Tóm tắt luận văn: Phương pháp gần đúng khối lượng hiệu dụng và áp dụng cho trạng thái của Electron trong chấm lượng tử
lượt xem 6
download
Mục tiêu của luận văn là sử dụng phương pháp gần đúng khối lượng hiệu dụng để tính toán các trạng thái điện tử của Electron trong chấm lượng tử.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn: Phương pháp gần đúng khối lượng hiệu dụng và áp dụng cho trạng thái của Electron trong chấm lượng tử
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA VẬT LÝ ******** NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG PHÁP GẦN ĐÚNG KHỐI LƯỢNG HIỆU DỤNG VÀ ÁP DỤNG CHO TRẠNG THÁI CỦA ELECTRON TRONG CHẤM LƯỢNG TỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆM Ngành học: Vật lý lý thuyết - Vật lý toán Giảng viên hướng dẫn TS. Lê Thị Thu Phương Huế, khóa học 2014-2018
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, thế giới đã và đang hình thành một ngành khoa học công nghệ mới có nhiều triển vọng và dự đoán sẽ tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật cũng như đời sống kinh tế - xã hội ở thế kỉ XXI, đó là ngành công nghệ nano. Tuy mới xuất hiện nhưng ngành công nghệ nano đã có những thành tựu hết sức lớn trên hầu hết các lĩnh vực: điện tử, y học, công nghệ, môi trường. . . Chính vì những ứng dụng thiết thực đó đã thúc đẩy các nhà khoa học nói chung và các nhà vật lí nói riêng tập trung nghiên cứu nhiều về ngành công nghệ này. Cùng với sự phát triển khoa học công nghệ nano là sự ra đời của chất bán dẫn mới gồm nhiều lớp mỏng xen kẽ nhau có độ dày vào cỡ nanomet – gọi là bán dẫn có cấu trúc nano. Ngành vật lý nghiên cứu bán dẫn này là vật lý thấp chiều hay vật lý có cấu trúc nano (Nanophysics). Cấu trúc thấp chiều hình thành khi ta hạn chế không gian thành một mặt phẳng, một đường thẳng hay một điểm, tức là hạn chế chuyển động của các electron theo một hướng trong phạm vi bước sóng De-Broglie. Người ta tạo ra được cấu trúc điện tử hai chiều (giếng thế lượng tử) bằng cách tạo một lớp bán dẫn mỏng, phẳng, nằm kẹp giữa hai lớp bán dẫn khác có độ rộng vùng cấm lớn hơn. Các electron bị giam trong lớp mỏng ở giữa (cỡ vài lớp đơn tinh thể) và như vậy chuyển động của chúng là chuyển động hai chiều, còn sự chuyển động theo chiều thứ ba đã bị lượng tử hóa mạnh. Tiếp tục như vậy, ta có thể hình thành nên cấu trúc không chiều (chấm lượng tử). Trong bán dẫn thấp chiều, chuyển động của hạt mang điện tự do theo hai chiều (giếng lượng tử) hoặc một chiều (dây lượng tử) hoặc không chiều (chấm lượng tử) với sự giam giữ hạt mang điện theo cả 3 chiều. Với tính chất bị giam giữ mạnh của hạt mang điện nên bán dẫn thấp chiều có các tính chất vật lý khác hẳn với khối bán dẫn thông thường, đặc biệt là tính chất điện, quang và phản ứng với môi trường. 1
- Chấm lượng tử (quantum dot) là một tinh thể nano được làm từ vật liệu bán dẫn, có kích thước từ vài nm tới vài chục nm, thường có dạng hình cầu. Chấm lượng tử là một vật liệu mới và có rất nhiều ứng dụng vô cùng quan trọng trong cuộc sống và sản xuất. Có thể nói, hiện nay là thời đại của chấm lượng tử vì có rất nhiều ứng dụng hứa hẹn và nổi bật của chấm lượng tử trong các lĩnh vực kể trên. Đặc tính nổi trội của các chấm lượng tử là hiệu ứng giam dữ lượng tử do kích thước giảm xuống cỡ nm. Đặc tính này dẫn đến việc các hạt tải tích điện bị giam dữ về mặt không gian, ở bên trong thể tích rất bé của nano tinh thể. Do hiệu ứng này các nhà khoa học có thể sử dụng kích thước của các chấm lượng tử, để thay đổi năng lượng của các trạng thái lượng tử gián đoạn và các dịch chuyển quang học. Kết quả là các nhà khoa học có thể thay đổi phát xạ ánh sáng từ các hạt chấm lượng tử này, từ vùng phổ tử ngoại đến vùng nhìn thấy, hồng ngoại gần và tới vùng phổ hồng ngoại giữa. Có nhiều phương pháp để nghiên cứu tính chất của hệ electron trong vật liệu khối nói chung và vật liệu nano nói riêng như phương pháp