intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp phục vụ và phù hợp cơ chế tài chính nhà nước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày và phân tích cơ chế quản lý tài chính nhà nước ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kế toán theo thông tư 24 và yêu cầu đặt ra cho kế toán phải phục vụ và phù hợp cơ chế tài chính, cơ chế quản lý tài chính trong bối cảnh kinh tế mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp phục vụ và phù hợp cơ chế tài chính nhà nước

  1. 17. KẾ TOÁN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP PHỤC VỤ VÀ PHÙ HỢP CƠ CHẾ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC ACCOUNTING FOR ADMINISTRATIVE AND PUBLIC SERVICE UNITS SERVING AND COMPLIANCE WITH THE STATE FINANCIAL MECHANISM ThS. Trần Minh Trang* *Trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Tóm tắt Chế độ Kế toán hành chính sự nghiệp đã được Bộ Tài chính ban hành theo Thông tư 24/2024/TT-BTC ng ày 17/4/2024 (Gọi tắt là TT24), thay thế cho chế độ kế toán đã ban hành trước đó là TT107/2017/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, TT108/2018/TT-BTC về hướng dẫn kế toán dự trữ quốc gia, TT79/2019/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán cho ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công và TT76/2019/TT-BTC hướng dẫn kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông thuỷ lợi. Thông tư 24 được ban hành là cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, để phù hợp các quy định luật pháp luật về tài chính nhà nước, về ngân sách nhà nước; về cơ chế tài chính cho các đơn vị sự nghiệp và hệ thống chuẩn mực kế toán công của Việt Nam. Đồng thời khắc phục những tồn tại hạn chế và giải quyết những vướng mắc trong tổ chức thực hiện công tác kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp. Bài viết trình bày và phân tích cơ chế quản lý tài chính nhà nước ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kế toán theo thông tư 24 và yêu cầu đặt ra cho kế toán phải phục vụ và phù hợp cơ chế tài chính, cơ chế quản lý tài chính trong bối cảnh kinh tế mới. Từ khóa: kế toán, kế toán hành chính sự nghiệp, Tài chính nhà nước. Abstract The Administrative Accounting Regime has been issued by the Ministry of Finance under Circular 24/2024/TT-BTC dated April 17, 2024 (referred to as Circular 24), replacing the previously issued accounting regimes, namely Circular 107/2017/TT-BTC on guidance on administrative accounting regime, Circular 108/2018/TT-BTC on guidance on national reserve accounting, Circular 79/2019/TT-BTC on guidance on accounting regime for project management boards using public investment capital and Circular 76/2019/TT-BTC on accounting for infrastructure assets of irrigation and transport. The issuance of Circular 24 is necessary to meet the requirements of economic innovation and development, to comply with the provisions of law on state finance, state budget; on financial mechanisms for public service units and the system of public accounting standards of Vietnam. At the same time, overcome the existing limitations and solve the problems in organizing the implementation of accounting work at administrative units. The article presents and analyzes the state financial management mechanism affecting the organization of 1
  2. accounting work according to Circular 24 and the requirements for accounting to serve and be suitable for the financial mechanism and financial management mechanism in the new economic context. Keywords: accounting, administrative accounting, state finance. JEL Classifications: M40, M41, M49. 1. Cơ chế quản lý tài chính của nhà nước và những tác động đến công tác kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp 1.1. Tài chính cơ quan nhà nước Các cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là tổ chức (cá nhân) mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước. Tài chính cơ quan nhà nước có các đặc điểm chủ yếu là mục tiêu hoạt động không vì lợi nhuận, nguồn tài chính thực hiện các chức năng nhiệm vụ của cơ quan nhà nước do ngân sách Nhà nước (NSNN) đảm bảo. Nguồn tài chính của cơ quan nhà nước bao gồm ba nguồn: nguồn NSNN cấp; nguồn thu phí được khấu trừ khoán chi phí hoạt động và các nguồn thu hợp pháp khác. Thứ nhất, nguồn NSNN cấp bao gồm kinh phí hoạt động, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí khác. Trong đó, kinh phí hoạt động gồm kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí hoạt động không