intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn học: Tin học trong quản lý kinh tế

Chia sẻ: Phạm Vũ Linh Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

399
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu Tiểu luận môn học: Tin học trong quản lý kinh tế. Tài liệu gửi đến các bạn 3 câu hỏi cùng với đáp án trả lời hi vọng nó sẽ là tài liệu bổ ích giúp các bạn trong quá trình học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn học: Tin học trong quản lý kinh tế

  1. Tiểu luận môn học: Tin học trong quản lý kinh tế Đề bài: Câu 1: Hãy bàn luận về sự công bằng tại đơn vị nơi anh/chị công tác? Câu 2: Lấy ví dụ  (giả định theo một mẫu mà anh/chị biết, không dùng tên   thực và vị trí thực của người đó) về một nhân viên trong đơn vị công tác và  bình luận về  nhân cách của người đó thể  hiện trong công việc thông qua  những thành phần cấu trúc của nhân cách nổi bật nhất, đồng thời đưa ra  quan điểm ứng xử của anh/chị đối với người đó? Câu 3: Hãy tự xây dựng hoặc lấy ví dụ từ thực tế tại đơn vị công tác 4 ví  dụ  tình huống  về  kỹ  năng giao tiếp của nhà quản trị  và bình luận về  chúng? Học viên: Phạm Vũ Linh Page 1
  2. Tiểu luận môn học: Tin học trong quản lý kinh tế Câu 1: Hãy bàn luận về sự công bằng tại đơn vị nơi anh/chị công tác? Trả lời: Công bằng là một khái niệm luôn gây ra sự  tranh cãi. Quan niệm thế  nào  cho đúng về sự công bằng? Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay nói  chung, cần phải nhìn nhận vấn đề  công bằng như  thế  nào, khả  năng vận dụng   vào thực tế  ra sao để  góp phần tạo nên sự  phát triển bền vững cho xã hội nói  chung và cho tổ chức, doanh nghiệp nói riêng. a. Vai trò ý nghĩa của sự công bằng trong tổ chức nói chung: Khi hầu hết các triết gia, luân lý gia và lý thuyết gia pháp luật đều đã gắng   sức giải thích công bằng là gì, hành động công bằng, con người công bằng và   quốc gia công bằng là gì, cần phải nhận định rằng họ  đã không đi đến một sự  đồng thuận hay sáng tỏ nào trong vấn đề này. Bản thân tôi hiểu được rằng, sự  công bằng trong tổ  chức liên quan đến  việc đối xử  không thiên vị  với con người trong tổ  chức. Hay theo công thức cổ  xưa, công bằng là cho mỗi người cái mà anh ta xứng đáng được hưởng. Nhưng   làm thế nào ta có thể biết được mỗi người xứng đáng được hưởng điều gì? theo  sự  công bằng phân phối, nghĩa là liên quan đến phân chia lợi ích, hay theo sự  công bằng trừng phạt, nơi các lợi ích là phản lợi ích tức các hình phạt? Suốt   nhiều thế kỷ người ta đã nghiên cứu về đề tài giá cả  công bằng hay mức lương  công bằng. Dự án đo giá trị  hàng hóa thông qua lượng thời gian cần thiết để sản  xuất ra thứ hàng hóa đó có vẻ công bằng, bởi mỗi nhà sản xuất sẽ nhận được tỉ  lệ  với công sức bỏ  ra. Song dự  án này bất khả  thi trong kinh tế  thị  trường, sự  chuyển đổi từ  một giá trị  chung chung như  vậy sang giá cả  là không thể. Thị  trường định giá, thị  trường cũng định mức lương, nhưng thị  trường không công   bằng và không thể công bằng (nếu ai đó khẳng định thị trường là công bằng thì   phải tuyên bố rằng thị trường công bằng từ định nghĩa, song hiển nhiên một giả   định như thế chẳng có gì chung với những điều ta thường nghĩ ­ mặc dù không rõ   ràng ­ khi nói về  sự  công bằng).  