intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hướng tới rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở

Chia sẻ: Y Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

40
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này được thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu rối nhiễu cảm xúc và cơ chế ứng phó ở học sinh trung học cơ sở” được triển khai bởi nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội với 466 học sinh Trung học cơ sở (THCS) tại Hà Nội và Hải Phòng thông qua các phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi; trắc nghiệm, thang đo và phỏng vấn sâu

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hướng tới rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0040 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2A, pp. 128-135 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG TỚI RỐI NHIỄU CẢM XÚC Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết này được thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu rối nhiễu cảm xúc và cơ chế ứng phó ở học sinh trung học cơ sở” được triển khai bởi nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội với 466 học sinh Trung học cơ sở (THCS) tại Hà Nội và Hải Phòng thông qua các phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi; trắc nghiệm, thang đo và phỏng vấn sâu. Bài viết tập trung làm rõ (1) thực trạng học sinh THCS gặp vấn đề về rối nhiễu cảm xúc và (2) ảnh hướng của các yếu tố: đặc điểm tâm lí cá nhân; việc học tập và các mối quan hệ; sự quan tâm, chia sẻ giữa cha mẹ và con cái; và ứng xử của cha mẹ khi con có dấu hiệu cảm xúc bất thường đối với rối nhiễu cảm xúc của trẻ vị thành niên. Từ khóa: Rối nhiễu cảm xúc, yếu tố ảnh hưởng rối nhiễu cảm xúc, học sinh trung học cơ sở. 1. Mở đầu Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng to lớn trong thời kì phát triển của trẻ em vì đây là thời kì chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành. Ngoài những biến đổi về mặt sinh học của tuổi dậy thì, các em cũng có những thay đổi về mặt tâm lí và sự thay đổi về các quan hệ xã hội nhằm đáp ứng những nhiệm vụ của sự phát triển. Các em gặp rất nhiều khó khăn: về học tập; về các quan hệ học đường, quan hệ xã hội; về tâm lí cá nhân mà trong đó khả năng làm chủ cảm xúc của bản thân là một khó khăn rất đặc trưng ở lứa tuổi này. Ở nước ngoài, vấn đề nghiên cứu cảm xúc ở trẻ em thanh thiếu niên đã và đang thu hút nhiều công trình nghiên cứu với quy mô khác nhau. Các nghiên cứu ở Anh năm 2000 chỉ ra tỉ lệ chung trẻ em và vị thành niên từ 4 đến 18 tuổi trong cộng đồng có rối loạn tâm thần (mental disorders) vào khoảng 15% (Meltzer, Gatward, Goodman, & Ford, 2000), ở Puerto Rico năm 2004 là 19.8 % (Canino, Shrout et al, 2004), trong khi đó, tỉ lệ trẻ từ 9 đến 17 tuổi ở Mỹ năm 2005 là 20,9% (US Census Bureau, 2005). Các nghiên cứu của Hoa Kỳ công bố năm 2013 cũng chỉ ra các rối loạn tâm thần rất phổ biến ở vị thành niên, ước tính có khoảng 20% thanh thiếu niên ở quốc gia này được chẩn đoán gặp vấn đề rối nhiễu (D. Murphey, M.Barry và B.Vaughn (2013). Ngày nhận bài: 15/1/2016. Ngày nhận đăng: 3/5/2016. Liên hệ: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, e-mail: nguyet2512@yahoo.com 128
  2. Thực trạng và một số yếu tố ảnh hướng tới rối nhiễu cảm xúc ở học sinh THCS Một số yếu tố có thể ảnh hướng đến RNXC ở trẻ đã được các nghiên cứu nước ngoài chỉ ra như: yếu tố xã hội, môi trường văn hóa và bối cảnh chính trị mà trẻ sống, gia đình, cộng đồng, quốc gia nơi đứa trẻ được sinh ra. Đó là những yếu tố được chỉ ra trong các nghiên cứu về RNCX ở trẻ VTN của Shakuntala Walker J, Melvin IK. 2010. Tại Việt Nam, nghiên cứu bước đầu tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ của học sinh khá và giỏi THCS thuộc quận nội thành Hà Nội (2002). Nhóm tác giả: BS. Nguyễn Thị Minh Huyền, Nguyễn Xuân Nguyên. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy có 18,5% học sinh được khảo sát có các vấn đề liên quan đến sức khoẻ tâm thần như ám sợ, lo hãi, nói dối, gặp khó khăn trong học tập. Đề tài Bước đầu nghiên cứu về sức khoẻ tâm thần của học sinh ở một số trường THCS tại Hà Nội do nhóm tác giả Hoàng Cẩm Tú và cs. sử dụng thang đo Child Behavior Checklist (CBCL) cho thấy có từ 15 – 25% trẻ có các biểu hiện rối loạn tâm lí ở các dạng khác nhau, từ rối loạn hành vi, rối loạn dạng ranh giới đến các rối loạn về mặt xúc cảm. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Phan Thị Mai Hương, Đào Thị Oanh về xúc cảm của HS THCS cho thấy: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát xúc cảm tiêu cực ở thiếu niên, trong đó có các đặc điểm nhân cách; hoàn cảnh hiện thực và sự ổn định tâm lí của con người (Phan Thị Mai Hương (2007), Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu tập trung tìm hiểu riêng về rối nhiễu cảm xúc ở học sinh THCS. Do vậy, từ kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu rối nhiễu cảm xúc và cơ chế ứng phó ở học sinh trung học cơ sở” do PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng và Cs. thực hiện, bài viết này chỉ ra thực trạng học sinh THCS gặp vấn đề về RNCX và một số yếu tố ảnh hưởng đến RNCX ở các em. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thông tin chung về khách thể, địa bàn và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đã được thực hiện với 466 học sinh đang theo học tại trường THCS Lê Lợi, Hà Nội và THCS Tiên Thắng, Hải Phòng. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được tiến hành là điều tra bằng bảng hỏi, sử dụng trắc nghiệm, thang đo và phỏng vấn sâu. Các số liệu nghiên cứu được xử lí bằng phần mềm SPSS 16.0. 2.2. Thực trạng RNCX ở học sinh THCS Khi bàn về RNCX, trong nghiên cứu này, RNCX được hiểu là các biểu hiện bất thường và bất ổn về phương diện cảm xúc, gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân, thường biểu hiện bằng các dấu hiệu về nhận thức, hành vi, cảm xúc và các triệu chứng về cơ thể nhưng không kèm theo các triệu chứng loạn thần. Biểu hiện của RNCX được chỉ ra thông qua ba dạng cơ bản mà nghiên cứu tập trung vào là rối loạn lo âu tổng quát (GAD), trầm cảm (DEP) và ám ảnh cưỡng bức (OCD). Kết quả nghiên cứu được trình bày và phân tích từ nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ học sinh có lo âu mức cao và rất cao là 38%. Ghi nhận được sự khác biệt có ý nghĩa giữa học sinh Hà Nội và học sinh Hải Phòng về mức độ lo âu, theo đó, tỉ lệ học sinh ở Hà Nội có biểu hiện lo âu nhiều hơn và cao hơn. Không có sự khác biệt về biểu hiện và mức độ lo âu giữa học sinh các khối lớp khác nhau. Tỉ lệ học sinh có biểu hiện trầm cảm mức độ trung bình là 5,1%, từ mức độ khá nặng đến rất nặng là 4,7%. Có sự khác biệt về biểu hiện trầm cảm giữa học sinh các khối lớp khác nhau. Cụ 129
  3. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt thể là, tỉ lệ học sinh mắc trầm cảm và mức độ biểu hiện trầm cảm tăng lên theo khối lớp, nghĩa là học sinh nhỏ hơn thì ít có biểu hiện trầm cảm hơn. Học sinh lớp 9 có số lượng mắc trầm cảm và biểu hiện trầm cảm rõ hơn học sinh các khối nhỏ hơn. Tuy nhiên, học sinh khối 6 lại có biểu hiện trầm cảm rõ hơn học sinh khối 7. Biểu hiện rối nhiễu cảm xúc chung ở học sinh như sau: 19,5% mức khá nặng, 4,6% mức nặng và 0,5% mức rất nặng. Trong đó, các triệu chứng lo âu – trầm cảm, thu mình biểu hiện rõ rệt hơn so với các triệu chứng ám ảnh cưỡng bức và than phiền cơ thể. Có sự khác biệt đáng kể giữa học sinh các khối lớp về RNCX, theo đó, xu hướng chung vẫn là học sinh lớp lớn có số lượng học sinh mắc RNCX nhiều hơn và mức độ RNCX cũng rõ rệt hơn so với học sinh lớp nhỏ trong khi học sinh khối 6 vẫn duy trì xu hướng RNCX cao hơn so với học sinh khối 7. 2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới RNCX ở học sinh THCS Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đời sống cảm xúc của học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng. Trong nghiên cứu này, một số yếu tố có ảnh hưởng lớn đến đời sống cảm xúc nói chung và rối nhiễu cảm xúc nói riêng của học sinh THCS được chỉ ra, bao gồm: - Các đặc điểm tâm lí cá nhân. - Ảnh hưởng của việc học tập và các mối quan hệ. - Ảnh hưởng của sự quan tâm, chia sẻ giữa cha mẹ và con. - Ứng xử của cha mẹ khi con có dấu hiệu cảm xúc bất thường. 2.3.1. Ảnh hưởng của các đặc điểm tâm lí cá nhân Đặc điểm tâm lí cá nhân được xem là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến rối nhiễu tâm lí nói chung và RNCX nói riêng. Phần lớn các nhà tâm lí học lâm sàng cho rằng, có những đặc điểm tâm lí cá nhân là “yếu tố bảo vệ” đối với rối nhiễu tâm lí, một số khác lại là các “yếu tố nguy cơ” làm cá nhân nhạy cảm hơn với tác nhân gây stress. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số học sinh có nhận thức tốt về nguy cơ dẫn đến rối nhiễu cảm xúc từ các đặc điểm tâm lí cá nhân. Có đến 62,4% học sinh được nghiên cứu lựa chọn phương án “tính tình thất thường, dễ thay đổi” là 1 trong những nguy cơ dẫn đến RNCX. Có thể nói, đây là một đặc điểm tâm lí đặc trưng ở lứa tuổi vị thành niên, biểu hiện ở sự thay đổi nhanh chóng và liên tục từ trạng thái cảm xúc này sang trạng thái cảm xúc kia. Nhiều khi trạng thái này đi kèm với những hành vi có tính chất thời điểm, không được dự báo trước mà thường được gọi bằng những từ như “hành vi xốc nổi, thiếu suy nghĩ”. Như vậy, trạng thái cảm xúc dễ thay đổi vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của sự thiếu/kém kiểm soát bản thân của vị thành niên. Có thể vì chính sự biểu hiện cảm xúc rõ rệt ra bên ngoài như vậy mà các em dễ nhận thấy và liên hệ đặc điểm cá nhân này với rối nhiễu cảm xúc. Theo các lí thuyết tâm lí học thì đặc điểm này ở vị thành niên đóng vai trò như một yếu tố nguy cơ (đi kèm với các nguy cơ khác) có thể dễ làm nảy sinh những cảm xúc tiêu cực ở trẻ vị thành niên. Đặc điểm tâm lí cá nhân tiếp theo mà học sinh lựa chọn là “Ưa hoạt động” (55,6%). Ưa thích hoạt động và tăng hoạt động cũng là một đặc điểm nổi bật của lứa tuổi vị thành niên do cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh của các em đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ và giải phóng ra rất nhiều năng lượng. Ngoài tác dụng mang lại cho các em sự hứng khởi, sáng khoái, hoạt động còn là phương thức kết nối các em với nhóm bạn, với những người xung quanh. Khi đó, không những căng thẳng trong cuộc sống được giải tỏa, tâm trạng được nâng lên mà liên hệ xã hội của các em được thường xuyên, liên tục và bền chặt. Vậy thì khó có thể nói “ưa hoạt động” là một đặc điểm 130
  4. Thực trạng và một số yếu tố ảnh hướng tới rối nhiễu cảm xúc ở học sinh THCS tâm lí cá nhân dễ dẫn đến rối nhiễu tâm lí. Để làm rõ lí do nào đằng sau sự lựa chọn này của các em cần có chia sẻ cụ thể hơn từ chính các em. Các lí do mà các em đưa ra có thể khái quát thành 3 nhóm như sau: a) có thể gặp nhiều rủi ro; b) nảy sinh mâu thuẫn với người khác; c) tiêu hao nhiều năng lượng, mệt mỏi. “Ưa thích hoạt động là tốt vì có thể giải tỏa được những căng thẳng trong học tập nhưng hoạt động nhiều thì mình cũng tiếp xúc với nhiều người và nảy sinh nhiều mâu thuẫn với họ” (T.T.H, học sinh Hà Nội). Có thể những tâm sự trên đây của một học sinh là trải nghiệm cá nhân của em nhưng với tỉ lệ chọn lựa phương án này 55,6% cho thấy đây không phải là hiện tượng cá biệt. Như vậy, đặc điểm nhận thức này của học sinh cần phải được nghiên cứu sâu hơn và có những hỗ trợ tâm lí phù hợp cho các em lứa tuổi vị thành niên. Những đặc điểm tiếp theo đều có khoảng một nửa số học sinh cho là dễ dẫn đến rối nhiễu cảm xúc: “Ít tâm sự với người khác” (51,4%), “Đa nghi” (51,1%), “Kém tự tin, nhút nhát” (50%). Ba đặc điểm này thực sự là những đặc điểm cá nhân tiềm ẩn được các nhà tâm lí học cho là “yếu tố nguy cơ” đối với rối nhiễu cảm xúc. Những người không có thói quen chia sẻ với người khác thường có xu hướng dồn nén cảm xúc bên trong. Những người tự ti, đánh giá thấp bản thân có xu hướng ít giao tiếp nên khó thiết lập các quan hệ xã hội và có ít các liên hệ xã hội mà thiếu hụt liên hệ xã hội là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm (Levinsohn & Cs, 1979). Tính đa nghi biểu hiện là cá nhân có xu hướng ít tin tưởng vào bất kì một điều gì trong thế giới bên ngoài từ các sự vật, hiện tượng đến những người xung quanh. Thậm chí, có trường hợp cá nhân còn nghi ngờ chính bản thân mình nữa. Nếu đặc điểm nhân cách này vượt qua ranh giới sẽ trở thành một dạng rối loạn tâm thần được gọi là nghi bệnh. Còn trong cuộc sống bình thường, một người đa nghi, thiếu sự tin tưởng vào mọi sự vật, vào người khác và bản thân mình sẽ dễ bị stress, mệt mỏi và cảm thấy bất an. Như vậy, sự lựa chọn và đánh giá của học sinh về ảnh hưởng của ba đặc điểm này tới đời sống cảm xúc của con người là rất chính xác. Có thể tổng hợp lại kết quả lựa chọn 5 đặc điểm tâm lí dễ dẫn đến rối nhiễu cảm xúc nhất theo đánh giá của học sinh bằng biểu đồ sau đây. Biểu đồ 1. Đánh giá của học sinh về các đặc điểm tâm lí dễ dẫn đến RNCX Như vậy, nhìn chung, học sinh THCS có nhận thức tương đối tốt về các đặc điểm nhân cách dễ dẫn đến rối nhiễu cảm xúc. Tuy nhiên, còn có khoảng hơn một phần ba, thậm chí ở một số đặc điểm có gần một nửa số học sinh nhận thức chưa chính xác và đầy đủ về các đặc điểm tâm lí cá nhân dễ dẫn đến rối nhiễu cảm xúc. Trong nhận thức của học sinh cũng biểu hiện một số mâu 131
  5. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt thuẫn, nhầm lẫn. 2.3.2. Ảnh hưởng của việc học tập và các mối quan hệ Đối với học sinh THCS, môi trường gần gũi của các em vẫn chủ yếu xoay quanh các mối quan hệ gia đình, bạn bè, thầy/cô giáo, việc học tập. Để trả lời cho câu hỏi: điều gì trong cuộc sống của học sinh THCS ảnh hưởng nhiều nhất và ảnh hưởng ở mức độ nào đến đời sống cảm xúc của các em, dễ làm xuất hiện ở các em cảm xúc tiêu cực, nghiên cứu đã thực hiện lấy ý kiến các em với câu hỏi: “Xin em cho biết, các yếu tố sau đây ảnh hưởng ở mức độ nào đến cảm xúc tiêu cực của em?”. Kết quả thu được thể hiện như sau: Theo đánh giá của các em, các vấn đề trong học tập có ảnh hưởng lớn nhất đến cảm xúc tiêu cực của các em. Có 39,5% học sinh cho rằng “khó khăn/ thất bại trong học tập” và 39,8% cho là “áp lực học tập” rất ảnh hưởng đến cảm xúc của các em. Như vậy, áp lực học tập đúng là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến RNCX ở học sinh. Các yếu tố ảnh hưởng tiếp theo là: quan hệ với cha mẹ, đặc điểm tâm lí cá nhân, và quan hệ với bạn bè (đều có ĐTB là 1,9 – mức ít ảnh hưởng). Ở tất cả các yếu tố còn lại như quan hệ với anh/ chị/ em, quan hệ với những người khác trong gia đình, quan hệ với bạn cùng giới và quan hệ với bạn khác giới cũng chỉ nằm trong ranh giới của mức độ ít ảnh hưởng mà thôi. Tuy vậy, kết quả kiểm định One Sample test cho biết có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai yếu tố là khó khăn trong học tập và áp lực học tập so với các yếu tố còn lại. Điều này có nghĩa là, theo đánh giá của các em thì khó khăn trong học tập và áp lực học tập ảnh hưởng hơn đến RNCX so với các yếu tố còn lại. Tương tự như vậy, kết quả kiểm định cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa quan hệ với bạn bè, quan hệ với cha mẹ và đặc điểm tâm lí cá nhân (ĐTB đều là 1,9) và các yếu tố còn lại. Có thể khẳng định, 5 yếu tố có ĐTB cao nhất theo đánh giá của học sinh, có ảnh hưởng mạnh hơn đến RNCX của các em so với các yếu tố khác như quan hệ với anh/ chị em, quan hệ với người thân khác trong gia đình, quan hệ với thầy/ cô giáo,... Như vậy, theo đánh giá của học sinh, mặc dù có yếu tố ảnh hưởng mạnh hơn, có yếu tố ảnh hưởng nhẹ hơn nhưng đều ở mức độ trung bình. Không có yếu tố nào trong các yếu tố nói trên được đa số các em cho là rất ảnh hưởng đến đời sống cảm xúc của mình. 2.3.3. Ảnh hưởng của sự quan tâm, chia sẻ giữa cha mẹ và con Mối quan hệ giữa cha mẹ và con nói chung có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống cảm xúc của thiếu niên. Ở lứa tuổi này, các mối quan hệ xã hội mở rộng hơn, các em tiếp xúc với bên ngoài nhiều hơn, do đó sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan tác động đáng kể đến tâm tư tình cảm của các em. Cũng chính vì vậy, thiếu niên cần một điểm tựa vững chắc để các em không lạc lối trong một thế giới vô vàn những giá trị và phản giá trị, nhiều điều đúng đắn nhưng cũng đầy rẫy cám dỗ, nhiều niềm vui nhưng cũng không ít các tác nhân gây stress. Một trong những việc làm kết nối cha mẹ và con cái, đó là sự quan tâm, chia sẻ, tâm sự hàng ngày giữa hai bên. Vậy, thực trạng việc dành thời gian trò chuyện với nhau của cha mẹ và con cái trong gia đình như thế nào? Kết quả nghiên cứu cho thấy có 25,6% học sinh cho rằng cha mẹ và các em trao đổi, chia sẻ, tâm sự với nhau hàng ngày. Tỉ lệ các em lựa chọn các phương án “thỉnh thoảng” và “ít khi” trò chuyện gần như nhau, lần lượt là: 24,7% và 22,4%. Đây là tỉ lệ khá lớn. Đáng chú ý là rất nhiều 1 học sinh cho rằng cha mẹ và các em ít khi trò chuyện, chia sẻ với nhau (gần toàn bộ học sinh 4 tham gia nghiên cứu). Ngược lại, chỉ có 2,7% phụ huynh tham gia nghiên cứu cho là bản thân ít khi trò chuyện với con cái. Đặc biệt hơn nữa, có đến 13,5% học sinh cho biết giữa các em và cha mẹ không bao giờ trò chuyện với nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có một số ít các em có cha 132
  6. Thực trạng và một số yếu tố ảnh hướng tới rối nhiễu cảm xúc ở học sinh THCS mẹ li hôn và các em không sống cùng với cha hoặc mẹ mà sống với ông/ bà hay họ hàng. Tuy vậy, số lượng các em có hoàn cảnh như vậy không nhiều. Đa số các em còn lại vẫn sống cùng cha mẹ nhưng có nhiều lí do khác nhau làm cho các em hoặc thật sự không giao tiếp với cha mẹ hoặc cảm thấy không thật sự giao tiếp với cha mẹ. Sau đây là một số lí do mà các em đưa ra: - Cha mẹ đi làm từ sáng sớm và về muộn nên con hoặc chưa dậy hoặc đã ngủ rồi. Hầu như cha mẹ và con không gặp nhau. - Cha mẹ có hỏi nhưng con không muốn nói chuyện với cha mẹ. - Con có hỏi chuyện nhưng cha mẹ bận việc, không có thời gian nói chuyện nên chỉ “có” hoặc “không”. - Cha mẹ có nói cũng như không bởi chỉ có quát mắng chứ không phải nói chuyện giữa hai bên. - Cha mẹ và con có mâu thuẫn nên không nói chuyện gì với nhau. Theo các nhà tâm lí học, giao tiếp giữa cha mẹ và con cái ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lí, nhân cách của con cái ở bất kì độ tuổi nào. Đối với thiếu niên, khi nhu cầu giao tiếp của các em đối với bạn tăng lên và đối với cha mẹ có phần giảm đi thì vai trò chủ động giao tiếp của cha mẹ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thông qua quá trình giao tiếp này các em không chỉ được định hướng về lối sống, về hành vi, về học tập, mà còn được chia sẻ những cảm xúc thầm kín, riêng tư của tuổi mới lớn. Vậy, những dấu hiệu nào cho thấy giao tiếp giữa cha và con cái có thể chưa đáp ứng được nhu cầu giao tiếp của thiếu niên và không đảm bảo được ý nghĩa tích cực đối với đời sống tâm lí của các em? Sau đây là một vài dấu hiệu đó: - Giữa cha mẹ và con cái chỉ có sự trao đổi thông tin đơn thuần mà không có giao tiếp tâm lí (chia sẻ cảm xúc, cho và nhận sự thấu hiểu, thông cảm). - Thời gian giao tiếp quá ít. - Chủ đề giao tiếp giữa cha mẹ và thiếu niên đơn điệu, không gây được hứng thú ở các em các em để tâm sự, chia sẻ với cha mẹ. - Chất lượng giao tiếp không đảm bảo (không đáp ứng được sự mong đợi của cả hai bên). Thiếu hụt giao tiếp với cha mẹ, thiếu niên có thể tìm đến những đối tượng khác để thỏa mãn nhu cầu này. Những đối tượng khác có thể tốt, có thể xấu. Đối với một số trẻ em may mắn thì người thay thế vai trò của cha mẹ là những bậc đàn anh, đàn chị có kinh nghiệm sống nhiều hơn hoặc các thầy/cô giáo, họ hàng. Nhưng đối với một số em không may khác sẽ gặp những đối tượng xấu. Thậm chí, đối với nhiều em sự thay thế đó không phải là con người thật mà là một đối tượng ảo nào đó trên mạng, là game online. Vì vậy, tất cả những dấu hiệu thiếu hụt giao tiếp nêu trên đều có thể là nguy cơ đối với sự phát triển tâm lí lành mạnh ở thiếu niên. 2.3.4. Ứng xử của cha mẹ khi con có dấu hiệu cảm xúc bất thường Ứng xử của cha mẹ Nhiều nghiên cứu cho rằng ứng xử của cha mẹ đối với con cái có ảnh hưởng lớn đến cách thức ứng phó của con đối với RNCX. Con cái có xu hướng bắt chước phản ứng của cha mẹ trong các tình huống có sự đe dọa từ bên ngoài gây ra những trạng thái cảm xúc như stress, lo âu, lo hãi, những cơn hoảng sợ. Hơn nữa, nếu cha mẹ có kiến thức và kĩ năng ứng phó tốt với RNCX thì có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm các biểu hiện RNCX ở con cái. Nhìn chung, cha mẹ có cách ứng xử tương đối hiệu quả đối với các vấn đề cảm xúc của con mình (TBC = 1,84). Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các cách ứng xử khác nhau. Cách thức phổ biến là cha mẹ thực hiện các hành vi khác nhau, trong đó 53,7% cha mẹ thường xuyên động viên, 133
