Tiểu luận: Thực trạng triển khai Quản lý trường hợp tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh
lượt xem 6
download
Vấn đề quản lý trường hợp là một trong những nhiệm vụ chính của phòng CTXH. Để hiểu rõ được thực trạng của việc triển khai này, chúng ta sẽ cùng phân tích các dịch vụ trong thực hiện quản lý trường hợp và quy trình triển khai hoạt động tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Thực trạng triển khai Quản lý trường hợp tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh
- Thực trạng triển khai Quản lý trường hợp tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Công tác xã hội (CTXH) là một nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người. CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội can thiệp sự tương tác của con người với môi trường sống. Công tác xã hội có thể hiểu là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế là một lĩnh vực mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên thế giới, lĩnh vực này đã được triển khai từ rất sớm và đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyên nghiệp hóa nghề công tác xã hội trong y tế, góp phần không nhỏ trong hoạt động chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân. Thông qua các giá trị, nguyên tắc và kĩ năng công tác xã hội, người làm công tác xã hội có nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp về mặt tâm lý, tinh thần và xã hội cho người bệnh, gia đình người bệnh và nhân viên y tế tại bệnh viện góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Đối tượng của Công tác xã hội bệnh viện là người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế gặp các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ giải quyết của phòng công tác xã hội. Công tác xã hội trong bệnh viện lấy người bệnh là trung tâm của sự trợ giúp, đặc biệt ưu tiên tới các nhóm người bệnh khó khăn, yếu thế, dễ bị tổn thương về mặt tâm lý, tinh thần, về điều kiện sống, về nguồn lực tài chính kinh tế như: người bệnh gặp kèm các vấn đề rối nhiễm về tâm lý, người bệnh là nạn nhân của bạo lực thảm họa thiên 1
- Thực trạng triển khai Quản lý trường hợp tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh tai hoặc bị buôn bán, người bệnh là trẻ em hoặc người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt, người bệnh thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người bệnh là người nghiện ma túy người bán dâm và người bị nhiễm HIV, người bệnh là người khuyết tật,… Quản lý trường hợp được xem như là một tiến trình hợp tác, kết nối các nguồn lực trong xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, nhóm yếu thế được hỗ trợ bởi các tổ chức xã hội và nhân viên xã hội. Trong bệnh viện, quản lý trường hợp giúp người bệnh có thể tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ xã hội nhằm tạo điều kiện tốt nhất góp phần thúc đẩy quá trình điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất cho họ. “Tiến trình quản lý này bao gồm việc đánh giá nhu cầu, lập kế hoạch, thúc đẩy sự hợp tác, điều phối các nguồn lực, lượng giá và biện hộ cho những lựa chọn và những dịch vụ đáp ứng nhu cầu chăm sóc một cách toàn diện cho cá nhân và gia đình thông qua việc liên lạc, giao tiếp và những nguồn lực sẵn có nhằm thúc đẩy chất lượng dịch vụ, tạo ra hiệu quả trong hỗ trợ chăm sóc và điều trị” Trong quá trình công tác tại phòng Công tác xã hội Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh, với nhiệm vụ của một nhân viên xã hội, hàng ngày tôi được tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, được có cơ hội tiếp cận, chia sẻ và hỗ trợ bệnh nhân giải quyết các vấn đề của họ. Ở một môi trường mang tính đặc thù như bệnh viện, thì vấn đề lớn nhất mà thân chủ cần sự hỗ trợ đó là thiếu hoặc không có khả năng đóng chi phí khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, trong quá trình tiếp xúc, tìm hiểu hoàn cảnh của thân chủ, nhân viên CTXH cũng sẽ phát hiện ra một số vấn đề khác của cuộc sống cá nhân, gia đình, mối quan hệ với các môi trường xung quanh… Những vấn đề này, nếu không được hỗ trợ kịp thời thì sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến thân chủ, đặc biệt là đến sức khỏe và tinh thần. Vấn đề quản lý trường hợp là một trong những nhiệm vụ chính của phòng CTXH. Để hiểu rõ được thực trạng của việc triển khai này, chúng ta sẽ cùng phân tích các dịch vụ trong thực hiện quản lý trường hợp và quy trình triển khai hoạt động tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh. 2
