LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tác động tiêu cực của sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã lan tỏa rộng rãi đến mọi lĩnh
vực, ngành F&B cũng không ngoại lệ. Xu hướng cắt giảm chi tiêu được phản ánh rất rõ nét
từ thị trường bán lẻ đến thị trường tiêu dùng và cả trong ngành F&B. Trong bối cảnh đó, các
doanh nghiệp F&B tại Việt Nam ngoài việc tìm cách thích ứng với sự thay đổi của thị
trường, vừa phải gặp rất nhiều thách thức và các áp lực cạnh tranh. Hay nói cách khác, F&B
tại Việt Nam đang trải qua thời kỳ thanh lọc mạnh mẽ.
Theo dự báo của Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF), Việt Nam là một trong những quốc gia
có khả năng phát triển kinh tế vượt trội trong 5 năm tới. Các động lực về đầu tư, tiêu dùng,
du lịch và xuất nhập khẩu được thúc đẩy mạnh mẽ là động lực để nền kinh tế Việt Nam nói
chung và ngành F&B nói riêng thêm đà tăng trưởng. Năm 2024, giá trị thị trường ngành
F&B tại Việt Nam dự kiến tăng 10,92% so với năm 2023 và đạt mốc hơn 655 nghìn tỷ đồng.
Dự báo từ nay đến năm 2027, các cửa hàng F&B độc lập vẫn áp đảo với 93,9% thị phần,
khẳng định vị thế thống trị của mô hình này. Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu trong một
môi trường cạnh tranh khốc liệt như ngành F&B hiện nay lại càng khó khăn hơn nếu không
có sự chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt thì khó có thể định vị được thương hiệu trong tâm trí
khách hàng. Đối mặt với những khó khăn đó, mỗi cửa hàng kinh doanh thuộc ngành F&B
đã và đang xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh để có thể tồn tại và phát triển bền
vững, đặc biệt là chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu.
Hệ thống nhận diện thương hiệu là những gì khách hàng nhìn thấy, nghe thấy về
thương hiệu ấy trong cuộc sống hàng ngày và là công cụ quảng bá thương hiệu hữu hiệu
nhằm mục đích khắc sâu sự khác biệt thể hiện cá tính đặc thù vào tâm trí khách hàng, như
một sự hứa hẹn của doanh nghiệp đảm bảo cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất tới
khách hàng.
Ngày nay, các thương hiệu ngày càng chú trọng đến việc nhận diện thương hiệu bởi nó
đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh và xây dựng mối quan hệ lâu dài
với khách hàng. Trong thị trường đầy tính cạnh tranh, việc thương hiệu có một hình ảnh
nhận diện rõ ràng và khác biệt giúp tạo ấn tượng mạnh mẽ với người tiêu dùng, từ đó dễ
dàng khắc sâu trong tâm trí họ. Hơn nữa, một nhận diện thương hiệu mạnh mẽ không chỉ
tạo ra lòng trung thành mà còn nâng cao giá trị thương hiệu, cả về mặt tài chính lẫn uy tín.
Khi một thương hiệu được khách hàng nhớ đến với sự tin cậy và ấn tượng tích cực, nó dễ
dàng tạo dựng mối liên kết cảm xúc, thúc đẩy lòng trung thành.
Nhận diện thương hiệu không chỉ là về hình ảnh hay logo, mà còn là sự nhất quán
trong cách thương hiệu giao tiếp và truyền tải giá trị của mình. Điều này hỗ trợ rất nhiều cho
các chiến lược tiếp thị, giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu
quả hơn. Ngoài ra, nhận diện thương hiệu còn đóng vai trò quan trọng trong việc gây ấn
2