã được phân bố đều ở các diện tích khác nhau, hình thành từ lâu thì hỗ trợ vay vẫn lãi suất có 64,4% hộ tích tụ đất nông nghiệp có diện thấp, đối với trang trại và gia tại mới hình cần tích dưới 0,5 ha, có 13,3% số hộ có diện tích phải hỗ nợ kinh phí làm chuồng trại, vệ sinh đất tích tụ từ 0,5 ha đến 1ha, có 14,4% số hộ môi trường, hỗ trợ kỹ thuật… có diện tích đất tích tụ từ 1ha đến dưới 2 ha và có 7,8% hộ có diện tích đất tích tụ trên 2 3.3.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ ha. Tích tụ đất nông nghiệp với 3 hình thức nông sản phẩm nông nghiệp tích tụ. Có 35,63% các hộ thuê đất QSDĐ của Hiện tại thị trường tiêu thụ sản phẩm là hộ gia đình cá nhân tại địa phương, 36,21 % mối quan tâm của không chỉ những hộ sản số trường hợp thuế đất nông nghiệp do xuất lớn mà cả những bộ sản xuất ở quy mô UBND xã quản lý và 28,16% số hộ gia đình hộ nhỏ. Qua nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ nhân nhận chuyển nhượng QSDĐ. Có 3 yếu sản phẩm của các hộ dân còn thụ động chủ tố ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến tích yếu thông qua thương lái nên nhiều khi bị ép tụ đất đai tại địa bàn nghiên cứu là chính sách, giả do đó chưa đánh giá được giá trị của sản dịch chuyển lao động và quy định hạn điền phẩm nông nghiệp. Do vậy để việc tích tụ trong đó yếu tố chính sách có 57,47% ảnh đảm bảo tình bền vững cần phải có sự liên kết hưởng, có 4,8% trong số người được phỏng trong tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy các hộ vấn cho rằng nó không có ảnh hưởng gì và dân tích tụ đất đai thì phải có sự liên kết với 25,25% ảnh hưởng bình thường, 12,47% ảnh nhau dưới hình thức hoạt động nhóm, đặc biệt hưởng ít. Trên cơ sở nghiên cứu chúng tôi đề cần phải liên kết sản xuất với các doanh xuất thưc hiện đồng bộ các giải pháp sau: Giải nghiệp sản xuất nông nghiệp, pháp về chính sách; Giải pháp về quy hoạch 4. KẾT LUẬN sản xuất nông nghiệp; Giải pháp về tổ chức thực hiện tích tụ đất nông nghiệp; Giải pháp Tích tụ đất nông nghiệp được thực hiện tại về việc huy động vốn phục vụ tích tụ đất nông thông qua các mô hình trang trại và gia trại sản nghiệp; Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Lộc sản phẩm nông nghiệp. 72
- Tạp chí Khoa học, Tập 3, Số 1/2024 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Binswanger H.P., Deininger K. & Feder G. (1995). Power, distortions, revolt and reform in agricultural land relations. 2. Đỗ Hoài Nam, Khúc Thị Thanh Vân, Nguyễn Kim Toàn (2020), “Mô hình tích tụ, tập trung ruộng đất vùng đồng bằng sông Cửu Long: Nhìn từ sự tham gia của nông dân và ứng dụng khoa học và công nghệ”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, tập. 11, trang 50– 58, 2020. 3. Đỗ Kim Chung (2018). Tích tụ và tập trung đất đai: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 16(4): 412-424. 4. FAO (2003), The Design of Land Consolidation Pilot Projects in Central and Eastern Europe. Rome. 5. Henderson, Leonardo Corral, Eric Simning & Paul Winters (2015). Land accumulation dynamics in developing country agriculture. Journal of Development Studies. 25(6): 743-761. 6. L. N. Luong (2013), “Overview of agricultural development,” vol. In: Elizabeth Petersen. Vietnam food security policy review. ACIAR., 7. Lê Du Phong & Lê Huỳnh Mai (2017). Chính sách đất đai- Rào cản lớn cần tháo gỡ để thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển. Tạp chí Kinh tế & Phát triển. 240: 2-10. 8. M. H. Le and T. Carolyn (2023), “Vietnam’s agriculture: from local to global mindset,” VietNamNet News. Accessed: Apr. 10, 2023. [Online]. Available: https://vietnamnet.vn/en/vietnams-agriculture-from-local-to-global-mindset-798163.html 9. Nguyễn Đình Bồng & Nguyễn Thị Thu Hồng (2017). Một số vấn đề về tích tụ, tập trung đất đai trong phát triển nông nghiệp và nông thôn hiện nay. Tạp chí Cộng sản. 896: 39-44 10. Nguyễn Quang Thuấn (2017). Tích tụ, tập trung đất đai cho phát triển nông nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện mới. Tạp chí Xã hội học. 4(140): 3-15. 11. Nguyễn Tuấn Sơn, Nguyễn Anh Đức & Vũ Thị Mỹ Huệ (2019). Đẩy mạnh tích tụ đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 17(9): 687- 695. 12. S. M. Falkgård and P. K. Sky (2002) “Mediation as a Component in Land Consolidation,” presented at the Proceedings of the XXII International FIG Congress, Washington, D.C. USA, April 19-26, 2002. 13. S. Wegren and C. Elvestad (2018) “Russia’s food self-sufficiency and food security: an assessment,” Post-Communist Economies, pp. 1–23, Jun. 2018, doi: 10.1080/14631377.2018.1470854. 14. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2016), Kết quả Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2016-2017. 73
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An SUMMARY CURRENT SITUATION OF AGGREGATE LAND ACCUMULATION AND CONCENTRATION IN NGHI LOC DISTRICT, NGHE AN PROVINCE Tran Thai Yen1*, Tran Thi Van1, Nguyen Van Toan1 1 Nghe An University of Economic, *Email: tranthaiyen@naue.edu.vn The study aims to evaluate forms of land accumulation in Nghi Loc district, thereby proposing solutions to effectively implement the accumulation and concentration of agricultural land. The methods used are secondary data collection, primary data collection, point selection method, data analysis and processing method, and expert method. Research results show that 64.4% of households have accumulated agricultural land with an area of less than 0.5 hectares, 13.3% of households have accumulated land area from 0.5 hectares to 1 hectare, 14.4% of households have accumulated land area from 1 hectare to less than 2 hectares, and 7.8% of households have accumulated land area over 2 hectares. There are three factors affecting land consolidation and land accumulation: policy, labor mobility, and land limit regulations. To properly implement the accumulation and concentration of agricultural land, it is necessary to synchronously implement the following solutions: Policy solutions; solutions for agricultural production planning; solutions on organizing and implementing agricultural land accumulation; solutions for mobilizing capital to serve agricultural land accumulation; solutions for agricultural product consumption markets. Keywords: Accumulation, Concentration, Influencing factors, Solutions, Nghi Loc district 74
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn