CÂU HỎI ÔN TẬP XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
Chương 1 :
Câu 1: Trình bày khái niệm Xã hội học, phân tích đối tượng nghiên cứu Xã
hội học dựa trên 3 cách tiếp cận, từ đó rút ra 3 ý cơ bản ?
Khái niệm: Tiêu chí nhận diện của một ngành khoa học
1 Đối tượng nghiên cứu
2 Hệ thống lý thuyết, khái niệm
3 Hệ thống phương pháp
4 Mục đích ứng dụng
5 Lịch sử nghiên cứu.
=>XHH là một khoa học độc lập trong hệ thống các ngành khoa học.
Giống như mọi khoa học khác, XHH dựa trên hai tiền đề cơ bản của mọi khoa học.
Tiền đề thứ nhất cho rằng giới tự nhiên có tính quy luật.
Tiền đề thứ hai cho rằng mọi hiện tượng tự nhiên đều có nguyên nhân tự
nhiên.
-Quy luật tự nhiên trong XHH
XHH phát hiện quy luật tự nhiên để giải thích các quy luật XH. Vì con
người và tổ chức XH đều là bộ phận của giới tự nhiên phát triển ở trình độ
cao, nên XHH không bao giờ quên “cái xã hội” trong đối tượng NC của
mình.
Có nghĩa là quy luật tự nhiên mà XHH tìm ra có những đặc điểm khác với
những quy luật do KH tự nhiên phát hiện ra.
Ví dụ: quy luật rơi tự do của Newton tìm ra có thể giải thích cho mọi hiện tượng
rơi trên Trái đất nhưng xã hội học thì khác vì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc
biệt phải căn cứ vào các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, xã hội cụ thể. Ở một số nước
đang phát triển thu nhập của người lao động không tỷ lệ thuận với mức “đầu tư vào
nhân tố con người”, tức là nhóm xã hội có học vấn cao chưa chắc đã có thu nhập
nhiều hơn nhóm có học vấn thấp.
-Nguyên nhân tự nhiên trong XHH
Với tư cách là một khoa học, khi giải thích một sự vật, hiện tượng xã hội thì XHH
phải chỉ ra được nguyên nhân tự nhiên của các sự vật, hiện tượng xã hội mà nó
NC.
VD: Trong lịch sử XHH là NC của E. Durkheim (1897) về nguyên nhân tự tử,
Durkheim đã bác bỏ quan niệm về cách giải thích tâm lý học cho rằng tự tử là hiện
tượng tâm lý cá nhân.
Qua phân tích mối quan hệ giữa đoàn kết XH với tự tử trong cộng đồng XH thì
ông đã chỉ ra nguyên nhân XH của nạn tự tử. Ông kết luận: tỷ lệ tự tử cao là do
mức độ đoàn kết XH thấp và XH càng cá nhân chủ nghĩa thì tỷ lệ tự tử càng cao.
Durkheim đã chỉ ra rằng tỷ lệ tự tử cao hay thấp là do nguyên nhân khách quan,
ngoài ý muốn chủ quan của mỗi cá nhân, do nguyên nhân từ XH gồm các yếu tố cơ
cấu XH, tôn giáo … tác động tới cá nhân và tạo nên sự đoàn kết hay hội nhập XH.
-KH triết học, kinh tế học, lịch sử, dân tộc học… là những bộ môn khoa học
XH vì nó NC về con người và XH.
-XHH là KH có nhiệm vụ NC về XH, về con người → thuộc hệ thống các
khoa học XH.
Mỗi KH có cách tiếp cận khác nhau, đi sâu vào NC mọi mặt, mọi khía cạnh riêng
biệt trong đời sống XH và con người.
Cụ thể: XHH tập trung vào mối quan hệ giữa một bên là con người và một bên là
XH, sự tương tác lẫn nhau giữa con người và XH…
-XHH là khoa học NC XH và hành vi của con người (Wallace, 1989).
XHH NC một cách hệ thống và khoa học về hành vi của con người, các nhóm XH
và về XH (Thompson & Hidey, 1994).
XHH NC về đời sống XH của con người, các nhóm và các XH … phạm vi NC của
XHH hết sức rộng lớn, trải dài từ sự phân tích về sự gặp gỡ giữa các cá nhân trên
phố xá đến sự quan tâm về các quá trình XH có tính toàn cầu (Giddens, 1997).
-XHH là khoa học NC về các quan hệ XH, các thiết chế XH và các XH
(Smelser, 1994).
-XHH là khoa học về các quy luật, tính quy luật xã hội chung và đặc thù của
sự phát triển, vận hành của các hệ thống XH xác định về mặt lịch sử, là KH
về các cơ chế tác động và hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong hoạt
động của cá nhân, các nhóm XH, các giai cấp và các dân tộc (Osipov, 1992).