- Thực trạng triển khai Quản lý trường hợp tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh 3
- Thực trạng triển khai Quản lý trường hợp tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP 1. Khái niệm Quản lý trường hợp - Quản lý trường hợp còn được gọi là quản lý ca (tiếng Anh là Case managment). Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý ca. Sau đây là một số khái niệm về quản lý ca. - Quản lý ca là sự điều phối các dịch vụ và trong quá trình này nhân viên công tác xã hội làm việc với TC để xác định dịch vụ cần thiết, tổ chức và theo dõi sự chuyển giao các dịch vụ đó tới TC có hiệu quả (SW Practice, 1995). - Hiệp hội Công tác xã hội Thế giới định nghĩa quản lý ca là sự điều phối mang tính chuyên nghiệp các dịch vụ xã hội và dịch vụ khác nhằm giúp cá nhân/gia đình đáp ứng nhu cầu được bảo vệ hay chăm sóc (lâu dài). - Hiệp hội Các nhà quản lý ca của Mỹ năm 2007 điều chỉnh khái niệm về quản lý ca như sau: Quản lý ca là quá trình tương tác, điều phối bao gồm các hoạt động đánh giá, lên kế hoạch, tổ chức điều động và biện hộ về chính sách/ quan điểm và dịch vụ, nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu của TC sao cho sự cung cấp dịch vụ tới cá nhân có hiệu quả với chi phí giảm và có chất lượng. Từ những khái niệm trên có thể đưa ra đặc điểm của hoạt động quản lý ca như sau: Quản lý ca là tiến trình tương tác nhằm trợ giúp TC đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề. Ca ở đây là trường hợp cụ thể của một cá nhân cần can thiệp. Tiến trình này bao gồm các hoạt động đánh giá nhu cầu của thân chủ, lên kế hoạch trợ giúp từ đó tìm kiếm, kết nối và điều phối các dịch vụ, nguồn lực để chuyển giao tới TC, giúp họ đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. 2. Đặc điểm quản lý trường hợp - Quản lý trường hợp là tiến trình tương tác nhằm trợ giúp thân chủ (TC) đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề. Ca ở đây là trường hợp cụ thể của một cá nhân cần can thiệp 4
- Thực trạng triển khai Quản lý trường hợp tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh Tiến trình này bao gồm các hoạt động đánh giá nhu cầu của thân chủ dựa trên kế hoạch trợ giúp từ đó tìm kiếm, kết nối và điều phối các dịch vụ, nguồn lực để chuyển giao tới TC, giúp họ đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. Ví dụ như một người già neo đơn, không có người thân chăm sóc đến bệnh viện điều trị bệnh, nhân viên CTXH thu thập thông tin để đánh giá nhu cầu của người bệnh này là gì? Sau khi xuất viện, họ mong muốn được giới thiệu đến các trung tâm xã hội nào như những chùa hay nhà thờ có chăm sóc người già neo đơn? Họ có cần tập Vật lý trị liệu (VLTL) trong quá trình phục hồi sức khỏe hay không? và trung tâm VLTL nào gần với nơi họ ở. - Đây là hoạt động đòi hỏi tính chuyên môn vì vậy người làm quản lý ca cần có kiến thức chuyên môn CTXH cũng như kiến thức nền tảng về hành vi con người, gia đình và kiến thức xã hội khác. - Người làm quản lý ca thường là đại diện cho cơ quan cung cấp dịch vụ, họ cũng là người đại diện cho TC để biện hộ quyền lợi, huy động nguồn lực, dịch vụ cho họ. Nhiệm vụ cơ bản của người quản lý ca là đánh giá, liên kết, điều tiết nguồn lực và dịch vụ. Chẳng hạn như nhân viên CTXH phải biện hộ cho người bệnh dựa trên nhu cầu hoặc thông tin đã được thu thập tại sao họ cần được hỗ trợ tài chính cho những phần chi phí điều trị hay đề xuất các dịch vụ xã hội có liên quan hợp tác hỗ trợ người bệnh. - Thân chủ là các cá nhân, nhóm đang có những khó khăn về mặt thể chất hoặc tâm lý hoặc đang có những nhu cầu trợ giúp khác mà chưa được tiếp cận. Trong quản lý ca, nhân viên CTXH cần tương tác với gia đình người bệnh hoặc các mối quan hệ có liên quan để tìm hiểu thông tin rõ ràng trước khi đưa ra đề xuất hỗ trợ can thiệp đúng nhu cầu. 3. Nguyên tắc của quản lý trường hợp Tin tưởng vào thân chủ (TC) Quyền và trách nhiệm tự quyết định xuất phát từ TC Tôn trọng tính bảo mật và thông tin riêng tư do TC cung cấp Thái độ không phán xét đối với TC Các dịch vụ trợ giúp cần thích hợp với nhu cầu của TC, đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả từ nhiều khía cạnh (tài chính, thời gian…) 5
