4
Mục tiêu cá nhân: Đảm bảo rằng mỗi nhân viên đều nhận được những bài học, kỹ
năng, lợi ích và được thể hiện khả năng của họ. Đồng thời, duy trì sự hài lòng và thúc đẩy
họ phát triển bằng những khen thưởng, thăng tiến trong công việc.
1.2.3. Ý nghĩa của quản lý nhân lực
Thứ nhất quản lý nhân lực giúp khai thác tối đa tiềm năng con người nhằm đạt hiệu
quả, năng suất cao hơn trong quá trình làm việc. Hoạt động quản lý nhân lực được thực hiện
hiệu quả sẽ giúp phát hiện những khả năng chưa từng được biết đến và sử dụng ở mỗi người
lao động. Từ đó tổ chức hình thành nên các biện pháp nhằm tạo điều kiện và kích thích
người lao động phát huy những năng lực đó một cách hiệu quả đem lại năng suất cao hơn
cho quá trình làm việc.
Thứ hai quản lý nhân lực giúp nâng cao năng lực cạnh tranh về đội ngũ nhân lực của
tổ chức. Có thể khẳng định đội ngũ nhân lực là một yếu tố nằm trong năng lực cạnh tranh
cốt lõi của tổ chức. Nhiệm vụ của quản lý nhân lực gắn với việc tối đa hóa lợi ích mang lại
cho tổ chức từ việc đầu tư vào việc đội ngũ nhân lực, để đảm bảo tổ chức có đội ngũ nhân
lực có đủ năng lực để thực hiện các chiến lược và kế hoạch nhân lực rõ ràng và hiệu quả,
quản lý nhân lực góp phần phát hiện, bổ sung và nâng cấp những năng lực cốt lõi của nhân
lực. Qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh về đội ngũ nhân lực của tổ chức.
Thứ ba quản lý nhân lực đóng vai trò thiết yếu trong triển khai và thực thi chiến lược
kinh doanh của tổ chức. Chủ thể của các hoạt động trong tổ chức chính là con người, đối
tượng của quản lý nhân lực. Khi làm tốt công tác quản lý nhân lực sẽ tạo cơ sở quan trọng
để thực hiện tốt tất cả các hoạt động quản lý nhân lực khác trong tổ chức.
Thứ tư quản lý nhân lực góp phần tạo ra văn hóa, bầu không khí làm việc lành mạnh
cho tổ chức. Các biện pháp quản lý nhân lực được thực hiện nhằm tác động tới người lao
động, giúp người lao động thấy rõ mục tiêu, định hướng, bản chất của công việc, kích thích,
thúc đẩy người lao động tích cực thi đua thực hiện tốt công việc và cống hiến hết mình cho
tổ chức. Các chính sách quản lý nhân lực được thực hiện một cách công bằng và hợp lý
cũng góp phần phát triển thái độ làm việc của người lao động, hướng tới hình thành một văn
hóa riêng biệt của mỗi tổ chức. Đây là cơ sở giúp cải thiện bầu không khí trong lành thể
hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa người lao động trong tổ chức thể hiện sự đoàn kết, sẵn sàng
hỗ trợ, giúp đỡ lần nhau, cùng nỗ lực thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
1.2.4. Nội dung quản lý nhân lực tại các cơ quan thuộc chính phủ
1.2.4.1. Lập kế hoạch quản lý nhân lực
Thứ nhất, lập kế hoạch gắn nhân lực với tổ chức lại với nhau. Trong điều kiện kinh tế
- xã hội hiện nay, nhu cầu của người dân cũng như khách hàng đối với các dịch vụ công
ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, điều này buộc các tổ chức trong khu vực công
phải đưa ra những quyết định trong đó có các quyết định liên quan đến con người trong tổ
chức. Việc lập kế hoạch chính là tạo ra sự liên kết giữa việc tuyển chọn kỹ hơn, đào tạo
nhiều hơn cho người lao động, trả lương hợp lý hơn… từ đó giúp tổ chức đạt được năng
suất lao động cao hơn bằng cách làm cho mọi người đều tham gia và hứng thú với công việc
của mình
Thứ hai, lập kế hoạch nhân lực liên kết các hành động với kết quả. Nếu không có kế
hoạch, tổ chức sẽ không biết được có đi đúng hướng hay không. Cũng giống như những
trường hợp đầu tư khác, các hoạt động nhân sự tiêu hao đầu vào như thời gian, tiền bạc, vật
tư và sự tham gia của người lao động. Các chi phí của những hoạt động nhân sự là nguồn tài
nguyên cần thiết để tiến hành hoạt động đó. Những chi phí này có thể là chi phí đào tạo, chi
phí điều hành, quản lý…
Thứ ba, lập kế hoạch nhân lực cho phép nhìn nhận rõ các bộ phận hoạt động có ăn
khớp với nhau hay không, đồng thời giải đáp cho tổ chức những vấn đề như: nhân lực có