gần đúng electron liên kết yếu, phương pháp gần đúng electron liên kết mạnh. . . Trong đó, phương pháp gần đúng khối lượng hiệu dụng được sử dụng rộng rãi và có nhiều ưu việt. Người ta hy vọng phương pháp này sẽ giúp dự báo các tính chất của hệ electron khi có ảnh hưởng của hiệu ứng giam giữ lượng tử và tính đối xứng tuần hoàn của mạng tinh thể khi bị phá vỡ. Việc nghiên cứu tính chất của chất bán dẫn thấp chiều nói chung và của chấm lượng tử nói riêng là vô cùng quan trọng và tất yếu. Để bước đầu tiếp cận với việc nghiên cứu tính chất của các vật liệu mới này và chuẩn bị cho các nghiên cứu sâu hơn, tôi chọn đề tài cho khóa luận của mình là: "Phương pháp gần đúng khối lượng hiệu dụng và áp dụng cho trạng thái của electron trong chấm lượng tử" để làm nội dung nghiên cứu. 2
- 2. Cơ sở nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận Để nghiên cứu rõ hơn và nghiên cứu sâu hơn thì việc bước đầu tìm hiểu ngành công nghệ nano qua nghiên cứu các trạng thái của electron trong tinh thể nano là rất cần thiết. 2.2. Cơ sở thực tiễn Trong thực tế, thực ngữ công nghệ nano xuất hiện rất thường xuyên. Tuy nhiên để hiểu đúng thuật ngữ này thì không phải dễ dàng. Do đó, việc đưa ra một cách tổng quát phương pháp nghiên cứu tính chất của electron trong tinh thể và nghiên cứu sâu hơn về phương pháp gần đúng khối lượng hiệu dụng sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quát về ngành công nghệ nano và phần nào hiểu được cơ sở khoa học của ngành công nghệ này. 3. Mục đích của đề tài Mục tiêu của khóa luận là sử dụng phương pháp gần đúng khối lượng hiệu dụng để tính toán các trạng thái điện tử của electron trong chấm lượng tử. 4. Nội dung nghiên cứu 1. Khái quát các phương pháp gần đúng nghiên cứu trạng thái của electron trong tinh thể đặc biệt là phương pháp gần đúng khối lượng hiệu dụng. 2. Nghiên cứu các khái niệm giả hạt, tìm hiểu về cấu trúc thấp chiều. 3. Áp dụng phương pháp gần đúng khối lượng hiệu dụng trong việc nghiên cứu các trạng thái của electron trong chấm lượng tử. 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp gần đúng khối lượng hiệu dụng. 6. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6.1. Đối tượng nghiên cứu Các chấm lượng tử. 3
- 6.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn trong phạm vi chỉ nghiên cứu các trạng thái của electron trong chấm lượng tử. Do đó chỉ tập trung nghiên cứu tương tác electron – phonon, bỏ qua tương tác electron – electron. 7. Bố cục đề tài nghiên cứu - Khóa luận gồm có ba phần chính: + Phần Mở đầu giới thiệu khái quát về lí do chọn đề tài, cơ sở nghiên cứu, mục tiêu, nội dung, phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. + Phần Nội dung chính của Khóa luận gồn ba chương: Chương 1: Phương pháp gần đúng khối lượng hiệu dụng cho bài toán electron trong tinh thể Chương 2: Khái niệm các giả hạt và cấu trúc thấp chiều Chương 3: Trạng thái lượng tử trong chấm lượng tử + Phần Kết luận đưa ra kết luận chung và tóm tắt kết quả đạt được của Khóa luận. 4
- NỘI DUNG Chương 1. PHƯƠNG PHÁP GẦN ĐÚNG KHỐI LƯỢNG HIỆU DỤNG CHO BÀI TOÁN ELECTRON TRONG TINH THỂ 1.1. Giới thiệu các phương pháp gần đúng nghiên cứu chuyển động của electron trong tinh thể 1.1.1. Phép gần đúng electron liên kết yếu 1.1.2. Phép gần đúng electron liên kết mạnh 1.1.3. Phương pháp tổ hợp tuyến tính các hàm nguyên tử 1.1.4. Phương pháp giả thế 1.1.5. Phương pháp gần đúng khối lượng hiệu dụng 1.2. Electron trong tinh thể và khái niệm khối lượng hiệu dụng 1.2.1. Hạt trong giếng thế 1.2.2. Hạt trong thế đối xứng cầu 1.2.3. Hạt trong thế Coulomb 1.2.4. Hạt trong thế tuần hoàn 1.2.5. Electron trong tinh thể 1.2.6. Xây dựng khái niệm khối lượng hiệu dụng Chương 2. KHÁI NIỆM CÁC GIẢ HẠT VÀ CẤU TRÚC THẤP CHIỀU 2.1. Khái niệm các giả hạt: electron, lỗ trống, exction 2.2. Cấu trúc thấp chiều: giếng lượng tử, dây lượng tử, chấm lượng tử Chương 3. TRẠNG THÁI LƯỢNG TỬ TRONG CHẤM LƯỢNG TỬ 3.1. Chế độ giam giữ yếu 3.2. Chế độ giam giữ mạnh 5
