HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO<br />
<br />
DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI<br />
TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ Ở<br />
NÔNG THÔN HẢI PHÒNG HIỆN NAY<br />
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Quốc Tuấn và xã Quang Trung,<br />
huyện An Lão, Hải Phòng)<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC<br />
Mã số: 62 31 30 01<br />
<br />
Hà Nội – 2018<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Trịnh Duy Luân<br />
2. TS. Hà Việt Hùng<br />
<br />
Phản biện 1:...................................................<br />
....................................................<br />
<br />
Phản biện 2:...................................................<br />
....................................................<br />
<br />
Phản biện 3:.....................................................<br />
......................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp học viện<br />
họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br />
Vào hồi..... giờ..... ngày... tháng.... năm 2018<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Hiện nay, di cư ở Việt Nam bao gồm 3 loại hình chính: di cư lâu dài, di cư<br />
ngắn hạn và di cư mùa vụ. Tuy nhiên, số liệu cấp quốc gia và các nghiên cứu<br />
quy mô lớn về di cư nội địa ở Việt Nam chưa phản ánh đầy đủ về loại hình di<br />
cư ngắn hạn và di cư mùa vụ.<br />
Nhìn chung, di cư mùa vụ nông thôn - đô thị là hoạt động góp phần cải<br />
thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập, triển kinh tế hộ gia đình và công cuộc xóa<br />
đói giảm nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động về kinh tế, di<br />
cư mùa vụ cũng ảnh hưởng nhất định đến việc tổ chức đời sống gia đình người<br />
di cư tại nơi đi. Tuy nhiên, cho đến nay trên cả nước cũng như tại địa bàn thành<br />
phố Hải Phòng chưa có nghiên cứu lớn và có hệ thống nào về di cư mùa vụ<br />
nông thôn – đô thị cũng như những ảnh hưởng của nó đến vai trò giới trong gia<br />
đình. Từ thực tế tìm hiểu, nhiều địa bàn của Hải Phòng có hiện tượng di cư mùa<br />
vụ với số lượng người không nhỏ. Trong số đó, huyện An Lão là một huyện<br />
thuần nông với số lượng di cư mùa vụ tăng nhiều trong hơn 5 năm trở lại đây.<br />
Nhiều người dân hoặc là làm thêm nghề khác hoặc là di cư đi xa kiếm việc làm.<br />
Tuy vậy, việc coi nông nghiệp là sinh kế, là thẻ “bảo hiểm” của mình vốn đã ăn<br />
sâu trong suy nghĩ của nhiều người dân nông thôn nên tại địa bàn nghiên cứu,<br />
phần lớn người dân thường chọn di cư ngắn hạn, theo mùa vụ. Khác với các báo<br />
cáo nghiên cứu kết quả di cư cấp Quốc gia về hiện tượng “nữ hoá di cư”, địa<br />
bàn nghiên cứu của Luận án có những đặc điểm khác biệt nhất định về giới tính<br />
của người di cư, tần suất có mặt ở nhà của người di cư, sự phân công lao động<br />
trong gia đình và một số vấn đề khác. Một trong số đó là việc phân công lại lao<br />
động trong gia đình khi lao động chính di cư. Làm sao để có thể thay thế các<br />
công việc cũ của lao động chính? Làm sao có thể thích nghi và hoàn thành tốt<br />
các công việc đó? và làm sao để đảm bảo gia đình luôn ổn định, đoàn kết và bền<br />
vững là những câu hỏi cần nghiên cứu làm rõ. Vì lý do đó, tác giả lựa chọn đề<br />
tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò giới trong gia đình có người di<br />
cư ở nông thôn Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu luận án của mình.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
2.1. Mục tiêu tổng quát<br />
Từ thực trạng di cư mùa vụ nông thôn - đô thị tại địa bàn nghiên cứu chỉ ra<br />
những ảnh hưởng của nó tới sự thay đổi vai trò giới trong gia đình người di cư.<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
- Làm rõ đặc điểm của di cư mùa vụ nông thôn - đô thị tại địa bàn nghiên cứu.<br />
- Chỉ ra ảnh hưởng của di cư mùa vụ đến những thay đổi về vai trò giới<br />
trong các gia đình có người di cư mùa vụ.<br />
- Đề xuất những khuyến nghị có liên quan đến việc quản lý di cư mùa vụ<br />
ở địa bàn nghiên cứu và nhận thức về bình đẳng giới trong điều kiện của các gia<br />
đình có người di cư.<br />
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
2<br />
<br />
- Đặc điểm di cư lao động mùa vụ nông thôn - đô thị tại Hải Phòng.<br />
- Ảnh hưởng của di cư mùa vụ tới sự thay đổi về vai trò giới trong gia đình<br />
có người di cư ở nông thôn Hải Phòng.<br />
3.2. Khách thể nghiên cứu<br />
Hộ gia đình của người di cư mùa vụ hai xã Quốc Tuấn và Quang Trung,<br />
huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.<br />