  7. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt khích lệ (ĐTB = 2,5), 47% cha mẹ hỏi han/chia sẻ với con để tìm hiểu nguyên nhân (ĐTB = 2,4); 45% cha mẹ chăm sóc hơn đến việc ăn/ngủ của con (ĐTB = 2,4), liên lạc/gặp gỡ giáo viên của con để tìm hiểu (ĐTB = 2,4). Đây cũng là những cách thức dễ làm nhất và có thể thực hiện ngay lập tức nên được cha mẹ sử dụng thường xuyên nhất. Trong nhiều trường hợp thì động viên và hỏi han/chia sẻ tâm tư với con là những cách thức hiệu quả bởi trẻ sẽ cảm nhận được sự quan tâm và tình yêu thương mà cha mẹ dành cho mình. Những cách thức ứng xử được thực hiện ở mức độ tương đối thường xuyên là cho con hoặc đưa con đi chơi ở ngoài (ĐTB = 2,3), động viên con tham gia các hoạt động thể thao (ĐTB = 2,2), động viên con tham gia các hoạt động tình nguyện (ĐTB = 2,0). Kết quả nghiên cứu ở phần 3.2 cho thấy áp lực học tập là yếu tố được cha mẹ đánh giá là ảnh hưởng lớn nhất đến RNCX của học sinh nhưng ở đây, giảm tải việc học cho con lại không phải là việc làm ưu tiên của cha mẹ (ĐTB = 1,9). Những hành vi ứng xử khác cũng được thực hiện ở mức độ tương đối thường xuyên là hỏi thông tin qua bạn bè của con (ĐTB = 2,1), tìm hiểu qua báo chí, internet về những biểu hiện bất thường của con (ĐTB = 1,7); cho con đi khám ở bệnh viện (ĐTB = 1,7). Những cách thức ứng xử ít hiệu quả hơn, thậm chí là không đúng nếu xét từ góc độ phòng ngừa và làm giảm đi biểu hiện RNCX của con thì cũng ít được sử dụng hơn (chờ đợi con tự chia sẻ, không làm gì cả vì nghĩ mọi chuyện sẽ qua, đi cúng bái/xem bói, không làm gì cả vì đó là biểu hiện bình thường của lứa tuổi,...). Đáng tiếc rằng, trong những cách thức mà cha mẹ không lựa chọn có cả việc tìm đến các chuyên gia tư vấn tâm lí để được hỗ trợ. Điều này cũng phản ánh một thực tế là ở nước ta, ngay cả ở những thành phố lớn như Hà Nội và Hải Phòng thì dịch vụ hỗ trợ tâm lí chưa được phổ biến. Như vậy, phần lớn cha mẹ đã ứng xử theo những cách thức khả thi, dễ thực hiện, không cần nhiều thời gian và khá hiệu quả để tìm hiểu vấn đề của con và hỗ trợ con. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có khoảng từ 30% - 50% số cha mẹ được hỏi đã thường xuyên ứng xử theo những cách thức này mà thôi. Kết quả nghiên cứu cũng cho biết, có sự khác biệt có ý nghĩa giữa trình độ học vấn của cha mẹ và cách ứng xử khi con có cảm xúc bất thường. Theo đó, cha mẹ có trình độ học vấn đại học và trên đại học có cách thức ứng xử với các vấn đề cảm xúc của con hiệu quả hơn so với cha mẹ có trình độ học vấn trung học cơ sở và trung học phổ thông (Sig = 0,000 < p = 0,05). Không ghi nhận được sự khác biệt có ý nghĩa trong ứng xử với biểu hiện RNCX của con xét về giới tính và nghề nghiệp của cha mẹ. Hành vi tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội của cha mẹ Trong thực tế, để phòng ngừa và hỗ trợ hiệu quả những vấn đề cảm xúc của con thì nhiều khi cha mẹ rất cần đến sự trợ giúp của những người xung quanh. Vậy, cha mẹ thường tìm đến với ai và tìm đến đâu khi cần giúp đỡ? Nhìn chung, tìm đến sự hỗ trợ từ những người khác để giải quyết vấn đề cảm xúc của con được cha mẹ thực hiện tương đối thường xuyên. Trong đó, người thân trong gia đình và