TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
<br />
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN<br />
VỆ SINH NGUỒN NƢỚC VÀ NHÀ TIÊU HỘ GIA ĐÌNH<br />
TẠI TÂY NGUYÊN NĂM 2013<br />
Nguyễn h Bích Hảo*; Nguyễn h<br />
<br />
h nh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Muc tiêu: nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến vệ sinh nguồn nước và nhà<br />
tiêu hộ gia đình (HGĐ) tại Tây Nguyên. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang<br />
2.013 HGĐ của 5 xã thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên về vệ sinh nguồn nước và nhà tiêu. Kết quả và<br />
kết luận:<br />
- Nguồn nước sinh hoạt chính của các HGĐ tại Tây Nguyên là nước giếng khơi (85,3%).<br />
Không có HGĐ nào sử dụng nguồn nước sinh hoạt chính là nước mưa hoặc nước máng lần.<br />
Nguồn nước sinh hoạt được các HGĐ bổ sung khi thiếu nước là: nước mưa (47,4%) và giếng<br />
khoan (15,8%). 93,4% HGĐ có đủ nước sử dụng. 82% HGĐ đang sử dụng nguồn nước hợp vệ<br />
sinh. Nguy cơ bị ô nhiễm khác nhau tùy theo từng loại nguồn nước: với nước giếng khoan là<br />
45,5%; nước giếng khơi 14,0%; nước mưa 21,2%; nước máng lần 8,8% và nước bề mặt 3,0%.<br />
- Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu 82%, trong đó tỷ lệ nhà tiêu tự hoại 40%; tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh<br />
đạt 84%.<br />
- Một số yếu tố liên quan đến thực hành vệ sinh nguồn nước sạch và bảo đảm nhà tiêu hợp<br />
vệ sinh tại các HGĐ Tây Nguyên là trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và tình trạng chăn nuôi<br />
gia súc, gia cầm tại hộ gia đình.<br />
* Từ khoá: Nguồn nước; Vệ sinh nguồn nước; Nhà tiêu; Tây Nguyên.<br />
<br />
Current Situation and Factors Related to Sanitation of Water Source<br />
and Household Latrine in Taynguyen in 2013<br />
Summary<br />
Objectives: To study situation and factors related to sanitation of water source and household<br />
latrine in Taynguyen. Subjects and methods: The cross-sectional descriptive study was conducted<br />
on 2,013 households in 5 communes of 5 Taynguyen provinces on water source and latrine<br />
sanitation. Results and conclusion:<br />
- The major running water source of households in Taynguyen is from deep wells, which is<br />
commonly used by 85.3% of households. Other additional water sources include: rain-water<br />
(47.4%) and borehole water (15.8%). More than 93% of households have enough water for<br />
usage. 82% of households have access to sanitary water. The risk of water contamination<br />
varies across water sources: borehole water (45.5%), deep-well water (14.0%), rain-water<br />
(21.2%), gravity flow (8.8%) and surface water (3.0%).<br />
* Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Th Th nh (ntthinhhd@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 28/11/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/01/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 28/01/2016<br />
<br />
28<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
- The ratio of households using latrines is 82%, of which flush toilets account for 40%. Sanitary<br />
latrines comprise 84%.<br />
- Some factors related to the practice of water source and latrine sanitation at households in<br />
Taynguyen are educational levels, economic conditions, livestock and poultry breeding in the<br />
households.<br />