Cung và cầu phụ  thuộc vào những vận may  đỏng đảnh, những trường hợp ngẫu nhiên, khủng hoảng ở  một đất nước xa xôi   nào đó, những thứ mốt không thể dự đoán trước v.v..., chẳng có gì là công bằng  ở đây cả. Nếu thị trường chứng khoán phải tuân thủ các qui tắc công bằng thì nó  sẽ  không thể  tồn tại. Thị  trường gây ra các cuộc phá sản và khiến nhiều người   mất việc. Quả thực, trong thế giới văn minh con người không chết vì đói, người  thất nghiệp có trợ  cấp tối thiểu, nhưng đó là các hoạt động phi thị  trường của   nhà nước, là phương thuốc chữa các hậu quả xấu của cơ chế thị trường. Tương   tự, các áp lực xã hội về  việc trả  lương cũng là phi thị  trường. Không thể  khác   Học viên: Phạm Vũ Linh Page 2
  3. Tiểu luận môn học: Tin học trong quản lý kinh tế được, khi mà việc loại bỏ thị trường đồng nghĩa với chế độ toàn trị cùng với mọi  hệ  quả  chính trị  và kinh tế  của nó, với nghèo đói và mất tự  do. Có thể  nói các  bảo đảm của nhà nước cho nạn nhân của thị trường là tác phẩm của công bằng   được không? Có thể, với giả  định mỗi người được phép có các phương tiện để  tồn tại, rằng sẽ  là tương phản với công bằng nếu ai đó chết vì đói khi có thể  ngăn ngừa được điều này. Nhưng nếu không thể  ngăn ngừa được, nếu hàng  nghìn người chết đói vì nội chiến hay vì sự  sụp đổ  của mọi cấu trúc xã hội thì   sao? Khi đó từ công bằng mất nghĩa. Đối với người lao động, công bằng trong tổ  chức được họ  hiểu rằng: đó  là tỷ lệ giữa đầu vào mà một cá nhân đóng góp cho doanh nghiệp và đầu ra là thứ  mà anh ta nhận được từ  doanh nghiệp trên cơ  sở  sự  đóng góp đó. Đầu vào của   nhân viên bao gồm kinh nghiệm, giáo dục, các kỹ  năng đặc biệt, nỗ lực, và thời  gian làm việc. Đầu ra bao gồm lương, phúc lợi, sự thăng tiến, sự công nhận hoặc   bất kỳ các phần thưởng nào khác nhận được từ tổ chức. Các cá nhân sử  dụng một tiến trình phức tạp để  xác định điều gì là công   bằng. Đầu vào thường xuyên được so sánh với đầu ra; các kỹ  năng đặc biệt và  các nỗ  lực được so sánh với lương và sự  công nhận của tổ  chức mà họ  cống   hiến. Các cá nhân xem xét việc họ có được đối xử  công bằng hay không, bằng   cách so sánh tỷ  lệ  đầu vào/đầu ra của họ  với tỷ  lệ  đầu vào/đầu ra của người   khác. Những người khác này có thể  có công việc giống nhau hoặc khác nhau,   trong cùng công ty hoặc khác công ty, trong cùng ngành hoặc khác ngành. Các cá  nhân sẽ luôn tạo ra các nỗ lực nhằm làm dịu đi tình trạng căng thẳng xuất phát từ  việc các cá nhân nhận thức sự không công bằng. Một nhân viên có thể nhận thức   được tỷ  lệ  phần thưởng và các nỗ  lực của anh ta là ít được cân nhắc hơn tỷ  lệ  của người khác. Người nhân viên có thể  cố  gắng điều chỉnh sự  bất công theo  nhiều cách: giảm thiểu các nỗ  lực,  phối hợp với đồng nghiệp nhằm vận động   cho việc tăng thêm những thù lao, đãi ngộ  từ  người sử dụng lao động, hoặc tìm  công việc mới có lương được trả  cao hơn. Khi người nhân viên được thưởng   nhiều hơn so với người khác, cá nhân có thể làm việc chăm chỉ hơn những gì anh   ta đã làm trước đó hoặc tình nguyện nhận thêm nhiệm vụ mới để xoá bỏ sự bất  công. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự động viên từ  việc được trả  thù lao cao hơn thường chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn. Cuối cùng, sự công bằng trong tổ  chức dù là một doanh nghiệp, một đơn  vị  hành chính, quốc gia hay một tổ  chức quốc tế, đóng vai trò là phương thức,   cách thức làm hài lòng số  đông của tổ  chức hoặc các cá nhân lãnh đạo tổ  chức.   Nó có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển hay suy vong của tổ chức đó, điều   này tùy thuộc theo từng khu vực, vùng miền và tính chất hay tôn chỉ  mà tổ  chức   đó theo đuổi.  Học viên: Phạm Vũ Linh Page 3
