intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÍN HIỆU HÌNH ẢNH TRONG LĨNH VỰC THIẾT KẾ CHỮ MỸ THUẬT

Chia sẻ: Sadad Adasdsad | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

81
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ trước đến nay chúng ta vẫn có thói quen xem chữ dưới góc độ của ngữ nghĩa. Quá trình này xảy ra khi chúng ta giao tiếp thông tin như sau. Đầu tiên khi một người muốn truyền đạt thông tin (dưới dạng chữ viết) cho những người khác thì họ sẽ viết chữ, tất nhiên những chữ viết này đã được quy ước để cho cả người viết và người đọc đều có thể hiểu được. Khi người đọc tiếp xúc với những thông tin này thì xảy ra quá trình giải mã các tín hiệu gọi là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÍN HIỆU HÌNH ẢNH TRONG LĨNH VỰC THIẾT KẾ CHỮ MỸ THUẬT

  1. TÍN HIỆU HÌNH ẢNH TRONG LĨNH VỰC THIẾT KẾ CHỮ MỸ THUẬT
  2. Từ trước đến nay chúng ta vẫn có thói quen xem chữ dưới góc độ của ngữ nghĩa. Quá trình này xảy ra khi chúng ta giao tiếp thông tin như sau. Đầu tiên khi một người muốn truyền đạt thông tin (dưới dạng chữ viết) cho những người khác thì họ sẽ viết chữ, tất nhiên những chữ viết này đã được quy ước để cho cả người viết và người đọc đều có thể hiểu được. Khi người đọc tiếp xúc với những thông tin này thì xảy ra quá trình giải mã các tín hiệu gọi là quá trình đọc chữ. Người xem so sánh những ký hiệu này với những ký hiệu họ đã được học qua sự liên tưởng về thị giác qua trí nhớ, kết hợp với những quy ước về cách sử dụng (ngữ pháp) người xem hiểu được những thông tin mà người viết muốn truyền đạt và nắm bắt được nội dung. Vấn đề được đặt ra là tại sao khi ta xem một bức tranh của các họa sĩ nước ngoài vẽ ta hiểu được nội dung của bức tranh vì những hình ảnh được thể hiện trên tranh khá quen thuộc và những tín hiệu của chúng khiến ta liên tưởng được ví dụ như khi nhìn thấy cái cây, ngôi nhà trong tranh phong cảnh của châu Âu, mặc dù chưa chắc cái cây và ngôi nhà đó giống hệt như cây cối và nhà cửa ở Việt Nam nhưng chúng có tỷ lệ tín hiệu trùng nhau khá lớn nên ta nhìn là nắm bắt được hình ảnh và hiểu nội dung thông tin của bức tranh đó ngay. Còn đưa cho ta một quyển sách mà ta không nắm được ngôn ngữ của họ thì ta không thể biết nội dung của nó là gì mặc dù có thể chúng giống nhau như đúc về ký hiệu nhưng khác nhau về quy ước. Ví dụ như chữ CAN ở trong tiếng Anh và tiếng Việt vậy, ở tiếng Anh nó được hiểu dưới ý nghĩa là "có thể" còn trong tiếng Việt nó có thể hiểu dưới
  3. nhiều nghĩa như" can gián, can ngăn, cái can để chống, hay chiếc can đựng nước…" là hai thông tin không liên quan gì tới nhau. Nắm bắt được đặc điểm quan trọng này các họa sỹ thiết kế đã tìm ra một kênh truyền tải thông tin khác đó chính là kênh tạo hình, thẩm mỹ, tức là cố gắng đưa hình ảnh và thay đổi những yếu tố tạo hình của dáng chữ để tạo hiệu quả trong thiết kế mà không phá vỡ kết cấu kiểu dáng và ngữ pháp. Ta có thể biểu diễn quá trình giao tiếp thông tin của hai kênh ngữ nghĩa và tạo hình thẩm mỹ dưới dạng sơ đồ tóm tắt sau: Sau đây là một vài ví dụ trong thực tế để chứng minh cho nhận định trên. Chữ FAMILI thoạt nhìn đã gây cho chúng ta ấn tượng về thông tin hình ảnh thị giác của nó. Mặc dù chúng ta có thể không biết tiếng Anh nhưng ấn tượng đầu tiên khi chúng ta nhìn vào chữ này là hình ảnh mà nó đưa lại. Thoạt đầu ta nhìn thấy là hình ảnh của một nhóm người mà ở đây là ba, và dựa vào độ dài ngắn của các chữ cái ta có cảm giác như đây là hình ảnh của một gia đình gồm có bố, mẹ và con được định dạng bằng thứ tự từ cao xuống thấp có được khái niệm này là do ký ức thị giác của chúng ta đã được ghi nhận về hình ảnh nhóm ba người này ở các tranh cổ động, hay các ấn phẩm nói về gia đình mà ta đã xem trước đây. Ở đây nhà thiết kế đã khéo léo sử dụng sự liên tưởng của thị giác mặc dù không hề có một hình ảnh cụ thể nào mô tả về người nhưng chỉ thông qua một vài tín hiệu thị giác đã
  4. khiến người xem liên tưởng ngay đến hình ảnh một nhóm người. Hay và độc đáo hơn nữa là nếu ta biết tiếng Anh thì lại càng thú vị khi ta thấy họa sĩ thiết kế đã mạnh dạn chủ động dùng sai chính tả và ngữ pháp trong thiết kế của mình. Bằng chứng là họa sĩ đã táo bạo thay chữ Y dài bằng chữ I ngắn và đặt một dấu chấm trên đỉnh của chữ L cũng như bỏ đi nét ngang của chữ L mà người xem vẫn hiểu, vẫn đọc đúng (viết đúng chính tả là FAMILY). Dùng sai ngữ pháp để phục vụ cho sự tăng cường tín hiệu thông tin về hình ảnh và tạo từ khác nghĩa đồng âm trong thực tế là cách đã được dùng khá lâu ở trong các thiết kế của nước ngoài, cách này thường gây cho người xem cảm giác thú vị, ngỡ ngàng về tính táo bạo và dí dỏm của nó. Trong ví dụ tiếp theo họa sỹ thiết kế thay chữ TK bằng hình ảnh của cái ghim giấy mà vẫn không làm mất đi dáng cơ bản của chữ. Giúp cho người xem có thể cảm nhận trực tiếp thông tin bằng hình ảnh với sự liên tưởng thị giác họ có thể biết mặt hàng, dịch vụ mà công ty này đang kinh doanh thuộc về lĩnh văn phòng phẩm, mặc dù có thể họ không biết chữ TK được viết ra bởi chữ của vùng lãnh thổ nào, cách này rất có lợi khi sử dụng ở một môi trường không cùng ngôn ngữ. Nó gợi ý cho người xem về sản phẩm, tính chất đặc thù của công ty hay mặt hàng, thể loại dịch vụ mà công ty đó sở hữu.
  5. ... “Hãng dầu Shell cũng có một thiết kế điển hình về phương pháp cấu tứ sắc sảo. Chúng ta đều biết nguồn gốc của dầu mỏ là do động thực vật, sau những cơn biến động của vỏ trái đất, bị vùi sâu dưới các tầng địa chất và bị phân hủy bởi các vi khuẩn trong môi trường yếm khí mà sinh ra. Hãng Shell đã dùng hình ảnh con sò, gợi sự liên tưởng về các lớp trầm tích của vỏ trái đất, nơi mà từ đó khai thác ra dầu.” (Trích từ cuốn Biểu Trưng của tác giả Nguyễn Duy Lẫm. NXB Mỹ thuật - 1997). Tóm lại qua phần trình bày và những ví dụ ở trên ta thấy hình ảnh luôn là những tín hiệu được người xem chú ý và ghi nhớ vì vậy trong thiết kế đồ họa chữ các họa sỹ thiết kế nên tận dụng những thông tin hình ảnh kết hợp với chữ để tạo ra những thiết kế đẹp và ấn tượng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2