3.3. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Về thời gian: trong phạm vi khảo sát (2014 - 2015).<br />
- Về không gian: xã Quốc Tuấn và Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng.<br />
- Về nội dung nghiên cứu: trong phạm vi mối quan hệ giữa di cư mùa vụ và<br />
vai trò giới trong các gia đình có người di cư mùa vụ ở địa bàn nghiên cứu.<br />
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu<br />
4.1. Câu hỏi nghiên cứu<br />
Luận án hướng tới việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:<br />
- Hộ gia đình có người di cư mùa vụ có những đặc điểm gì (về nhân khẩu<br />
xã hội, về các hoạt động kinh tế - xã hội)?<br />
- Di cư mùa vụ nông thôn – đô thị ảnh hưởng như thế nào tới việc thay đổi<br />
vai trò giới trong gia đình?<br />
- Cần phải làm gì để các gia đình có người di cư mùa vụ đảm bảo sự ổn<br />
định, bền vững về kinh tế và đời sống gia đình?<br />
4.2. Giả thuyết nghiên cứu<br />
- Phần lớn người di cư mùa vụ là nam giới và đi làm xa nhà trong khoảng<br />
thời gian ngắn.<br />
- Các gia đình có người di cư mùa vụ có những thay đổi trong vai trò giới<br />
nhưng chưa bền vững.<br />
- Những thay đổi vai trò giới trong gia đình là khác nhau tùy thuộc vào ai là<br />
người di cư mùa vụ trong gia đình (vợ/ chồng/ cả hai).<br />
- Những thay đổi vai trò giới trong gia đình người di cư mùa vụ là không<br />
bền vững, nhưng vẫn góp phần vào những thay đổi trong dài hạn.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
5.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng<br />
Luận án sẽ so sánh sự thay đổi vai trò giới trong gia đình theo thời gian<br />
trước và trong khi gia đình có người di cư mùa vụ nên sẽ chọn cách tiếp cận<br />
“trước – sau” (trong Luận án sẽ sử dụng cụm từ “trước – trong” cho phù hợp<br />
với mục đích nghiên cứu). Từ danh sách tổng thể gồm 677/1222 hộ gia đình có<br />
người di cư mùa vụ của 2 xã Quốc Tuấn và Quang Trung chọn ra các hộ đưa<br />
vào mẫu theo bước nhảy là 02. Kết quả đã chọn được 338 hộ gia đình, trong đó<br />
đạt đủ yêu cầu đơn vị mẫu là 300 hộ.<br />
5.2. Phương pháp nghiên cứu định tính<br />
Từ danh sách các hộ, tác giả chọn ngẫu nhiên 20 người để tiến hành phỏng<br />
vấn sâu, trong đó:<br />
5.3. Phương pháp phân tích nội dung tài liệu thứ cấp<br />
Luận án sử dụng số liệu thống kê tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cơ<br />
cấu lao động, thống kê dân số - việc làm về hiện tượng di cư mùa vụ nông thôn<br />
- đô thị. Đồng thời, tham khảo sách báo, tạp chí, internet để đưa ra các câu<br />
hỏi/giả thuyết nghiên cứu và mục tiêu của đề tài.<br />
6. Khung phân tích và các biến số<br />
<br />
3<br />
<br />
6.1. Khung phân tích<br />
Chính sách kinh tế - xã hội của<br />
Nhà nước và địa phương<br />
<br />
Cung - cầu<br />
của thị<br />
trường lao<br />
động<br />
<br />
Đặc trưng<br />
nhân<br />
khẩu - xã<br />
hội của<br />
gia đình<br />
người di<br />
cư mùa vụ<br />
<br />
Trong<br />
lĩnh vực<br />
sản xuất<br />
Đặc điểm di cư<br />
mùa vụ nông<br />
thôn – đô thị<br />
<br />
Thay đổi<br />
vai trò giới<br />
trong gia<br />
đình có<br />
người di cư<br />
mùa vụ<br />
<br />
Trong công<br />
việc nội trợ<br />
Trong<br />
chăm sóc<br />
con cái và<br />
cha mẹ già<br />
Trong việc<br />
dòng họ và<br />
cộng đồng<br />
<br />
Quá trình công nghiệp hoá<br />
và đô thị hóa<br />
<br />
6.2. Các biến số<br />
6.2.1. Biến số độc lập<br />
- Đặc trưng nhân khẩu xã hội chủ yếu của người đang ở nhà: Tuổi; Giới<br />
tính; Học vấn; Đặc điểm gia đình: quy mô gia đình, gia đình đầy đủ hay khuyết<br />
thiếu, số thế hệ của một gia đình; Nghề nghiệp ở nơi đi; Nghề nghiệp ở nơi đến;<br />
Thu nhập của người di cư; Mức sống của gia đình có người di cư mùa vụ.<br />
- Một số đặc điểm của người di cư mùa vụ.<br />
6.2.2. Biến số phụ thuộc<br />
- Thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư mùa vụ.<br />
- Vai trò người ở lại trong gia đình ở 4 lĩnh vực (trong khi người di cư mùa vụ<br />
vắng nhà): 1/ Lĩnh vực sản xuất; 2/ Công việc nội trợ; 3/ Chăm sóc con cái và bố<br />
mẹ; 4/ Các công việc dòng họ và cộng đồng.<br />
- Ý kiến đánh giá của người không di cư trong gia đình<br />
+ Nhận thức, thái độ, hành vi (người di cư, người ở nhà)<br />
+ Khẳng định của người đi/ người ở nhà về lý do /ảnh hưởng của di cư tới<br />
thay đổi vai trò giới (để thích nghi).<br />
+ Đánh giá về ý nghĩa của sự thay đổi, đặc điểm, xu hướng của thay đổi vai<br />
trò giới trong gia đình có người di cư mùa vụ.<br />
6.2.3. Biến số can thiệp<br />
- Chính sách kinh tế - xã hội của địa phương<br />
<br />