intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

65
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự như: khái niệm người chưa thành niên, bảo vệ quyền cho người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự Việt Nam. Luận văn phân tích lược sử hình thành và phát triển các quy phạm tư pháp hình sự Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam

Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong<br /> tư pháp hình sự Việt Nam<br /> Nguyễn Thị Thanh<br /> Khoa Luật<br /> Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40<br /> Người hướng dẫn: TS. Trần Quang Tiệp<br /> Năm bảo vệ: 2008<br /> Abstract: Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về bảo vệ quyền của người chưa<br /> thành niên trong Tư pháp hình sự, như: khái niệm người chưa thành niên, bảo vệ<br /> quyền cho người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự Việt Nam. Phân tích lược sử<br /> hình thành và phát triển các quy phạm tư pháp hình sự Việt Nam về bảo vệ quyền của<br /> người chưa thành niên. Nghiên cứu những quy định của Tư pháp hình sự Việt Nam<br /> hiện hành về bảo vệ quyền của người chưa thành niên và thực tiễn áp dụng những quy<br /> định của Tư pháp hình sự Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên. Nêu<br /> các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của người chưa thành<br /> niên trong tư pháp hình sự Việt Nam: hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự và<br /> Bộ luật tố tụng hình sự bảo vệ quyền của người chưa thành niên; các giải pháp đảm<br /> bảo như thành lập Toà án dành cho người chưa thành niên; tăng cường hợp tác quốc<br /> tế<br /> Keywords: Luật hình sự, Người chưa thành niên, Pháp luật Việt Nam, Tư pháp hình<br /> sự<br /> <br /> Content<br /> Mở ĐầU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài.<br /> Có thể nhận thấy những năm gần đây ở nước ta, số lượng người chưa thành niên phạm<br /> tội đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng, tính chất liều lĩnh<br /> của hành vi phạm tội. Do người chưa thành niên có những đặc điểm khác so với người thành<br /> niên nên trong quy định của Tư pháp hình sự Việt Nam có những quy định đặc thù áp dụng<br /> đối với họ. Bộ luật hình sự năm 1999 dành chương thứ X và Bộ luật tố tụng hình sự trong<br /> Phần thứ bảy chương XXXII cũng quy định thủ tục tố tụng đặc biệt dành cho người chưa<br /> thành niên nhằm bảo đảm những quyền lợi của họ.<br /> <br /> Tuy vậy, thực tiễn áp dụng các quy định của tư pháp hình sự Việt Nam bảo vệ quyền của<br /> người chưa thành niên trong thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế cần có những điều chỉnh,<br /> sửa đổi cho phù hợp. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu, trình độ<br /> nghiệp vụ và sự hiểu biết về khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên còn yếu cũng<br /> đã cộng thêm những khó khăn nhất định trong quá trình thực thi tính ưu việt của các quy<br /> phạm tư pháp hình sự bảo vệ quyền của người chưa thành niên.<br /> Bởi vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về mặt lý luận các quy định của pháp luật<br /> tư pháp hình sự Việt Nam đối với người chưa thành niên, tìm ra những hạn chế, vướng mắc<br /> trong thực tiễn áp dụng, trên cơ sở đó đưa ra được những căn cứ khoa học nhằm tiếp tục hoàn<br /> thiện hệ thống pháp luật tư pháp hình sự là việc làm hết sức cần thiết. Đề tài “Bảo vệ quyền<br /> của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam” được xây dựng như một nỗ lực<br /> nghiên cứu nghiêm túc, khách quan khoa học nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của thực tiễn<br /> đó.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu.<br /> Các quy định về người chưa thành niên được quy định trong Chương X Bộ luật hình sự<br /> 1999 và trong chương XXXII Bộ luật tố tụng hình sự. Trong khoa học pháp lý hình sự, chế<br /> định về người chưa thành niên đã được một số tác giả nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau,<br /> trong đó phải kể đến cuốn: Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam của Viện nghiên cứu<br /> khoa học pháp lý Bộ Tư pháp năm 1999; hay cuốn Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp người<br /> chưa thành niên tại Việt Nam, Thông tin khoa học pháp lý của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý<br /> Bộ tư pháp năm 2000; "Thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành<br /> niên và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội", Luận văn cử nhân Luật của tác giả Nguyễn Trần<br /> Bích Phượng, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2001; Đỗ Thị Phượng: "Thủ tục tố tụng đối với bị<br /> can, bị cáo là người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam", Luận văn thạc sĩ<br /> Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003..., và một số bài viết được đăng trên tạp chí Tòa án<br /> nhân dân của đồng tác giả Lê Cảm và Đỗ Thị Phượng “Tư pháp hình sự đối với người chưa thành<br /> niên: Những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học” các số<br /> 20,21,22 năm 2004. Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về các<br /> quy định của pháp luật áp dụng đối với người chưa thành niên, thủ tục tố tụng đối với những vụ<br /> án có người chưa thành niên tham gia nhưng chưa có công trình nào đi sâu, nghiên cứu một cách<br /> toàn diện và có hệ thống về bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt<br /> Nam. Điều này cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn nữa để từng<br /> bước hoàn thiện quy định tư pháp hình sự Việt Nam để bảo vệ quyền cho người chưa thành niên<br /> là việc làm cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn hiện nay.<br /> 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.<br /> Mục đích nghiên cứu<br /> Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng các quy phạm tư pháp<br /> hình sự Việt Nam bảo vệ quyền của người chưa thành niên, đề xuất các giải pháp nhằm nâng<br /> cao hiệu quả áp dụng những quy phạm đó trong thực tiễn.<br /> <br /> Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:<br /> - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý lụân chung về bảo vệ quyền của người chưa thành niên<br /> trong Tư pháp hình sự, như: khái niệm người chưa thành niên, bảo vệ quyền cho người chưa<br /> thành niên trong Tư pháp hình sự Việt Nam.<br /> - Phân tích lược sử hình thành và phát triển các quy phạm tư pháp hình sự Việt Nam về<br /> bảo vệ quyền của người chưa thành niên.<br /> - Nghiên cứu và làm rõ các quy định pháp luật tư pháp hình sự Việt Nam bảo vệ quyền<br /> cho người chưa thành niên và thực tiễn áp dụng các quy định đó.<br /> - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các quy phạm tư pháp hình<br /> sự Việt Nam bảo vệ quyền của người chưa thành niên.<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận văn.<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý lụân và thực tiễn bảo vệ quyền<br /> của người chưa thành niên trong Tư pháp hình sự Việt Nam.<br /> Phạm vi nghiên cứu<br /> Trong Tư pháp hình sự Việt Nam, người chưa thành niên có thể là người bị tạm giữ, bị<br /> can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có<br /> quyền lợi nghĩa vụ có liên quan đến vụ án... Nhưng do phạm vi của luận văn thạc sĩ luật học,<br /> tác giả giới hạn nghiên cứu việc bảo vệ quyền của người chưa thành niên là người bị tạm giữ,<br /> bị can, bị cáo, người bị kết án, người bị hại, người làm chứng dưới góc độ luật hình sự và luật<br /> tố tụng hình sự.<br /> 4. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu.<br /> Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng<br /> Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ<br /> nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân, về chính sách hợp tác quốc tế trong đấu tranh<br /> phòng, chống tội phạm của Đảng và Nhà nước ta.<br /> Luận văn được thực hiện trên cơ sở quán triệt các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các văn<br /> bản pháp luật của Nhà nước về người chưa thành niên. Cơ sở thực tiễn của luận văn là các<br /> báo cáo tổng kết, số liệu điều tra, truy tố, xét xử các vụ án có người chưa thành niên tham gia.<br /> Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy<br /> vật lịch sử. Trong khi thực hiện đề tài, các phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, lịch sử,<br /> lôgic, thống kê, so sánh pháp luật, xã hội học, ... đã được sử dụng để hoàn thành các nhiệm<br /> vụ mà tác giả luận văn đã đặt ra.<br /> 5. Những đóng góp mới của luận văn.<br /> <br /> Đây là công trình chuyên khảo nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống về bảo vệ<br /> quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam. Có thể xem những nội<br /> dung sau là đóng góp mới của luận văn:<br /> - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về bảo vệ quyền của người chưa thành niên.<br /> - Phân tích làm rõ thực trạng áp dụng các quy định tư pháp hình sự Việt Nam về bảo vệ<br /> quyền của người chưa thành niên.<br /> - Đề xuất những phương hướng nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định tư pháp hình sự<br /> về bảo vệ quyền cho người chưa thành niên.<br /> 6. ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn.<br /> Kết quả nghiên cứu và những giải pháp được đề xuất trong luận văn có ý nghĩa quan<br /> trọng đối với công cuộc bảo vệ quyền trẻ em nói chung, của người chưa thành niên trong Tư<br /> pháp hình sự nói riêng. Thông qua hệ thống các giải pháp, tác giả mong muốn đóng góp một<br /> phần ý kiến vào sự phát triển của kho tàng lý luận tư pháp hình sự về bảo vệ quyền cho người<br /> chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam.<br /> Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng<br /> dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học tư pháp hình sự nói riêng cũng như trong thực<br /> tiễn xét xử.<br /> 7. Kết cấu của luận văn.<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương,<br /> 08 mục.<br /> <br /> References<br /> Văn bản pháp luật<br /> 1. Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam cộng hoà (1973) do Thần Chung xuất bản.<br /> 2. Bộ luật hình sự Trung Kỳ.<br /> 3. Chính phủ (2000), Nghị định số 59/2000/NĐ-CP ngày 3/10 quy định việc thi hành biện pháp<br /> tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội, Hà Nội.<br /> 4. Chính phủ (2000), Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 3/10 quy định về thi hành hình phạt cải<br /> tạo không giam giữ, Hà Nội.<br /> 5. Chính phủ (2000), Nghị định số 62/2000/NĐ-CP ngày 3/10 quy định việc thi hành hình phạt<br /> tù cho hưởng án treo, Hà Nội.<br /> 6. Công văn số 52/KHXX ngày 15/6/1999 của Toà án nhân dân Tối cao về thực hiện một số<br /> quy định của BLTTHS đối với bị cáo là người chưa thành niên.<br /> <br /> 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ-TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về<br /> một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.<br /> 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ-TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về<br /> Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội<br /> 9. Điều 16 Quốc Triều Hình luật (Luật hình triều Lê),1991- Viện sử học Việt Nam , Nxb<br /> Pháp Lý , Hà Nội.<br /> 10.<br /> <br /> Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1992.<br /> <br /> 11.<br /> <br /> Hoàng Việt Luật lệ (Luật Gia Long), Nguyễn Quang Thắng và Nguyễn Văn Tài dịch,<br /> <br /> giới thiệu, Nxb văn hoá thông tin.<br /> 12. Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2004 hướng dẫn thi hành một<br /> số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTHS 2003, điểm a mục 2<br /> Phần II.<br /> 13. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự.<br /> 14.<br /> <br /> Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự.<br /> <br /> 15.<br /> <br /> Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự.<br /> <br /> 16.<br /> <br /> Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự<br /> <br /> 17.<br /> <br /> Quốc hội (1991), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội.<br /> <br /> 18.<br /> <br /> Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.<br /> <br /> 19.<br /> <br /> Quốc hội (2000), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.<br /> <br /> 20.<br /> <br /> Toà án nhân dân Tối cao (2004), Nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 11<br /> <br /> năm 2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần ba “Xét xử sơ thẩm” của BLTTHS<br /> 2003.<br /> 21.<br /> <br /> Toà án nhân dân Tối cao (2005), Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 12<br /> <br /> năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần ba “Xét xử phúc thẩm” của<br /> BLTTHS 2003.<br /> 22.<br /> <br /> Tòa án nhân dân tối cao (1974), Thông tư số 16/TATC ngày 27/9 hướng dẫn về trình<br /> <br /> tự, thủ tục sơ thẩm về hình sự, Hà Nội.<br /> 23.<br /> <br /> Tòa án nhân dân tối cao (1999), Công văn số 52/1999/KHXX ngày 15/6 về việc thực<br /> <br /> hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với bị cáo là người chưa thành niên, Hà<br /> Nội.<br /> 24.<br /> <br /> Tòa án nhân dân tối cao (2002), Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6 hướng<br /> <br /> dẫn một số vấn đề về nghiệp vụ cho các Tòa án nhân dân địa phương, Hà Nội<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2