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Ngọc Long (2007), Vật lý chất rắn, Nhà Xuất BẢn Đại Học Quốc Gia Hà Nội. [2]. Võ Thành Lâm (Chủ biên), Lê Đình (2016), Giáo trình Vật lý chất rắn, NXB Đại học Huế. [3]. S.V.GaPoNenKo (1998), Optical Properties of Semicondutor Nanocrysta, Cambridge Uni- versity Press. [4]. Lê Văn Út (2015), Ngiên cứu hiệu ứng Stark quang học trong chấm lượng tử InAs/AlAs, Luận văn thạc sĩ Vật lý, Trường ĐHSP HUế. [5]. http://luanvan.co/luan-van/khoa-luan-su-dung-phuong-phap-gan-dung-khoi-luong-hieu-dung- nghien-cuu-cac-trang-thai-cua-electron-trong-cham-luong-tu-61083/ 6
- LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến cô giáo TS. Lê Thị Thu Phương, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trong tổ Vật lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên khoa Vật lý khóa 2014-2018, gia đình,bạn bè đã động viên, góp ý, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận này. Huế, tháng năm... NGUYỄN THỊ THU 7
- Phần I NỘI DUNG 8
- Chương 1 TRẠNG THÁI CỦA ELETRON TRONG TINH THỂ, KHÁI NIỆM GIẢ HẠT VÀ CẤU TRÚC THẤP CHIỀU 9
- Chương 2 PHƯƠNG PHÁP GẦN ĐÚNG KHỐI LƯỢNG HIỆU DỤNG Việc nghiên cứu tính chất của electron trong tinh thể là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của vật lý chất rắn. Đó là vì electron là hạt có khối lượng bé, mang điện tích nguyên tố âm nên là hạt rất linh động, tham gia vào nhiều hiện tượng quy định nhiều tính chất của vật chất. Đây là một vấn đề khó vì rằng để mô tả chính xác tính chất của electron trong tinh thể cần phải xét một hệ gồm rất nhiều hạt tương tác với nhau : electron và hạt nhân. Số lượng số hạt này rất lớn, cùng bậc với số Avôgađrô (∼ 6.1023 ) nên khi tính toán ta phải lập và giải một hệ phương trình rất lớn đến mức các máy tính hiện đại mạnh nhất hiện nay cũng không giải được. Vì vậy cần tìm cách đơn giản hóa các phép tính toán bằng cách sử dụng các phép gần đúng. Trong tinh thể vật rắn, các nguyên tử cấu tạo nên hệ tương tác với nhau. Electron trong từng nguyên tử của tinh thể chịu tác dụng của tương tác giữa các nguyên tử. Electron 10
- ở lớp ngoài cùng chịu ảnh hưởng rất yếu của hạt nhân và dễ bứt ra chuyển động tự do trong mạng tinh thể gọi là các electron hóa trị. Khi nghiên cứu tính chất của vật rắn ta chỉ giới hạn việc khảo sát tính chất của các electron hóa trị. Theo đó, ta coi mạng tinh thể được cấu tạo từ các lõi nguyên tử (gồm hạt nhân và những electron ở lớp bên trong) mang điện dương, đặt ở các nút mạng và các electron hóa trị. Đầu tiên ta giả thiết rằng các lõi nguyên tử đứng yên đối với các nút mạng,sắp xếp tuần hoàn trong mạng tinh thể. Với giả thiết này, ta xét chuyển động của electron trong trường lực của các lõi nguyên tử đứng yên, sắp xếp tuần hoàn trong mạng tinh thể. Sau đó mới tiếp tục xét đến ảnh hưởng của dao động mạng lên tính chất electron. Tuy nhiên, với giả thiết trên bài toán vẫn còn phức tạp vì ta vẫn phải xét khoảng 1023 electron tương tác với electron. Vì vậy một phép gần đúng đơn giản hóa tiếp theo là sử dụng phép gần đúng một electron. Theo cách này, ta giả thiết rằng có thể xét chuyển động của từng electron hóa trị riêng lẻ trong một trường thế V (~r) nào đó phụ thuộc vào bản thân electron mà ta đang xét, trường này được gây ra bởi tất cả các electron còn lại cùng với tất cả các lõi nguyên tử trong tinh thể. Sau đó, tùy thuộc vào ảnh hưởng của trường thế V (~r) lên chuyển động của electron mà ta có các mô hình khác nhau cho tinh thể. Điều này cũng dẫn tới các cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu chuyển động của electron trong tinh thể thể hiện qua các phương pháp gần đúng như phương pháp gần đúng electron liên kết yếu, phương pháp gần đúng electron liên kết mạnh, phương pháp LCAO. . . Trong khóa luận này tôi chỉ tập trung nghiên cứu phương pháp gần đúng khối lượng hiệu dụng. 11
