intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Xây dựng phần mềm trắc nghiệm loại hình thông minh cho trẻ 11 – 12 tuổi

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Trang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

166
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn thạc sĩ chia theo ba chương: Nghiên cứu tổng quan các loại hình thông minh, áp dụng công nghệ Elearning xây dựng phần mềm, thử nghiệm hệ thống phần mềm trắc nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Xây dựng phần mềm trắc nghiệm loại hình thông minh cho trẻ 11 – 12 tuổi

  1. HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- Nguyễn Thị Thu Hà XÂY DỰNG PHẦN MỀM TRẮC NGHIỆM LOẠI HÌNH THÔNG MINH CHO TRẺ 11 – 12 TUỔI Chuyên ngành: Khoa học máy tính Mã số: 60.48.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI - 2013
  2. Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đỗ Trung Tuấn Phản biện 1: ……………………………………………………… Phản biện 2: ……………………………………………………… Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ............... Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  3. 3 MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong thời kì hội nhập, lĩnh hội những quan điểm tích cực của quốc tế. Và với các nước châu Âu, châu Mỹ và một số nước phát triển ở Châu Á, quan điểm: Không có những đứa trẻ dốt, mà người giáo viên chưa biết khai thác tiềm năng của đứa trẻ. Để một người học thành công, không phải là việc có thể khiến người học tiếp thu được bao nhiêu kiến thức, ghi nhớ được trong thời gian bao lâu. Mà, thành công của người học chính là khả năng tự học, tự tìm hiểu say mê. Vậy làm thế nào để tạo hứng thú cho người học. Việc này lại bắt nguồn từ phía người dạy. Người dạy cần khơi gợi được niềm yêu thích, say mê với môn học. Đây là một bài toán khó đặt ra với giáo viên. Làm sao để biết học sinh thích gì, có năng lực trong lĩnh vực gì để từ đó đào tạo, thay đổi phương pháp dạy để phù hợp, tạo hứng thú với học sinh? Với những lý do trên, luận văn đã được nghiên cứu để hỗ trợ giáo viên trong việc nhận biết loại hình thông minh của học sinh và đồng thời giúp giáo viên bồi dưỡng, phát triển toàn diện hơn những loại hình tri thức cần thiết mà học sinh còn yếu. Để thành công trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, tôi đã dựa trên học thuyết Đa trí thông minh của nhà Tâm lý học giáo dục nổi tiếng – Giáo sư Howard Gardner và xây dựng phần mềm trắc nghiệm và hệ thống tài liệu phân loại và phát triển trí thông minh cho trẻ. Luận văn chia theo ba chương : • Chương 1: Nghiên cứu tổng quan các loại hình thông minh • Chương 2: Áp dụng Công nghệ Elearning xây dựng phần mềm • Chương 3: Thử nghiệm hệ thống phần mềm trắc nghiệm.
  4. 4 CHƢƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN CÁC LOẠI HÌNH THÔNG MINH 1.1 - Đặc điểm nhận thức của học sinh trung học cơ sở Học sinh trung học cơ sở (THCS) được bắt đầu từ 11,12 đến 14,15 tuổi. Trong thời kỳ này những cơ sở, phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên. 1.1.1 - Tri giác Ở học sinh THCS, khối lượng các đối tượng tri giác được tăng lên rõ rệt. Các em có khả năng phân tích và tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tượng. Các em đã sử dụng hệ thống thông tin cảm tính linh hoạt, tùy thuộc vào nhiệm vụ của tư duy. Khả năng quan sát phát triển, trở thành thuộc tính ổn định của cá nhân. 1.1.2 - Trí nhớ Nếu ở tiểu học, các em phát triển trí nhớ máy móc thì lên trung học cơ sở, ghi nhớ có ý nghĩa, ghi nhớ logic đang dần được chiếm ưu thế. Trong khi tái hiện tài liệu, các em đã dần học được cách biết dựa vào logic của vấn đề nên nhớ chính xác và lâu hơn. Các em có những kỹ năng tổ chức hoạt động tư duy. Tuy nhiên, ghi nhớ của học sinh trung học cơ sở cũng còn nhiều thiếu sót: các em chưa hiểu đúng vai trò của ghi nhớ máy móc 1.1.3 – Đặc tính chú ý Ở học sinh trung học cơ sở, chú ý có chủ định được tăng cường hơn so với tiểu học. Sức tập trung chú ý cao hơn, khối lượng chú ý nhiều hơn, khả năng di chuyển được tăng cường rõ rệt, khả năng duy trì chú ý được lâu bền hơn so với học sinh tiểu học. Chú ý của các em thể hiện tính lựa chọn rất rõ. Sự lựa chọn phụ thuộc vào tính chất của đối tượng và hứng thú của các em đối với nó.
