intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định mối liên quan của một số điểm đa hình gen AGT với bệnh thận đái tháo đường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định mối liên quan của một số điểm đa hình gen AGT với bệnh thận đái tháo đường" được nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả đặc đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh thận đái tháo đường ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2; Phân tích mối liên quan giữa đa hình gen AGT M235T, CMA1 (-1903) G>A và CYP11B2 (-344)T>C với bệnh thận đái tháo đường ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định mối liên quan của một số điểm đa hình gen AGT với bệnh thận đái tháo đường

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ====== TRẦN THỊ THU HƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ XÁC ĐỊNH MỐI LIÊN QUAN CỦA MỘT SỐ ĐIỂM ĐA HÌNH GEN AGT VỚI BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Chuyên ngành : Nội thận – Tiết niệu Mã : 9720107 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2023
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thị Việt Hà Phản biện 1: GS.TS. Nông Văn Hải Phản biện 2: PGS.TS. Lê Việt Thắng Phản biện 3: PGS.TS. Đinh Thị Kim Dung Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường tổ chức tại Trường Đại Học Y Hà Nội Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2023. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện trường Đại Học Y Hà Nội.
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Trần Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Thuý Hằng, Nguyễn Trọng Hà, Vương Tuyết Mai (2019). Nghiên cứu mối liên quan giữa mức lọc cầu thận ước tính và nồng độ ACR ở bệnh nhân đái tháo đường và bệnh thận đái tháo đường. Tạp chí Nội tiết và ĐTĐ (Kỷ yếu Hội nghị Nội tiết- ĐTĐ- RLCH toàn quốc lần thứ IX), tr109-113. 2. Trần Thị Thu Hương, Trần Vân Khánh, Đặng Thị Việt Hà (2019). Đa hình kiểu gen AGT Met235Th và bệnh thận đái tháo đường ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Tạp chí Y Học Việt Nam, (Tháng 8- Số đặc biệt), tr 429-436. 3. Trần Thị Thu Hương, Trần Vân Khánh, Đặng Thị Việt Hà, Nguyễn Thọ Anh, Nguyễn Quí Hoài (2021). Nghiên cứu mối liên quan giữa đa hình kiểu gen AGT M235T với bệnh thận đái tháo đường. Tạp chí Nghiên cứu Y học, tr 58-65.
  4. 1 CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACE Angiotensin-converting enzyme (Enzym chuyển đổi angiotensin) ACR Albumin niệu/Creatinin niệu Ratio AT1 Angiotensin II týp 1 (Thụ thể angiotensin) AngII Angiotensin II BN Bệnh nhân KDIGO Kidney Disease Improving Global Outcomes MLCT Mức lọc cầu thận RAAS Renin Angiotensin Aldosterone System ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Bệnh thận đái tháo đường (bệnh thận ĐTĐ) là biến chứng nghiêm trọng do tăng glucose máu mạn tính gây ra. Điều trị bệnh thận ĐTĐ khá phức tạp và tốn kém, bởi người bệnh có thể đồng mắc nhiều biến chứng của ĐTĐ và bệnh thận, ví dụ như rối loạn lipid, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, bệnh mạch máu nhỏ và mạch máu lớn... Ở một số BN bệnh ĐTĐ, mặc dù được kiểm soát tốt glucose máu và huyết áp nhưng bệnh thận ĐTĐ vẫn tiến triển với tỷ lệ mắc bệnh khác nhau ở các dân tộc khác nhau. Sự khác nhau này khiến các chuyên gia nghĩ đến yếu tố di truyền, bởi có đa đình gen AGT M235T, CMA1 (-1903) G>A, CYP11B2 (-344) T>C đã được một số nghiên cứu cho thấy có mối liên quan với bệnh thận ĐTĐ ở một số dân tộc. Ở Việt Nam, hiện chưa có nhiều nghiên cứu về đa hình gen ở bệnh thận ĐTĐ. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, nghiên cứu tìm kiếm mối liên hệ giữa đa hình gen với bệnh thận ĐTĐ có thể sẽ giúp tiên lượng điều trị cho từng người bệnh hay một nhóm người bệnh thận ĐTĐ. Vì vậy, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh thận đái tháo đường ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2. 2. Phân tích mối liên quan giữa đa hình gen AGT M235T, CMA1 (-1903) G>A và CYP11B2 (-344)T>C với bệnh thận đái tháo đường ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
  5. 2 2. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã tìm ra mối liên hệ có hệ thống giữa đa hình gen AGT, CMA1 và CYP11B2 đối với bệnh thận ĐTĐ. Đây cũng là luận án đề cập vấn đề gen trong chuỗi tín hiệu của hệ thống renin angiotensin aldosteron ở bệnh thận ĐTĐ người Việt Nam. Luận án đã tìm ra mối liên hệ giữa biến thể gen CMA (-1903) G>A và biến thể gen CYP11B2 (-344)T>C với bệnh thận ĐTĐ. Do sự tăng hoạt hoá của quá trình chuyển đổi angiotensinogen (mã hóa bởi gen AGT) thành AngII bởi các enzym thuộc RAAS ở BN thận ĐTĐ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong quá trình biểu hiện gen do glucose máu cao. Trong nghiên cứu của chúng tôi, biến thể gen CMA (-1903) G>A có thể liên quan với bệnh thận ĐTĐ, và kiểu gen dị hợp tử GA có nguy cơ mắc bệnh thận ĐTĐ cao gấp 2,15 lần so với kiểu gen đồng hợp tử GG (OR=2,15; 95%CI: 1,18-3,19). Đa hình gen CYP11B2 (-344) T>C có thể liên quan với bệnh thận ĐTĐ và kiểu gen đồng hợp tử TT có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 1,88 lần so với kiểu gen TC+CC (OR=1,88; 95%CI: 1,12-3,16). Đa hình gen AGT M235T có kiểu gen đồng hợp tử CC chiếm tỷ lệ cao ở nhóm BN bệnh thận ĐTĐ. Không tìm thấy khác biệt của đa hình gen AGT M235T giữa nhóm bệnh thận ĐTĐ và nhóm chứng, đã cho thấy sự phân bố kiểu gen của BN bệnh thận ĐTĐ ở người Kinh Việt Nam. 3. Bố cục luận án Luận án gồm 126 trang, đặt vấn đề (2 trang), tổng quan tài liệu (33 trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu (22 trang), kết quả nghiên cứu (36 trang), bàn luận (30 trang), phần kết luận 2 trang và phần khuyến nghị 1 trang. Luận án gồm 41 bảng, 27 hình, 168 tài liệu tham khảo (tiếng Việt: 10 và tiếng Anh: 158) Chƣơng1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Yếu tố di truyền trong cơ chế bệnh sinh của bệnh thận ĐTĐ Yếu tố di truyền được chứng minh là yếu tố quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh thận ĐTĐ và bằng chứng di truyền được chứng minh từ những nghiên cứu gia đình. Phân tích yếu tố di truyền
