intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

198
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đông máu, tắc mạch bởi các cục máu đông hay huyết khối là biến chứng thường gặp ở những người bị loạn nhịp tim kéo dài, suy tim ứ huyết, thiếu máu cục bộ cơ tim, nhồi máu cơ tim, thay van tim, nhất là dùng van nhân tạo cơ học (không phải lấy từ mô động vật). Các thuốc chống đông thuộc nhóm đối kháng vitamin K (như warfarin, sintrom...) có tác dụng lâu dài so với các loại thuốc chống đông khác và giá thành tương đối rẻ, hiện nay được sử dụng rộng rãi trên toàn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K

  1. Thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K Đông máu, tắc mạch bởi các cục máu đông hay huyết khối là biến chứng thường gặp ở những người bị loạn nhịp tim kéo dài, suy tim ứ huyết, thiếu máu cục bộ cơ tim, nhồi máu cơ tim, thay van tim, nhất là dùng van nhân tạo cơ học (không phải lấy từ mô động vật). Các thuốc chống đông thuộc nhóm đối kháng vitamin K (như warfarin, sintrom...) có tác dụng lâu dài so với các loại thuốc chống đông khác và giá thành tương đối rẻ, hiện nay được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Sự phát triển khoa học kỹ thuật trong y học ở nước ta trong những năm gần đây giúp thầy thuốc hiểu kỹ hơn về sự cần thiết của nhiều phương pháp điều trị, đặc biệt trong lĩnh vực tim mạch học, huyết học, vì thế cách dùng đúng thuốc chống đông là điều nên và cần biết.
  2. Thuốc chống đông là gì? Thuốc chống đông là loại thuốc giúp làm giảm quá trình hình thành các cục máu đông (huyết khối) trong hệ tuần hoàn. Thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K là một loại thuốc chống đông được sử dụng nhiều nhất. Thuốc chỉ cần dùng một lần duy nhất trong ngày nhưng vẫn duy trì được tình trạng chống đông ổn định do được hấp thu tốt qua đường uống và có thời gian bán hủy khá dài (khoảng 37 giờ). Thuốc có ít tác dụng phụ nếu dùng đúng liều quy định. Tuy nhiên, thuốc cũng có tương tác với một số loại thuốc khác. Tại sao phải dùng thuốc chống đông? Do tính chất bệnh lý, cơ thể dễ tạo ra các cục máu đông (huyết khối) không cần thiết. Các cục máu đông (huyết khối) này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng tại chỗ và có thể di chuyển đến các phần khác nhau của cơ thể, ví dụ di chuyển đến não có thể làm liệt nửa người, hôn mê... Các thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K được sử dụng để phòng ngừa sự hình thành của các cục máu đông ở tim và trong các mạch máu, nhất là trong các trường hợp: tim to, suy tim nhiều; loạn nhịp hoàn toàn (rung nhĩ); có hiện tượng tăng đông trong các buồng tim; suy tĩnh mạch hoặc huyết khối tĩnh mạch; được thay van tim nhân tạo...
  3. Các thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K hoạt động như thế nào? Sau khi uống, thuốc được hấp thu nhanh và hoàn toàn vào máu rồi gắn với các albumin trong huyết tương. Các thuốc này ức chế sự tạo thành các yếu tố hình thành cục máu đông cần tới vitamin K trong gan. Vitamin K là loại vitamin cần thiết để tạo ra các yếu tố hình thành cục đông, làm đông máu và cầm máu khi bị chảy máu. Vitamin K có trong các thức ăn tự nhiên như rau xanh và một số dầu thực vật. Các thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K làm giảm khả năng hình thành các cục máu đông của cơ thể. Nó giúp ngăn chặn các cục đông có hại được hình thành và làm các cục đông không phát triển lớn thêm, nhưng không làm tiêu các cục máu đông đã hình thành. Các thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K nói chung bắt đầu có tác dụng làm giảm hình thành cục máu đông trong vòng 24 giờ sau khi dùng thuốc. Tác dụng đạt tối ưu sau 72-96 giờ. Hiệu quả chống hình thành cục đông của một liều thuốc đơn độc kéo dài 2 -5 ngày. Điều quan trọng là phải dùng thuốc đúng liều như bác sĩ đã kê. Liều dùng của thuốc?
  4. Bác sĩ sẽ xác định liều thuốc người bệnh cần dùng bằng cách thử máu. Xét nghiệm máu được gọi là thời gian prothrombin (viết tắt là PT: Prothrombin Time) và tỷ lệ chuẩn theo quốc tế (viết tắt là INR: International Normalized Ratio). INR có giá trị hơn trong theo dõi tình trạng đông máu vì hạn chế được sai số so với PT đơn thuần. Liều thuốc có thể thay đổi tuỳ theo ngày (ví dụ ngày chẵn uống 1/4 viên, ngày lẻ uống 1/2 viên...). Do vậy, phải đảm bảo chắc chắn rằng người bệnh uống đúng liều thuốc chống đông theo ngày. Liều thuốc kháng vitamin K dùng cho mỗi người hàng ngày có khác nhau (vì phải điều chỉnh liều theo tỷ lệ PT và INR). Có 2 chế độ điều trị được áp dụng: Liều trung bình: Dùng thuốc để duy trì tỷ lệ INR đạt khoảng từ 2,0 đến 3,0. Liều cao: Trong một số trường hợp cần thiết (sau thay van tim nhân tạo) hoặc bệnh nhân có nguy cơ tăng đông nhiều, thì liều lượng thuốc phải được tăng lên để INR đạt khoảng từ 2,5 đến 3,5. Uống thuốc khi nào? Cố gắng uống thuốc vào cùng một thời điểm trong ngày. Uống thuốc theo đúng cách mà bác sĩ căn dặn. Nếu bạn quên uống thuốc, hãy nói với bác
  5. sĩ. Hãy uống liều thuốc đã quên càng sớm càng tốt ngay ngày hôm đó. Không bao giờ được uống gấp đôi liều thuốc vào ngày hôm sau. Thuốc được sử dụng trong trường hợp nào? Nhồi máu cơ tim: Sự hình thành huyết khối trong buồng tim và tắc mạch đại tuần hoàn hay gặp nhất trong vòng 3 tháng đầu sau khi bị nhồi máu cơ tim. Đặc biệt là nhồi máu cơ tim trước rộng, phình vùng mỏm tim, rối loạn chức năng thất trái trầm trọng, suy tim nặng hoặc bị rung nhĩ. INR nên duy trì trong khoảng 2,0 đến 3,0. Huyết khối tĩnh mạch sâu: Nên dùng thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K từ 3-6 tháng hoặc dài hơn (nếu bác sĩ yêu cầu). INR nên duy trì từ 2,0 đến 3,0. Rung nhĩ: - Rung nhĩ có kèm theo bệnh van hai lá (hẹp và/hoặc hở hai lá) có nguy cơ bị tắc mạch cao nhất, đặc biệt là khi có giãn nhĩ trái hay có tiền sử bị đột quỵ. - Rung nhĩ và đột quỵ cấp: Mặc dù đột quỵ cần dùng thuốc chống đông, nhưng nên loại trừ xuất huyết não bằng chụp cắt lớp vi tính sọ não
  6. hoặc chụp cộng hưởng từ trước khi sử dụng thuốc. Trong trường hợp nhũn não diện rộng, nên trì hoãn việc dùng thuốc chống đông sau 1 tuần để cho tổn thương ổn định (đề phòng chảy máu não thứ phát). - INR nên duy trì trong khoảng từ 2,0 đến 3,0. Van tim nhân tạo: - Với các loại van tim cơ học bệnh nhân phải dùng thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K lâu dài, gần như suốt đời. INR nên duy trì khoảng từ 2,5 đến 3,5. - Van hai lá sinh học: Nên dùng thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K trong vòng 6-12 tuần đầu sau phẫu thuật vì đây là khoảng thời gian có nguy cơ bị tắc mạch do huyết khối cao nhất. Sau đó, có thể duy tr ì chống đông bằng aspirin. Nên dùng thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K kéo dài nếu bị rung nhĩ, nhĩ trái giãn nhiều hay suy giảm chức năng thất trái. - Van động mạch chủ sinh học có nguy cơ bị tắc mạch rất thấp. Do đó chỉ cần dùng aspirin 6-12 tuần là đủ. Trường hợp nào không nên dùng thuốc?
  7. Những người mới bị đột quỵ; tăng huyết áp chưa kiểm soát được (huyết áp tối đa trên 160 mmHg); xơ gan; mới bị xuất huyết đường tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục; đang mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2