  5. 5 1.1.4 - Tƣ duy Chuyển từ tư duy cụ thể sang trừu tượng là nét đặc thù trong sự phát triển tư duy của học sinh THCS. Các em có khả năng phân tích tài liệu tương đối đầy đủ, sâu sắc, biết phân tích các yếu tố bản chất, những mối liên hệ, quan hệ của tài liệu. Các em không dễ tin, không dễ chấp nhận ý kiến người khác, muốn tranh luận, chứng minh vấn đề một cách sát thực, rõ ràn. Sự hình thành tính độc lập và sáng tạo là một đặc điểm quan trọng trong sự phát triển tư duy của thiếu niên. Trên thực tế, một số em nắm dấu hiệu bề ngoài của khái niệm khoa học dễ hơn các dấu hiệu bản chất của nó; hoặc hiểu dấu hiệu bản chất nhưng không phải lúc nào cũng phân biệt được nó. 1.1.5 - Tƣởng tƣợng, ngôn ngữ Khả năng tưởng tượng ở học sinh THCS khá phong phú nhưng còn bay bổng, thiếu thực tiễn. Ngôn ngữ của các em phức tạp hơn, từ vựng phong phú hơn, tính hình tượng và trình độ logic chặt chẽ trong ngôn ngữ phát triển ở mức cao hơn so với tiểu học. Tuy nhiên, các em còn dùng từ chưa chính xác, chưa chú ý cách diễn đạt theo cấu trúc ngữ pháp chặt chẽ… 1.1.6 - Đặc điểm học tập của học sinh THCS Đặc điểm học tập của học sinh trung học cơ sở có bốn đặc điểm: Thứ nhất: vấn đề quan trọng nhất của học sinh THCS là phương pháp học nói chung. Thứ hai: Đối tượng học tập là những tri thức thuộc các lĩnh vực khoa học riêng. Việc học tập một cách có hệ thống những khái niệm khoa học là yếu tố quan trọng để thiếu niên cấu trúc lại hệ thống động cơ, thái độ học tập. Thứ ba: Thái độ đối với học tập ở thiếu niên đã được cấu trúc lại, có sự phân hóa thái độ đối với các môn học.
  6. 6 Thứ tư: Tính chất và hình thức hoạt động học cũng thay đổi: học lý thuyết, thảo luận, thực hành, thí nghiệm, tham quan… 1.2 - Học thuyết Đa trí thông minh 1.2.1 - Lịch sử ra đời của học thuyết Howard Gardner định nghĩa thông minh là “khả năng giải quyết các vấn đề hoặc đưa ra những sản phẩm mới có giá trị trong một hay nhiều nền văn hóa khác nhau” (Gardner&Hatch, 1989). Năm 1983, ông đưa ra lý thuyết trí tuệ đa nhân tố với 7 năng lực trí tuệ khác nhau cùng tồn tại trong một con người. Ban đầu Howard Gardner đưa ra 7 Trí thông minh: 2 Trí thông minh đầu tiên có giá trị điển hình trong trường học; 3 Trí thông minh tiếp theo thường được gắn với nghệ thuật; và hai Trí thông minh cuối cùng được Howard Gardner gọi là “Trí thông minh cá nhân”. Sau này Howard Gardner tiếp tục nghiên cứu và phát triển thêm Thông minh về tự nhiên, và thêm hai Trí thông minh nữa, tuy nhiên hiện tại 8 Trí thông minh được ứng dụng nhiều nhất trong giáo dục. 1. Năng lực trí tuệ ngôn ngữ (Linguistic Intellgence): năng lực diễn tả ngôn ngữ dễ dàng bằng cách nói hay viết. 2. Năng lực trí tuệ âm nhạc (Musical Intelligence): năng lực tạo ra thưởng thức các nhịp điệu, cung bậc (của nốt nhạc), âm sắc, biết thưởng thức các dạng biểu cảm của âm nhạc. 3. Năng lực trí tuệ lôgíc - toán: năng lực tính toán phức tạp và lý luận sâu sắc. 4. Năng lực trí tuệ không gian: bao gồm các khả năng tiếp nhận thế giới thị giác - không gian một cách chính xác và khả năng thực hiện những biến đổi đối với các sự tri giác ban đầu của mình.