  6. 3 tham gia vào cơ chế bệnh sinh của bệnh thận ĐTĐ gồm 3 cơ chế chính sau: - Các rối loạn do tăng glucose máu mạn tính đã thúc đẩy quá trình hoạt hoá RAAS. Các tín hiệu trong quá trình sinh tổng hợp AngII ở người bệnh thận ĐTĐ, ví dụ như đa hình nucleotide đơn (rs699) của gen AGT là sự thay thế từ T thành C trong exon 2, dẫn đến chức năng trao đổi methionine (M) thành threonine (T) ở codon 268 (M268T) được định vị cho axit amin 235. Biến thể threonine rs699 có liên quan với tăng nồng độ AGT huyết tương và tăng đề kháng insulin; - Sự điều biến thụ thể tiếp nhận tín hiệu của RAAR có liên quan đến quá trình tăng tổng hợp AngII và các chất trung gian khác nhau ở thận: + Tế bào podocytes: có các gen (AGT,CMA/ACE), trong đó gen CMA1 mã hóa tổng hợp enzym Chymase đã được chứng minh chiếm ưu thế trong việc chuyển đổi angiotensin I thành AngII ở lớp tế bào này của người bệnh thận ĐTĐ. Kết nối điều biến các tín hiệu đến thụ thể ở tim mạch máu và tế bào thận. + Gen CYP11B2 mã hóa enzym cytochrom P450, xúc tác quá trình sinh tổng hợp aldosteron, bởi Ang II và hiện diện ở bộ máy cạnh cầu thận. Sự kết nối điều biến tín hiệu tăng nồng độ aldosteron do ức chế RAAS không hoàn toàn đã được chứng minh có thể xảy ra ở một số người bệnh thận ĐTĐ khi sử dụng thuốc ức chế ACE/AT1. - Thúc đẩy tổn thương thận: + AngII và các chất trung gian tăng sinh tại thận như ở khoang gian mạch và tế bào cầu ống thận do hệ quả của tăng glucose máu mạn tính gây biến đổi cấu trúc thận; + AngII hoạt hoá trên tế bào podocytes làm rụng chết tế bào gây thoát albumin niệu từ thoáng qua đến trường diễn. Do albumin niệu bài tiết nhiều và ống thận không tái hấp thu hết gây tắc nghẽn tại ống thận, kích hoạt các tín hiệu tiền viêm và xơ hoá thận. + Rối loạn chuyển hoá gây tăng huyết áp, viêm thận mạn tính và xơ hoá cầu ống thận là những yếu tố nguy cơ góp phần vào sự phát triển của suy thận. Tính nhậy cảm di truyền có thể gây mắc bệnh thận do ĐTĐ và tiến triển bệnh thận ĐTĐ đến bệnh thận giai đoạn cuối.
  7. 4 1.2. Phân loại giai đoạn của bệnh thận ĐTĐ theo nồng độ albumin niệu và mức lọc cầu thận theo Hiệp hội ĐTĐ Nhật Bản 2014: Theo khuyến cáo của KDIGO-2007, nồng độ albumin niệu của mẫu nước tiểu ngẫu nhiên được sử dụng trong sàng lọc, chẩn đoán bệnh thận ĐTĐ, cụ thể: - Albumin niệu bình thường (ACR300mg/g); Các yếu tố gây protein niệu thoáng qua cần được loại trừ trước khi xác định albumin niệu dương tính do bệnh ĐTĐ (mục 2.1.1). - Theo Hiệp hội ĐTĐ Nhật Bản -2014, tiêu chí phân loại giai đoạn của bệnh thận ĐTĐ, như sau: + Giai đoạn tiềm ẩn (giai đoạn 1): microalbumin niệu
  8. 5 - Không sử dụng các thuốc điều trị có ảnh hưởng đến các biến số nghiên cứu như chỉ số huyết học, albumin máu (ví dụ, các thuốc ức chế miễn dịch, thuốc điều trị ung thư); - Bệnh nhân được giải thích và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tất cả 117 bệnh nhân được lấy máu phân tích đa hình thái của gen AGT M235T, CMA (-1903)G>A và CYP11B2 (-344)T>C.  Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân - Tăng huyết áp trước khi mắc ĐTĐ. - Tăng huyết áp: huyết áp tâm thu ≥180mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥120mmHg - Tăng glucose máu cấp tính>15mmol/L Các nguyên nhân khác có thể gây tăng albumin niệu thoáng qua như nhiễm khuẩn cấp tính, nhiễm khuẩn tiết tiệu, bệnh thận tiến triển nhanh… 2.1.1.2. Nhóm chứng bệnh Chọn những đối tượng có thời gian mắc ĐTĐ typ 2 từ 10 năm trở lên không mắc bệnh thận. Nhóm chứng được hỏi bệnh, thăm khám và làm xét nghiệm (creatinin máu, tổng phân tích nước tiểu và định lượng microalbumin niệu). Các đối tượng lựa chọn vào nhóm chứng được tiến hành lấy máu toàn phần phân tích gen AGT M235T, CMA (-1903) G>A và CYP11B2 (-344)T>C. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang có đối chứng. Tất cả các bệnh nhân được tiến hành nghiên cứu theo các bước thống nhất với mẫu bệnh án. 2.2.2. Cỡ mẫu của nghiên cứu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu: Trong đó:  p0 = 0,20: Tỷ lệ 20% các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử CC ở nhóm chứng bệnh (người bệnh ĐTĐ typ 2 không có bệnh thận)