-Mặc dù nhiều cách định nghĩa nhưng có thể rút ra vài điểm chung về XHH
sau:
NC về cơ cấu tổng thể XH, cụ thể là NC các quy luật phổ biến và đặc thù
của sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế XH.
NC nguyên nhân, cơ chế vận động, xu thế phát triển của các hiện tượng và
quá trình XH trong các tập đoàn, các nhóm XH khác nhau.
NC các cá nhân với những nhu cầu, động lực, sức mạnh XH chi phối hành vi
XH của họ.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Hiện tượng XH là đối tượng của tất cả các ngành thuộc về khoa học XH chứ không
chỉ riêng ngành XHH. VD: Tội phạm là đối tượng NC của nhiều ngành như XHH,
tâm lý học, luật học … Hay hiện tượng ly hôn cũng được tâm lý học, XHH, phụ nữ
học quan tâm.
-Từ hướng tiếp cận vĩ mô: đối tượng của XHH là hệ thống, tính quy luật, cơ
cấu của XH.
VD: định nghĩa của Oipov “XHH là khoa học về các quy luật và tính quy luật XH
chung và đặc thù của sự phát triển và vận hành của các hệ thống XH xác định về
mặt lịch sử, là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các
quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, các nhóm XH, các giai cấp, các dân
tộc”
Khái niệm chính của cách tiếp cận này: Văn hóa, thiết chế XH, hệ thống và cấu
trúc XH, các quá trình XH rộng lớn….
Nếu chỉ máy móc trong quan niệm này thì XHH bị bao trùm bởi triết học, lịch sử.
-Từ hướng tiếp cận vi mô: XHH NC hành vi xã hội, hành động xã hội, tương
tác XH và các quá trình, động thái của cá nhân, nhóm XH. Đại diện là
trường phái XHH Mỹ.
Theo cách nhìn nhận này thì XHH thường bị lấn áp và chồng lên các KH nhân văn
khác đặc biệt là tâm lý học.
-Từ hướng tiếp cận tổng hợp: XHH NC mối quan hệ của con người với xã
hội, thông qua hệ thống XH và những hành vi của con người.
Đối tượng NC của XHH là mối quan hệ hữu cơ, biện chứng, ảnh hưởng và tác
động tương hỗ giữa một bên là con người với tư cách là cá nhân, nhóm và một bên
là XH với tư cách là hệ thống XH, cấu trúc XH.
→ quan điểm được nhiều người đồng tình vì nó thể hiện được tính đa dạng của
XHH và phân biệt nó với các KH khác.
- Đối tượng NC của XHH là: Ba ý cơ bản:
a. Nghiên cứu sự vận động, tương tác, phát triển, của các cấu trúc, cơ cấu
xã hội, các mối quan hệ xa hội tương ứng( giữa các nhân, nhóm xã hội)
b. Nghiên cứu hành vi xã hội của con người: nguồn gốc, nguyên nhân, động
lực, và những hình thức của nó trong đời sống xa hội.
c. Nghiên cứu mối quan hệ bản chất giữa con người và xã hội; sự tương tác
lẫn nhau giữa các cá nhân, nhóm xã hội với toàn thể cái xã hội mà con
người đang sống.
Câu 2: Mối quan hệ giữa lịch sử và Xã hội học?
- Xã hội học là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với con người
và xã hội, tức là nghiên cứu ảnh hưởng của xã hội tới con người và vai trò tác
động của con người tới xã hội mà con A người đang sống và dự báo những sự
tương tác đó trong tương lai.
+ Để nghiên cứu chính xác và khoa học quá trình xuất hiện và phát triển của
một hiện tượng, một xã hội nào đó cần phải nghiên cứu cả những gì xảy ra
trong quá khứ, phải gắn các hiện tượng, quá trình đó với lịch sử → mới nhận
thức được cái hiện tại và cái sắp xảy ra.
• XHH không phải là sử học vì XHH chỉ NC cái xã hội trong quan hệ với
hành vi, hành động XH của con người mà không NC những sự kiện lịch sử,
quá trình XH trong thời gian cụ thể nào đó.
Chương 2:
Câu 1: Hãy trình bày các tiền đề cơ bản tạo điều kiện cho xã hội học ra đời?
[ Vì sao xã hội học ra đời ở châu Âu vào thế kỉ XIX; Tại sao xã hội học lại ra
đời trong xã hội công nghiệp]
+ Tiền đề kinh tế - xã hội
Các cuộc cách mạng tư sản nổ ra => nền SX Tư bản chủ nghĩa ra đời.
Nền SX nhỏ phong kiến sang nền SX lớn công nghiệp => năng suất LĐ
không ngừng tăng lên.
Cuộc cách mạng tư sản => biến đổi sâu sắc về kinh tế - chính trị - XH.
Giữa thế kỷ XIX có rất nhiều ngành KH ra đời không riêng ngành khoa học
NC về kinh tế.