  7. 7 5. Năng lực trí tuệ cơ thể - tri giác vận động: gồm các thành tố cơ bản là các năng lực kiểm soát các vận động của cơ thể mình và cầm nắm các đối tượng một cách khéo léo. 6. Năng lực trí tuệ nội tâm (cá nhân): bao gồm những năng lực đánh giá cảm xúc của bản thân mình. 7. Năng lực trí tuệ giao tiếp: Đây chính là khả năng nhận ra và phân biệt được những cá nhân khác và đặc biệt là phân biệt được các tâm trạng, tính khí, động cơ và ý định của những người khác. Hình: Tám loại hình thông minh 1.2.2 - Các loại hình thông minh 1.2.2.1 - Trí thông minh logic Định nghĩa: là trí thông minh đối với con số và sự logic, năng lực tính toán phức tạp và lý luận sâu sắc. Các biểu hiện của trí thông minh logic: - Hiểu các vấn đề trừu tượng, xác định nguyên nhân, xâu chuỗi các sự kiện, cách tư duy theo dạng nguyên nhân - kết quả. - Khả năng như tính toán, phân tích, tổng hợp và nhận định.
  8. 8 1.2.2.2 - Trí thông minh ngôn ngữ Định nghĩa: là năng lực diễn tả ngôn ngữ dễ dàng bằng cách nói hay viết, giỏi làm việc với các con chữ. Các biểu hiện của trí thông minh ngôn ngữ: - Có thể tranh cãi, thuyết phục, làm trò hay hướng dẫn có hiệu quả bằng việc sử dụng lời nói. - Được hậu thuẫn bởi trí tưởng tượng phong phú và khả năng miêu tả, kể chuyện hấp dẫn. - Yêu thích các cách sử dụng âm thanh của từ ngữ, thông qua chơi chữ, trò đố từ và cách uốn lưỡi. 1.2.2.3 - Trí thông minh không gian Định nghĩa: là trí thông minh liên quan đến suy nghĩ bằng hình ảnh, hình tượng và khả năng cảm nhận, chuyển đổi và tái tạo các góc độ khác nhau của thế giới không gian trực quan. Các biểu hiện gồm: - Hình dung được một cách sống động, vẽ ra hay phác họa những ý tưởng của họ dưới dạng hình ảnh, đồ hoạ, - Thế mạnh lớn nhất trong khả năng này là có cảm giác tốt, chuẩn xác về không gian, tọa độ và bố cục. - Bộc lộ khả năng qua việc giỏi vẽ, thích tô màu, tò mò nghịch và sắp xếp các đồ vật, hay chịu khó làm những vật thể đẹp mắt 1.2.2.4 - Trí thông minh vận động Định nghĩa: là loại thông minh cả chính bản thân cơ thể, bao gồm các thành tố cơ bản là các năng lực kiểm soát các vận động của cơ thể mình và cầm nắm các đối tượng một cách khéo léo. Các biểu hiện gồm có:
  9. 9 - Năng lực này thể hiện rõ nhất qua khả năng chỉ huy, điều khiển những bộ phận trên cơ thể: mắt, miệng, tay, chân... - Những người này thường rất khéo léo và uyển chuyển trong các động tác, dễ dàng diễn tả hoặc truyền đạt cảm xúc qua hình thể. - Khéo léo và thành công trong nghề thêu may, nghề thợ mộc hay nghề tạo mẫu. 1.2.2.5 - Trí thông minh âm nhạc Định nghĩa: là khả năng cảm nhận, thưởng thức và tạo ra các tiết tấu, nhịp điệu, cung bậc (của nốt nhạc), âm sắc, biết thưởng thức các dạng biểu cảm của âm nhạc - giỏi làm việc với các tổ hợp âm thanh. Các biểu hiện gồm có: - Thể hiện ở sự nhạy cảm đối với các giai điệu, cảm xúc, tiết tấu, âm thanh… - Có khả năng ca hát, chơi nhạc cụ, ghi nhớ các giai điệu, hiểu biết hay dễ tiếp thu về cấu trúc và nhịp điệu âm nhạc. - Thuở nhỏ, năng lực này có thể nhận biết qua các khả năng nhận thức, thẩm âm và ghi nhớ các giai điệu. Những trẻ có khả năng này rất ưa thích bắt chước hoặc sáng tạo các tổ hợp âm thanh. 1.2.2.6 - Trí thông minh giao tiếp Định nghĩa: đây là năng lực hiểu và làm việc được với những người khác. Nó thể hiện ở phương diện trí tuệ của con người hướng ra ngoài, hướng vào người khác. Các biểu hiện gồm có: - Giàu lòng trắc ẩn và đầy tinh thần trách nhiệm đối với những người xung quanh và xã hội nói chung. - Tinh tế và nhạy cảm trong nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc. 1.2.2.7 - Trí thông minh nội tâm
  10. 10 Định nghĩa: gồm năng lực đánh giá cảm xúc của bản thân mình, năng lực phân biệt giữa các cảm xúc ấy và đưa chúng vào hướng dẫn hành vi: sự hiểu biết về những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình, về những thèm muốn và trí thông minh của mình - Giỏi làm việc với chính mình. Các biểu hiện gồm có: - Rất am hiểu bản thân, đánh giá chính xác các cảm xúc và hành vi của mình. - Có khả năng nghiên cứu, lý luận và nhận thức rõ vai trò của mình với người khác. - Có tính độc lập mạnh mẽ, tính thẳng thắn cao độ và cực kỳ tự giác, có kỷ luật. 1.2.2.8 - Trí thông minh tự nhiên Định nghĩa: Những người có trí thông minh này rất nhạy cảm với các vấn đề thuộc tự nhiên như động thực vật. Các biểu hiện gồm có: - Tò mò quan sát và tìm hiểu về cây cối và động vật. Thích chăm sóc cây cối, vật nuôi, thích quan sát côn trùng, sâu bọ; dễ dàng nhớ tên và phân biệt các loại động thực vật khác nhau. - Những người này thích cắm trại, làm vườn, leo núi, khám phá thế giới. - Thích xem các tin tức liên quan đến tự nhiên học, luôn hướng về cuộc sống nơi hoang dã... 1.3 - Một số ứng dụng thuyết đa trí thông minh trong ngành giáo dục của Thế giới và Việt Nam Nhiều nhà Tâm lý học đã thử ứng dụng lý thuyết này vào quá trình nghiên cứu của mình. Trong số đó, Thomas Armstrong đã ứng
  11. 11 dụng thành công một phần lý thuyết đa trí tuệ của H. Gardner vào việc giảng dạy và giáo dục. Ở Việt Nam, một số các cách tiếp cận giáo dục mới đã bắt đầu quan tâm và đưa lý thuyết trí thông minh đa dạng vào trong cách giáo dục hay bài dạy của mình. Tuy nhiên việc tiếp cận và ứng dụng mới chỉ mang tính chất tự phát, cụ thể, chưa đồng bộ và hệ thống hóa. 1.4 - Kết luận Lý thuyết trí thông minh đa dạng đã chứng minh rằng chỉ khoảng 10-25% bộ não của con người được sử dụng, học thuyết này có ý nghĩa rất lớn trong việc kích thích bộ não hoạt động tối đa. Việc sử dụng các phần khác nhau của não bộ sẽ giúp học sinh sẽ sử dụng não bộ nhiều hơn, khuyến khích và không giới hạn học sinh nhận thức được vấn đề là mỗi con người đều rất thông minh. CHƢƠNG 2. ỨNG DỤNG ĐA PHƢƠNG TIỆN XÂY DỰNG PHẦN MỀM TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN 2.1 - Tổng quan hệ thống E-learning 2.1.1 - Khái niệm E-learning E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. 2.1.2 - Mô hình chức năng của hệ thống 2.1.2.1 - Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS) 2.1.2.2 - Hệ thống quản lý học tập (LMS) 2.1.3 – Chuẩn đặc tả về E-learning 2.1.3.1 – Định nghĩa chuẩn ISO định nghĩa như sau: “Các thoả thuận trên văn bản chứa các đặc tả kĩ thuật hoặc các tiêu chí chính xác khác được sử dụng một cách thống nhất như các luật, các chỉ dẫn, hoặc các định nghĩa của
