intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Sự can thiệp vô hiệu hóa, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính quốc tế

Chia sẻ: Gnfvgh Gnfvgh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

78
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Sự can thiệp vô hiệu hóa, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính quốc tế nhằm nghiên cứu mô hình biến đổi và tính hiệu quả của sự vô hiệu hóa của các nước trong thị trường mới nổi, khi các nước này tự do hóa thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Sự can thiệp vô hiệu hóa, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính quốc tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------ BÀI NGHIÊN CỨU SỰ CAN THIỆP VÔ HIỆU HÓA, CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ HỘI NHẬP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ GV HD : TS. Nguy ễn Khắc Quố c Bảo Lớp : Cao học Ngân hàng Đ êm 2 - Khóa 22 Nhóm thực hiện : Nhóm 17 - Vương Th ị Thanh Quy - Phạm Thị Ph ương Thảo - Trần Thị Huỳnh Như TP.HCM, năm 2013
  2. SỰ CAN THIỆP VÔ HIỆU HÓA, CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ HỘI NHẬP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Tóm tắt (Abstract) Trong t ài liệu này, tác giả đã nghiên cứu mô hình biến đổi và tính hiệu quả của sự vô hiệu hóa của các nước trong thị trư ờng mới nổi, khi các nước này tự do hóa thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới.Thông qua các quốc gia và các thời kỳ, khi ư ớc lượng xu hướng biên để vô hiệu hóa sự tích lũy của tài sản nước ngoài có được từ dòng thu của cán cân thanh t oán, tác giả đã phát hiện ra quy mô của sự vô hiệu hóa dòng thu dự trữ ngoại hối trong những năm gần đây tăng lên với các mức độ khác nhau ở châu Á và châu Mỹ Latinh, đúng với sự lo lắng ngày càng lớn về ảnh hư ởng của lạm phát tiềm ẩn tới các dòng thu dự trữ, và qua đó, tác giả cũng nhận ra sự vô hiệu hóa phụ thuộc vào các thành phần của dòng thu từ cán cân thanh toán. 1. Giới thiệu (Introdution) Trong nhữ ng năm cuối 1980 v à đầu nhữ ng năm 1990, các nước trong thị trường mới nổi đi theo sự tự do hóa và mở cử a tài chính, với cố gắng duy trì tỷ giá hối đoái ổn định và chính sách t iền t ệ độc lập, như ng một số nư ớc vẫn bị khủng hoảng t ài ch ính. Sau cuộc khủng hoảng này, các nư ớc trong thị trư ờng m ới nổi đã áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt có quản lý, song song với hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ.Trong mô hình mới này, sự tích lũy dự trữ ngoại hối trở thành một thành phần quan trọng trong việc tăng cư ờng tính ổn định.Chi phí của việc duy trì ổn định tiền tệ với mô hình mới này đòi hỏi phải t ích lũy dự trữ ngoại hối, và cùng với đó, vô hiệu hóa ngày càng gia tăng.Tuy nhiên, sự tồn tại của chính sách hỗn hợp m ới này cùng với hiệu quả của sự vô hiệu hóa bị đặt nhiều câu hỏi khi đứng trư ớc mối e sợ về chi phí cơ hội của việc tích lũy dự trữ và bóp méo chi phí tài chính công. Trong t ài liệu này, tác giả tập trung quan tâm về quy mô của sự vô hiệu hóa, bằng cách ước lượng xu hướng biên để vô hiệu hóa sự tích lũy tài sản nước ngoài qua các thời kỳ, thông qua các quốc gia ở châu Á và châu Mỹ Latinh. Qua phân tích, tác giả khẳng định rằng, có sự tích lũy dự trữ ngoại hối ngày càng nhiều, kèm theo đó là sự vô hiệu hóa ngày càng mạnh m ẽ thông qua các nư ớc châu Á và châu Mỹ Latinh, và hệ s ố vô hiệu hóa gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Và vì vậy, có sự bổ trợ cho nhau giữa tích lũy dự trữ ngoại hối và vô hiệu hóa t ác động của lạm phát tiềm ẩn. T ác giả cũng nhận ra rằng, sự vô hiệu hóa dòng vốn đầu tư trực tiếp nư ớc
  3. ngoài (FDI) ít hơn th ặng dư tài khoản vãn g lai và các dòng vốn không phải FDI, đặt ra mối nghi ngại sự bất ổn tiền tệ. Tác giả cũng tranh luận về lợi ích và chi phí của sự vô hiệu hóa.Đối với nhiều quốc gia, chi phí phát sinh của việc vô hiệu hóa ít hơn các lợi ích có được từ việc ổn định tiền tệ và tích lũy dự trữ.Tuy nhiên, nghiên cứu đư a ra b ằng chứng chứng tỏ rằng lợi ích có liên quan đến Trung Quốc và các nước khác đã giảm trong những quý gần đây.Điều này ngụ ý về những hạn chế của việc duy trì cấu trúc chính sách mới trong t hời gian gần. Cuối cùng nghiên cứu phác thảo một mẫu (đư ợc trình bày trong phần phụ lục) giải thích khả năng vô hiệu hóa phụ thuộc v ào khả năng thay thế không hoàn toàn của các tài sản trên thế giới. T ác giả chỉ ra rằng, có thể cắt giảm chi phí của sự vô hiệu hóa bằng các chính sách khuyến khích hạn chế tài chính trong nước, đư a r a quy mô vô hiệu hóa của mỗi quốc gia phụ thuộc vào mứ c độ sẵn sang chịu đựng sự hạn chế tài chính và sự bóp méo kinh tế khác. 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây (Lite rature revie w)  Thay đổi cấu trúc mô hình ba nhân tố Nghiên cứu của Obstfeld, Maury, Jay Sham baugh và Alan M.Taylor vào năm 2005 và các lý thuy ết về bộ ba bất khả thi đã nói rằng m ột quốc gia đồng thời có thể chọn bất kỳ hai, nhưng không phải tất cả,trong ba mục tiêu sau đây: độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá, và hội nhập tài chính. Lý thuyết trên đã giải thích cho sự thay đổi cấu trúc chính sách tiền tệ ở các nước đang phát triển trong thời gian qua. Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều học thuy ết đã phân t ích các khía cạnh khác nhau của những sự phát triển gần đây, như là bản chất và quy mô của tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, sự tự chủ tiền tệ và hội nhập tài chính thông qua các thị trường m ới nổi (như các nghiên cứu của Fisher năm 2001; của Aiz enm an và Lee năm 2008). Thực t ế từ giữa đến cuối thập niên 1980, hầu hết các nư ớc đang phát triển duy trì một sự kết hợp giữa ổn định tỷ giá và độc lập tiền t ệ, với các tài khoản vốn gần như đóng cửa. Đến những năm cuối 1980 và đầu nhữ ng năm 1990 các nước như Mexico, Hàn Quốc, và một số nền kinh tế khác ở châu Á, đi theo con đường phát triển tự do hóa tài chính và m ở cửa. Tuy nhiên, khi mở cửa t ài chính, họ thấy rằng các mục tiêu của hội nh ập tài chính lớn hơn, ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ đã đồng thời không