thường xuyên. Thứ hai, nguồn thu phí theo Luật định được khấu trừ khoán chi phí hoạt động. Cơ quan nhà nước được giao thu phí và được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ để lại số tiền thu phí khoán chi phí hoạt động để trang trải chi phí thu phí, chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ và các nhu cầu chi khác, phần còn lại nộp NSNN. Thứ ba, các nguồn thu hợp pháp khác theo chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí. Nội dung sử dụng kinh phí của cơ quan nhà nước bao gồm nội dung sử dụng kinh phí quản lý hành chính thực hiện chế độ tự chủ. Ví dụ: chi thanh toán tiền lương tiền công cho cá nhân, chi thanh toán dịch vụ công,… và nội dung sử dụng kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ như chi sửa chữa lớn, chi đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức,… 1.2. Tài chính của đơn vị sự nghiệp công Đơn vị sự nghiệp công được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp, có chức năng nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công phục vụ quản lý nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội không vì mục đích lợi nhuận. Phân loại đơn vị sự nghiệp công theo mức độ tự chủ, gồm 4 loại hình đơn vị: nhóm 1: đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; nhóm 2: đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên; nhóm 3: đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo một phần chi thường xuyên; và nhóm 4: đơn vị sự nghiệp công do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên. 2
  3. Đơn vị sự nghiệp công được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ để chi thường xuyên. Cơ chế tài chính cụ thể của các nhóm đơn vị sự nghiệp nêu trên được quy định cụ thể trong Nghị định 60/2021/ND-CP và TT56/2022/TT-BTC. 2. Đổi mới quy định về kế toán phù hợp với cơ chế tài chính Để phù hợp với cơ chế tài chính và quản lý tài chính Nhà nước, TT24/2024/TT-BTC điều chỉnh chủ yếu hoạt động kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập. 2.1. Hạch toán các khoản chi phí hoạt động theo hai phương thức quản lý: giao quyền tự chủ và không giao tự chủ Nếu như trước đây ở TT107/2017/TT-BTC, theo dõi các khoản chi phí hoạt động theo 2 nội dung chi thường xuyên (TK6111) và chi không thường xuyên (TK6112) thì hiện tại TT24/2024/TT-BTC theo dõi các khoản chi phí hoạt động theo hai nội dung chi phí hoạt động không giao tự chủ (TK611) và chi phí hoạt động giao tự chủ (TK612). Nguyên tắc của TK611 - Chi phí hoạt động không giao tự chủ: tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí phục vụ cho các hoạt động không được giao tự chủ tài chính, không được khoán chi (trừ chi phí hoạt động dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách theo hình thức giao nhiệm vụ). Đơn vị phải mở sổ kế toán để theo dõi chi tiết các khoản chi phí của hoạt động không được giao tự chủ theo yêu cầu quản lý. Nguyên tắc của TK612 - Chi phí hoạt động giao tự chủ: tài khoản này chỉ áp dụng đối với cơ quan nhà nước và các đơn vị khác không có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; dùng để phản ánh chi phí trong kỳ của các hoạt động mà đơn vị được giao tự chủ tài chính, được khoán chi, bao gồm cả các khoản phân phối từ kinh phí tiết kiệm được cuối kỳ để chi bổ sung thu nhập, khen thưởng, phúc lợi và trích lập các quỹ có tính chất phải trả (Quỹ dự phòng ổn định thu nhập,...). Các đơn vị sự nghiệp công lập; đơn vị khác có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải sử dụng các tài khoản chi phí phù hợp (tài khoản 154, 641, 642,...) mà không hạch toán chi phí vào tài khoản này. Các khoản phân phối tiết kiệm chi từ kinh phí được giao tự chủ, được khoán chi theo cơ chế tài chính (của cơ quan nhà nước và đơn vị khác không có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ) có bản chất là khoản phải trả thì đơn vị phải hạch toán là chi phí hoạt động tự chủ trong năm. Theo đó cuối kỳ kế toán, trên cơ sở bảng tính toán, đơn vị xác định chính xác số tiết kiệm chi trong năm và thực hiện phân phối theo quy định của cơ chế tài chính (đơn vị lập Bảng xác định chênh lệch thu, chi từ kinh phí được giao tự chủ, sổ S90-H) và thực hiện như sau: Đối với khoản chi bổ sung thu nhập, chi khen thưởng, chi phúc lợi (trong trường hợp đơn vị không được trích lập quỹ): hạch toán chi phí tương ứng với số phải trả cho các đối tượng có liên quan (bút toán Nợ TK 612/Có các TK 334, 338). 3
  4. Đối với khoản phân phối vào các quỹ có tính chất phải trả theo cơ chế tài chính (như Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và quỹ có tính chất phải trả khác): hạch toán chi phí tương ứng với số được trích lập quỹ theo quy định (bút toán Nợ TK 612/Có TK 353). Đơn vị phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi chi phí của hoạt động được giao tự chủ tài chính, được khoán chi trong ký theo yêu cầu quản lý. 2.2. Hạch toán doanh thu từ kinh phí NSNN Nếu như trước đây ở TT107 khi đơn vị sự nghiệp rút dự toán từ nguồn giao tự chủ nhưng chưa đầy đủ hồ sơ chi phí thì phải hạch toán thông qua TK 337 - Tạm thu và khi đủ hồ sơ thì mới được ghi nhận doanh thu. Thì hiện tại theo TT24 đơn vị sẽ được ghi nhận doanh thu ngay khi nhận quyết định giao dự toán. Theo đó, TK 337 - Tạm thu sẽ không xuất hiện trong TT24 mà thay vào đó là TK 135 - Phải thu kinh phí được cấp. Đối với kinh phí NSNN giao tự chủ cho hoạt động chung của đơn vị trong năm (trừ kinh phí đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN) bằng hình thức rút dự toán qua KBNN: khoản kinh phí này thỏa mãn điều kiện ghi nhận doanh thu ngay nên khi nhận dự toán NSNN năm được phê duyệt. Đồng thời, với việc hạch toán dự toán được giao trên tài khoản ngoài bảng (Nợ TK 008), đơn vị thực hiện hạch toán doanh thu ngay tương ứng với số phải thu của NSNN (Nợ TK 135/Có TK 511). Số phải thu trên tài khoản 135 được hạch toán giảm dần khi đơn vị rút dự toán để chi tiêu, sử dụng kinh phí và phân phối chênh lệch thu, chi (tiết kiệm chi) từ dự toán được giao tự chủ trong năm. 2.3. Hạch toán các khoản tạm chi Đối với việc phản ánh các khoản tạm chi bổ sung thu nhập, trường hợp đơn vị sự nghiệp không có tồn quỹ bổ sung thu nhập chi từ dự toán ứng trước cho năm sau, các khoản tạm chi khác và việc thanh toán các khoản tạm chi, TT107 sử dụng TK137 - Tạm chi. Thì sang TT24 cũng sẽ không sử dụng TK137 để phản ánh khoản tạm chi, mà thay vào đó chúng ta ghi nhận luôn vào bên nợ TK334. 2.4. Ghi nhận giá trị còn lại của tài sản cố định; giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ còn tồn kho Việc ghi nhận giá trị còn lại của tài sản cố định; giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ còn tồn kho được hình thành từ các nguồn NSNN; được tiếp nhận hoặc mua sắm bằng nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài hoặc được mua sắm bằng nguồn phí được khấu trừ để lại, TT107 phản ánh thông qua bên có TK366 - các khoản nhận trước chưa ghi thu. Việc phản ánh giá trị còn lại của tài sản cố định và giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho vào nợ phải trả là không hợp lý và vấn đề này đã được chỉnh sửa ở TT24. Theo TT24, thì khoản này sẽ theo dõi ở bên có TK421- Thặng dư (Thâm hụt) luỹ kế. 2.5. Hạch toán các quỹ Việc hạch toán các quỹ cũng có sự thay đổi. Nếu như TT107, các quỹ thuộc đơn vị hạch toán trên TK 431, bao gồm Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ bổ sung thu nhập, 4
  5. Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Việc theo dõi như vậy chưa hợp lý, vì trong đó có nhiều quỹ về bản chất là một khoản nợ phải trả. Tuy nhiên, đểm này đã được điều chỉnh trong TT24. Cụ thể, theo TT24, các quỹ thuộc đơn vị vẫn hạch toán trên TK 431 - Các quỹ của đơn vị nhưng chỉ bao gồm Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và Quỹ khác thuộc đơn vị và các quỹ còn lại Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ bổ sung thu nhập và Quỹ dự phòng ổn định thu nhập được phản ảnh trên TK353 - Các quỹ phải trả, thuộc nợ phải trả theo đúng bản chất nội dung của nghiệp vụ. Như vậy có thể thấy rằng, TT24/2024/TT-BTC được ban hành là một tất yếu khách quan để phù hợp với sự thay đổi trong cơ chế quản lý tài chính của các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp. TT24 cũng đã khắc phục được rất nhiều những vướng mắc trong việc hạch toán kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp so với TT107 trước đó. Tài liệu tham khảo Quốc hội, (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH13, ngày 20/11/2015. Bộ Tài chính, (2017), TTsố 107/2017/TT-BTC, ngày 10/10/2017, hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp. Bộ Tài chính, (2024), TTsố 24/2024/TT-BTC, ngày 17/4/2024, hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp. Bộ Tài chính, (2021), Nghị định 60/2021/ND-CP, ngày 21/6/2021. Bộ Tài chính, (2022), TT56/2022/TT-BTC, ngày 16/9/2022. GS.TS. Đoàn Xuân Tiên, (2024), Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, NXB Tài chính. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2