* Key words: Water resource; Santination of water source; Latrine; Taynguyen.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nước sạch và vệ sinh môi trường là<br />
nhu cầu cơ bản, thiết yếu trong đời sống<br />
hàng ngày của con người, là vấn đề thời<br />
sự, cấp thiết được quan tâm trên phạm vi<br />
toàn cầu.<br />
Những năm gần đây, quá trình đô thị<br />
hóa, sự gia tăng dân số, vấn đề nước<br />
sạch và vệ sinh môi trường là vấn đề cần<br />
được giải quyết một cách cơ bản, toàn<br />
diện. Tại nông thôn, các công trình vệ sinh,<br />
cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm làm<br />
tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Việc<br />
sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không<br />
đảm bảo vệ sinh là một yếu tố nguy cơ<br />
ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.<br />
Tây Nguyên là vùng cao nguyên có<br />
đặc điểm về tự nhiên rất đặc thù. Khí hậu<br />
Tây Nguyên chia ra hai mùa rõ rệt: mùa<br />
mưa và mùa khô, mùa khô gây thiếu nước<br />
trầm trọng. Tình trạng khan hiếm nước<br />
phục vụ đời sống sinh hoạt vào mùa khô<br />
hàng năm đang là nỗi lo của hàng triệu hộ<br />
đồng bào khu vực Tây Nguyên.<br />
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố<br />
liên quan đến nguồn nước sinh hoạt và<br />
nhà tiêu HGĐ khu vực Tây Nguyên đặc<br />
biệt cần thiết, góp phần bảo vệ sức khỏe<br />
cộng đồng.<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
- 2.013 HGĐ ở 5 xã thuộc 5 tỉnh Tây<br />
Nguyên: Đạ Mri (Lâm Đồng), Cư Nê (Đắk<br />
Lắk); K’Dang (Gia Lai), Ngọc Linh (Kon Tum)<br />
và Đắk D’rông (Đắk Nông).<br />
- Các loại nguồn nước đang được sử<br />
dụng phục vụ ăn uống và sinh hoạt, các<br />
nhà tiêu tại HGĐ.<br />
Đề tài nghiên cứu được thực hiện<br />
từ tháng 6 đến tháng 12 - 2013 tại 5 tỉnh<br />
Tây Nguyên.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.<br />
* Cỡ mẫu và chọn mẫu: tính theo công<br />
thức tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu<br />
mô tả để xác định tỷ lệ tính cho một xã<br />
nghiên cứu. Chọn mẫu theo phương<br />
pháp kết hợp chọn chủ đích với chọn<br />
ngẫu nhiên hệ thống (chủ đích chọn 5 xã<br />
thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên, chọn ngẫu<br />
nhiên hệ thống với các HGĐ trong xã<br />
được chọn).<br />
* Phương pháp và kỹ thuật thu thập<br />
thông tin: phỏng vấn trực tiếp chủ HGĐ<br />
bằng bộ phiếu đã chuẩn bị sẵn, có thử<br />
nghiệm và chỉnh sửa trước khi điều tra,<br />
29<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
<br />
kết hợp với quan sát trực tiếp và sử dụng<br />
<br />
Đa số các HGĐ sử dụng nước giếng<br />
<br />
các bảng kiểm đánh giá nguồn nước và<br />
<br />
khơi là nguồn chính (85,3%). Một số nghiên<br />
<br />
nhà tiêu tại HGĐ.<br />
<br />
cứu cho thấy tỷ lệ người dân sử dụng<br />
<br />
* Tiêu chuẩn đánh giá: theo tiêu chuẩn<br />
vệ sinh nước sạch của Bộ Y tế (Quyết<br />
định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005)<br />
và Quy định Kỹ thuật Quốc gia về nhà tiêu điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh (Thông tư<br />
số 27/2011/TT-BYT ngày 24/6/2011).<br />
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Epi,info<br />
6.04.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Thực tr ng vệ sinh nguồn nƣớc<br />
HGĐ.<br />
Đánh giá cơ cấu nguồn nước để đánh<br />
giá độ bao phủ nước sạch là việc làm cần<br />
thiết và thường xuyên, vì nó là cơ sở để<br />
các nhà quản lý lập kế hoạch cung cấp<br />
nước sạch tới từng vùng, từng địa phương<br />
được hợp lý.<br />
<br />
nước giếng khơi dao động từ 36,6 - 78,7%,<br />
thấp hơn kết quả của chúng tôi. Có thể do<br />
địa bàn nghiên cứu khác nhau, đặc điểm<br />
địa lý khác nhau.<br />
* Các loại nguồn nước sinh hoạt bổ<br />
sung của HGĐ (n = 627):<br />
Nước mưa: 297 HGĐ (47,3%); nước<br />
giếng khơi: 132 HGĐ (21,0%); nước giếng<br />
khoan: 99 HGĐ (15,8%); nước máy:<br />
33 HGĐ (5,3%); nước máng lần: 33 HGĐ<br />
(5,3%); nước bề mặt: 33 HGĐ (5,3%).<br />
Nguồn nước sinh hoạt được các HGĐ<br />
bổ sung khi thiếu nước là nước mưa, sau<br />
đó đến nước giếng khơi, giếng khoan,<br />
một số ít sử dụng nước máy, nước bề<br />
mặt và nước máng lần.<br />
* Tự đánh giá của HGĐ về mức độ đ y<br />
đủ nước sinh hoạt (n = 2.013):<br />
Sử dụng thoải mái: 726 HGĐ (36,1%);<br />
đủ dùng: 1.155 HGĐ (57,3%); thiếu: 132<br />
HGĐ (6,6%). Đa số HGĐ cho rằng về số<br />
lượng nước đủ dùng (93,4%). Kết quả<br />
nghiên cứu của Đặng Thanh Huyền có tới<br />
79,2% HGĐ đủ nước dùng.<br />
* Đánh giá của chủ HGĐ về chất lượng<br />
nguồn nước (n = 2.013):<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tỷ lệ các loại nguồn nước<br />
sinh hoạt chính của HGĐ (n = 2.013).<br />
30<br />
<br />
Hợp vệ sinh: 1.650 HGĐ (82,0%); không<br />
hợp vệ sinh: 165 HGĐ (8,2%); không biết/<br />
không trả lời: 198 HGĐ (9,8%). Kết quả<br />
nghiên cứu của Đặng Thanh Huyền là<br />
63,2%, của Trần Quốc Hùng 45,2% [5].<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
<br />
Bảng 1: Đánh giá chung vệ sinh nguồn nước.<br />
Giếng khơi<br />
(n = 1.716)<br />
<br />
Giếng khoan<br />
(n = 66)<br />
<br />
Nước mưa<br />
(n = 297)<br />
<br />
Nước máng<br />
lần (n = 34)<br />
<br />
Nước bề<br />
mặt (n = 33)<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nguy cơ rất cao<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Nguy cơ cao<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
4<br />
<br />
1,33<br />
<br />
1<br />
<br />
2,9<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
240<br />
<br />
14,0<br />
<br />
30<br />
<br />
45,5<br />
<br />
59<br />
<br />
19,9<br />
<br />
2<br />
<br />
5,9<br />
<br />
1<br />
<br />
3,0<br />
<br />
Nguy cơ thấp<br />
<br />
1.476<br />
<br />
86,0<br />
<br />
36<br />
<br />
54,5<br />
<br />
234<br />
<br />
78,8<br />
<br />
31<br />
<br />
91,2<br />
<br />
32<br />
<br />
97,0<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
1.716<br />
<br />
Nguy cơ trung bình<br />
<br />
66<br />
<br />
297<br />
<br />
34<br />
<br />
33<br />
<br />
Đa số nước nguồn nước đều có nguy cơ ô nhiễm mức trung bình và thấp. Nguy cơ<br />
bị ô nhiễm khác nhau tùy theo từng loại nguồn nước: nguy cơ cao và trung bình ở<br />
nước mưa là 21,2%; nước máng lần 8,8%. Nguy cơ trung bình nước giếng khoan là<br />
45,5%, giếng khơi 14,0% và nước bề mặt 3,0%.<br />
Có nhiều nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt: có thể do khoảng cách xây<br />
dựng nhà tiêu và cách giếng gần nhau (< 10 m) hoặc nhà tiêu cao hơn giếng hoặc có<br />
nguồn ô nhiễm khác cách giếng không xa (< 10 m) hoặc bán kính sân giếng < 1 m và<br />
thiếu hàng rào chắn xung quanh bơm nên tạo điều kiện gia súc vào.<br />
* Thực trạng vệ sinh nhà tiêu HGĐ:<br />
Không có<br />
nhà tiêu<br />
18,0%<br />
<br />
Có nhà tiêu<br />
82,0%<br />
<br />
Biểu đồ 3: Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu ở 5 xã nghiên cứu (n = 2.013).<br />