- Thực trạng triển khai Quản lý trường hợp tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh Thu hút sự tham gia của TC, gia đình, cộng đồng và các nhà cung cấp dịch vụ vào tiến trình quản lý ca (QLC)… 4. Các tiến trình trong quản lý trường hợp 4.1. Tiếp nhận ca và thiết lập mối quan hệ Sự tiếp nhận và thiết lập mối quan hệ thành công là cơ sở của việc quản lý trường hợp hiệu quả. Việc tiếp nhận thiết lập mối quan hệ và đặt ra các quy tắc cơ bản được nâng cao và xem xét trong suốt các giai đoạn của quản lý ca. Sự thiết lập bắt đầu trước khi tiếp xúc ban đầu giữa người quản lý ca với người yếu thế (TC) và gia đình của họ. Tiếp nhận ca: Khi ca được thông báo, người QLC cần tiếp nhận TC, tìm hiểu các thông tin về TC. Thông tin về người giới thiệu TC đến với người QLC Thông tin chung về trường hợp/ca Thông tin về TC Tiếp nhận và xây dựng mối quan hệ bao gồm việc gặp gỡ và làm quen với TC và những hỗ trợ sẵn có của họ. Điều quan trọng là mối quan hệ quản lý trường hợp không thay thế được các hỗ trợ tự nhiên của TC. Đúng hơn, thực hành là hỗ trợ TC để tăng cường và củng cố những hỗ trợ này. Thực hành phải dựa trên các k ỹ năng, khả năng và sức m ạnh của TC và hỗ trợ họ đạt được những điều quan trọng đối với họ. Để biết những kỹ năng và điể m mạnh này là gì, nhu cầu và kỳ vọng của họ là gì, người quản lý trường hợp phải xây dựng mối quan hệ tích cực với người đó và gia đình và /hoặc người chăm sóc của họ. 4.2. Đánh giá khía cạnh tâm lý xã hội của TC, phân tích môi trường sinh thái, xác định vấn đề của TC a. Đánh giá: Mục đích của đánh giá là thu thập thông tin cần thiết để đánh giá những gì cần phải thay đổi, những nguồn lực nào cần có để đem lại thay đổi, những vấn đề nào có thể xảy ra do thay đổi, cần đánh giá những thay đổi đó như thế nào… 6
- Thực trạng triển khai Quản lý trường hợp tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh Đánh giá bao gồm chẩn đoán về tâm lý và xã hội và có thể bao gồm cả những nhân tố y tế. Những nhân tố tích cực, bao gồm tiềm năng và điểm mạnh của TC cũng được đưa ra. Đây là hoạt động đa dạng và đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều người, đa ngành. Nội dung đánh giá: + Nhu cầu của TC + Năng lực giải quyết các vấn đề của TC + Nguồn hỗ trợ không chính thức + Nguồn lực hỗ trợ chính thức b. Công cụ thu thập thông tin và đánh giá vấn đề của thân chủ/người bệnh Sơ đồ phả hệ: Sơ đồ phả hệ gia đình là một bức tranh về gia đình, bao gồm nhiều thông tin chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn chỉ là một sơ đồ. Nó cũng được sử dụng để thu thập thông tin về các thành viên trong gia đình và mối quan hệ của họ (thường ít nhất là 3 thế hệ). Sơ đồ phả hệ gia đình còn cung cấp thông tin liên quan hành vi nào đó. Cây phả hệ gia đình đưa ra cái nhìn rộng mở hơn về vị trí của cá nhân trong gia đình. Bản đồ sinh thái: Bản đồ sinh thái mô phỏng cuộc sống gia đình của TC và mối quan hệ gia đình họ với những người trong và ngoài gia đình, với cộng đồng. Bản đồ này cũng phản ánh cơ hội tiếp cận các nguồn lực trong cộng đồng, xã hội. Thông qua sơ đồ sinh thái ta nhận thấy được các mối quan hệ có lợi cho TC trong việc hỗ trợ các chính sách, các nguồn hỗ trợ về kinh phí đều ở rất xa. Mặt khác, các nguồn hỗ trợ về tinh thần thì lại ở rất gần với TC. 4.3. Xây dựng kế hoạch can thiệp Các mục tiêu, nhu cầu và mong muốn của TC được xác định trong quá trình đánh giá, là cơ sở của một kế hoạch can thiệp. Kế hoạch là một bản đồ các hành động ghi lại các can thiệp, hành động, trách nhiệm và khung thời gian cần thiết để hoàn thành các mục tiêu đã xác định. Các can thiệp và hành động có thể tập trung ngay lập tức, ngắn hạn hoặc trong tương lai. Các can thiệp 7
- Thực trạng triển khai Quản lý trường hợp tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh tập trung trong tương lai dự đoán các hoàn cảnh thay đổi trong cuộc sống của một người và công nhận vai trò của việc phòng ngừa. Theo Schneider (1998), lập kế hoạch can thiệp là một chức năng quan trọng trong quản lý ca. NVCTXH cùng TC đưa ra chương trình hành động nhằm giải quyết vấn đề, để đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của TC. Lập kế hoạch can thiệp là nhằm chuẩn bị những phương án hành động khả thi nhằm đối phó với những tình huống thực tế, đây là một bước quan trọng trong tiến trình quản lý ca. Mục tiêu cần được nêu cụ thể, tính thực tế, được thảo luận cùng với TC. Mục tiêu là nền tảng cho việc lập kế hoạch can thiệp. Khi đề ra mục tiêu, cần kiểm tra những nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch. Một mục tiêu tốt được xem như đáp ứng các yêu cầu sau (còn gọi là mục tiêu SMART) viết tắt của: Specific (Cụ thể) Measurable (Có thể đo lường được) Actionoriented (Định hướng hành động) Realistic (Mang tính thực tế) Timely (Kịp thời) Nguyên tắc của việc lập kế hoạch: - Cá nhân hóa các dịch vụ - Trợ giúp mang tính toàn diện - Tiết kiệm chi phí - Trao quyền cho thân chủ - Đảm bảo sự khác biệt văn hóa - Đảm bảo tính liên tục của sự chăm sóc 4.4. Thực hiện kế hoạch can thiệp 8
- Thực trạng triển khai Quản lý trường hợp tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh Trong giai đoạn này NVCTXH cùng TC triển khai các hoạt động được đưa ra trong kế hoạch. Các bước thực hiện kế hoạch can thiệp: + Liên kết và xây dựng cam kết giữa nhân NVCTXH và các hệ thống chính thức. + Cung cấp các dịch vụ xã hội phù hợp với từng giai đoạn trong kế hoạch. + Thường xuyên theo dõi và lượng giá để có những điều chỉnh kịp thời. 4.5. Giám sát và lượng giá Giám sát và lượng giá là một quá trình tích cực và liên tục, nơi các nội dung của giai đoạn lập kế hoạch và việc thực hiện được xem xét. Nó xác định hiệu quả và mức độ phù hợp của các mục tiêu đã hoạch định, tập trung vào tính kịp thời và thành công của các chiến lược đang được sử dụng để đạt được các mục tiêu này. Ngoài ra, nó cung cấp cơ hội điều chỉnh kế hoạch để giải quyết mọi vấn đề nảy sinh không lường trước được. Cần đạt được thỏa thuận với những người tham gia về cách thức giám sát các hành động trong kế hoạch, như một phần của quá trình lập kế hoạch. Giám sát là việc đánh giá liên tục sự tham gia của TC và dịch vụ mà họ được cung cấp. Lượng giá là hoạt động rà soát lại các hoạt động, sự tiến bộ của TC. Trao đổi với TC thường xuyên để xem xét sự tiến bộ ở TC cũng như xác định chất lượng dịch vụ, tìm hiểu xem TC có hài lòng với dịch vụ hay không. Nếu TC đề xuất điều chỉnh kế hoạch thì NVCTXH cũng cần xem xét và lưu ý để có hành động đáp ứng kịp thời. Những người tham gia, có trách nhiệm trong trợ giúp cũng cần được gặp và trao đổi, để họ đưa ra nhận xét về sự tiến bộ của TC, rằng liệu dịch vụ có nên tiếp tục nữa hay không? Dịch vụ có nên được điều chỉnh gì không? Liên hệ với những người, cơ quan và dịch vụ khác có liên quan đến TC Quan sát hành vi, những biểu hiện thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày. Đây cũng là cơ sở để NVXH có thể đưa ra những đánh giá. 4.6. Kết thúc ca: Có những nguyên nhân dẫn đến việc kết thúc ca 9
- Thực trạng triển khai Quản lý trường hợp tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh - TC đã có những tiến bộ. Điều này chứng tỏ quá trình trợ giúp và dịch vụ đã thành công và không cần tiếp tục. - TC qua đời hay chuyển đi nơi khác: khi này đóng ca và có thể họ yêu cầu chuyển hồ sơ của họ sang nơi khác. - Nguồn lực tài chính cho dịch vụ không còn nữa. Những hạn chế về dịch vụ chăm sóc cần được thông báo cho TC ngay từ đầu. Có thể chương trình đặc biệt được tài trợ không còn đủ khả năng cung cấp vì vậy cần dừng dịch vụ. - TC không muốn dịch vụ nữa. TC có thể không hài lòng với dịch vụ và yêu cầu chấm dứt ca. Trong tình huống này, NVCTXH cần thảo luận với TC để tìm hiểu điều gì khiến họ không hài lòng. Điều này sẽ cung cấp thông tin quan trọng cho NVCTXH về bản chính mình với tư cách nhà chuyên môn và dịch vụ họ cung cấp, đồng thời nó còn có tác dụng có thể khích lệ TC quay trở lại khi họ thấy cần thiết. - TC rời bỏ, không tới nữa. Khi này hãy đảm bảo rằng cả những ghi chép về trường hợp/ca và những tóm lược về kết thúc cần được ghi lại và phản ánh những cố gắng trợ giúp ngay cả khi họ rời bỏ. Lưu ý: Khi quyết định kết thúc ca cần tiến hành cuộc họp với các bên liên quan và cùng đưa ra quyết định; mọi thông tin cần được lưu giữ trong hồ sơ của TC. 10
- Thực trạng triển khai Quản lý trường hợp tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh III. QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI VIỆN TIM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1. Giới thiệu Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 681/QĐUB ngày 30 tháng 11 năm 1991 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó xác định Viện Tim là một đơn vị hợp tác quốc tế giữa Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và Hiệp Hội Alain Carpentier Cộng hòa Pháp, là một đơn vị sự nghiệp y tế chịu sự quản lý Nhà nước theo ngành của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, được tổ chức và hoạt động theo quy chế tự quản, tự cân đối thu chi theo quy định của pháp luật. Viện Tim được giao nhiệm vụ điều trị các bệnh tim và dị tật tim ở trẻ em, tiếp nhận mọi đối tượng bệnh nhân, giảng dạy nội khoa các bệnh tim cho bác sĩ, điều dưỡng Việt Nam, Đông Nam Á và các nước trên thế giới, nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới về bệnh tim và một số chuyên khoa khác. Viện Tim hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận, kinh phí hoạt động dựa trên cơ sở tự cân đối tài chính từ các nguồn thu viện phí, các dịch vụ khác cũng như sự hỗ trợ của Hiệp hội Alain Carpentier và các tổ chức xã hội khác để điều trị cho cả bệnh nhân có thu phí và bệnh nhân nghèo miễn hoặc giảm chi phí điều trị. Viện Tim có trụ sở đặt tại số 04 đường Dương Quang Trung, phường 12 quận 10 thành phố Hồ Chí Minh. Viện Tim được khởi công xây dựng vào cuối tháng 4/1990 và đã hoàn thành sau 18 tháng. Ngày 23/8/2015, Viện Tim khánh thành khu kỹ thuật mới với 4 phòng mổ và 1 phòng mổ dành cho trẻ sơ sinh; 20 giường hồi sức đáp ứng các tiêu chuẩn chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật tim mạch. Khu kỹ thuật có đầy đủ các phương tiên và dụng cụ phục vụ cho việc theo dõi, chăm sóc bệnh nhân, đảm bảo cho bệnh nhân phục hồi tốt và nhanh chóng sau phẫu thuật, cũng như cấp cứu kịp thời và hiệu quả trong trường hợp có biến chứng xảy ra. Công trình mới gồm 1 tầng hầm, 1 trệt, 2 tầng lầu. Công trình có 4 phòng mổ tim được thiết kế, xây dựng theo hướng hiện đại nhằm đáp ứng hơn 1.000 bệnh nhân chờ phẫu thuật tim hằng năm và triển khai kỹ thuật chuyên sâu về 11
- Thực trạng triển khai Quản lý trường hợp tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh tim mạch cho bệnh viện các tỉnh thành giúp khắc phục tình trạng quá tải tại Viện Tim. Ngày 01/7/2020, Viện Tim khánh thành khu Khám bệnh và khoa điều trị ngoại mới gồm 1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 4 tầng lầu và 1 tầng thượng. Khoa Khám bệnh được bố trí tại tầng trệt và tầng 1 phục vụ khám chữa bệnh cho trung bình 1000 ca/ngày với 15 phòng khám, 6 phòng siêu âm 2 phòng đo điện tim, 2 phòng chụp Xquang, 1 phòng đo điện tim gắng sức. Tầng 2,3,4 là khu điều trị bệnh nhân sau mổ với 90 giường bệnh đáp ứng cho từ 67 ca phẫu thuật tim/ngày. Hiện tại, Viện Tim có 10 phòng chức năng, khối lâm sàng gồm có 05 khoa điều trị thuộc nội khoa và 04 khoa điều trị thuộc ngoại khoa và 06 khoa thuộc khối cận lâm sàng và không giường bệnh với tổng số nhân viên đang làm việc là 663 người (tháng 12/2020). Trong đó: 113 bác sĩ, 36 dược sĩ, 33 kỹ thuật viên, 255 điều dưỡng và chuyên môn khác: 226 người. Viện Tim có nhiệm vụ: Điều trị các bệnh tim và các dị tật về tim, ưu tiên cho trẻ em. Hỗ trợ một phần hoặc toàn phần chi phí mổ tim cho bệnh nhân nghèo là trẻ em. Giảng dạy về bệnh tim, phẫu thuật tim cho các bác sĩ và hướng dẫn cách chăm sóc bệnh tim cho điều dưỡng. Nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật mới về chuyên khoa tim và một số chuyên khoa khác. Phát triển hợp tác quốc tế về y học và chuyên khoa tim với các nước, các bệnh viện, trường đại học trên thế giới theo đúng quy định của Nhà nước Việt Nam. Khám và điều trị bệnh tim và các bệnh nội khoa tổng quát khác cho bệnh nhân người nước ngoài. 2. Phòng Công Tác Xã Hội Viện Tim Từ năm 1992 đến năm 2006, Tổ trợ giúp xã hội trực thuộc phòng Hành chính tổ chức Viện Tim, với hai nhân viên được đào tạo khối ngành xã hội từ trường Cán sự xã hội Caritas. Hoạt động ban đầu đơn thuần là xem xét, lập hồ sơ xin miễn giảm viện phí của bệnh nhân nghèo là trẻ em, có hoàn cảnh 12
- Thực trạng triển khai Quản lý trường hợp tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh khó khăn; lên kế hoạch, vãng gia và trình hồ sơ lên Ban Giám đốc và Hiệp hội Alain Carpentier để hỗ trợ chi phí mổ tim. Nhận thấy công tác xã hội (CTXH) trong bệnh viện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa người bệnh với người thân, giữa người bệnh với những người xung quanh và với nhân viên y tế. Hơn nữa, bệnh viện là nơi cần có hoạt động của CTXH nhất. Tại các nước phát triển, hầu hết các bệnh viện đều có phòng CTXH và đây là một trong những điều kiện được công nhận là hội viên của Hội các bệnh viện. Sự hỗ trợ của nhân viên CTXH đã làm tăng thêm sự hài lòng của người bệnh và gia đình người bệnh khi đến điều trị tại bệnh viện. Vì vậy, ngày 25/03/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 32/2010/QĐTTg phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 20102020 theo đề nghị của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; ngày 15/07/2011 Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 2514/QĐBYT phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế giai đoạn 2011 2020; ngày 26/11/2015 Bộ Y tế tiếp tục ban hành Thông tư 43/2015/TTBYT