giáo viên của con là những đối tượng được tìm đến trước tiên với tỉ lệ lựa chọn thường xuyên lần lượt là 64,4% và 63,8% (ĐTB = 2,6). Có 50,3% cha mẹ tiếp cận với trường học của con, cụ thể là các giáo viên bộ môn và ban giám hiệu. Ở mức độ ít thường xuyên hơn là các đối tượng khác như bạn bè của con (ĐTB = 2,2), bạn bè của mình (ĐTB = 1,8), bệnh viện (ĐTB = 1,8) và cuối cùng là các trung tâm tư vấn tâm lí (ĐTB = 1,7). Các đối tượng và địa chỉ khác phụ huynh có tìm đến nhưng ở mức độ ít khi là: hàng xóm, cán bộ dân phố và người quen. 134
  8. Thực trạng và một số yếu tố ảnh hướng tới rối nhiễu cảm xúc ở học sinh THCS 3. Kết luận Với các kết quả nghiên cứu đã được chỉ ra, có thể thấy: có một tỉ lệ đáng kể học sinh THCS gặp các vấn đề liên quan tới RNCX, trong đó đáng kể nhất là tỉ lệ học sinh gặp phải vấn đề về rối nhiễu lo âu. Các yếu tố: đặc điểm tâm lí cá nhân; việc học tập và các mối quan hệ; sự quan tâm, chia sẻ giữa cha mẹ với con, và ưng xử của cha mẹ khi con có dấu hiệu cảm xúc bất thường có ảnh hưởng tới RNCX ở học sinh THCS. Những kết quả nghiên cứu này chính là cơ sở có giá trị để gợi mở cho việc thiết kế các chương trình đào tạo nâng cao nhận thức về RNCX cho học sinh và các nhóm đối tượng khác có liên quan như cha mẹ, giáo viên trong việc giúp học sinh phòng ngừa, phát hiện sớm và can thiệp các vấn đề về RNCX. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Minh Hằng, 2013. Nghiên cứu rối nhiễu cảm xúc và cơ chế ứng phó ở học sinh trung học cơ sở. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. [2] Đào Thị Oanh, 2008. Nhà trường hiện đại cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục xúc cảm cho học sinh. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 42, tháng 3, tr.19-25. [3] Beck, A.T., 1972. Depression: Causes and treatment. Philadelphia, PA: University of Pennsylvania Press. [4] Beck, A.T., Emery, G., & Greenberg, R.L., 2005. Anxiety disorders and phobias: A cognitive perspective. New York, NY: Basic Books. [5] Ellis, A. & Abrams, M., 2008. Presented a completed Rational Emotive theory of personality. Personality Theories: Critical Perspectives. Thousand Oaks, Ca.:Sage Publications. [6] Lewinsohn, P.M., Youngren, M.A., & Grosscup, S.J., 1979. Reinforcement and depression. In R. A. Dupue (Ed.), The psychobiology of depressive disorders: Implications for the effects of stress. New York: Academic Press. ABSTRACT Factors that cause emotional disorders in secondary school students This article is based on the findings of research entitled: ‘Research on emotional disorders and coping mechanisms in secondary school students" implemented by a research team from the University of Social Sciences Social and Humanities at Hanoi National University. Information was obtained from 466 secondary students in Hanoi and Hai Phong by administering a survey, a test and in-depth interviews. This paper focuses on: (1) the status of secondary school students who are experiencing emotional disorders and (2) the impact of the following factors: individual psychological characteristics, learning and relationships, interests shared between parents and children, and the behavior of parents when children show signs of emotional unusual for emotional disorders. Keywords: Emotional disorders, factors affecting emotional disorders, secondary school students. 135
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2