Trong tổng số 2.013 HGĐ được điều tra, tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu là 1.650 (82,0%),<br />
vẫn còn 363 HGĐ (18,0%) không có nhà tiêu.<br />
Đến nay đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, theo kết quả nghiên cứu tại 12 huyện<br />
các tỉnh phía Bắc của Nguyễn Huy Nga, Lê Thị Tuyết: tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu là 89,2% [1];<br />
của Dương Chí Nam tại Hà Tĩnh 93,3%. Các nghiên cứu trên đều có kết quả cao<br />
hơn nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên, kết quả của Đặng Thanh Huyền là 57,7%,<br />
Trần Quốc Hùng 25% lại thấp hơn [4], điều này có thể do các nghiên cứu được thực<br />
hiện trên những địa bàn, thời điểm, điều kiện kinh tế khác nhau.<br />
31<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016<br />
<br />
Tình trạng nhà tiêu HGĐ của một số<br />
dân tộc thiểu số ở các vùng miền khác<br />
nhau, dân tộc khác nhau cũng rất khác<br />
nhau. Theo Nguyễn Huy Nga và Đào Huy<br />
Khuê (2006), HGĐ dân tộc sống ở vùng<br />
thấp và có điều kiện kinh tế phát triển hơn<br />
thì tỷ lệ có nhà tiêu cao hơn (74,5 - 93%).<br />
Những dân tộc cư trú ở vùng cao ở miền<br />
núi phía Bắc và Tây Nguyên có trình độ<br />
phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế, tỷ lệ<br />
HGĐ không có nhà tiêu chiếm tỷ lệ khá<br />
cao (H’Mông 75,9%, M’Nông 58,9%, Dao<br />
49,6%, Thái 21,5%.<br />
<br />
41,7% nhà tiêu tự hoại đạt tiêu chuẩn<br />
hợp vệ sinh về xây dựng. Tỷ lệ đạt tiêu<br />
chuẩn hợp vệ sinh về sử dụng và bảo<br />
quản thấp hơn (17,4%).<br />
<br />
* Tỷ lệ các loại nhà tiêu (n = 1.650):<br />
Tự hoại: 660 nhà tiêu (40,0%); nhà<br />
tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ: 66 nhà tiêu<br />
(4,0%); nhà tiêu chìm có ống thông hơi:<br />
363 nhà tiêu (22,0%); thấm dội nước:<br />
297 nhà tiêu (18,0%); biogas: 0 nhà tiêu;<br />
một ngăn: 132 nhà tiêu (8,0%); khác:<br />
132 nhà tiêu (8,0%). Kết quả nghiên cứu<br />
của chúng tôi cho thấy đã có nhiều HGĐ<br />
sử dụng nhà tiêu tự hoại (40%), đây là<br />
một trong những loại nhà tiêu đảm bảo<br />
tiêu chuẩn và thuận tiện cho việc đi ngoài,<br />
cần khuyến khích để nâng cao hơn nữa<br />
số hộ sử dụng loại hình nhà tiêu này.<br />
<br />
Biểu đồ 5: Tỷ lệ chung các loại nhà tiêu<br />
đạt tiêu chuẩn vệ sinh (n = 1.386).<br />
Có 23,6% nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ<br />
sinh về xây dựng, tỷ lệ đạt tiêu chuẩn về<br />
sử dụng và bảo quản rất thấp (10,2%).<br />
Về tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu hợp vệ sinh:<br />
theo Thông tư số 27/2011/TT-BYT của<br />
Bộ Y tế có 4 loại nhà tiêu hợp vệ sinh là<br />
nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu khô chìm, nhà<br />
tiêu khô nổi và nhà tiêu thấm dội nước.<br />
Kết quả của chúng tôi, 84% HGĐ có nhà<br />
tiêu thuộc loại hình hợp vệ sinh.<br />
Do đặc điểm địa lý, điều kiện kinh tế,<br />
dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao (90,2%),<br />
trình độ dân trí thấp, hầu hết kinh tế gia<br />
đình ở mức nghèo, điều này ảnh hưởng<br />
đến việc sử dụng loại hình nhà tiêu hợp<br />
vệ sinh.<br />
<br />
Biểu đồ 4: Tỷ lệ nhà tiêu tự hoại đạt các<br />
tiêu chuẩn vệ sinh (n = 660).<br />
32<br />
<br />
Một nhà tiêu được đánh giá hợp vệ<br />
sinh khi nó phải đạt các tiêu chuẩn về xây<br />
dựng, sử dụng và bảo quản. Tiêu chí xây<br />
dựng liên quan đến kỹ thuật và chất<br />
lượng, còn sử dụng và bảo quản liên<br />
<br />