i<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Ngay từ những năm đầu thành lập KTNN Việt Nam đã ban hành Quy<br />
trình kiểm toán Báo cáo quyết toán Dự án đầu tư xây dựng. Qua thực tiễn<br />
kiểm toán các dự án đầu tư, Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán Dự án<br />
đầu tư đã được áp dụng có hiệu quả trong công tác kiểm toán các dự án đầu tư<br />
xây dựng. Tuy nhiên, Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán Dự án đầu tư<br />
xây dựng hiện nay cũng như việc áp dụng Quy trình kiểm toán trong thực tiễn<br />
vẫn còn có những hạn chế. Cùng với sự phát triển của Cơ quan KTNN, đòi<br />
hỏi chất lượng công tác kiểm toán ngày càng cao hơn. Do vậy, yêu cầu đặt ra<br />
là Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán Dự án đầu tư xây dựng phải luôn<br />
được hoàn thiện để phát huy ngày càng có hiệu quả trong thực tiễn kiểm toán.<br />
Để góp phần hoàn thiện Quy trình này, Đề tài “Hoàn thiện Quy trình kiểm<br />
toán Báo cáo quyết toán Dự án đầu tư xây dựng của Kiểm toán Nhà nước Việt<br />
Nam” được lựa chọn cho Luận văn thạc sỹ kinh tế.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn kiểm toán, đề xuất phương<br />
hướng và các giải pháp hoàn thiện Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán<br />
Dự án đầu tư xây dựng do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu là những quy định và việc thực hiện Quy trình<br />
kiểm toán Báo cáo quyết toán Dự án đầu tư xây dựng do Kiểm toán Nhà nước<br />
Việt Nam thực hiện.<br />
Phạm vi nghiên cứu là lý luận, thực trạng và giải pháp hoàn thiện Quy<br />
trình kiểm toán Báo cáo quyết toán Dự án đầu tư xây dựng do KTNN thực<br />
hiện; Đối tượng khảo sát chủ yếu là các cuộc kiểm toán dự án đầu tư xây<br />
dựng do KTNN Chuyên ngành dự án đầu tư xây dựng thuộc KTNN thực hiện.<br />
<br />
ii<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, Luận<br />
văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như khảo sát, phân tích,<br />
tổng hợp, thống kê,... để rút ra những kết luận, đánh giá và nghiên cứu các đề<br />
xuất kiến nghị.<br />
5. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về Quy trình kiểm toán Báo<br />
cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng do Kiểm toán nhà nước thực hiện<br />
Chương 2: Thực trạng Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán Dự án<br />
đầu tư xây dựng do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện<br />
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện Quy trình kiểm toán<br />
Báo cáo quyết toán Dự án đầu tư xây dựng của Kiểm toán Nhà nước<br />
<br />
iii<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN<br />
VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN<br />
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN<br />
<br />
1.1. Đặc điểm về quản lý và tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây<br />
dựng do Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán<br />
1.1.1. Khái quát về dự án đầu tư xây dựng thuộc đối tượng kiểm toán<br />
của Kiểm toán nhà nước<br />
Thông thường ta có thể hiểu dự án đầu tư xây dựng là tập tài liệu<br />
nghiên cứu các điều kiện kinh tế, kỹ thuật, xã hội… để nhà đầu tư có cơ sở bỏ<br />
vốn vào xây dựng một công trình và khai thác công trình đó nhằm đạt đến<br />
những hiệu quả kinh tế nhất định cho bản thân họ và xã hội.<br />
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của<br />
con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết<br />
định vị với đất với một số đặc điểm như sau: Sản phẩm dự án đầu tư xây dựng<br />
có tính chất cố định, nơi đầu tư xây dựng gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm,<br />
phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện địa chất, thuỷ văn; sản phẩm dự án đầu tư<br />
xây dựng thường có quy mô, kết cấu phức tạp, chu kỳ sản xuất dài; sản phẩm<br />
đầu tư xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng sản phẩm có ý nghĩa<br />
quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác; sản phẩm đầu tư xây<br />
dựng mang tính tổng hợp về kinh tế, kỹ thuật, xã hội, an ninh quốc phòng; sản<br />
phẩm của dự án đầu tư xây dựng có tính đơn chiếc, riêng lẻ.<br />
Đối tượng kiểm toán của các kiểm toán chuyên ngành dự án đầu tư xây<br />
dựng thuộc KTNN là các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng nguồn vốn<br />
NSNN; dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng phát<br />
triển của Nhà nước; dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN có quy<br />
mô lớn và dự án công trình quan trọng quốc gia.<br />
<br />
iv<br />
<br />
1.1.2. Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng<br />
Quản lý dự án là một quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn<br />
lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn<br />
thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu<br />
cầu đã định bằng các phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.<br />
Mục tiêu:Hoàn thành các công việc dự án trong phạm vi ngân sách<br />
được duyệt và theo đúng tiến độ thời gian cho phép.<br />
Yêu cầu: Bảo đảm mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo<br />
từng thời kỳ; huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư.<br />
Nội dung công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng:Nhà nước thống nhất<br />
quản lý đầu tư xây dựng đối với tất cả các thành phần kinh tế về: Mục tiêu<br />
chiến lược; quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng. Đối với các dự án đầu tư sử<br />
dụng vốn của Nhà nước thì Nhà nước cần quản lý về mặt thương mại, tài<br />
chính và hiệu quả kinh tế của dự án;<br />
Các hình thức quản lý dự án được áp dụng:<br />
Một là, Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án;<br />
Hai là, Chủ nhiệm điều hành dự án;<br />
Ba là, Chìa khoá trao tay.<br />
1.1.3. Báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng<br />
Tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN, vốn tín dụng do Nhà nước<br />
bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước sau khi hoàn thành đưa<br />
dự án vào khai thác, sử dụng đều phải quyết toán vốn đầu tư theo quy định.<br />
Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện<br />
trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng.<br />
Yêu cầu đối với báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng:<br />
Báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng phải xác định đầy đủ, chính<br />
xác tổng chi phí đầu tư đã thực hiện; phân định rõ nguồn vốn đầu tư, ...<br />
<br />
v<br />
<br />
Vai trò của báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng:Đánh giá kết<br />
quả đầu tư, xác định giá trị tài sản tăng thêm; xác định trách nhiệm các bên<br />
liên quan; hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao hiệu quả công tác quản lý.<br />
Nội dung của báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng:<br />
Nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư đề nghị quyết toán; xác định chi phí<br />
đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư.<br />
1.2. Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán Dự án đầu tư xây<br />
dựng<br />
1.2.1. Khái quát về kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây<br />
dựng<br />
Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động được<br />
kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và<br />
ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực<br />
hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.<br />
Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng là việc kiểm tra<br />
và xác nhận tính trung thực và hợp lý của Báo cáo quyết toán Dự án đầu tư<br />
xây dựng. Đồng thời, xem xét mức độ phù hợp giữa các nội dung trên Báo<br />
cáo quyết toán với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và các yêu cầu của<br />
pháp luật.<br />
Các nội dung cơ bản của kiểm toán Báo cáo quyết toán Dự án:<br />
Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành;<br />
Kiểm toán việc tuân thủ pháp luật, chế độ đầu tư xây dựng;<br />
1.2.2. Nội dung chủ yếu của Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán<br />
Dự án đầu tư xây dựng<br />
Quy trình kiểm toán là trình tự tiến hành công việc của mỗi cuộc kiểm<br />
toán, gồm các nội dung công việc được sắp xếp theo thứ tự phù hợp với các<br />
yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán và phù hợp với những diễn biến khách<br />
<br />