  12. 12 các đặc trưng, để đảm bảo rằng các vật liệu, sản phẩm, quá trình, và dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng” 2.1.3.1 – Chuẩn đóng gói 2.1.3.2 – Chuẩn trao đổi thông tin 2.1.3.3 – Chuẩn metadata 2.1.3.4 – Chuẩn chất lượng 2.2 - Dữ liệu đa phƣơng tiện trực tuyến 2.2.1 - Dữ liệu hình ảnh 2.2.1.1 - Định dạng JPG và JPEG Định dạng JPG,/JPEG, PNG và GIF là các loại định dạng phổ biến nhất. JPG là một định dạng ảnh được phát triển bởi JPEG với mục đích là trở thành định dạng chuẩn cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Cũng giống như phương thức nén tệp ZIP là tìm các phần thừa của dữ liệu để nén, JPG chia nhỏ bức ảnh thành những vùng nhỏ hơn. Định dạng JPEG là dạng nén dữ liệu thất thoát có thể được dùng cho các ảnh chụp, nhưng lại làm giảm chất lượng cho các bức vẽ ít màu, tạo nên những chỗ nhòe thay cho các đường sắc nét, đồng thời độ nén cũng thấp cho các hình vẽ ít màu. 2.2.1.2 - Định dạng GIF GIF, cũng như JPG, là một định dạng đã có tuổi đời lâu năm và thường được sử dụng kết hợp cùng với mạng Internet. GIF là một tập tin màu 8-bit. Có hai điều đặc biệt về định dạng GIF đó là tập tin có khả năng lưu lại màu trong suốt và hỗ trợ hình ảnh động. Tập tin GIF dùng nén dữ liệu bảo toàn trong đó kích thước tập tin có thể được giảm mà không làm chất lượng hình ảnh kém đi. Tuy nhiên các kiểu nén dữ liệu bảo toàn cho hình chụp nhiều màu cũng có kích thước quá lớn đối với truyền dữ liệu trên mạng hiện nay.
  13. 13 Như vậy, GIF thường được dùng cho sơ đồ, hình vẽ nút bấm và các hình ít màu. 2.2.1.3 - Định dạng PNG PNG là dạng hình ảnh sử dụng phương pháp nén dữ liệu mới mà không làm mất đi dữ liệu gốc. PNG được tạo ra nhằm cải thiện và thay thế định dạng ảnh GIF. PNG là định dạng tập tin tuyệt vời cho các ảnh số trên mạng Internet bởi vì PNG hỗ trợ màu trong suốt trong tất cả các trình duyệt web với những tính năng mà GIF không có. Nhược điểm của ảnh dạng PNG đó là không được hỗ trợ trên các trình duyệt web cũ kĩ, không phổ biến nhiều bằng JPG. 2.2.2 - Dữ liệu âm thanh Yếu tố căn bản của định dạng âm thanh là “Điều biến mã xung” PCM (Pulse Code Modulation). “Điều biến mã xung” (PCM) được tạo ra từ năm 1937 và là tiền thân cho các loại âm thanh analog. PCM được đặc trưng bởi hai thành phần: tần số mẫu (sample rate) và độ dày của bit (bit depth). Tương tự như hình ảnh, việc nén âm thanh cũng phân thành hai loại: Nén mất dữ liệu và nén không mất dữ liệu. 2.2.2.1 - Các loại định dạng không nén: WAV và AIFF Cả WAV và AIFF đều đựợc coi là các định dạng âm thanh “không thể mất”. Chúng được tạo ra dựa trên nền tảng PCM với một vài thay đổi nhỏ trong bộ dữ liệu lưu trữ, bên cạnh đó hai loại định dạng này có thể chuyển đổi được cho nhau mà không hề bị giảm chất lượng âm thanh. 2.2.2.2 - Các loại định dạng nén không mất dữ liệu: FLAC, ALAC, APE FLAC (Free Lossless Audio Codec), ALAC (Apple Lossless Audio Codec) và APE (Monkey’s Audio) là các loại định dạng nén