  9. 6 trên đối tượng người Ấn gốc trong nghiên cứu của Prasad và cộng sự;  p1= 0,42: Tỷ lệ 42% các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử CC ở nhóm bệnh thận ĐTĐ typ 2 trong nghiên cứu của Prasad và cộng sự;  = 0,25: Mức độ chính xác tương đối mong muốn (tỷ số chênh OR thu được từ nghiên cứu chênh lệch không quá 25% so với giá trị OR thực của quần thể).  α=0,05: Nghiên cứu ở mức nghĩa thống kê 5% ứng với độ tin cậy 95% và hệ số = 1,96. Thay vào công thức: cỡ mẫu giữa hai nhóm bệnh và chứng là 1:1 tính được cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi nhóm nghiên cứu là 83 BN. Trên thực tế đã tuyển chọn được 237 đối tượng đủ tiêu chí theo yêu cầu của nghiên cứu, trong đó có 117 BN bị bệnh thận ĐTĐ) và 120 người bệnh nhóm chứng bệnh (ĐTĐ typ 2 không mắc bệnh thận). 2.2.3. Phân tích số liệu: Số liệu thu thập theo bệnh án mẫu. Các số liệu được nhập trên phần mềm SPSS 21.0. Kết quả kiểm định được đánh giá có nghĩa thống kê với giá trị pA, CYP11B2 (-344)T>C cho kết quả như sau: 3.1. Đặc điểm tuổi và giới của bệnh nhân nhóm nghiên cứu BN có tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm 87,2% và tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 67,8 tuổi (SD:7,8 tuổi). Tỷ lệ BN nam (42,7%) và tỷ lệ BN nữ (57,3%).
  10. 7 3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh thận đái tháo đƣờng Bảng 3.4. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng bệnh Nhóm Nhóm Các đặc điểm nghiên cứu chứng bệnh p TB ± SD; (min –max) n=117 n=120 13,56 ± 5,72 15,69 ± 4,90 Thời gian mắc ĐTĐ (năm) 0,04*** (3 - 27) (10 - 30) HATT (mmHg) 143,67 (14,52) 127,91 (14,35)
  11. 8 Nhận xét: Tỷ lệ BN sử dụng các nhóm thuốc thuốc hạ huyết áp có sự khác biệt so với nhóm chứng bệnh với p
  12. 9 3.3. Mối liên quan giữa nồng độ ACR và MLCT ở nhóm nghiên cứu Hình 3.7. Mối tƣơng quan giữa nồng độ ACR nƣớc tiểu và mức lọc cầu thận ở nhóm BN nghiên cứu Nhận xét: Nồng độ ACR nước tiểu ngẫu nhiên của BN bệnh thận ĐTĐ ở nhóm nghiên cứu có mối tương quan tuyến tính nghịch với mức lọc cầu thận, theo phương trình tương quan y = - 0,14x + 57,189, trong đó y = mức lọc cầu thận, x = ACR với giá trị r = -0,242, p < 0,001. 3.4. Đa hình gen AGT M235T và mối liên quan với bệnh thận ĐTĐ Bảng 3.1. Bảng thống kê tần suất alen và kiểu gen AGT M235T của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng bệnh Kiểu gen Tần số alen Giá trị Các đặc điểm H-W CC CT TT C T p Nhóm nghiên cứu 103 13 1 0,936 0,064 0,380 + (n=117) Nhóm chứng bệnh 100 18 2 0,908 0,092 0,248 + (n=120) Tổng số (n= 237) 203 31 3 0,922 0,078 0,155 + H-W: Cân bằng Hardy-Weinberg; “+”: Tuân theo định luật cân bằng H-W Nhận xét: Quần thể nghiên cứu có trạng thái ổn định về tần suất alen và kiểu gen AGT M235T, phân bố tuân theo định luật cân bằng Hardy- Weinberg.
  13. 10 Bảng 3.13. Đặc điểm về alen và kiểu gen AGT M235T của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng bệnh Nhóm nghiên Nhóm Kiểu gen cứu chứng bệnh OR (95%CI) p và alen (n=117) (n=120) n % n % CC 103 88,0 100 83,3 1 Kiểu CT 13 11,1 18 15,0 1,43 (0,66 -3,06) 0,363 gen TT 1 0,9 2 1,7 2,06 (0,18-23,07) 0,557 Kiểu C 219 93,6 218 90,8 1 0,265 alen T 15 6,4 22 9,2 1,47 (0,74 –2,91) *: Fisher exact test; Nhận xét: Không có sự khác biệt về tỷ lệ phân bố các kiểu gen CC, CT, TT và alen C, T giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng bệnh với p>0,05. Bảng 3.15. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của BN bệnh thận ĐTĐ có đa hình kiểu gen AGT M235T (CC, TC và TT) Kiểu gen AGT M235T Các đặc điểm CC TC+TT p TB ± SD; n(%) (n= 103) (n= 14) Đặc điểm lâm sàng Tuổi (năm) 68,46 ± 8,32 67,57± 7,79 0,705* HATT (mmHg) 143,30±14,35 146,42±15,98 0,452* HATr (mmHg) 83,59±7,12 81,42±6,62 0,285* Có uống thuốc ACE/ARB 65,0% 71,4% 0,889* Có uống ≥ 3 thuốc hạ HA 97,1% 84,7% 0,108* Đặc điểm cận lâm sàng Glucose máu (mmol/L) 9,11±3,09 10,47±3,87 0,139* HbA1c (%) 7,65±2,12 8,17±2,22 0,388* MLCT (ml/phút/1,73m2) 49,92±20,82 63,38±15,43 0,022** Creatinin máu (µmol/L) 138,15±77,64 101,67±34,57 0,086** Acid uric máu (mmol/L) 434,18±115,58 358,90±116,13 0,024** *: Independent samples T test; **: Mann-Whitney test Nhận xét: BN bệnh thận ĐTĐ có kiểu gen đồng hợp tử CC có trung bình mức lọc cầu thận thấp dưới 60 ml/phút/1,73m2 và thấp hơn so với BN có kiểu gen alen T, sự khác biệt có nghĩa thống kê với
  14. 11 pA của nhóm bệnh thận đái tháo đƣờng và nhóm chứng Kiểu gen Tần số alen Giá Các đặc điểm H-W GG GA AA G A trị p Nhóm bệnh (n=117) 87 23 7 0,842 0,158 0,091 + Nhóm chứng (n=120) 72 41 7 0,771 0,229 0,998 + Tổng số (n= 237) 159 64 14 0,806 0,194 0,349 + H-W: Cân bằng Hardy-Weinberg; “+”: Tuân theo định luật cân bằng H-W Nhận xét: Quần thể nghiên cứu có trạng thái ổn định về tần số các kiểu gen CMA1 (-1903) G>A và tần số alen, phân bố tuân theo định luật cân bằng Hardy-Weinberg. Bảng 3.19. Mô hình kiểu gen CMA1 (-1903)G>A và nguy cơ mắc bệnh thận đái tháo đƣờng của nhóm nghiên cứu Nhóm Nhóm Kiểu gen CMA1 nghiên cứu chứng bệnh (n=117) (n=120) OR (95%CI) (-1903) G>A n % n % Mô hình cộng gộp p=0,04 GG 87 74,3 72 60,0 1 GA 23 19,7 41 34,2 2,15 (1,18 – 3,92) AA 7 6,0 7 5,8 1,20 (0,0 – 3,60) Mô hình trội p= 0.961 GG + GA 110 94,0 113 94,2 0,97 (0,33 – 2,87) AA 7 6,0 7 5,8 Mô hình đồng trội p=0,013 GG + AA 94 80,3 79 65,8 2,12 (1,17 – 3,83) GA 23 19,7 41 34,2 Mô hình lặn p=0,019 GA+AA 30 25,7 48 40,0 0,52 (0,30 – 0,90) GG 87 74,3 72 60,0
