intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng viết luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính Nhà nước. Các đề xuất cải tiến

Chia sẻ: Lotus_123 Lotus_123 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

125
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các luận văn thạc sĩ chuyên ngành TCNN có thể chia thành hai dạng: Hoạch định chính sách, hoàn thiện chính sách (giải quyết vấn đề chính sách) hay còn gọi là dạng dự án. Nghiên cứu hàn lâm dạng lặp lại. Thời gian qua, chủ yếu học viên lựa chọn dạng giải quyết các vấn đề thuộc dạng chính sách hay dự án để nghiên cứu. Tuy nhiên, tính học thuật rất yếu. .THỰC TRẠNG Học viên không rõ làm gì, phụ thuộc vào giáo viên hướng dẫn. Tiến sĩ: Biết mới nhưng không biết thế nào là mới. Biết cần tính khoa học nhưng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng viết luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính Nhà nước. Các đề xuất cải tiến

  1. NỘI DUNG TRÌNH BÀY Thực trạng viết luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính Nhà nước. Các đề xuất cải tiến .
  2. THỰC TRẠNG Các luận văn thạc sĩ chuyên ngành TCNN có thể chia thành hai dạng: Hoạch định chính sách, hoàn thiện chính sách (giải quyết vấn đề chính sách) hay còn gọi là dạng dự án. Nghiên cứu hàn lâm dạng lặp lại. Thời gian qua, chủ yếu học viên lựa chọn dạng giải quyết các vấn đề thuộc dạng chính sách hay dự án để nghiên cứu. Tuy nhiên, tính học thuật rất yếu.
  3. THỰC TRẠNG Học viên không rõ làm gì, phụ thuộc vào giáo viên hướng dẫn. Tiến sĩ: Biết mới nhưng không biết thế nào là mới. Biết cần tính khoa học nhưng không biết thế nào là tính khoa học. Không nắm rõ: Nhận thức luận – phương pháp luận – phương pháp và công cụ nghiên cứu. Không biết thế giới đã phát triển đến đâu. 4
  4. 1. Luận văn dạng giải quyết các vấn đề chính sách/dự án Cấu trúc luận văn thường kết cấu 3 chương: (1) Cơ sở lý luận; (2) Phân tích thực trạng và; (3) Đề xuất các giải pháp. Học viên cố gắng phân bổ số trang của 3 chương thật đều nhau. Lý do tại sao?
  5. Đánh giá giá trị nghiên cứu Tên đề tài: Thường chọn rất rộng, đôi khi vô nghĩa/không xác định nghĩa hoặc rất chung chung. Ví dụ: tên đề tài nâng cao hiệu quả tín dụng nhà nước…. Cụm từ “hiệu quả tín dụng nhà nước” có nghĩa rất chung chung và rất rộng => học viên gặp rất nhiều khi phân tích và đề xuất giải pháp.
  6. Đánh giá giá trị nghiên cứu Xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài không phù hợp, gần giống như quy trình thực hiện luận văn. Ví dụ: đề tài hoàn thiện chính sách thuế nhà đất, các học viên thường viết: Mục tiêu của đề tài: (i) Hệ thống hóa lý luận thuế nhà đất; (ii) Nghiên cứu các bài học kinh nghiệm cải cách thuế các nước; (iii) Đánh giá thực trạng chính sách thuế nhà đất; và (vi) Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện …
  7. Đánh giá giá trị nghiên cứu Xác định phạm vi nghiên cứu rất chung chung, giống như xác định phạm vi thu thập dữ liệu: Thời gian, giai đoạn phát triển… Cần lưu ý rằng, phạm vi nghiên cứu được xác định dựa vào tiếp cận khung lý thuyết và yêu cầu phân tích của đề tài nghiên cứu. Từ mục tiêu và lý thuyết nghiên cứu của đề tài => quyết định cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu (đơn vị phân tích và biên trị nghiên cứu) Ví dụ: đánh giá sự hài lòng doanh nghiệp FDI …. Đơn vị phân tích là các doanh nghiệp FDI và biên trị chính là các biến/yếu tố tạo ra sự hài lòng…
  8. Đánh giá giá trị nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Học viên không coi trọng phương pháp nghiên cứu; hoặc không nắm rõ phương pháp nghiên cứu là gì. Học viên thường liệt kê hàng loạt các phương pháp có tính chất chiếu lệ nhưng không minh chứng đã vận dụng như thế nào trong nghiên cứu. Phương pháp duy vật biện chứng, lịch sử (thuộc về bản thể luận và nhận thức luận – ontology and epistemology); Phương pháp tổng hợp; phương pháp phân tích; phương pháp thống kê…(rất chung chung)???