  14. 14 âm thanh và giống như hầu hết các sản phẩm ngày nay trong thế giới số: chúng sử dụng các thuật toán. Sự khác nhau giữa các tệp nén và các tệp FLAC đó là FLAC được thiết kế chuyên cho âm thanh thế nên tỉ lệ nén của nó tốt hơn và không bị mất dữ liệu. Thông thường thì tệp FLAC bằng khoảng một nửa kích cỡ tệp WAV. 2.2.2.3 - Các loại định dạng nén mất dữ liệu: MP3, AAC, WMA, Vorbis Hầu hết các định dạng chúng ta thường sử dụng hàng ngày được xếp vào loại “dễ mất dữ liệu” (lossy); bởi lẽ đôi khi người ta phải giảm chất lượng âm thanh của tệp xuống để tăng “diện tích sử dụng” của tệp đó lên. Những định dạng “dễ mất dữ liệu” cũng sử dụng số bit để chỉ chất lượng âm thanh, thường vào khoảng “192kbit/s” hay “192kbps”. Chỉ số lớn hơn, đồng nghĩa với việc là nhiều dữ liệu được sử dụng hơn. 1. MP3 – MPEG 1 Audio Layer 3 là định dạng âm thanh “dễ mất dữ liệu” phổ biến nhất hiện nay. MP3 hay được nén với bitrate là 128 hoặc 192 hoặc 320 kilobit/giây (kbps). Nghĩa là nó chỉ bằng 1/10 so với bitrate của WAV (1411 kbps). 2. Vorbris - Một loại định dạng “dễ mất dữ liệu” miễn phí với mã nguồn mở. Thường được sử dụng cho các game PC như Unreal Tournament 3. 3. AAC – Advanced Audio Coding, một loại định dạng chuẩn hiện nay được sử dụng cho loại video MPEG 4. 4. WMA - Windows Media Audio, định dạng âm thanh “dễ mất dữ liệu” của Microsoft. Định dạng này đầu tiên được phát triển và sử dụng nhằm tránh những vấn đề giấy phép cho các sản phẩm sử dụng định dạng MP3. 2.2.3 - Dữ liệu video
  15. 15 Tương tự như hình ảnh và audio, dữ liệu video cũng có rất nhiều định dạng, có định dạng gốc và định dạng đã được nén. Việc nén hoặc giải nén video được gọi là CODEC (Compressor/ DeCompressor). 2.2.3.1 - Định dạng MPEG – 4 Một CODEC được biết đến nhiều nhất là MPEG-4 (Moving Picture Experts Group – 4). MPEG-4 là một nhóm các chuẩn có sự hỗ trợ công nghệ Digital Rights Management (DRM), công nghệ này sẽ cho phép chủ sở hữu nội dung video không cho những người không có bản quyền có thể mở chúng. MPEG có chuẩn nén hình ảnh và âm thanh có độ Bitrate thấp. 1 Phần hình ảnh video MPEG-4 hay Advanced Simple Profile (ASP) với hai CODEC thông dụng là DivX, XviD. 2 Phần âm thanh audio MPEG-4 hay sử dụng AAC (Advanced Audio Coding) hỗ trợ cho video như MP3, AAC. 2.2.3.2 - Định dạng WMV WMV là một định dạng của Windows, thường được sử dụng cho luồng video trên Internet. Nó cũng được nén định dạng, Microsoft cho biết định dạng nén của nó có tốc độ bít gấp đôi MPEG-4, có nghĩa rằng chất lượng tổng thể cao hơn nhưng kích thước tệp cũng lớn hơn. 2.2.3.3 - Định dạng AVI AVI là một định dạng khác của Windows nhưng có trước và không được sử dụng rộng rãi ngày nay. Đối với Media player của Apple, QuickTime, chúng không bị hạn chế đối với hệ điều hành Mac mà còn làm việc cả với Windows. Nó được download hoàn toàn miễn phí và có thể xử lý được hầu hết các kiểu tệp chính gồm tệp AVI. AVI chạy tốt và phổ biến trên Internet. 2.3 - Trắc nghiệm trực tuyến
  16. 16 2.3.1 - Khái niệm trắc nghiệm trực tuyến 1 Theo chữ Hán: “Trắc” là đo, “Nghiệm” là suy xét, xác nhận. 2 Theo GS.TS. Dương Thiệu Tống: “Trắc nghiệm là một dụng cụ hay phương thức hệ thống nhằm đo lường một mẫu các động thái để trả lời câu hỏi: thành tích của cá nhân như thế nào khi so sánh với những người khác hay so sánh với một lĩnh vực các nhiệm vụ dự kiến”. 