- 2.1 Xây dựng khái niệm khối lượng hiệu dụng 2.2 Phương pháp gần đúng khối lượng hiệu dụng Theo cơ học cổ điển, thì mọi tính chất của hệ vật lý được thể hiện qua phương trình Schrodinger. Đối với electron trong tinh thể, hàm sóng của nó là nghiệm của phương trình schrodinger có dạng: −~2 2 ∇ + V ( r ) ψ (→ → − − r ) = Eψ (→ − r) (2.1) 2m với V (~r) là thế năng electron trong trường tuần hoàn của tinh thể, ψ(~r) là hàm sóng của electron, E là năng lượng của electron. Việc giải phương trình này rất phúc tạp vì tạp vì ta không biế chính xác biểu thức thế năng V (~r). Bằng cách đưa vào khái niệm khối lượng hiệu dụng m∗ , ta thấy rằng khi xác định năng lượng của electron trong tinh thể thì ở gần điểm cực trị, ta có thể thay phương trình Schrodinger trong trường tuần hoàn bằng phương trình Schrodinger cho hạt tự do với khối lượng thực m của electron được thay bằng khối lượng hiệu dụng m∗ . Khi đó phương trình Schrodinger có dạng đơn giản: −~2 2 → ∇ ψ (− r ) = Eψ (→ − r) (2.2) 2m∗ Khi có một trường lực ngoài biến đổi chậm trong không gian tác dụng lên tinh thể thì electron trong tinh thể chịu tác dụng của thế V (~r) và thế U của lực ngoài. Bằng cách dùng khối lượng hiệu dụng thay cho tác động của trường tinh thể V (~r), phương trình Schrodinger hoàn toàn giải được khi ta luôn biết được biểu thức trường ngoài U. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiễu điện từ lên chất lượng tín hiệu trong bo mạch và các phương pháp khử nhiễu - Bùi tuấn lộc
26 p | 240 | 52
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Tính toán hệ kết cấu chống đỡ tường vây trong thi công tầng hầm theo phương pháp hỗn hợp
26 p | 169 | 44
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải ở Việt Nam
20 p | 184 | 40
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng khai phá dữ liệu để trích rút thông tin theo chủ đề từ các mạng xã hội
26 p | 227 | 30
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu phương pháp PCA và ứng dụng trong nhận dạng biển báo giao thông
26 p | 186 | 25
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng phương pháp sai phân hữu hạn tính toán nước va trong đường ống áp lực nhà máy thủy điện thượng Kon Tum
26 p | 206 | 21
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu phương pháp chẩn đoán hư hỏng bộ truyền bánh răng bằng phân tích tín hiệu âm thanh
91 p | 166 | 18
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thi hành pháp luật về thu chi ngân sách địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội
16 p | 129 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Tây CN Đà Nẵng
26 p | 98 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tính giá thành trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty TNHH Việt Ý
26 p | 98 | 12
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phương pháp đồ thị và ứng dụng trong dạy Tin học THPT
26 p | 178 | 12
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Kết hợp giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho người chưa thành niên ở nước Việt Nam hiện nay
25 p | 120 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thương mại dịch vụ trong tương quan so sánh với định chế WTO
19 p | 137 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 110 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu phương pháp dựng hình, công nghệ gia công và kiểm tra biên dạng của bộ truyền bánh răng Trochoid
26 p | 124 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu bán tổng hợp chất trung gian trong quy trình tổng hợp thuốc ung thư Vinblastin từ Catharathin và Vindolin chiết tách từ cây dừa cạn (Catharanthur Roseus)
14 p | 101 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Nghiên cứu hệ thống truyền thông đa phương tiện thời gian thực trên cơ sở giải pháp kỹ thuật WEBRTC
26 p | 47 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn