intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuốc cấp cứu giải độc

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

132
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuốc cấp cứu giải độc Hiện nay, ở các bệnh viện thường xuyên phải cấp cứu các trường hợp ngộ độc do nhiều nguyên nhân: ngộ độc có tính chất tội phạm hình sự, ngộ độc do tự tử, ngộ độc do tai nạn, ngộ độc do thuốc, do ăn uống, do nghề nghiệp... Các thuốc giải độc dùng cho cấp cứu đều dựa trên nguyên tắc là phải tác động làm cho chất độc đào thải càng nhanh ra khỏi cơ thể càng tốt, đồng thời phải có tác dụng chuyển hóa chất gây độc thành chất ít độc hơn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuốc cấp cứu giải độc

  1. Thuốc cấp cứu giải độc Hiện nay, ở các bệnh viện thường xuyên phải cấp cứu các trường hợp ngộ độc do nhiều nguyên nhân: ngộ độc có tính chất tội phạm hình sự, ngộ độc do tự tử, ngộ độc do tai nạn, ngộ độc do thuốc, do ăn uống, do nghề nghiệp... Các thuốc giải độc dùng cho cấp cứu đều dựa trên nguyên tắc là phải tác động làm cho chất độc đào thải càng nhanh ra khỏi cơ thể càng tốt, đồng thời phải có tác dụng chuyển hóa chất gây độc thành chất ít độc hơn hoặc vô hại để đưa ra khỏi cơ thể qua các đường bài tiết tự nhiên. Thải trừ chất độc ra ngoài cơ thể bằng các thuốc Tuỳ theo tính chất của chất độc đã vào cơ thể bằng con đường nào mà thầy thuốc chọn lựa các loại thuốc cần thiết để đào thải chất độc một cách nhanh nhất ra khỏi đường tiêu hoá, đường hô hấp hay là qua da... Để đào thải chất độc qua đường tiêu hóa, người ta phải tìm mọi cách để người bị ngộ độc nôn được bằng phương pháp cơ học hoặc các thuốc gây nôn. Nếu không nôn được thì phải rửa dạ dày. Có thể tiêm apomocphin 5mg dưới da và cho uống nhiều nước để người bệnh dễ nôn. Những dung dịch để rửa dạ dày thường dùng là dung dịch thuốc tím 2%, dung dịch NaHCO3 0,5%, dung dịch NaCl 0,9%... Cũng có thể dùng thuốc tẩy natrisulfat. Việc lựa chọn dung dịch rửa dạ dày tuỳ theo tình trạng ngộ độc của người bệnh và nguyên nhân gây độc. Đặc biệt, hiện nay hay dùng than hoạt tính để cấp cứu giải độc. Tại khoa cấp cứu có thể dùng actidoser được điều chế từ than hoạt tính và đường sorbitol có tác dụng chống ngộ độc thuốc, hóa chất, thực phẩm... Than hoạt sẽ hấp thu lượng chất độc còn nằm trong hệ thống tiêu hóa của bệnh nhân, trong khi sorbitol giúp nhuận tràng, thải bột than chứa chất độc ra ngoài qua đường tiêu hóa. Việc uống thuốc giải độc (dù ở dạng nào) phải được thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 1 - 3 giờ sau khi chất độc được đưa vào cơ thể. Thuốc sẽ không còn tác dụng khi chất độc đã ngấm vào máu. Điều cần đặc biệt lưu ý là không được dùng actidoser cho bệnh nhân hôn mê sâu, đang cơn co giật, người uống phải xăng dầu, các hóa chất có sắt, axit hay kiềm mạnh và trẻ em dưới 2 tuổi.
  2. Ngoài ra, người ta còn dùng thuốc để thải trừ một số chất độc như clorofoc, cồn methylic qua đường hô hấp. Nhiều chất độc sau khi vào máu sẽ thải ra theo nước tiểu. Người ta thúc đẩy quá trình này nhanh hơn bằng cách truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Các dung dịch truyền có thể chọn loại manitol, dung dịch kiềm NaHCO3 đồng thời với thuốc lợi tiểu. Cần chú ý tình trạng bệnh thận của người ngộ độc và phải chú ý bù bổ sung Na, Cl, K. Cấp cứu bệnh nhân bị ngộ độc. Thuốc giải độc bằng các chất trung hoà hoặc đối kháng - PAM (piridyl andoxim methyl dạng muối iodid hoặc clorid) còn có tên khác là contrathion, pralidoxim là thuốc giải độc lân hữu cơ. Thuốc này tranh chấp chất độc lân hữu cơ trong men cholinestrerase để phục hồi chức năng của men. - Oxygen hoạt hoá hemoglubin trong ngộ độc carbon oxyd. - Nalorphin làm giảm độc hay mất tác dụng ức chế hô hấp của morphin. - Vitamin B6 (piridoxin) làm giảm độc của INH (rimifon). - Vitamin K làm tăng prothrombin đối với các trường hợp ngộ độc do nhóm cumarin. - Atropin là alcaloid chiết xuất từ atropa belladona solanaceae có tác dụng đối kháng với acetyl cholin ở receptor của hệ muscarinic, có tác dụng chống tiết cholin và chống co thắt cơ trơn. Atropin dùng điều trị ngộ độc phospho hữu cơ. - Thuốc cấp cứu và giải độc xanh methylen 2% dùng trong ngộ độc xynua.
  3. - Thuốc cấp cứu và giải độc calcium folinate hàm lượng 1.906 mg trung hòa tác dụng độc do dùng methotrexate liều cao. - B.A.L ( bristish anti lewisite) dimecapto propanolon là chất có 2 nhóm SH có khả năng kết hợp với kim loại nặng, asen thành một phức hợp bền vững ở dạng không độc và đào thải ra ngoài qua đường tiểu. - EDTA (ethylen diamin tetraacetic acid) và muối của nó còn có các tên khác như trilon B, complexon, chelaton, versen có khả năng kết hợp với các kim loại nhiều hoá trị thành hợp chất vững bền, dễ tan, không độc và đào thải qua nước tiểu. Thường dùng EDTA 5% dưới dạng dung dịch muối calci tan trong nước để tiêm. - Các loại huyết thanh kháng độc thường dùng khi bị độc do nọc rắn. - Thuốc sodium thiosulfate giải độc tố acid cyanhydric trong ngộ độc sắn. - Liệu pháp giải độc paracetamol bằng những hợp chất sulfhydryl. Chất hay chọn là N- acetyl cystein (NAC) là tiền chất của glutathion có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol, nếu sau 36 giờ gan đã bị tổn thương thì kết quả điều trị sẽ kém. Tuy nhiên, nếu người bệnh không dung nạp với thuốc N-acetyl cystein dạng uống với biểu hiện nôn ói, nên truyền tĩnh mạch N-acetyl cystein dạng tiêm mà biệt dược là fluimucil. ThS. Nga Anh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0