Công ty sản xuất và thương mại. Đây cũng là điểm khác biệt của luận văn này so với các
công trình khác đã được công bố trước đây.
1.2. Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Nguồn nhân lực
Có nhiều khái niệm về nguồn nhân lực đã được đưa ra bởi các tổ chức, cá nhân các
học giả và những người làm việc trong các lĩnh vực khác nhau
Mặc dù có những điểm khác biệt, các khái niệm trên đều có điểm chung ở nhận định
nguồn nhân lực là tổng hợp các yếu tố liên quan tới các cá nhân người làm việc cho một cơ
quan, tổ chức nhất định ở cả mặt lượng và chất. Xem xét trong bối cảnh của DN, luận văn
này thống nhất sử dụng khái niệm nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng con
người với các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức, tinh thần tạo nên năng
lực mà bản thân con người mà DN sẽ huy động vào quả trình sản xuất kinh doanh, phát triển
xã hội.
1.2.1.2. Quản trị NNL
Trong giáo trình Quản trị nhân lực của Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân
(2007, tr.8) khái niệm trên được định nghĩa: “là tất cả các hoạt động của tổ chức để thu hút,
xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp
với yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng”.
1.2.1.3. Khái niệm phát triển NNL
Trong phạm vi luận văn nghiên cứu về vấn đề phát triển NNL trong DN, có thể hiểu
phát triển nguồn nhân lực: là tổng thể các biện pháp được sử dụng để phát triển số lượng và
chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm hoạch định, tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng nhân
lực, tạo điều kiện về môi trường làm việc kích thích động cơ, thái độ làm việc của NLĐ.
Mục tiêu cuối cùng nhằm đạt được là có một đội ngũ nhân lực phù hợp với mục tiêu, định
hưởng phát triển của DN.
1.2.2. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực
1.2.2.1. Đối với xã hội
1.2.2.2. Đối với doanh nghiệp
1.2.2.3. Đối với người lao động
1.3. Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
1.3.1. Hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Thông thường, hoạch định nguồn nhân lực được thực hiện qua các bước sau (Trần
Kim Dung, 2011): (1) Phân tích môi trường, xác định mục tiêu và chiến lược cho doanh
nghiệp; (2) Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp; (3) Dự báo
khối lượng công việc (đối với các mục tiêu, kể hoạch dài hạn, trung hạn) hoặc xác định khối
lượng công việc và tiến hành phân tích công việc (đối với các mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn);
4