3 Theo GS. Trần Bá Hoành: Phương pháp trắc nghiệm là hình thức đặc biệt để thăm dò một số đặc điểm về năng lực, trí tuệ của học sinh (thông minh, trí nhớ, tưởng tượng, chú ý) hoặc để kiểm tra một số kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo của học sinh thuộc một chương trình nhất định. 4 Thi Trắc nghiệm trực tuyến là hình thức tổ chức thi trên các máy tính với mạng Internet và nhận kết quả sau khi hoàn thành bài thi. 2.3.2 - Các loại trắc nghiệm 2.3.2.1 - Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn Ví dụ: Đồng hồ còn trống sẽ chỉ mấy giờ? Hình E Hình A Hình C Hình B Hình D Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn (hay câu hỏi nhiều lựa chọn) là loại câu được ưa chuộng nhất và có hiệu quả nhất. Ưu điểm: Độ tin cậy cao hơn, khả năng đoán mò hay may rủi ít hơn so với các loại câu hỏi TNKQ. Nhược điểm: Học sinh không được sáng tạo với câu trả lời của riêng mình. 2.3.2.2 - Câu trắc nghiệm "đúng- sai"
  17. 17 Là câu trắc nghiệm yêu cầu người làm phải phán đoán đúng hay sai với một câu trần thuật hoặc một câu hỏi, cũng chính là để học sinh tuỳ ý lựa chọn một trong hai đáp án đưa ra. Ví dụ: Đoạn video hướng dẫn cách bơi sải? A. Đúng B. Sai. Ưu điểm: Đơn giản, dễ soạn, sử dụng để khảo sát kiến thức nhanh. Nhược điểm: Học sinh có thể đoán mò đáp án. 2.3.2.3 - Câu trắc nghiệm ghép đôi (xứng – hợp) Đây là loại hình đặc biệt của loại câu câu hỏi nhiều lựa chọn, trong loại này có hai cột gồm danh sách những câu hỏi và câu trả lời. Ví dụ: Ghép những hình thức ứng dụng (ở cột 1) để phát triển loại hình thông minh tương ứng (ở cột 2): Chạy bộ hàng ngày. Trí thông minh âm nhạc. Chăm chỉ đọc sách. Trí thông minh giao tiếp. Học nhảy bằng video. Trí thông minh vận động. Chăm sóc vật nuôi trong nhà. Trí thông minh tự nhiên. Học nhóm cùng bạn bè. Trí thông minh ngôn ngữ. Ưu điểm: Đơn giản, dễ soạn, sử dụng để đo kiến thức ở các mức khác nhau. Nhược điểm: Đòi hỏi người soạn cần nhiều công sức và thời gian để xong bộ câu hỏi. 2.3.2.4 - Câu trắc nghiệm điền khuyết Đây là câu hỏi TNKQ mà học sinh phải điền từ hoặc cụm từ thích hợp với các chỗ để trống. Nói chung, đây là loại TNKQ cóa câu trả lời tự do.
  18. 18 Ví dụ: Hãy nghe đoạn nhạc sau và cho biết phần lời bị mất: A. Đầu gật gù lúc lắc cái vòi, lắc đu đưa theo nhịp chiêng vui B. Đầu gật gù theo nhịp chiêng vui C. Đầu gật gù lúc lắc cái đầu D. Lắc đu đưa theo nhịp chiêng vui Ưu điểm: Thích hợp để đánh giá kiến thức học sinh. 2.3.3 - Vai trò của trắc nghiệm trực tuyến trong việc kiểm tra đánh giá 2.3.3.1 - Đối với nội dung kiến thức - Hỗ trợ đối tượng học theo nhu cầu cá nhân hóa việc học. - Nội dung được cập nhật, phân phối dễ dàng, nhanh chóng. 2.3.3.2 - Đối với học viên - Hệ thống trực tuyến hỗ trợ người học mọi lúc mọi nơi. - Thí sinh có tâm lý thoải mái và hứng thú với việc làm bài, không bị ảnh hưởng tâm lý bởi người trông thi. 2.3.3.3 - Đối với giáo viên - Giáo viên được sự hỗ trợ của công nghệ trong việc trình bày nội dung câu hỏi dễ hiểu, sinh động, tránh nhàm chán. - Giúp cho phân loại người học, hỗ trợ người dạy trong việc tổ chức dạy học, thiết kế bài giảng, phương pháp hoạt động, quản lý lớp học… 2.3.3.4 - Đối với việc đào tạo nói chung - Giảm chi phí về tiền bạc, không mất nhiều thời gian và công sức cho việc di chuyển… - Triển khai đào tạo từ xa: Giáo viên và học viên có thể truy cập vào khóa học ở bất cứ vị trí nào, trong bất kỳ thời điểm nào.
  19. 19 2.4 - Kết luận Với sự kết hợp của hình ảnh, âm thanh, video trong các bài học, bài kiểm tra, học sinh thấy hứng thú hơn với việc học. Việc học và kiểm tra trở nên vui vẻ với nhiều hình thức, kích thích sự sáng tạo, tiềm năng trong mỗi người học. CHƢƠNG 3. THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG PHẦN MỀM TRẮC NGHIỆM 3.1 - Tổng quan các chức năng của hệ thống Dưới đây mô tả các chức năng chính theo đối tượng người dùng: 3.1.1 - Đối tƣợng Khách 1. Tham quan website. 2. Đăng ký tài khoản. 3. Gửi ý kiến. 3.1.2 - Đối tƣợng Học sinh 1. Đăng nhập. 2. Trắc nghiệm theo từng loại hình thông minh. 3. Trắc nghiệm tổng hợp 4. Xem lại kết quả các bài kiểm tra của mình. 5. Gửi ý kiến. 3.1.3 - Đối tƣợng Giáo viên 1. Tất cả các năng của học sinh. 2. Cập nhật câu hỏi (thêm mới, sửa, xóa câu hỏi) 3. Xem kết quả các bài kiểm tra của học sinh. 3.1.4 - Quản trị hệ thống
  20. 20 1. Quản trị hệ thống có tất cả các chức năng như một giáo viên. 2. Quản lý người dùng: Cấp phát tài khoản cho giáo viên, tạo thành viên với vai trò Quản trị, khóa người dùng. 3. Cập nhật câu hỏi của tất cả các giáo viên (xem, tạo mới, sửa, xóa câu hỏi). 4. Thiết lập nội dung đánh giá của bài test tổng hợp. 5. Thiết lập cấu trúc đề kiểm tra tổng hợp. 6. Cập nhật thông tin website: Giới thiệu website, thiết kế sitemap, cập nhật nội dung trang chủ, quản lý liên hệ. 3.2 - Thuật toán đánh giá trắc nghiệm loại hình thông minh Để khảo cứu nhằm phát hiện 8 năng lực trí tuệ theo lý thuyết trí tuệ đa nhân tố của H. Gardner ở học sinh, tôi đã dựa trên phần đánh giá trắc nghiệm trí tuệ đa nhân tố của Thomas Armstrong nhằm kiểm tra và phát hiện thực trạng 8 năng lực trí tuệ ở trẻ em (theo lý thuyết trí tuệ đa nhân tố của H. Gardner). Bộ trắc nghiệm được chia thành các gói câu hỏi khác nhau: 40 câu (30 phút), 64 câu (45 phút), 80 câu hỏi (60 phút), chia thành 8 loại A, B, C, D, E, F, G, H. Mỗi loại bao gồm 10 câu hỏi có nội dung tương ứng với từng loại năng lực trí tuệ. Điểm tối đa đạt được cho từng loại năng lực trí tuệ là 100 điểm, điểm tổi thiểu đạt được cho từng loại năng lực trí tuệ là 10 điểm và được xếp loại như sau: Loại giỏi: 80 đến 100 điểm; Loại khá: 51 đến 79 điểm; Loại trung bình: 10 đến 50 điểm; 3.3 - Thiết kế hệ thống 3.3.1 - Công nghệ xây dựng hệ thống website 3.3.1.1 - Hệ quản trị nội dung DotNetNuke
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2