  4. Tiểu luận môn học: Tin học trong quản lý kinh tế *) Liên hệ: Đối với đơn vị đang công tác là Công ty TNHH MTV 86, một đơn vị thành  viên của Tổng Công ty Đông Bắc ­ Bộ  Quốc Phòng, với hai nhiệm vụ  chính là  kinh tế và quốc phòng. Sự công bằng trong đơn vị đóng vai trò quan trọng và luôn  được lãnh đạo, chỉ  huy quan tâm, các thỏa ước lao động tập thể  giữa người lao   động và lãnh đạo chỉ  huy luôn được ký kết và duy trì thực hiện hàng năm, các   Quyết định khen thưởng hay kỷ luật đều dựa trên những quy định đã được ban  hành, được phổ  biến rộng rãi và nhận được sự  đồng thuận của đa số  cán bộ,  công nhân viên. Sự công bằng được quan tâm đã tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh  giữa các cá nhân, tập thể góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất kinh   doanh của đơn vị trong năm 2015. b. Một số những biểu hiện của sự công bằng tại Công ty TNHH MTV   86  Công bằng được biểu hiện trên hai khía cạnh chủ yếu là công bằng trong   phân phối và công bằng trong thủ tục. Công bằng trong phân phối tại Công ty TNHH MTV 86 được thể hiện như  sau: người lao động luôn được trả  lương hàng tháng đúng thời gian quy định;  mức tiền lương tiền công của người lao động được quy định rõ ràng theo thang   bảng lương hệ số và ngày công, nếu một người thợ bậc cao 7/7, cùng ngày công  làm việc với người thợ  mới, bậc 4/7 nhưng sẽ  có mức đãi ngộ  tiền công, tiền   lương cao hơn do sự cống hiến cũng như  kinh nghiệm của họ  trong công việc;  một người nhân viên lâu năm hoặc hoạt động ở vị trí quan trọng hơn cũng sẽ có  mức tiền công, tiền lương cao hơn so với những người nhân viên làm ở  vị  trí ít  quan trọng hơn. Đối với các cá nhân, tập thể  lao động tiên tiến, điển hình, có   những thành tích luôn được khen thưởng kịp thời, đúng quy định, đối với những  cá nhân vi phạm thì đều bị  kỷ  luật học lại an toàn, nội quy hoặc sa thải chấm   dứt hợp đồng. Công bằng trong thủ tục tại Công ty TNHH MTV 86 được thể hiện ở chỗ:   Hàng năm Công ty đều ban hành thỏa  ước lao động tập thể, tất cả  người lao  động, kỹ  sư  mới ra trường luôn được tạo điều kiện để  lao động, làm việc, học   tập trong môi trường phù hợp với chuyên môn, ngành nghề  mà mình được đào   tạo. Đối với Công ty TNHH MTV 86 bên cạnh việc tăng lương theo định kỳ  3   năm/lần, hay qua các kỳ  thi nâng bậc thợ, thì với đặc thù là đơn vị  thuộc Tổng  Công ty Đông Bắc ­ Bộ  Quốc Phòng, những người lao động có cống hiến, có   thành tích tốt trong công việc, muốn gắn bó với đơn vị  lâu dài sẽ  được xem xét  chuyển chế độ sang CNVQP, QNCN và cao hơn nữa là Sỹ  quan. Và tất cả việc  trên đều được cả  hội đồng gồm nhiều thành viên quan trọng của Công ty xem   Học viên: Phạm Vũ Linh Page 4
  5. Tiểu luận môn học: Tin học trong quản lý kinh tế xét, đánh giá dựa trên những quy định đã ban hành của cấp trên và của Công ty,   được phổ biến cho mọi người lao động trong toàn đơn vị. c. Phân tích thực trạng sự công bằng tại Công ty TNHH MTV 86 và tác   dụng của nó đối với hoạt động sản xuất đơn vị. d. Những đề xuất hoàn thiện. Câu 2: Lấy ví dụ (giả định theo một mẫu mà anh/ chị biết, không dùng tên   thực và vị trí thực của người đó) về một nhân viên trong đơn vị công tác và bình   luận về nhân cách của người đó thể hiện trong công việc thông qua những thành  phần cấu trúc của nhân cách nổi bật nhất, đồng thời đưa ra quan điểm  ứng xử  của anh/ chị đối với người đó. Trả lời: Nhân cách của một người có thể được coi là toàn bộ những đặc điểm tâm   lý đã ổn định của cá nhân tạo nên giá trị  xã hội, hành vi xã hội của cá nhân. Khi   sinh ra cá nhân chưa phải là một nhân cách mà nhân cách được hình thành trong   quá trình cá nhân sống và lớn lên trong xã hội. Tùy theo điều kiện sống mà nhân   cách sẽ phát triển theo chiều hướng nào. Thông thường khi ý thức phát triển dến  một trình độ nào đó thì nhân cách mới bắt đầu hình thành, và phát triển theo quá   trình của con người. Sự hình thành và phát triển của nhân cách phụ thuộc vào các  yếu tố như: Các đặc điểm bẩm sinh di truyền, giáo dục của cả gia đình và xã hội   đóng một vai trò chủ đạo, hoạt động của cá nhân, qua hoạt động giao lưu.  Theo cách nhìn quen thuộc của người Việt Nam, cấu trúc nhân cách gồm  hai mặt có mối liên hệ  thống nhất với nhau: đức và tài hay phẩm chất và năng  lực.  Ví dụ  về  một nhân cách  ở  đơn vị: Anh tên Nguyễn Văn An, sinh năm  1976, là Trưởng Phòng An toàn lao động Công ty, là một người cán bộ, phụ trách  mảng an toàn lao động của Công ty, Anh luôn gương mẫu chấp hành tốt mọi nội  quy, quy định của công ty về  giờ  giấc làm việc, lễ  tiết tác phong, kỷ  luật trong   quân đội, Trong đời sống hàng ngày thì giản dị, gần gũi, luôn quan tâm tới anh  em, bạn bè, đồng nghiệp, luôn nhiệt tình với công việc, chịu khó tìm tòi những  cách làm hay, sáng tạo để  áp dụng vào đơn vị. và đã đạt được nhiều thành tựu,   được lãnh đạo chỉ huy đơn vị tin tưởng, anh em đồng nghiệp quý mến.  Tôi nhớ  có lần, khi đơn vị  đang gặp khó khăn trong việc nâng cao sản   lượng để  đáp  ứng tiến độ, anh đã chủ  động tìm tòi qua các tài liệu, các đơn vị  Học viên: Phạm Vũ Linh Page 5
  6. Tiểu luận môn học: Tin học trong quản lý kinh tế bạn và sau đó mạnh dạn đề xuất với lãnh đạo chỉ huy đơn vị áp dụng công nghệ  khấu chống mới vào các lò chợ của đơn vị, chuyển từ khấu bám vách sang đi lò  bám trụ, tận thu than nóc. Đề  xuất đó đã vấp phải sự phản  ứng không nhỏ  của   các bộ phận khác, vì khi đó gần như sẽ phủ nhận sự đúng đắn của giải pháp kỹ  thuật hiện tại, phải thay đổi hệ thống đường lò làm tăng chi phí của sản xuất, dễ  dẫn tới mất cân đối chi phí đơn vị, bên cạnh đó áp dụng công nghệ mới trong khi  chưa có kinh nghiệm, sẽ mất thời gian học hỏi làm quen, nguy cơ xảy ra mất an   toàn. Thế nhưng, bằng sự kiên định, bản lĩnh và hiểu biết cũng như các tận dụng   mối quan hệ  của mình anh đã thuyết phục được lãnh đạo chỉ  huy trước hết áp   dụng thử  nghiệm  ở  một khu vực, nếu thành công sẽ  nhân rộng ra toàn công ty.   Và trải qua thực tế đã chứng minh việc mạnh dạn áp dụng công nghệ mới, thay   đổi cái cũ đã mang lại thành công to lớn cho đơn vị. Qua ví dụ trên, tôi thấy Nguyễn Văn An là một nhân cách tốt, điều đó thể  hiện qua việc Đức và Tài của anh. Trước hết, đó là phẩm chất xã hội: Anh có  một thái độ lao động nghiêm túc, mong muốn đóng góp sự phát triển của đơn vị,  trong lúc đơn vị khó khăn đã chịu khó tìm tòi cách làm mới, sáng tạo; có thế giới   quan rộng lớn vượt lên trên cái cũ, có niềm tin vào sự thành công; và bên cạnh đó   chính nhờ phẩm chất cá nhân hay đạo đức tư cách biểu hiện qua sinh hoạt hàng   ngày của anh, phẩm chất ý chí thể  hiện qua tính dám phê phán cái cũ, tính quả  quyết, có mục đích, niềm tin với áp dụng công nghệ mới, và nhờ  cung cách ứng  xử, tác phong tốt mà anh đã vận động các bộ  phận, lãnh đạo chỉ  huy  ủng hộ áp  dụng công nghệ mới. Điều đó cũng đã nói lên cái “Tài” của Anh, đó là n ăng lực  xã hội hoá: năng lực sáng tạo, mềm dẻo thể hiện qua việc tìm phương án khấu   chống mới; năng lực chủ  thể  hoá: khả  năng thể  hiện cái riêng, cái độc đáo, cái   bản lĩnh dám đưa ra ý kiến chống lại số  đông, dám bảo vệ  ý kiến, chịu trách  nhiệm đến cùng với ý kiến của mình; năng lực hành động: chủ  động tích cực;   năng lực giao tiếp: khả năng thiết lập và duy trì quan hệ  với người khác vì vậy   đã thuyết phục được mọi người ủng hộ phương án mình đưa ra. Đối với cá nhân mình, tôi rất quý trọng và học tập theo nhân cách của Anh  ấy, và phấn đấu được như  Anh  ấy. Là con người có nhân cách tốt, có lý tưởng  sống, đối xử với mọi người hòa nhã, giúp đỡ đồng nghiệp khi khó khăn. Luôn có  tinh thần cố gắng vươn lên. Câu 3: Hãy tự xây dựng hoặc lấy ví dụ từ thực tế tại đơn vị công tác 4 ví  dụ tình huống về kỹ năng giao tiếp của nhà quản trị và bình luận về chúng Trả lời: a.Ví dụ tình huống thứ nhất: kỹ năng định hướng  Học viên: Phạm Vũ Linh Page 6
  7. Tiểu luận môn học: Tin học trong quản lý kinh tế Bình là một Quản đốc của Công trường khai thác A, vào khoảng thời gian  tháng 6, diện sản xuất gặp nhiều khó khăn, lực lượng thợ  nghỉ  vô lý do, tự  do  tăng cao. Một hôm khi đi kiểm tra lò, Bình đã nghe công nhân An và công nhân   Huy bàn luận với nhau “Đợt tới Công ty mình thay đổi nhân sự  Giám đốc, sếp   mới về thể nào cũng thay đổi nhiều nhân sự, rồi mất thời gian ổn định sản xuất,   diện sản xuất sắp tới lại gặp nhiều khó khăn, lương lậu chắc thấp lắm đây,   nghe nói bên công ty B lương cao mà ngày công ít hơn, hay là mình xin chuyển   sang đó”. Nghe câu chuyện, Bình vẫn chỉ đạo sản xuất bình thường, sau đó, về  Công trường, một mặt Bình gọi riêng hai đồng chí An và Huy ra trao đổi trực   tiếp, tiếp theo đã tổ  chức sinh hoạt Công trường, thông báo các chủ  trương về  nhân sự, về  tình hình hoạt động sản xuất chung của Công ty, về  hướng khắc  phục khó khăn của Công trường, về đảm bảo đời sống cho anh em công nhân qua  lương, thưởng và các phụ cấp, trợ cấp, bên cạnh đó còn kể về truyền thống của  đơn vị, về những thế mạnh của đơn vị  so với các đơn vị  khác cùng ngành nghề.   Qua buổi nói chuyện, không chỉ  2 công nhân An và Huy mà tập thể  Công nhân  Công trường khai thác A đã đều đồng tâm, quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm  vụ  được giao. Những tháng sau đó, Công trường A luôn nằm trong tốp đầu về  hoàn thành kế  hoạch, lương thưởng luôn được đảm bảo, cuối năm được khen   thưởng trước toàn Công ty. Qua ví dụ  trên, cá nhân tôi nhận thấy Bình đã phản  ứng tốt với việc khó   khăn của đơn vị, biết giải thích, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, phản ánh   chính xác và định hướng công nhân, người lao động vào mục tiêu chung của đơn  vị. Qua đó hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, của đơn vị  cũng như  mang lại lợi   ích thiết thực cho người lao động. b. Ví dụ tình huống thứ hai: kỹ năng định vị Tuấn, là một nhân viên kỹ  thuật xuất sắc của đơn vị, Do Công trường C   gần đây có dấu hiệu sa sút về sản lượng nên Tuấn được Giám đốc công ty điều   chuyển xuống làm Quản đốc Công trường khai thác C nhằm mục đích vực dậy  tình hình sản xuất  ở Công trường C. Những ngày đầu mới về  Tuấn còn bỡ  ngỡ  chưa hiểu rõ hết về con người cũng như vấn đề mà Công trường đang gặp phải.  Trong những cuộc họp với nhân viên ở đây Tuấn luôn luôn tỏ thái độ cởi mở, vui  vẻ với mọi người. Anh hay đưa ra những tình huống để  hỏi nhân viên của mình   và đặc biệt chú trọng đến thái độ và phản ứng của họ ra sao. Thu thập những tài   liệu liên quan đến tình hình sản xuất, điều kiện vỉa vách thời gian gần đây của   Công trường. Anh luôn ân cần hỏi thăm những đồng nghiệp của mình mỗi khi  rảnh rỗi. Vì vậy mà sau một thời gian ngắn anh và mọi người đã gắn bó với nhau   nhiều hơn, hiểu nhau hơn và anh làm cho nhân viên của mình không còn cảm giác  xa cách giữa nhân viên và sếp. Và rồi sau một Quý làm việc chung anh Tuấn và   Học viên: Phạm Vũ Linh Page 7
  8. Tiểu luận môn học: Tin học trong quản lý kinh tế mọi người đã tìm tiếng nói chung, giúp Công trường nâng cao sản lượng, tiến độ  sản xuất. Qua câu chuyện này, theo ý kiến cá nhân của tôi thì anh Tuấn đã xử lý mọi  việc rất tốt, định vị  mình trong mối quan hệ  mới không chỉ  là người chủ  với   người làm thuê, Anh luôn đảm bảo sự  bình đẳng trong giao tiếp tạo cảm giác  gần gũi, tập trung mọi người về mục tiêu chung của đơn vị. c. Ví dụ tình huống thứ ba: kỹ năng lắng nghe Trước đây, mỗi dịp nghỉ lễ, tết của đất nước, theo quy định đều phải bố  trí quân số trực, có thời điểm tới 70% quân số toàn đơn vị, điều này đã gây phản   ứng đối với anh em công nhân, vì mặc dù mang tính đặc thù là đơn vị  quân đội  làm kinh tế, cũng không tránh khỏi anh em công nhân sẽ  so sánh mức thu nhập,   chế độ làm việc, nghỉ ngơi với các đơn vị bạn trong cùng ngành nghề. Bên cạnh   đó, mỗi đợt nghỉ  anh em tập trung trở lại đơn vị  quân số  cũng không được đầy  đủ  như  mong muốn. Chính vì vậy, qua các đợt sinh hoạt văn hóa tinh thần với   từng Công trường, Phân xưởng, qua lấy ý kiến của các đơn vị trong toàn Công ty,   Chỉ huy đã quyết định cho nghỉ nhiều hơn mỗi dịp nghỉ lễ, bố trí hợp lý thời gian  mỗi đợt nghỉ để vừa có thời gian cho anh em nghỉ ngơi, vừa không ảnh hưởng tới   tiến độ sản xuất.  Qua ví dụ  thực tế  trên, tôi nhận thấy kỹ  năng lắng nghe thực sự  là cần  thiết, vì nếu như  lãnh đạo, chỉ  huy đơn vị  không lắng nghe, thấu hiểu tâm tư  nguyện vọng của anh em, người lao động, rất có thể  đã xảy ra tình trạng công   nhân sẽ bỏ  việc, chuyển công việc hoặc chuyển sang đơn vị  khác, hoặc nếu có   làm thì cũng sẽ không thoải mái trong tâm lý. d. Ví dụ tình huống thứ tư: kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp biểu hiện ở khả năng lôi cuốn, thu  hút đối tượng giao tiếp, biết duy trì hứng thú, sự  tập trung chú ý của đối tượng   (duyên giao tiếp).  Học viên: Phạm Vũ Linh Page 8
  9. Tiểu luận môn học: Tin học trong quản lý kinh tế Học viên: Phạm Vũ Linh Page 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2