  9. Phương pháp NCKH SUY DIỄN QUY NẠP Định lượng Định tính Kiểm định LTKH Xây dựng LTKH Phương sai Quá trình (process theorizing) LÝ THUYẾT (variance theorizing) ỨNG DỤNG Phối hợp (triangulation) Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, 2008 10
  10. Đánh giá giá trị nghiên cứu Về cơ sở lý luận: Nhìn tổng quát, học viên có hiểu cơ sở lý luận nhưng chưa nắm rõ vai trò của cơ sở lý luận là cơ sở để phân tích và đưa ra giải pháp của đề tài nghiên cứu. Do không xác định được lý thuyết nghiên cứu nên học viên không xác định được cách tiếp cận, phạm vi nghiên cứu, biên trị - giá trị giới hạn của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu.
  11. Đánh giá giá trị nghiên cứu Về cơ sở lý luận (tt): Học viên thường viết phân tích cơ sở lý luận tương tự như nội dung của một quyển sách giáo khoa. Ví dụ với đề tài về hoàn thiện chính sách thuế nhà đất, học viên viết phần cơ sở lý luận bao gồm tất cả những gì về thuế và thuế nhà đất, rất chung chung; thậm chí viết lại các nội dung của luật thuế… Như đề tài nâng cao hiệu quả tín dụng nhà nước, học viên không hiểu nâng cao ở điểm gì, tiếp cận lý thuyết nào ở đây mà chủ yếu liệt kê các nội dung như khái niệm, vai trò tín dụng nhà nước …
  12. Đánh giá giá trị nghiên cứu Về phân tích thực trạng: Học viên chưa đưa ra được kết quả cụ thể từ phân tích của mình mà chủ yếu là mô tả hiện trạng, tức là không xác định hay phân biệt đâu là vấn đề thực chất và đâu là triệu chứng của vấn đề. Chẳng hạn khi đề cập về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, học viên cho rằng thuế đã góp phần tác động. Đây chỉ là triệu chứng của vấn đề chứ chưa phải là vấn đề thực chất. Nếu đưa ra vấn đề như vậy thì khó có thể có những biện pháp xử lý cụ thể. Tương tự như phần cơ sở lý luận, trong phần này học viên biết cách phân tích thực trạng, nhưng chưa nắm được vai trò của nó trong luận văn.
  13. Đánh giá giá trị nghiên cứu Về đề xuất giải pháp: Đây là nhược điểm lớn nhất trong luận văn. Các giải pháp thường không liên quan đến nhiều cơ sở lý luận và phân tích thực trạng. Cách lập luận thường thiếu cơ sở, gán ép, “mệnh lệnh”; thậm chí không nghiên cứu, nhưng vẫn đưa ra giải pháp => không có giá trị về mặt khoa học.
  14. Đánh giá giá trị nghiên cứu Đánh giá chung: Luận văn cấu thành rất rời rạc, dàn đều... Không có phương pháp nghiên cứu rõ ràng, khoa học. Góc độ tiếp cận quá chung chung. Thiếu lý thuyết nền làm cơ sở nghiên cứu, chủ yếu dựa vào sách giáo khoa và các loại báo phổ thông. Trích dẫn không đúng quy định, hệ thống tài liệu tham khảo không chọn lọc, không nghiêm túc.
  15. 2. Dạng nghiên cứu hàn lâm lặp lại Nghiên cứu dạng lặp lại đối với chuyên ngành TCNN không nhiều nhưng thỉnh thoảng vẫn có. Tuy nhiên, dạng nghiên cứu này cũng có những hạn chế. Học viên không nắm rõ lý thuyết để đưa ra các giả thuyết nghiên cứu; chủ yếu dựa vào suy nghĩ của tác giả hơn là dựa vào lý thuyết và các nghiên cứu khám phá. Nói chung, học viên thường thực hiện nghiên cứu một các máy móc.
  16. 3. Hướng khắc phục Cần đưa vào nhiều môn học cung cấp lý thuyết cho học viên để học nắm bắt được sự phát triển lĩnh vực đang nghiên cứu. Cần trang bị thêm phương pháp nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên. Cần phân loại phạm vi nghiên cứu các loại luận văn
  17. Sâu Luận án tiến sĩ Luận án thạc sĩ Luận án đại học Rộng Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, 2008
  18. MỘT SỐ GỢI Ý VÀ ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN Định dạng luận văn thạc sĩ chuyên ngành TCNN Các đề xuất cải tiến
  19. Định dạng luận văn thạc sĩ chuyên ngành TCNN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành TCNN có thể thực hiện dưới hai dạng: Dạng dự án Dạng nghiên cứu hàn lâm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2