  4. thể đạt được. Các mục tiêu chính sách không phù hợp đã dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, t ại Mexico trong thời gian 1994-1995 và ở Đông Á trong thời gian 1997-1998. Những cuộc khủng hoảng đã khẳng định sự thỏa hiệp cân bằng với lý thuyết bộ ba bất khả thi: một quốc gia chọn tham gia hội nhập tài chính ở mứ c cao phải từ bỏ sự ổn định tỷ giá nếu muốn bảo tồn mức độ độc lập tiền tệ. Từ những sai lầm dẫn tới các cuộc khủng hoảng xảy ra, sau đó M exico, Hàn Quốc, và các nước khác đã chọn m ột cấu trúc chính sách mới, một cấu trúc chính sách liên quan đến tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, độc lập tiền tệ trong nước, và tăng cường hội nhập tài chính. Như ng họ vẫn còn can th iệp ở một mứ c độ lớn trong việc quản lý tỷ giá hối đoái. Vì vậy, khi đối mặt với áp lực đánh giá cao đồng tiền, họ đã thự c hiện tích lũy dự trữ và vô hiệu hoá. Trung Quốc là một minh chứng tiêu biểu cho chính sách hỗn hợp này, cho phép sự hội nhập tài chính sâu hơn trong thực tế, và vào giữ a năm 2005 áp dụng tỷ giá linh hoạt có quản lý, trong khi vẫn tích luỹ và vô hiệu hoá các dòng thu dự trữ ngoại hối khổng lồ. Các nghiên cứu t iếp theo của Aizenm an và Marion năm 2003; Aizenman và Lee năm 2008; Cheung và Ito năm 2008 cũng cho thấy sự thay đổi cấu trúc trong các m ô hình tích luỹ dự trữ của các nư ớc đan g phát triển. Một sự thay đổi xảy ra trong những năm đầu 1990, được phản ánh trong sự tăng tỉ lệ dự trữ ngoại hối/GDP, một xu hướng tăng vọt ngay sau khủng hoảng Đông Á 1997-1998, nhưng giảm xuống vào năm 2000. M ột sự thay đổi cấu trúc thứ hai dư ờng như đã diễn ra trong những năm đầu 2000, chủ yếu do sự gia tăng chưa từng có trong tích luỹ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc. Sự tích luỹ dự trữ ngoại hối lớn có thể là do một số yếu tố. Đầu tiên, một số nư ớc đã giành dự trữ để đáp ứng nhu cầu phòng ngừa. Dự trữ cung cấp bảo hiểm cho chính quốc gia đó khi có sự dừng lại đột ngột của luồng vốn nước ngoài chuy ển vào trong nước, qua đó bù đắp rủi ro khi hội nhập tài chính ở mức sâu hơn. Thứ hai, dự trữ có thể được sử dụng để giảm nhẹ tác động của các cú sốc thư ơng m ại trên tỷ giá hối đoái thực tế và xuất khẩu của một quốc gia, điều hoà các điều chỉnh tài khoản vãng lai. Thêm vào đó, chúng như là một khoản bảo hiểm ngầm, cho phép các nước tránh phụ thuộc vào Quỹ tiền t ệ Th ế giới (IMF), Ngân hàng Th ế giới (WB) và các tổ chứ c tài chính quốc tếkhác,… Cuối cùng, tích luỹ dự trữ có thể xuất hiện như là một sản phẩm phụ của việc quản lý tỷ giá hối đoái để thúc đẩy xuất khẩu bằng cách đánh giá t hấp đồng nội tệ.
  5.  Tích lũy dự trữvà phản ứng vô hiệu hóa Trong nghiên cứu cùng tên của 2 tác giả của tài liệu này vào năm 2008 (Aiz enman và Glick (2008b)) đã cho thấy tích lũy dự trữ của cá nước Châu Á và Châu Mỹ Latinh có xu hướng t ăng lên, nhất là sau các cuộc khủng hoảng, đi kèm với đó là quy mô vô hiệu hóa ở các nước cũng gia tăng thể hiện bằng sự s ụt giảm tư ơng ứng trong tài sản nội địa ròng.
  6. Hình 1:Dự trữ ngoại hối ròng và sự thay đổi tín dụng nội địa ròng của NHTW ở những nước châu Á được chọn (những thay đổi trong 4 quý có liên hệ tới tiền dự trữ cuối 4 quý, tính theo phần trăm) Biểu đồ từ nghiên cứu trên đã thể hiện sự thay đổi của tài sản dự trữ ngoại hối ròng (FR) và tài sản tín dụng nội địa ròng (DC) trong m ỗi 4 quý ở NHTW, được vẽ dựa trên tỷ lệ dự trữ t iền (RM) vào cuối mỗi thời kì 4 quý của Trung Quốc, H àn Quốc, và Thái Lan. Trong trường hợp của Tr ung Quốc, những dòng thu tiền dự trữ (∆FR/RM dương) tăng lên và tài sản nội địa ròng của NH TW cũng tăng lên (∆DC/RM dương) đã gây ra tác động tiền tệ, t ăng lượng tiền cơ s ở và dễ dẫn đến lạm phát, quy m ô vô hiệu hoá của Trung Quốc bị giới hạn một cách tương đối cho t ới đầu những năm 2000. Tuy nhiên, từ giữa năm 2002, Trung Quốc đ ã tích luỹ được kinh nghiệm gia tăng các dòng thu dự trữ ngoại hối, những dòng thu này tỷ lệ nghịch với việc nắm giữ các tài sản nội địa ròng của NH TW. Sự gia tăng quy mô vô hiệu hoá đ ầu nhữ ng năm 2000 ẩn chứ a một khả năng tăng lên vư ợt bậc hành vi vô hiệu hoá của Tru ng Quốc. Cũng như vậy, biểu đồ cho thấy Hàn Quốc v à Thái Lan cũng đã có những dòng thu dự trữ đáng kể sau cuộc khủng hoảng Châu Á đầy thiệt hại. Những nhà điều hành tiền t ệ Hàn Quốc phản ứng lại t ác động t iền tệ của các dòng thu bằng cách vô hiệu hoá. Một mô hình tương tự về dòng thu và vô hiệu hoá cũng xảy ra ở Th ái Lan. Trong trường hợp của Argentina, dòng thu dự trữ khiêm tốn nổi lên năm 2003 sau cuộc khủng hoảng tài chính của quốc gia này năm 2001-2002; tuy nhiên, những dòng thu này hiển nhiên không bị vô hiệu hoá cho t ới nửa cuối 2004 khi những thay đổi trong các tài sản nội địa do NH TW nắm giữ rơi xuống mức âm. Ở Brazil, dòng thu dự trữ bắt đầu gia tăng vào nử a cuối năm 2004, kéo theo đó là việc vô hiệu hoá dòng tiền này. Mô hình tương tự của dòng thu dự trữ và cân bằng mứ c sụt giảm trong tài sản nội địa do NHTW nắm giữ cũng xảy ra ở M exico vào năm 1996 sau những thiệt hại của khủng hoảng đồng peso vào 1995-1996. 3. Phương pháp nghiên cứu (Methodology and data)  Phương pháp nghiên cứu và m ô hình hồi quy
  7. Tác giả sử dụng các phư ơng pháp nghiên cứ u định tính, định lượng, thống kê, quan sát, so s ánh khi tiến hành so sánh hành vi vô hiệu hóa xuyên quốc gia qua các thời kỳ, phân tích và tổng hợp từ những bằng chứng t hực nghiệm của sự vô hiệu hóa để đánh giá q uy mô của sự vô hiệu hóa qua các năm và thông qua các quốc gianhằm làm rõ các mục tiêu nghiên cứu của tác giả. Tác giả ước lượng quy mô của sự vô hiệu hoá bằng một mô hình hồi quy đơn giản của các nhà điều hành tiền tệ về sự thay đổi tài sản ròng nội địa dựa trên sự thay đổi tài sản ròng nư ớc ngoài, sự thay đổi được đo lường qua 4 quý và dự a trên tỷ lệ dự trữ t iền vào cuối mỗi 4 quý. N ghiên cứu cũng xem xét thêm tỉ lệ tăng trưởng GDP danh nghĩa của 4 quý để kiểm soát những biến giải thích khác, như Z có thể là biến ảnh hưởng bởi nhu cầu về tiền. N ghiên cứu ước t ính các hệ số vô hiệu hoá (β) với mô hình định lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS sử dụng mẫu 40 quý. (1) Để thấy đư ợc quy mô, mức độ của vô hiệu hóa thay đổi như thế nào trước và sau khi các quốc gia ở Châu Á và Châu Mỹ Latinh bắt đầu thực hiện chính sách vô hiệu hóa, tác giả đã đưa vào mô hình ban đầu thêm biến giả Dum Break (với giá trị 0 là khoảng thời gian chư a thực h iện chính sách vô hiệu hóa, và giá trị 1 là cho khoảng thời gian sau khi thực hiện vô hiệu hóa). Đồng t hời đưa t hêm biến giả Dum Crisis (với giá trị 0 cho khoảng thời gian không xảy ra khủng hoảng và 1 cho khoảng thời gian xảy ra khủng hoảng) để thấy được sự thay đổi quy mô, mức độ của chính sách vô hiệu hóa khi có sự ảnh hưởng của khủng hoảng tại các nước này. Từ đó, tác giả xây dự ng mô hình hồi quy(2): Tác giả sử dụng kiểm định F-statistic, kiểm định 2 bên cho giả thuyết H 0 : β0 = -1 (vô hiệu hóa trước điểm gãy – trước khi thực hiện chính sách vô hiệu hóa) và kiểm định một bên cho giả thuyết H0 : β0 +β1 = -1 (vô hiệu hóa sau điểm gãy – sau khi thự c h iện chính sách vô hiệu hóa) ở các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% cho các nước khác nhau. Tiếp theo, để thấy rõ hơn những ảnh hưởng của lạm phát từ những thay đổi của GD P thực v ới quy mô của chính sách vô hiệu hóa, tác giả tiếp tục xây dựng mô hình hồi quy(3) với các biến dự trữ ngoại hối ròng, biến giả Dumbreak (tư ơng tự trên), lạm phát,
  8. biến tương tác giữ a lạm phát và biến giả (thể hiện ảnh hưởng của lạm phát trư ớc và sau thời điểm thực hiện chính s ách vô hiệu hóa) và biến GDP thực. Các mức ý nghĩa là 1%, 5%, 10% cho các nước khác nhau. Cuối cùng, tác giả xây dự ng mô hình hồi quy(4) với các biến th ành phần dòng thu trong cán cân thanh toán (dòng thu dự trữ từ thặng dư tài khoản vãng lai, dòng thu đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và dòng vốn không phải FDI), GD P danh nghĩa, và các biến tương t ác giữa các thành phần dòng thu cán cân với biến giải Dumbreak để thấy liệu có phải sự vô hiệu hóa phản ứng lại các dòng thu dự trữ tùy theo nguồn gốc của các dòng thu đó hay không? Tác giả sử dụng kiểm định F-statistic để kiểm định 1 chiều cho các giả thuyết H 0: |β0|
  9. dòng thu dự trữ ngoại hối. Giá trị âm của tín dụng nội địa ròng tương ứ ng với các mức sụt giảm tài sản nội địa được nắm giữ bởi các nhà điều hành tiền tệ. Các biến giả đưa vào mô hình với các giá trị 1 và 0 tương ứng với các thời kì sau khi thự c hiện chính sách vô hiệu hóa và trước k hi thực hiện vô hiệu hóa, thời kì xảy ra khủng hoảng và không xảy ra khủng hoảng. N gày bắt đầu hành vi vô hiệu hóa và thời kỳ khủng hoảng của mỗi quốc gia đư ợc báo cáo ở dư ới cùng của m ỗi bảng. Phư ơng pháp xác định ngày bắt đầu hành vi vô hiệu hóa là Q2/2002 tại Trung Quốc, Q4/1998 t ại Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, và Singap ore, và Q4/2004 tại Ấn Độ. Những ngày bắt đầu hành vi vô