intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

88
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện chế định: những cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự, xác định những nguyên nhân của kết quả cũng như hạn chế. Kiến nghị đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chế định khởi tố vụ án hình sự đảm bảo đúng pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Những cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự<br /> Phạm Văn Huân<br /> Khoa Luật<br /> Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật Hình sự; Mã số 60 38 40<br /> Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí<br /> Năm bảo vệ: 2013<br /> <br /> Abstract. Nghiên cứu về mặt lý luận về những cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự<br /> trong tố tụng hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Phân tích,<br /> đánh giá thực trạng việc thực hiện chế định: những cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình<br /> sự, xác định những nguyên nhân của kết quả cũng như hạn chế. Kiến nghị đề xuất<br /> những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chế định khởi tố vụ án hình sự<br /> đảm bảo đúng pháp luật.<br /> Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự; Vụ án hình sự.<br /> <br /> Content<br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của hoạt động tố tụng hình sự, có ý nghĩa<br /> quan trọng trong việc xác định có hay không dấu hiệu tội phạm để quyết định đưa vụ việc giải<br /> quyết theo thủ tục tố tụng hình sự với nguyên tắc "Mọi hình vi phạm tội phải được phát hiện<br /> kịp thời, xử lí nhanh chóng, công minh, theo đúng pháp luật". Trên tinh thần đó, Bộ luật tố<br /> tụng hình sự năm 2003 tại Điều 1 quy định:<br /> Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố,<br /> xét xử và thi hành án hình sự... nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm,<br /> phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm<br /> tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.<br /> <br /> Bộ luật tố tụng hình sự góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa bảo vệ<br /> lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật<br /> tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân thủ pháp<br /> luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm [19].<br /> Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự, đây là giai đoạn<br /> đầu tiên, mở đầu cho các giai đoạn tiếp theo của tố tụng hình sự trong vụ án hình sự. Giai<br /> đoạn này bắt đầu từ việc tiếp nhận và phát hiện các nguồn thông tin về tội phạm và kết thúc<br /> bằng việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Khởi<br /> tố vụ án hình sự có căn cứ đúng pháp luật là cơ sở cho các hoạt động tiếp theo, ngược lại khởi<br /> tố không có căn cứ pháp luật sẽ dẫn đến tình trạng làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.<br /> Các qui định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về khởi tố vụ án hình sự nói chung và căn<br /> cứ, cơ sở khởi tố vụ án hình sự nói riêng là cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền thực<br /> thi có hiệu quả quyết định đưa sự việc giải quyết bằng thủ tục tố tụng hình sự. Đồng thời nó<br /> cũng là những công cụ để bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự góp phần thực hiện<br /> đấu tranh phòng ngừa tội phạm có hiệu quả.<br /> Tuy nhiên, thực tiễn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự đã bộc lộ những hạn chế trong<br /> các qui định của pháp luật, như: các quy định về trách nhiệm tiếp nhận thông tin về tội phạm,<br /> kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết thông tin về tội phạm; các quy định về trách nhiệm xác<br /> định dấu hiệu tội phạm, trách nhiệm quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi<br /> tố vụ án hình sự, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động khởi tố vụ án hình sự và chế<br /> độ bảo mật và bảo vệ người cung cấp thông tin về tội phạm còn hạn chế. Ngoài ra, trong hoạt<br /> động tố tụng hình sự vẫn còn tình trạng các cơ quan có thẩm quyền xác định không đúng căn cứ<br /> và cơ sở khởi tố vụ án hình sự nên dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm, bắt, giữ, giam, truy tố oan<br /> sai người vô tội. Thực trạng đó làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước mà trước hết là uy tín<br /> của các cơ quan bảo vệ pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm<br /> giảm lòng tin của nhân dân đối với nền tư pháp xã hội chủ nghĩa.<br /> Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài "Những cơ sở và căn cứ<br /> khởi tố vụ án hình sự" làm đề tài luận văn của mình. Qua quá trình nghiên cứu tác giả mong<br /> muốn hiểu một cách sâu sắc nhất và có hệ thống về các quy định trong chế định "Những cơ<br /> sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự" để nâng cao nhận thức bản thân nhằm nắm rõ và hiểu<br /> một cách sâu sắc, có hệ thống các quy định của pháp luật về chế định "Cơ sở và căn cứ khởi<br /> <br /> tố vụ án hình sự". Trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị góp phần hoàn thiện các<br /> quy định về khởi tố vụ án hình sự có cơ sở, đủ căn cứ và đúng pháp luật, góp phần đảm bảo<br /> trật tự, an toàn xã hội tạo môi trường thuận lợi để thực hiện sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp<br /> hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn<br /> minh".<br /> 2. Tình hình nghiên cứu<br /> Về chế định Những cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự trong tố tụng hình sự đã có<br /> một số công trình nghiên cứu nhưng chưa nhiều, nội dung nghiên cứu mới chỉ tập trung vào<br /> một vài khía cạnh của chế định: những cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Mặt khác, thực<br /> tiễn hoạt động khởi tố vụ án hình sự còn nhiều bất cập có nguyên nhân từ các quy định pháp<br /> luật tố tụng hình sự có nội dung còn chưa rõ ràng do đó cần phải tiếp tục nghiên cứu.<br /> 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn<br /> Nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận về những cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự<br /> trong tố tụng hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Đồng thời thông<br /> qua việc phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện chế định: những cơ sở và căn cứ khởi tố<br /> vụ án hình sự, xác định những nguyên nhân của kết quả cũng như hạn chế, từ đó kiến nghị đề<br /> xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chế định khởi tố vụ án hình sự đảm<br /> bảo đúng pháp luật.<br /> 4. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định của pháp luật, đặc biệt là<br /> những chế định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về khởi tố vụ án hình sự và<br /> thực tiễn khởi tố vụ án hình sự. Thông qua đó làm rõ những cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án<br /> hình sự.<br /> 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu<br /> - Luận văn vận dụng phương pháp luận và phép biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước, trong đó có hệ<br /> thống cơ quan tư pháp trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chủ trương, đường lối của Đảng và<br /> Nhà nước về công tác tư pháp thể hiện trong các Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, 48NQ/TW ngày 24/5, 49-NQ/TW ngày 02/5/2005 của Bộ Chính trị.<br /> <br /> - Luận văn sử dụng các phương pháp: Phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, thống<br /> kê… Để khái quát đánh giá thực trạng hoạt động tố tụng về khởi tố vụ án hình sự. Trong quá<br /> trình nghiên cứu tác giả nghiên cứu các văn bản áp dụng pháp luật liên quan đến phạm vi<br /> nghiên cứu của đề tài, tiếp thu chọn lọc ý kiến của chuyên gia và kết quả các công trình khoa<br /> học.<br /> 6. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn<br /> gồm 3 chương:<br /> Chương 1: Những vấn đề chung về căn cứ và căn cứ khởi tố vụ án hình sự.<br /> Chương 2: Thực tiễn về cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự.<br /> Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án<br /> hình sự.<br /> <br /> Reference<br /> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau Đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa<br /> học Luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Lê Văn Cảm (2006), "Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền Con người bằng Pháp luật<br /> trong lĩnh vực tư pháp hình sự", Tòa án nhân dân, (11+12+13+14).<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Lê Văn Cảm (2006), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp<br /> quyền, (Sách chuyên khảo), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (1997), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại<br /> học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại<br /> học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> Lê Kim Dung (2009), "Vấn đề khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử", Tòa án nhân<br /> dân, (10).<br /> <br /> 7.<br /> <br /> Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ.TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị<br /> về một số vấn đề trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị<br /> về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định<br /> hướng đến năm 2020, Hà Nội.<br /> <br /> 9.<br /> <br /> Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị<br /> về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.<br /> <br /> 10. Phạm Mạnh Hùng (2005), "Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công<br /> tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố", Kiểm sát,<br /> (21).<br /> 11. Phạm Mạnh Hùng (2007), "Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của việc khởi tố vụ án<br /> và kiểm sát việc khởi tố vụ án", Kiểm sát, (2).<br /> 12. Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2007), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và<br /> pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br /> 13. Mai Văn Minh (2005), "Bàn về việc khởi tố và không khởi tố vụ án hình sự theo quy<br /> định của Bộ luật tố tụng hình sự", Kiểm sát, (9).<br /> 14. Nguyễn Văn Quảng (2007), "Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong hoạt động kiểm sát<br /> việc khởi tố vụ án hình sự", Kiểm sát, (2).<br /> 15. Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.<br /> 16. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.<br /> 17. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.<br /> 18. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi,bổ sung), Hà Nội.<br /> 19. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.<br /> 20. Quốc hội (2005), Luật sở hữu trí tuệ, Hà Nội.<br /> 21. Trần Quang Tiệp (2005), "Một số vấn đề về khởi tố vụ án hình sự trong Bộ luật tố tụng<br /> hình sự năm 2003", Tòa án nhân dân, (10).<br /> 22. Trần Quang Tiệp (2007), "Áp dụng các quyết định của pháp luật tố tụng hình sự về việc<br /> quyết định khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị<br /> can", Kiểm sát, (2).<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2