i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Ngân sách nhà nước là nguồn chính để phát triển kinh tế xã hội, cải<br />
thiện đời sống nhân dân, đáp ứng được các nhu cầu văn hóa, dịch vụ; trong đó<br />
Thuế là nguồn thu chính làm gia tăng ngân sách nhà nước. Trong những năm<br />
qua, được sự quan tâm mãnh mẽ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức quốc tế,<br />
ngành Thuế đã có sự phát triển vượt bậc, hàng năm đóng góp trên 70% tổng<br />
nguồn thu của ngân sách nhà nước. Do vậy, để tăng cường vai trò quản lý của<br />
nhà nước về lĩnh vực Thuế thì việc tổ chức hạch toán kế toán của ngành Thuế<br />
cần phải hoàn thiện hơn nữa, đảm bảo hiệu quả các khoản thu, chi; số liệu báo<br />
cáo kế toán của ngành cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước được chính<br />
xác và kịp thời. Thông qua đó, cơ quan quản lý nhà nước có cơ chế quản lý tài<br />
chính thích hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí và tăng nguồn thu cho<br />
ngân sách nhà nước.<br />
Bên cạnh đó, tổ chức hạch toán kế toán của ngành Thuế Việt Nam hiện<br />
nay được tuân thủ theo chế độ kế toán của đơn vị hành chính sự nghiệp, nhưng<br />
do đặc thù riêng của ngành nên việc tổ chức hạch toán kế toán cũng có một số<br />
vấn đề cần phải xem xét. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài<br />
“Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại ngành Thuế Việt Nam”. Luận văn<br />
góp phần hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán và nâng cao hiệu quả quản lý<br />
tài chính tại ngành Thuế Việt Nam.<br />
Kết cấu luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham<br />
khảo, luận văn kết cấu gồm 3 chương:<br />
<br />
ii<br />
CHƯƠNG 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ<br />
TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP<br />
Luận văn đã đi sâu nghiên cứu lý luận về tổ chức hạch toán kế toán gắn<br />
liền với các đơn vị hành chính sự nghiệp. Trong đó luận văn đi sâu nghiên<br />
cứu lý luận của tổ chức hạch toán kế toán về cách thức tổ chức bộ máy, về<br />
vận dụng chế độ kế toán như: chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, sổ<br />
kế toán và hệ thống báo cáo kế toán. Cụ thể, gồm những nội dung chính sau:<br />
- Về tổ chức bộ máy kế toán<br />
- Tổ chức công tác kế toán<br />
+ Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán<br />
+ Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán<br />
+ Tổ chức hệ thống sổ kế toán<br />
+ Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán<br />
CHƯƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TẠI<br />
NGÀNH THUẾ VIỆT NAM<br />
Luận văn đã khái quát và phân tích thực trạng tổ chức hạch toán kế<br />
toán tại ngành Thuế Việt Nam, trình bày được những thành tựu đạt được và<br />
hạn chế còn tồn tại trong thực tế tổ chức hạch toán kế toán trong ngành.<br />
Ngành Thuế Việt Nam là đơn vị hành chính sự nghiệp nên chế độ kế<br />
toán áp dụng giống như các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung. Ngành<br />
Thuế được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất trong<br />
toàn ngành. Với đặc thù của ngành Thuế nên tổ chức hạch toán kế toán cũng<br />
có những nét khác biệt so với đơn vị hành chính sự nghiệp khác. Mô hình kế<br />
<br />
iii<br />
toán được tổ chức qua 3 cấp từ Tổng cục Thuế, Cục Thuế tỉnh, thành phố đến Chi<br />
cục Thuế quận, huyện; được xác định rõ quyền hạn trách nhiệm và sự phân công<br />
cụ thể hợp lý giữa cơ quan thuế ngành dọc cấp trên và chính quyền từng cấp trong<br />
tổ chức lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh chính sách chế độ thuế chung cả<br />
nước và trên địa bàn lãnh thổ theo nguyên tắc song hành lãnh đạo...<br />
Căn cứ vào Quyết định 19/2006/QĐ - BTC ngày 30 tháng 03 năm 2006<br />
của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp; Bộ<br />
Tài chính đã ban hành Quyết định 2345/2007/QĐ-BTC ngày 11 tháng 7 năm<br />
2007về Chế độ kế toán đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Tài<br />
chính. Ngành Thuế Việt Nam là đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Tài<br />
chính nên chế độ kế toán áp dụng đúng theo Quyết định 2345/2007/QĐ-BTC<br />
ngày 11 tháng 7 năm 2007 về Chế độ kế toán đối với các đơn vị hành chính<br />
sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính<br />
* Tổ chức bộ máy kế toán tại ngành Thuế Việt Nam<br />
Kế toán ngành Thuế áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán,<br />
bộ máy kế toán được phân thành kế toán trung tâm và kế toán đơn vị trực<br />
thuộc. Trong đó kế toán trung tâm và kế toán đơn vị trực thuộc đều có sự<br />
thống nhất trong việc thực hiện chức năng của mình. Kế toán chi được tổ<br />
chức ở 3 cấp: cấp Tổng cục, cấp Cục và cấp Chi cục.<br />