về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ CTXH của bệnh viện đánh dấu một mốc mới quan trọng của ngành CTXH tại Việt Nam. Thực hiện theo Thông tư 43 của Bộ y tế, Viện Tim đã ban hành quyết định số 292/QĐVT ngày 08 tháng 08 năm 2016 về việc thành lập phòng Công tác xã hội. Phòng được tách rời độc lập như các phòng ban khác, có cơ cấu, tổ chức và hoạt động chuyên môn CTXH dưới sự điều hành của Ban Giám đốc. Hiện nay cơ cấu của Phòng Công tác xã hội gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 02 nhân viên chuyên trách và 01 đội ngũ tư vấn viên là nhân viên của các khoa, phòng phối hợp trợ giúp và hướng dẫn cho người bệnh và thân nhân người bệnh khi họ đến khám, chữa bệnh tại Viện Tim. Các hoạt động chính từ khi thành lập đến nay: a. Hỗ trợ, tư vấn các vấn đề về trợ giúp xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh tại Viện Tim. Bao gồm: 13
- Thực trạng triển khai Quản lý trường hợp tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh + Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh của bệnh viện cho người bệnh ngay từ khi người bệnh vào bệnh viện hoặc phòng khám bệnh. + Tư vấn cho bệnh nhân và hướng dẫn bệnh nhân các hồ sơ, giấy tờ cần thiết để xin miễn, giảm viện phí. b. Vận động tiếp nhận tài trợ: Thực hiện hoạt động từ thiện và vận động, tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật chất để hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn. c. Tham gia hướng dẫn thực hành nghề CTXH cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề CTXH, có theo dõi, kiểm huấn sinh viên theo định kỳ. Cụ thể: + Tiếp nhận sinh viên thực tập từ trường học đến cơ sở thực tập. + Cùng với sinh viên thảo luận và lập kế hoạch thực tập, thực hiện việc thực tập, kiểm huấn định kỳ… + Giới thiệu sinh viên thực tập với các nhân viên để tạo mối quan hệ và có thể hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực tập. Truyền đạt các quy định về thực tập, các công việc mà sinh viên cần phải hoàn thành trong đợt thực tập. + Hỗ trợ sinh viên trong việc cải thiện các kỹ năng cần sử dụng trong công việc như lập kế hoạch, sắp xếp, quản lý công việc và các kỹ năng thực hành tại nơi thực tập. + Hỗ trợ sinh viên trong quá trình tìm kiếm thông tin, xác định các nguồn lực cần sử dụng để giải quyết vấn đề nhằm đạt được hiệu quả công việc. + Hỗ trợ sinh viên trong việc báo cáo tiến trình làm việc một cách khoa học và hợp lý mang tính chuyên nghiệp cao, cung cấp đầy đủ các kiến thức cho sinh viên thực tập. + Kiểm huấn sinh viên theo định kỳ, sinh viên nộp nhật ký thực tập và bảng báo cáo các công việc đã làm trong tuần, những thuận lợi, khó khăn khi thực tập để kiểm huấn viên biết và tìm phương án hỗ trợ kịp thời. 14
- Thực trạng triển khai Quản lý trường hợp tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh Đồng thời góp ý những mặt được và chưa được với sinh viên để sinh viên có thể khắc phục và đạt hiệu quả tốt hơn. + Nhận xét, ký xác nhận sinh viên theo các biểu mẫu do nhà trường cung cấp. d. Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về công tác xã hội cho đội ngũ chăm sóc khách hàng. e. Tổ chức các buổi tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho nhân viên y tế theo định kỳ. f. Tổ chức đội ngũ Cộng tác viên làm CTXH của bệnh viện. Xây dựng mạng lưới Cộng tác viên công tác xã hội tại các khoa/ phòng điều trị. g. Phối hợp với trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch để xây dựng và triển khai đề án “Tiếp sức người bệnh” nhằm hỗ trợ người bệnh trong quá trình khám bệnh. h. Phối hợp tổ chức các hoạt động từ thiện, khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí tại cộng đồng. i. Bên cạnh đó trong thời gian xảy ra dịch Covid19, từ tháng 03/2020 đến nay bộ phận Chăm sóc khách hàng phối hợp với Tiểu ban phòng chống dịch của bệnh viện thực hiện công việc sàng lọc Covid19 cho các đối tượng tới bệnh viện, tuyên truyền và tập huấn các công tác phòng chống dịch cho nhân viên y tế. Trong thực tế áp dụng các nhiệm vụ của nghề công tác xã hội, Phòng CTXH Viện Tim cũng chỉ mới bước đầu thực hiện một số dịch vụ cơ bản như công tác xã hội cá nhân, chủ yếu là hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận được các nguồn trợ giúp về viện phí để giải quyết nhu cầu bức thiết: được phẫu thuật các bệnh lý tim mạch và được khám, điều trị miễn phí. Tuy nhiên những nhu cầu khác của họ, phòng CTXH chưa thể đáp ứng. Ví dụ như nhu cầu tham vấn tâm lý trong lúc điều trị tại bệnh viện. Bệnh nhân rất cần hỗ trợ về mặt tâm lý trước khi trải qua phẫu thuật. Công việc này thường được bác sĩ và điều dưỡng thực hiện, tuy nhiên do họ không được huấn luyện những kỹ năng về tham vấ tâm lý cho nên hiệu quả chưa cao. 15