  15. 12 Nhận xét: Đa hình gen CMA1(-1903)G>A có mối liên hệ với bệnh thận ĐTĐ và BN có kiểu gen GG có nguy cơ mắc bệnh thận ĐTĐ cao hơn 2,15 lần so với BN không mang kiểu gen này với (95%CI: 1,18 – 3,92; pA với mức lọc cầu thận và acid uric máu của ngƣời bệnh thận ĐTĐ Kiểu gen CMA (-1903) G>A Biến số Nhóm GG (n=159) GA (n=64) AA(n=14) Bệnh 51,96±20,21 44,33±21,87 69,87±6,69 MLCT (n=117) (ml/phút/1,73m2) Chứng 77,94±9,84 76,90±10,97 77,84±12,74 (n=120) (p
  16. 13 3.6. Đặc điểm đa hình thái của gen CYP11B2 (-344)T>C và mối liên quan với bệnh thận đái tháo đƣờng Bảng 3.28. Bảng thống kê kiểu gen và tần suất alen của đa hình gen CYP11B2 (-344)T>C của nhóm BTĐTĐ và nhóm chứng Kiểu gen Tần số alen Giá Đặc điểm H-W TT TC CC T C trị p Nhóm bệnh (n=117) 56 57 04 0,722 0,278 0,023 - Nhóm chứng (n=120) 76 38 06 0,792 0,208 0,590 + Tổng số (n= 237) 132 95 10 0,757 0,243 0,215 + H-W: Cân bằng Hardy-Weinberg; “+”: Tuân theo định luật cân bằng H-W Nhận xét: Ghi nhận trạng thái ổn định về tần số các kiểu gen CYP11B2 (-344) T>C và tần số alen, phân bố của quần thể nghiên cứu tuân theo định luật cân bằng Hardy-Weinberg. Bảng 3.30. Phân tích mối liên quan giữa đa hình CYP11B2 (-344) T>C với bệnh thận đái tháo đường Nhóm bệnh Nhóm chứng p Kiểu gen (n=117) (n=120) OR (95%CI) n % n % Mô hình cộng gộp p=0,009 TT 56 47,9 76 63,3 1 TC 57 48,7 38 31,7 0,49 (0,28 – 0,84) CC 4 3,4 6 5,0 1,10 (0,29 – 4,10) Mô hình trội TT+TC 113 96,6 114 95,0 1,49 (0,41 -5,41) CC 4 3,4 6 5,0 Mô hình đồng trội p=0,008 TT+CC 60 51,3 82 68,3 0,49 (0,29 - 0,83) TC 57 48,7 38 31,7 Mô hình lặn p=0,017 TC + CC 61 52,1 44 36,7 1,88 (1,12 – 3,16) TT 56 47,9 76 63,3 Nhận xét: Đa hình gen CYP11B2(-344) T>C có mối liên quan với bệnh thận ĐTĐ và BN có kiểu gen TT có nguy cơ mắc bệnh thận
  17. 14 ĐTĐ cao hơn 1,88 lần so với BN không mang kiểu gen này (95%CI: 1,12-3,16) với pC với HATT và HATr của nhóm nghiên cứu Kiểu gen CYP11B2 (-344)T>C Biến số Nhóm TT TC CC (nb=56);(nc=76) (nb=57);(nc=38) (nb=4);(nc=6) Bệnh 143,66±14,34 144,64±14,23 130,00±18,25 HATT (n=117) (mmHg) Chứng 126,18± 131,84±15,70 125,00±12,24 (n=120) (
  18. 15 Chƣơng 4: BÀN LUẬN 4.1. Bàn luận mục tiêu 1: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh thận đái tháo đường ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 4.1.1. Đặc điểm về kiểm soát glucose máu của BN nhóm nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi trên 117 BN bị bệnh thận ĐTĐ quản lý điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, kết quả ở bảng 3.4, nhóm nghiên cứu có nồng độ HbA1c trung bình cao hơn so với nhóm chứng bệnh (7,71 2,13% so với 6,94  1,37%), sự khác biệt giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng bệnh có nghĩa thống kê với p
  19. 16 hợp hạ huyết áp của người bệnh. Vì vậy, chúng tôi coi tăng huyết áp là một đặc điểm định tính. Về đặc điểm sử dụng thuốc hạ huyết áp, ở biểu đồ 3.1 cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân bị BTĐTĐ có sử dụng kết hợp 2 nhóm thuốc hạ huyết áp cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng (62,4% so với 30%) với p300 mg/g) ở cả 3 lần xét nghiệm, kết quả tại bảng 3.4. Đây là những yếu tố nguy cơ có thể gây ra biến chứng tim mạch và đột quị cho người bệnh thận ĐTĐ. Hạn chế của nghiên cứu, con số huyết áp là định tính chưa thể phản ánh hết cục diện kiểm soát huyết áp trong suốt quá trình điều trị bệnh. Đồng thời, chúng tôi chưa loại trừ được huyết áp kiểm soát kém do chức năng thận giảm hoặc glucose máu lúc đói cao có thể nhậy cảm với sự thay đổi huyết áp tâm thu 24 giờ do tăng hoạt động của hệ giao cảm.
  20. 17 4.1.3. Bàn về nồng độ ACR trong nƣớc tiểu và mức lọc cầu thận của bệnh nhân nhóm nghiên cứu. Phân tích tương quan giữa nồng độ ACR và mức lọc cầu thận, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu ADVANCE về mối tương quan nghịch biến giữa nồng độ albumin niệu và giảm mức lọc cầu thận ở người bệnh ĐTĐ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở biểu đồ 3.8 cho thấy, nồng độ ACR trong mẫu nước tiểu ngẫu nhiên của người bệnh thận ĐTĐ có mối tương quan tuyến tính nghịch với mức lọc cầu thận với p300mg/g được xác định ở cả 3 lần xét nghiệm, cho thấy BN có các yếu tố nguy cơ biến chứng của bệnh thận mạn. Nồng độ albumin niệu cao và mức lọc cầu thận thấp dưới 60 ml/phút/1,73m2 sẽ dẫn đến nhiều kết cục xấu cho BN bệnh thận ĐTĐ và mức độ biểu hiện tuỳ thuộc vào hiệu ứng di truyền nhạy cảm của mỗi người bệnh. 4.2. Bàn luận mục tiêu 2: phân tích mối liên quan giữa đa hình gen AGT M235T, CMA (-1903)G>A, CYP11B2(-344)T>C với bệnh thận đái tháo đường ở nhóm nghiên cứu 4.2.1. Phân tích mối liên hệ giữa đa hình gen AGT M235T với bệnh thận đái tháo đƣờng Nghiên cứu của chúng tôi trên người Kinh tại Hà Nội, Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu bao gồm nhóm nghiên cứu (117 người bệnh thận ĐTĐ) và nhóm chứng bệnh ( 120 người bệnh ĐTĐ typ 2 không
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0