Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
TỈ LỆ BỆNH THẬN MẠN Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG<br />
TẠI THỊ XÃ SA ĐÉC, ĐỒNG THÁP<br />
Phùng Minh Trí*, Trần Ngọc Dũng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Bệnh thận mạn (CKD) là một vấn đề sức khỏe toàn cầu với tỉ lệ mắc gia tăng, kèm với những hậu<br />
quả xấu và chi phí điều trị ngày càng cao.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ mắc CKD và một số yếu tố liên quan trên đối tượng người lao động tại<br />
TX Sa Đéc, Đồng Tháp.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Mẫu gồm 656 người lao động tuổi từ 18-60 khám<br />
sức khỏe định kỳ tại TTYT TX Sa Đéc. Đối tượng được xác định chức năng thận (bằng GFR), tổn thương thận<br />
(protein niệu) và phân loại CKD theo phân loại của K/DOQI (dựa trên GFR và protein niệu).<br />
Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ mắc CKD là 5,34% (tính riêng nam là 5,66% và nữ 5,62%). Trong số này,<br />
20,00% là CKD giai đoạn 1, 20,00% giai đoạn 2, 60,00% giai đoạn 3. Yếu tố nguy cơ độc lập gồm tuổi ≥35, tăng<br />
huyết áp, tiền sử gia đình có bệnh thận hay bệnh tim mạch.<br />
Kết luận: Tỉ lệ mắc CKD trên người lao động trong nghiên cứu này là cao hơn nhiều nghiên cứu khác.<br />
Phát hiện và xử trí CKD theo tiêu chuẩn chung mới có thể cải thiện hậu quả xấu của bệnh.<br />
Từ khóa: Bệnh thận mạn, CKD, người lao động, GFR.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PREVALENCE OF CHRONIC KIDNEY DISEASE AMONG EMPLOYEES<br />
IN SA DEC TOWN, DONG THAP<br />
Phung Minh Tri, Tran Ngoc Dung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 496 - 502<br />
Background: Chronic kidney disease (CKD) is a worldwide public health problem with an increasing<br />
incidence and prevalence, poor outcomes, and high cost.<br />
Objectives: To determine the prevalence of CKD and some related factors among employees in Sa Dec town,<br />
Dong Thap.<br />
Methods: Descriptive, cross-sectional method was used. A total of 656 employees aged 18 to 60 were<br />
selected in their periodic examinations at Sa Dec Health Center. Kidney function (GFR), kidney damage<br />
(proteinuria), and stages of CKD (GFR and proteinuria) were estimated according to K/DOQI guidelines.<br />
Results: The prevalence of CKD was 5.34% (men 5.66% and women 5.62%). Among them, an estimated<br />
20.00% had stage 1.20.00% had stage 2.60.00% had stage 3 of CKD. The dependent risk factors included older34 age, hypertension, family’s history of kidney or heart diseases.<br />
Conclusion: The prevalence of CKD among employees in this survey was higher than that of CKD in<br />
others. Classification of CKD using standardized criteria may improve outcomes.<br />
Keywords: Chronic kidney disease, CKD, employee, GFR.<br />
<br />
* Trung tâm y tế Thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp, ** Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Địa chỉ liên hệ: ThS. Phùng Minh Trí<br />
ĐT: (067)3503030<br />
<br />
496<br />
<br />
Email: bs_phmtri@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh thận mạn (CKD) là một quá trình<br />
sinh lý bệnh do nhiều nguyên nhân, gây ra tổn<br />
thất không phục hồi trên chức năng và số<br />
lượng nephron. Bệnh đang là một vấn đề sức<br />
khỏe toàn cầu, với tần suất bệnh ngày càng gia<br />
tăng, đi kèm với những hậu quả xấu và chi phí<br />
điều trị cao(7).<br />
Năm 2002, Sáng kiến về chất lượng dự hậu<br />
bệnh thận (K/DOQI - Kidney Disease Outcome<br />
Quality Initiative) thuộc Quĩ bệnh thận quốc<br />
gia Hoa Kỳ (NKF) đưa ra những hướng dẫn<br />
lâm sàng để chẩn đoán, phân loại và xử trí<br />
CKD (7). Từ đó, nhiều nghiên cứu và khảo sát<br />
về CKD đã có một tiêu chuẩn chung về bệnh,<br />
làm cơ sở cho việc phát hiện, điều trị CKD từ<br />
giai đoạn sớm, phòng ngừa hậu quả của bệnh<br />
thận giai đoạn cuối.<br />
Những nghiên cứu dịch tễ về CKD theo<br />
hướng dẫn của K/DOQI, cho thấy CKD ở mức<br />
độ nhẹ và trung bình là rất thường gặp. Tại Mỹ,<br />
nghiên cứu NHANES III cho thấy tỉ lệ bệnh thận<br />
mạn là 11% dân số (3), tại Iceland là 7% dân số<br />
nam và 12,5% dân số nữ, trong nhóm tuổi dưới<br />
60 là 3,68% (12).<br />
Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về<br />
bệnh thận mạn theo hướng dẫn của K/DOQI, do<br />
vậy việc đánh giá ban đầu tình hình bệnh thận<br />
mạn theo tiêu chuẩn chung là cần thiết để tạo cơ<br />
sở cho chiến lược phòng ngừa từ giai đoạn sớm,<br />
giúp giảm số lượng bệnh thận giai đoạn cuối<br />
trong những năm tiếp theo.<br />
<br />
Xác định tỉ lệ hiện mắc của bệnh thận mạn<br />
trên đối tượng trên người lao động theo tiêu<br />
chuẩn của K/DOQI.<br />
Khảo sát các yếu tố liên quan đến bệnh.<br />
Đề xuất phương pháp thuận tiện và chính<br />
xác để ước tính độ thanh lọc cầu thận trên lâm<br />
sàng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Số liệu được lấy từ một chương trình sàng<br />
lọc CKD (11) với thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô<br />
tả. Đối tượng là người lao động 18-60 tuổi tại các<br />
cơ sở sản xuất trên địa bàn, đến khám sức khỏe<br />
định kỳ tại Trung tâm Y tế TX Sa Đéc, loại trừ<br />
nữ mang thai. Sử dụng công thức tính cỡ mẫu<br />
dựa theo tỉ lệ CKD tham khảo trong nhóm tuổi<br />
dưới 60 là 3,68% (12), dự trù 10% mất dấu trong<br />
nghiên cứu, chúng tôi có cỡ mẫu ước tính là 545<br />
người.<br />
Mẫu nước tiểu được lấy tại chỗ để tìm<br />
protein niệu, hồng cầu niệu, bạch cầu niệu bằng<br />
que nhúng InstaTest 10 thông số (Cortez<br />
Diagnostics, Inc., USA). Mẫu máu được lấy để<br />
xác định nồng độ creatinine huyết thanh bằng<br />
phương pháp Jaffé động. Độ thanh lọc cầu thận<br />
(GFR) được ước lượng bằng công thức CKD-EPI<br />
(CKD epidemiology collaboration) (9) để phân<br />
loại bệnh, và cũng ước lượng bằng công thức<br />
Cockcroft-Gault (CG) có hiệu chỉnh theo 1,73m2<br />
diện tích da để so sánh (bảng 1).<br />
<br />
Bảng 1: Các công thức ước lượng GFR<br />
Tên công thức<br />
CKD-EPI (9)<br />
Cockcroft-Gault (2)<br />
(CG)<br />
<br />
Cách tính<br />
141×min(SCr/k,1)α×max(SCr/k,1)−1.209 ×0,993tuổi×1,018 (nữ)<br />
<br />
(140 − tuoi ) × can nang(kg ) (× 0,85 neu la nu )<br />
72 × SCr<br />
<br />
Chú thích: - SCr: creatinine huyết thanh, tính bằng mg/dL<br />
- k: bằng 0,7 ở nữ và 0,9 ở nam<br />
- α bằng -0,329 ở nữ và -0,411 ở nam<br />
- min và max chỉ số nhỏ nhất và lớn nhất giữa SCr/k với 1<br />
- Công thức CG tính theo mL/phút (mL/min), hiệu chỉnh theo diện tích da (DTD) về 1,73m2 bằng công<br />
thức GFR(/1,73m2) = GFR × 1,73 /DTD<br />
- Công thức CDK-EPI tính theo mL/phút/1,73m2<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
497<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
DTD được tính theo công thức Mosteller(13):<br />
DTD =<br />
<br />
H×W<br />
3600<br />
<br />
trong đó: W là cân nặng (kg), H là chiều cao (cm),<br />
DTD tính bằng m2.<br />
Định lượng protein niệu bằng thuốc thử<br />
Proteines U.S. (Biolabo, France) trên máy phân<br />
tích tự động Hitachi 717, định lượng creatinine<br />
niệu bằng phương pháp Jaffé động với độ pha<br />
loãng 1/20 để tính tỉ số protein/creatininine niệu<br />
(protein/creatinin ratio – PCR). Kết quả PCR<br />
niệu được xem là dương tính khi ≥200 mg/g(9).<br />
Đối tượng có CKD trong lần tầm soát đầu sẽ<br />
được xét nghiệm lại sau 3 tháng để xác định và<br />
chia giai đoạn CKD theo hướng dẫn của<br />
K/DOQI (7). Hướng dẫn này chia CKD làm 5 giai<br />
đoạn, được ký hiệu lần lượt là CKD1, CKD2,…,<br />
CKD5, dựa trên dấu hiệu tổn thương thận<br />
(protein niệu) và GFR ước tính.<br />
<br />
Tỉ lệ CKD theo giai đoạn bệnh CKD1, CKD2,<br />
CKD3 lần lượt là 7/656 (1,07%), 7/656 (1,07%),<br />
21/656 (3,20%). Trong số có CKD, tỉ lệ CKD1,<br />
CKD2, CKD3 lần lượt là 20,00%, 20,00%, 60,00%,<br />
không phát hiện được trường hợp CKD4 và<br />
CKD5 nào.<br />
<br />
Các yếu tố liên quan<br />
Nghiên cứu này chỉ khảo sát 7 yếu tố liên<br />
quan: giới tính, tuổi ≥35, béo phì, tăng huyết áp,<br />
tiền sử gia đình có bệnh thận hay bệnh tim<br />
mạch, hút thuốc lá và hoc vấn thấp. Các yếu tố<br />
này được đề cập nhiều trong y văn (4, 7, 9). Tần số<br />
mắc CKD trong nhóm có tiếp xúc yếu tố nguy cơ<br />
và không tiếp xúc yếu tố nguy cơ được trình bày<br />
trong bảng 3.<br />
Bảng 3. Bảng tần số CKD và các yếu tố liên quan<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Có tiếp xúc Không tiếp xúc<br />
2<br />
Có Không Có Không P (χ )<br />
bệnh bệnh bệnh bệnh<br />
Giới nữ<br />
23<br />
409<br />
12<br />
212 0,985<br />
Tuổi ≥35<br />
20<br />
213<br />
15<br />
408 0,006<br />
Béo phì<br />
4<br />
166<br />
31<br />
455 0,044<br />
Tăng huyết áp<br />
5<br />
14<br />
30<br />
607 0,0000<br />
Có tiền sử gia đình 6<br />
34<br />
29<br />
587 0,005<br />
Hút thuốc lá*<br />
6<br />
89<br />
6<br />
123 0,585<br />
Học vấn thấp<br />
13<br />
141<br />
22<br />
480 0,0499<br />
<br />
Đặc điểm mẫu<br />
<br />
. * Hút thuốc chỉ khảo sát nam giới<br />
<br />
Tổng số người trong mẫu là 656 người, trong<br />
đó nữ: 432 người (65,85%), nam: 224 người<br />
(34,15%).<br />
<br />
Giới tính và tuổi<br />
Trong số mắc CKD, có 12 nam và 23 nữ, như<br />
vậy tỉ lệ bệnh trong từng giới lần lượt là 5,66%<br />
và 5,62% tương ứng, không có sự khác biệt có ý<br />
nghĩa. Về tuổi, chúng tôi chia đối tượng ra 5<br />
nhóm tuổi, qua đó có tần số mắc bệnh trong mỗi<br />
nhóm được trình bày trong bảng 4.<br />
<br />
Nghiên cứu sử dụng cơ sở dữ liệu được xây<br />
dựng riêng bằng chương trình MS Visual<br />
Foxpro 9.0 để lưu trữ lâu dài và số liệu được xử<br />
lý và thống kê bằng chương trình Stata/SE 8.0.<br />
<br />
Bảng 2. Thống kê mô tả các đặc tính mẫu (SCr:<br />
Creatinine huyết thanh)<br />
Biến số<br />
Tuổi (năm)<br />
BMI (kg/m2)<br />
DTD (m2)<br />
SCr (mg/dL)<br />
<br />
Thấp<br />
nhất<br />
18<br />
13,60<br />
1,01<br />
0,5<br />
<br />
Cao nhất<br />
60<br />
37,30<br />
2,20<br />
2,55<br />
<br />
Trung<br />
bình<br />
31,18<br />
21,34<br />
1,50<br />
0,94<br />
<br />
Độ lệch<br />
chuẩn<br />
9,96<br />
3,25<br />
0,16<br />
0,17<br />
<br />
Tỉ lệ bệnh trong dân số nghiên cứu<br />
Trong mẫu 656 người nghiên cứu, có 35<br />
bệnh nhân CKD được xác định qua 2 lần khám,<br />
chiếm tỉ lệ 5,34%. Tỉ lệ ước lượng trong dân số sẽ<br />
là: 5,34 ± 1,72 %, khoảng ước lượng ở độ tin cậy<br />
95% (95%CI) là 3,62%-7,06%.<br />
<br />
498<br />
<br />
Yếu tố<br />
<br />
Bảng 4. Tần số CKD theo giai đoạn bệnh và theo<br />
nhóm tuổi<br />
Loại bệnh<br />
<br />
Nhóm tuổi (n)<br />
18-25 26-35 36-45 46-55 56-60<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
CKD1<br />
<br />
5<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
CKD2<br />
<br />
4<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
7<br />
<br />
CKD3<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
6<br />
<br />
8<br />
<br />
3<br />
<br />
21<br />
<br />
232<br />
<br />
192<br />
<br />
147<br />
<br />
40<br />
<br />
10<br />
<br />
242<br />
<br />
197<br />
<br />
155<br />
<br />
48<br />
<br />
14<br />
<br />
Không có<br />
CKD<br />
Cộng<br />
<br />
7<br />
<br />
621<br />
656<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
Khi tách mẫu thành 2 nhóm tuổi, chúng tôi<br />
thấy trong số 213 đối tượng ≥35 tuổi có 20 đối<br />
tượng có CKD, chiếm tỉ lệ 9,39%, khác biệt có ý<br />
nghĩa với nhóm