- Thực trạng triển khai Quản lý trường hợp tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh Công tác hỗ trợ sinh viên thực tập cũng chưa trở thành một hoạt động thường xuyên do phòng CTXH thành lập chưa lâu và đa số nhân sự chỉ có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn về CTXH cho nên không thể đáp ứng được yêu cầu của các cơ sở đào tạo. Mặt khác, một số công tác khác như kiểm huấn nhân viên công tác xã hội, công tác quản trị vẫn chưa được triển khai một cách đúng mực vì vậy vẫn còn những hạn chế không thể tránh được. 3. Quy trình quản lý trường hợp tại Phòng Công tác xã hội Viện Tim đã ban hành quy trình hỗ trợ người bệnh nhằm chuẩn hóa việc quản lý trường hợp theo như cơ sở lý thuyết đã trình bày ở Mục I. Quy trình này thông thường bao gồm 7 bước: 1. Tiếp cận thân chủthiết lập mối quan hệ 2. Thu thập thông tin, phân tích, chẩn đoán vấn đề 3. Lập kế hoạch can thiệp 4. Thực hiện kế hoạch can thiệp 5. Giám sát kế hoạch can thiệp 6. Lượng giá đầu ra 7. Kết thúc Các bước trong tiến trình được thực hiện nhằm hỗ trợ thân chủ cụ thể như sau: Bước 1: Tiếp nhận người bệnhthiết lập mối quan hệ Ở bước này, người tiếp nhận người bệnh có thể là nhân viên công tác xã hội, cán bộ mạng lưới công tác xã hội tại khoa, phòng hoặc là bác sĩ điều trị tại khoa. Khi tiếp nhận người bệnh thì sẽ tiến hành thu thập thông tin, đánh giá tình trạng người bệnh, xác định các vấn đề cần can thiệp (bệnh hiểm nghèo, nguy cơ cao, thiếu tài chính, thủ tục hành chính, trợ giúp nâng đỡ tâm lý…). Xác minh hoàn cảnh của người bệnh (có thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, dân tộc thiểu số, người gặp sang chấn tâm lý, người có công hay có BHYT hay không?...). 16
- Thực trạng triển khai Quản lý trường hợp tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh Bên cạnh đó, bác sĩ điều trị cũng dự kiến chi phí điều trị và tiên lượng bệnh của bệnh nhân. Các cán bộ mạng lưới tại khoa hỗ trợ, hướng dẫn người bệnh hoàn thành đơn xin hỗ trợ hoặc miễn giảm viện phí (theo mẫu) và đơn viết tay tự nguyện xin đăng tải các thông tin để kêu gọi kinh phí điều trị. Bước 2: Xác minh thông tin người bệnh, đánh giá vấn đề Để xác minh thông tin người bệnh thì nhân viên công tác xã hội có thể trực tiếp xác minh thông tin người bệnh từ người nhà người bệnh hoặc liên hệ với cán bộ có thẩm quyền tại nơi người bệnh sinh sống để chứng thực chính xác hoàn cảnh của người bệnh. Qua đó, xác định những vấn đề khó khăn của người bệnh theo thứ tự ưu tiên có thể hỗ trợ được. Bước 3: Lập kế hoạch hỗ trợ. Từ việc xác định các vấn đề theo thứ tự ưu tiên thì nhân viên xã hội chọn vấn đề cần thiết và cấp thiết nhất để hỗ trợ. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ khả thi, phù hợp. Trình trưởng phòng CTXH phê duyệt. Trả lời cho đơn vị điều trị và người bệnh/ người nhà về khả năng hỗ trợ. Bước 4: Thực hiện kế hoạch hỗ trợ. Phòng CTXH thực hiện việc tìm kiếm, kết nối các nguồn lực, nhà hảo tâm để hỗ trợ người bệnh về vật chất, tinh thần, các thủ tục liên quan. Gửi thông tin người bệnh đến các quỹ hỗ trợ phù hợp. Theo dõi tình hình, tổng hợp kết quả hỗ trợ đạt được. Đánh giá sơ bộ để có kế hoạch hỗ trợ bổ sung nếu cần. Bước 5: Theo dõi, giám sát việc hỗ trợ Sau khi xác nhận đầy đủ các thông tin, phòng CTXH và nhà hảo tâm sẽ trao phiếu thu cho bệnh nhân dưới sự chứng kiến của phòng CTXH. Mọi thông tin của nhà hảo tâm và nguồn hỗ trợ được thống kê trực tiếp vào sổ theo dõi của phòng CTXH, có chữ kí xác nhận của nhà hảo tâm và người bệnh (nhà 17
- Thực trạng triển khai Quản lý trường hợp tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh hảo tâm có thể đóng tiền trực tiếp hoặc chuyển khoản qua tài khoản của bệnh viện). Các cán bộ mạng lưới tại khoa có nhiệm vụ theo dõi, cập nhật tình hình tiến triển của người bệnh để thường xuyên thông báo kịp thời đến phòng CTXH về tình trạng bệnh và chi phí điều trị cũng như các vấn đề khác cần hỗ trợ. Bên cạnh đó, nhân viên CTXH có thể chủ động liên hệ trực tiếp với cán bộ mạng lưới hoặc bác sĩ điều trị để có thông tin kịp thời chia sẽ tới các nhà hảo tâm. Nếu cần thì sẽ có kế hoạch hỗ trợ bổ sung kịp thời. Bước 6: Lượng giá đầu ra Sau quá trình kết nối hỗ trợ, có kết quả điều trị… bác sĩ khám, đánh giá lại tình trạng sức khỏe của người