* Tổ chức công tác kế toán tại ngành Thuế Việt Nam<br />
Tổng cục Thuế là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính nên công tác kế<br />
toán tại đơn vị được vận dụng theo đúng Quyết định 2345/2007/QĐ-BTC<br />
ngày 11 tháng 7 năm 2007..<br />
Vận dụng tổ chức hạch toán kế toán tại ngành Thuế được vận dụng chủ<br />
yếu ở một số nội dung sau:<br />
+ Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán<br />
Công tác tổ chức chứng từ kế toán ở các đơn vị kế toán trong ngành<br />
<br />
iv<br />
Thuế được thể hiện trên các nội dung sau: Chứng từ sử dụng cho việc lập dự<br />
toán, phân bổ dự toán; Chứng từ sử dụng để rút kinh phí được giao; Chứng từ<br />
dùng chi cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (Chỉ tiêu lao động tiền lương;<br />
Chỉ tiêu vật tư; Chỉ tiêu tiền tệ; Chỉ tiêu tài sản cố định và một số chỉ tiêu<br />
khác). Tùy thuộc vào các cấp khác nhau thì việc luân chuyển chứng từ cũng<br />
có những nét đặc trưng khác nhau.<br />
+ Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán<br />
Ngoài các tài khoản mà bất cứ đơn vị hành chính sự nghiệp nào cũng<br />
sử dụng ngành Thuế còn sử dụng các tài khoản sau để thực hiện hạch toán các<br />
nghiệp vụ kế toán liên quan đến việc nhận, phân bổ, sử dụng và quyết toán<br />
nguồn NSNN cấp, bao gồm: TK 336 (tạm ứng kinh phí), TK 461 (nguồn kinh<br />
phí hoạt động); TK 466 (Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định); TK<br />
511 (các khoản thu); TK 661 (Chi hoạt động); TK 004 (Dự toán chi hoạt động<br />
thường xuyên được giao khoán); TK 005 (dụng cụ lâu bền đang sử dụng); TK<br />
008 (dự toán chi hoạt động).<br />
+ Tổ chức hệ thống sổ kế toán<br />
Các đơn vị đều được cài đặt phần mềm kế toán IMAS 1.5 của Bộ Tài<br />
chính, áp dụng hình thức ghi sổ kế toán trên máy vi tính; theo hình thức này,<br />
phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong ba hình thức<br />
kế toán (Nhật ký chung, Nhật ký - Sổ cái, Chứng từ ghi sổ) hoặc kết hợp các<br />
hình thức kế toán đó. Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán<br />
nào sẽ có các loại sổ chi tiết như trên của hình thức kế toán đó (đều có các<br />
loại sổ chi tiết trên, còn sổ kế toán tổng hợp tùy thuộc vào hình thức kế toán:<br />
có thể là Sổ Nhật ký chung, Nhật ký - Sổ cái, Chứng từ ghi sổ, Sổ cái (theo<br />
hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ hoặc Nhật ký chung). Các đơn vị trong<br />
ngành Thuế căn cứ vào quy mô, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ<br />
kế toán để lựa chọn hình thức kế toán cho phù hợp và phải tuân thủ các quy<br />
<br />
v<br />
định của hình thức sổ kế toán đó, gồm: các loại sổ và kết cấu các loại sổ, quan<br />
hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kế toán.<br />
+ Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán<br />
Tùy vào quy mô hoạt động và quản lý của mỗi cấp mà hệ thống báo<br />
cáo được sử dụng có thể khác nhau, nhưng các cấp đều sử dụng những báo<br />
cáo sau để phục vụ cho công tác hạch toán kế toán tại đơn vị, gồm: Bảng cân<br />
đối tài khoản (Mẫu số B01 – H); Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán<br />
kinh phí đã sử dụng ( Mẫu số B02 – H); Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động<br />
(Mẫu số F02 – 1H); Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại KBNN<br />
(Mẫu số F02 – 3aH); Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ (Mẫu số B04 – H)lập trên phần mềm Hệ tác nghiệp quản lý tài sản phiên bản 1.0;<br />
Nhận xét về thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại ngành Thuế<br />
Việt Nam<br />
Về ưu điểm<br />
- Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của ngành phù hợp với<br />
bộ máy kế toán của đơn vị sự nghiệp nói chung. Với mô hình kế toán phân tán<br />
đã giảm bớt công việc kế toán cho mỗi cấp và bộ phận kế toán cấp trên vẫn<br />
kiểm tra được việc ghi chép, tổng hợp của bộ phận kế toán cấp dưới. Số liệu<br />
kế toán được phản ánh nhanh chóng, kịp thời đáp ứng cho yêu cầu quản lý tài<br />
chính nói chung.<br />
- Về tổ chức chứng từ kế toán: Các đơn vị đã lựa chọn hệ thống chứng<br />
từ phù hợp, bên cạnh việc áp dụng các chứng từ theo mẫu, các đơn vị đã sáng<br />
tạo trong việc xây dựng các chứng từ đặc thù, bổ sung thêm một số nội dung<br />
cần thiết cho các loại chứng từ theo yêu cầu quản lý. Các chứng từ đều được<br />
lập trên máy, do đó việc lập một số chứng từ được nhanh gọn, giúp cho hoạt<br />
động quản lý thuận lợi hơn. Quy trình luân chuyển chứng từ tại các đơn vị<br />
đều rất khoa học, nghiệp vụ phát sinh được xử lý nhanh, thời gian luân<br />
chuyển chứng từ tương đối khẩn trương, đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả.<br />
<br />