hiệu hóa của Argentina, Brazil, và Mexico lần lư ợt tương ứng với Q3/2004, Q3/2003, và Q4/1996. Lạm phát được đo lư ờng bằng chỉ số CPI. Chuỗi số liệu chạy các hệ số hồi quy dự a trên (i) những quan sát không chồng chéo (độc lập) của những t hay đổi một quý được tiến hành hàn g quý, và (ii) những quan sát không chồng chéo (độc lập)của nhữ ng t hay đổi của 4 quý đư ợc tiến hành hàng năm. Chúng đã được tác giả xử lý bằng các phương pháp: Phương pháp điều chỉnh yếu tố mùa vụ, Phương pháp điều chỉnh tự tương quan để có được một mẫu độc lập (không chồng chéo nhau), loại bỏ yếu tố m ùa, tránh hiện tư ợng tự tương quan, tránh hiện tượng phương sai thay đổi, giúp các ư ớc lượng không chệch, đáng tin và có ý nghĩa thống kê hơn. Các hệ s ố có ý nghĩa thống kê với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% tương ứng với *, ** *** , trong bảng hệ số hồi quy sau khi chạy mô hình phía dưới. 4. Nội dun g và các kết quả nghiên cứu (Results) 4.1. Nội dun g và kết quả Mô hình ước lượng  Ước lư ợng mức độ phản ứng của vô hiệu hóa (MH1): Mô hình tr ên, với β = -1 trên biến ∆FR/RM thể hiện sự vô hiệu hoá tiền tệ hoàn toàn khi có sự thay đổi trong dự trữ, trong khi β = 0 có nghĩa là không có vô hiệu hoá. Giá trị của hệ số vô hiệu hoá giữa các cấp nằm trong khoảng -1 < β < 0, cho thấy sự vô hiệu hoá từng phần.
  10. Khi giá trị của vô hiệu hoá nhỏ hơn -1 có thể đ ại diện cho một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, do những mối lo lắng về lạm phát. Khi giá trị của việc vô hiệu hoá lớn hơn 0 có thể cho thấy một chính sách t iền tệ mở rộng, do những lo ngại về một cuộc khủng hoảng tín dụng hoặc bị ảnh huởng bởi một cuộc khủng hoảng có hệ thống. Từ việc chạy hồi quy, có đư ợc Hình 2 biểu diện hệ số vô hiệu hóa như bên dưới:
  11. Hình 2: Hệ số vô hiệu hoá từ chạy hồi quy 40 quý, các nư ớc được chọn ở châu Á và M ỹ Latinh. Trong trường hợp của Trung Quốc, quan sát thấy r ằng hệ s ố vô hiệu hoá bắt đầu tăng từ khoảng 0,6 trong năm 2000, có xu hư ớng tăng nhanh trong nử a cuối năm 2002 và tiếp tục trong năm 2 006 và đạt gần 1,5 cho thấy 1 điểm gãy trong hành vi vô hiệu hóa, quy mô vô hiệu hóa đã gia tăng m ạnh mẽ sau thời điểm thự c h iện chính sách vô hiệu hóa. Biểu đồ cũng cho thấy rằng hành vi vô hiệu hoá của Trung Quốc đã bắt đầu đảo ngư ợc trong quý 4 năm 2006. Đây là một bằng chứng cho t hấy sự s uy giảm trong mức độ vô hiệu hóa của Trung Quốc có thể do hai khả năng. Thứ nhất, tích lũy dự trữ ngoại hối của Trung Quốc trong th ời gian gần đây có thể được phóng đại đến mức các số liệu báo
  12. cáo chư a được điều chỉnh để có những t ài khoản chuyển đổi và chuy ển dịch của tài sản dự trữ ngoại hối t ới quỹ tài sản nhà nước (SWF) của Trung Quốc và tới ngân hàng nhà nước. Thứ hai, Tr ung Quốc thực sự đã chạm tới giới hạn của nó trong khả năng vô hiệu hoá nhữ ng dòng thu dự trữ khổng lồ. Một điểm gãy trong hành vi vô hiệu hóa của Hàn Quốc là điều hiển nhiên sau cuộc khủng hoảng t ài chính 1997-1998, với hệ số vô hiệu hóa t ăng từ 0,9 đến hơn 1,0 vào năm 1 999. Sự vô hiệu hóa tăng m ặc dù ở mức độ thấp hơn, có thể dễ dàng quan sát được ở Thái Lan và Malaysia, trong khi không có thay đổi nào là hiển nhiên trong trường hợp của Singapore. Đối với Ấn Độ, một sự gia tăng khiêm tốn trong trong việc vô hiệu hóa dư ờng như đã xảy ra vào giữa những năm 1990 sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1991, tiếp theo tăng thêm sau năm 2002.Tại Argent ina và Brazil, có một vài sự gia tăng trong sự vô hiệu hóa có thể đư ợc quan sát dễ dàng qua thời kỳ. Tro ng trư ờng hợp của Mexico, sự vô hiệu hóa tăng một cách khiêm t ốn vào năm 1996 và sau đó vào khoảng năm 2005. Việc chạy hàm hồi quy đã cho thấy quy m ô vô hiệu hóa đã gia tăng ở nhiều nư ớc sau các cuộc khủng hoảng hoặc tại thời điểm Trung Quốc bắt đầu sự vô hiêu hóa mạnh mẽ trong năm 2002. Tác giả tiến hành một cuộc so sánh hành vi vô hiệu hóa xuyên quốc gia qua các thời kỳ. Hình 3 báo cáo hệ số phương sai của các hệ số vô hiệu hóa với các nước ở Châu Á và Mỹ Latinh cũng như khi hai khu vự c đó kết hợp với nhau.Quan sát thấy rằng hệ số phương sai giảm đáng kể ở châu Á trong giai đoạn 2000-2005, sau đó nó bắt đầu gia t ăng phần nào. T ại Mỹ Latinh, hệ số phư ơng sai giảm bắt đầu trong năm 2000. Những kết quả này cho thấy thời gian của sự gia tăng quy mô vô hiệu hóa qua các quốc gia có thể có một thành phần chung.
  13. Hình 3: Phương sai của hệ số vô hiệu hoá  MH2: Trong Bảng 1 dư ới đây, Cột (1) tác giả chạy mô hình hồi quy với biến dự trữ ngoại hối ròng và biến giả Dumbreak, không có biến giả DumCrisis và GNP danh nghĩa, để đo lư ờng ảnh hưởng của dự trữ ngoại hối ròng trước và sau khi thực hiện chính sách vô hiệu hóa như thế nào đến tài sản ròng nội địa, đến quy mô vô hiệu hóa. Cột (2) là m ô hình ở cột (1) đưa thêm vào biến GNP danh nghĩa. Cột (3) là mô hình ở cột (2), tác giả đưa vào biến giả DumCrisis.Với biến này, tác giả muốn đo lường, ước lượng ảnh hư ởng của dự trữ ngoại hối ròng trong thời kì khủng hoảng và không xảy ra khủng hoảng đến quy mô vô hiệu hóa.
  14. Quan sát thấy các hệ số trên biến dòng thu dự trữ ngoại hối ròng và trên biến tương tác (biến giả và ∆FR ) luôn nghịch biến với nhau ở tất cả các nư ớc, điều đó ngụ ý rằng nhữ ng dòng thu đã bị vô hiệu hoá bởi sự cắt giảm t ài sản nội địa của NH TW và từ đó vô hiệu hóa gia tăng (nghĩa là sự thay đổi trong việc nắm giữ tài s ản nội địa ngày càng
  15. giảm nhiều hơn) sau ngày bắt đầu hành vi vô hiệu hóa. Hệ số về giới hạn tư ơng t ác có ý nghĩa ở 10% (sử dụng kiểm định 2 bên) trong mọi trư ờng hợp (trừ Malaysia). Điều này ủng hộ các quan sát đã được vẽ từ các biểu đồ hồi quy cho thấy là hành vi vô hiệu hoá đã tăng cư ờng trong nhữ ng năm gần đây tại các nước mới nổi trong khu vự c Châu Á cũng như ở M ỹ Lat inh. Các hệ số về tăng trư ởng GDP danh nghĩa là dương, ngụ ý rằng NHTW hỗ trợ tính t hanh khoản cho nền kinh tế b ằng cách đáp ứng ngày càng nhiều hơn các yêu cầu của nền kinh tế để mở rộng các hoạt động của nền kinh t ế. Tác giả kiểm định 2 bên kiểm định giả thuyết H 0 : β0 = -1 về hành vi vô hiệu hoá (trước đó) cũng như kiểm định một bên kiểm định giả thuyết H0 : β0 +β1 = -1 về h ành vi vô hiệu hoá vừa t ăng lên sau điểm gãy, sau ngày thực hiện chính sách (hệ số ngày càng âm). Thấy rằng, những kết quả tác giả đưa ra là không thay đổi.Ở tất cả các nư ớc đều đã đưa ra được bằng chứng về việc n gày càng sử dụng nhiều hơn sự vô hiệu hóa theo th ời gian.  Sự vô hiệu hóa và lạm phát : ( MH3 ) Trong Bảng 2, Cột (1) tác giả chạy mô hình bao gồm các biến về dự trữ ngoại hối ròng, biến giả DumBreak, biến lạm phát, không đưa vào biến tương t ác giữa lạm p hát và biến giả DumBreak và biến GNP thực. Cột (2) t ác giả chạ mô hình ở cột (1) và đư a thêm vào biến GNP thực. Cột (3) chạy m ô hình đầy đủ với các biến ở cột (2) và đưa thêm vào biến tương tác giữ a lạm phát và biến giả Dum Break, để thấy được đầy đủ thêm ảnh hưởng của lạm phát trước và sau thời điểm chính sách vô hiệu hóa )
  16. Chạy mô hình (3) ta có được kết quả như trên. Quan sát cột (1) và cột (2), nhìn chung hệ số lạm p hát và
  17. hệ số tăng trưởng GDP thực là dương và đáng kể, phù hợp với dấu dương của GDP danh nghĩa đã quan sát được từ trư ớc (ngoại trừ GD P thực của H àn Quốc và Thái Lan thì mang dấu âm, nhưng không đáng kể). Lưu ý rằng độ lớn của h ệ số tài sản nước ngoài ròng tương tác với những biến giả là nhỏ hơn (giá trị tuyệt đối) và trong m ột số trường hợp thì nó còn nhỏ hơn nhữ ng kết quả được đư a ra trong bảng 1.Cột (3) có thêm một biến tương t ác giữa tỷ lệ lạm p hát và những biến giả. Đối với một số quốc gia - đặc biệt là Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Argentina và Brazil - hệ số của biến này là âm, nói lên một lượng gia t ăng trong quản trị t iền t ệ chống lạm phát của NHTW trong nhữ ng năm gần đây (mặc dù hệ số này không đáng kể đối với Hàn Quốc và Singapore). Cũng lưu ý rằng chúng ta vẫn tìm thấy m ột lượng gia t ăng trong vô hiệu hoá ở hầu hết các quốc gia, được chỉ ra bởi hệ số âm trên biến tương quan đối với dòng thu dự trữ ngoại hối (ngoại trừ Malaysia, Argentina, Brazil). Như vậy, kết quả cho thấy rằng những nước đang phát triển đang t ăng dần mứ c độ vô hiệu hoá trong những năm gần đây để có thể vững m ạnh hơn trong việc khắc phục sức ép của lạm phát bằng những biện pháp trực tiếp.  Vô hiệu hóa và thành phần dòng thu trong cán cân thanh toán: (MH4) Cột (1) là m ô hình hồi quy gồm các biến là thành phần của dòng thu trong cán cân thanh toán. Cột (2) là m ô hình cột (1) đư ợc thêm vào biến GNP danh nghĩa. Cột (3) là mô hình cột (2), đư ợc thêm vào biến tư ơng tác giữa các thành phần dòng thu và biến giả D umBreak để đo lường ảnh hư ởng của các dòng thu này trong trường hợp trư ớc và sau khi thự c hiện chính sách vô hiệu hóa.
  18. C hạy mô hình hồi quy (4), có được kết quả:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2