bệnh để quyết định xử trí tiếp theo cho phù hợp. Cán bộ mạng lưới thông báo với phòng CTXH để kết xuất số tiền đã hỗ trợ người bệnh. Người quản lý sẽ đánh giá lại tiến trình hỗ trợ xem còn những gì đã đạt được, những gì cần cần phải hoàn thành, liên hệ với những cá nhân, hoặc hiệp hội có liên quan để trao đổi về những vấn đề còn tồn tại của bệnh nhân nhằm có kế hoạch hỗ trợ trong tương lai. Bước 7: Kết thúc Nhân viên bộ phận Phân tích tài chính in bảng kê chi phí khám, chữa bệnh nội trú của người bệnh gửi cho phòng CTXH để kết xuất tổng số tiền hỗ trợ người bệnh bằng phiếu xác minh và kết thúc quá trình hỗ trợ. Nhân viên CTXH sẽ lập tờ trình trình Ban Giám đốc và phòng tài chính kế toán duyệt quyết toán chi phí của quá trình hỗ trợ cho TC. Phòng CTXH lưu hồ sơ TC để cập nhật, báo cáo, theo dõi và đồng hành cùng họ sau khi ra viện. Các hoạt động tri ân nhà hảo tâm để duy trì mối quan hệ với nhà hảo tâm để có thể hỗ trợ lâu dài cho người bệnh. 18
- Thực trạng triển khai Quản lý trường hợp tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh V. KẾT LUẬN Quản lý trường hợp cho tới nay được xem là một xu hướng phát triển trong công tác xã hội của thế kỷ XXI. Đây là một phương pháp can thiệp được nhiều nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng. Trong sự phát triển các mô hình dịch vụ công tác xã hội ở Việt Nam, mô hình này được xem là phù hợp trong các hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện, trường học, tại cộng đồng, trong các hoạt động vãng gia có sự phối hợp các dịch vụ và cần điều phối các dịch vụ, cũng như được áp dụng phổ biến ở các mô hình nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội ở cộng đồng hiện nay. Với vai trò là một người quản lý Phòng Công tác xã hội đồng thời là một nhân viên xã hội tại Viện Tim, tôi sẽ phải học hỏi từ những đồng nghiệp của những bệnh viện khác và nghiên cứu nhiều hơn nữa để có thể vận dụng một cách hiệu quả vào công tác quản lý các trường hợp hỗ trợ những bệnh nhân đồng thời là thân chủ của mình, đề xuất với Ban giám đốc cho nhân viên của Phòng được đào tạo những khóa chuyên sâu về công tác xã hội cũng như những kỹ năng trong vấn đề quản lý trường hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ CTXH. Với thời gian và kiến thức có hạn, bài tiểu luận này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được những y kiến đóng góp chân tình từ Thầy Cô và các anh chị học viên để công trình ngày càng hoàn thiện hơn. 19
- Thực trạng triển khai Quản lý trường hợp tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Chí An (Biên dịch) (2000). Nhập môn công tác xã hội cá nhân, Đại học Mở, TP.Hồ Chí Minh. 2. Lê Hải Thanh, (2010). Công tác xã hội đại cương, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 3. Trần Đình Tuấn (2010). Công tác xã hội Lý thuyết và Thực hành, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 4. Elizabeth D. Hutchison and Leanne Wood Charleswort (2011). Theoretical Perspectives on Human Behavior. In: Elizabeth D. Hutchison and contributors. Dimensions of Human Behavior: Person and Environment, 4th Edition, SAGE Publications, pp. 3469 5. Viện Tim (2019). Quy chế hỗ trợ bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại Viện Tim Tp.Hồ Chí Minh 6. https://congtacxahoi.forumvi.net/t27topic 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Quản trị bảo hiểm xã hội - Đề tài: Thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam
26 p | 777 | 145
-
Tiểu luận kinh tế chính trị P136
22 p | 135 | 16
-
Dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học tại tỉnh Tiền Giang – vai trò của thời khóa biểu và môi trường học tập
10 p | 107 | 10
-
Giáo trình nhận thức các khái quát chung về nền kinh tế nhà nước trong quá trình quốc hữu hóa doanh nghiệp tư bản tư nhân p1
8 p | 80 | 5
-
Phát triển văn hóa số cho sinh viên trong xu thế chuyển đổi số tại Việt Nam
8 p | 21 | 5
-
Dạy học các môn toán, khoa học và tiếng anh ở tiểu học theo chuẩn tiên tiến dựa trên phương pháp tích hợp chương trình Quốc gia Anh và chương trình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 85 | 4
-
Dạy học các môn toán, khoa học và tiếng Anh ở tiểu học theo chuẩn tiên tiến dựa trên phương pháp tích hợp chương trình Quốc gia Anh và chương trình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 77 | 4
-
Chương trình đào tạo giáo viên và phương hướng phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội: Phần 1
96 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn