intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tranh làng Sình xưa và nay

Chia sẻ: Nguyễn Hồ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

109
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làng Sình nằm đối diện bên kia sông là Thanh Hà – một cảng sông nổi tiếng thời các chúa ở Ðàng Trong, còn có tên là Phố Lở, sau này lại có phố Bao Vinh – một trung tâm buôn bán sầm uất nằm cận kề thành phố Huế. Ðây còn là một trung tâm văn hoá: chùa Sùng Hoá trong làng đã từng là một trong những chùa lớn nhất vùng Hóa Châu xưa. Không biết từ bao giờ, làng nghề in tranh dân gian phục vụ cho việc thờ cúng của người dân khắp vùng. Vị trí:...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tranh làng Sình xưa và nay

  1. Tranh làng Sình xưa và nay Làng Sình nằm đối diện bên kia sông là Thanh Hà – một cảng sông nổi tiếng thời các chúa ở Ðàng Trong, còn có tên là Phố Lở, sau này lại có phố Bao Vinh – một trung tâm buôn bán sầm uất nằm cận kề thành phố Huế. Ðây còn là một trung tâm văn hoá: chùa Sùng Hoá trong làng đã từng là một trong những chùa lớn nhất vùng Hóa Châu xưa. Không biết từ bao giờ, làng nghề in tranh dân gian phục vụ cho việc thờ cúng của người dân khắp vùng. Vị trí: Làng Sình thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế Đặc điểm: Tranh Làng Sình chủ yếu phục vụ cho việc thờ cúng của người dân trong vùng. Thời Trịnh – Nguyễn, cùng đoàn người vào đất Thuật Hoá định cư, ông Kỳ Hữu Hoà mang theo nghề làm tranh giấy mộc bản, tranh làng Sình ra đời từ đó. Ông Hoà được coi là ông tổ nghề tranh ở làng sình. Làng Sình nằm đối diện bên kia sông là Thanh Hà – một cảng sông nổi tiếng thời các chúa ở Ðàng Trong, còn có tên là Phố Lở, sau này lại có phố Bao Vinh – một trung tâm buôn bán sầm uất nằm cận kề thành phố Huế. Ðây còn là một trung tâm văn hoá: chùa Sùng Hoá trong làng đã từng là một trong những chùa lớn nhất vùng Hóa Châu xưa. Không biết từ bao giờ, làng nghề in tranh dân gian phục vụ cho việc thờ cúng của người dân khắp vùng.
  2. Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước với những bản mộc 150 năm tuổi Hồn của bức tranh nằm ở cái vuốt tay này! Tranh Sình chủ yếu là tranh phục vụ tín ngưỡng. Có thể phân làm ba loại: 1- Tranh nhân vật chủ yếu là tranh tượng bà, vẽ một người phụ nữ xiêm y rực rỡ với hai nữ tì nhỏ hơn đứng hầu hai bên. Tượng bà còn chia thành ba loại: tượng đế, tượng chùa, và tượng ngang. Loại tranh này dán trên bàn thờ riêng thờ quanh năm.
  3. 2- Lại còn các loại tranh khác gọi là con ảnh, gồm hai loại: ảnh xiêm vẽ hình đàn ông đàn bà, và ảnh phền vẽ bé trai bé gái (phải chăng phền do chữ phồn thực của Ðông Hồ). Các loại nhân vật còn lại là tranh ông Ðiệu, ông Ðốc và Tờ bếp (có lẽ tranh vẽ Táo quân). Các loại tranh này sẽ đốt sau khi cúng xong. 3- Tranh đồ vật vẽ các thứ áo, tiền và dụng cụ để đốt cho người cõi âm: áo ông, áo bà, áo binh, tiền, cung tên, dụng cụ gia đình… thường là tranh cỡ nhỏ. Tranh súc vật (gia súc, ngoài ra còn có voi, cọp và tranh 12 con giáp) để đốt cho người chết. Tranh làng Sình có thể sánh với các dòng tranh miền Bắc (như Ðông Hồ, Kim Hoàng, Hàng Trống), một thời đã lưu hành khắp vùng Thuận Quảng. Sình là tên nôm của làng Lại Ân, cách Huế chừng 7km về phía đông bắc. Sách Ô Châu cận lục ra đời hồi thế kỷ 16 đã nói đến Lại Ân như một địa danh trù phú. Xóm Lại Ân canh gà xào xạc Giục khách thương mua một bán mười… Vào khoảng tháng năm, tháng sáu, khi trời nắng to nước cạn, từng nhóm 57 chàng trai dong thuyền dọc theo đầm phá Tam Giang, đến Cầu Hai, Hà Trung, Lăng Cô để cào điệp, một loại trai sò có vỏ mỏng và phẳng. Có loại điệp chết đã lâu ngày vỏ lắng dưới bùn gọi là “điệp bùn”, khi nhặt chỉ còn là những mảnh màu trắng, mỏng, mềm dễ sử dụng hơn. Loại điệp mới chết gọi là “điệp bầy” nổi trên bùn, có vỏ cứng lẫn nhiều màu đen. Ðiệp đem về loại hết tạp chất, chỉ còn lại lớp vỏ trắng bên trong, được đem giã nhỏ. Mỗi cối giã có từ 26 người thay nhau giã, gần như suốt đêm tới sáng. Những câu hò giã điệp cũng vang lên như lúc giã gạo. Bột điệp lấp lánh trộn với bột nếp khuấy thành hồ, phết lên giấy sẽ cho ra một thứ giấy trắng lấp lánh ánh bạc. Bàn chải quét điệp làm bằng lá thông khô bó lại, gọi là cái “thét”. Khi chiếc thét quét qua mặt giấy sẽ để lại những vệt trắng song song lấp lánh. Ðể kiếm các loại cây cỏ pha chế màu có khi họ phải lên tận rừng già phía tây Thừa Thiên – Huế. Hai thứ cây chỉ có ở đây là cây trâm, phải chặt từng đoạn mang về, sau đó mới chẻ nhỏ để nấu màu; còn cây đung thì hái lá và bẻ cành. Lá đung giã với búp hòe non sẽ
  4. cho màu vàng nhẹ. Các màu khác cũng được làm từ cây cỏ trong vườn như hạt mồng tơi cho màu xanh dương, hạt hòe cho màu vàng đỏ, muốn có màu đỏ sẫm thì lấy nước lá bàng. Ngoài ra người làng Sình còn dùng đá son để lấy màu đỏ, bột gạch để có màu đơn. Màu đen được dùng nhiều nhất, lại là màu dễ làm nhất. Người ta lấy rơm gạo nếp đốt cháy thành tro, sau đó hòa tan trong nước rồi lọc sạch để lấy một thứ nước đen, đem cô lại thành một thứ mực đen bóng. Những màu chủ yếu trên tranh làng Sình là các màu xanh dương, vàng, đơn, đỏ, đen, lục. Mỗi màu này có thể trộn với hồ điệp hoặc tô riêng, khi tô riêng phải trộn thêm keo nấu bằng da trâu tươi. Tranh Sình có kích thước tùy thuộc vào khổ giấy dó thông dụng. Giấy dó cổ truyền có khổ 25x70cm, được xén thành cỡ pha đôi (25×35), pha ba (25×23) hay pha tư (25×17). In tranh khổ lớn thì đặt bản khắc nằm ngửa dưới đất, dùng một chiếc phết là một mảnh vỏ dừa khô đập dập một đầu, quét màu đen lên trên ván in. Sau đó phủ giấy lên trên, dùng miếng xơ mướp xoa đều cho ăn màu rồi bóc giấy ra. Với tranh nhỏ thì đặt giấy từng tập xuống dưới rồi lấy ván in dập lên. Bản in đen chờ cho khô thì đem tô màu. Tuy màu tô không tỉa tót và vờn đậm nhạt như tranh Hàng Trống, nhưng mỗi màu đều có chỗ cố định trên tranh, tạo nên sự hòa sắc phù hợp với ý nghĩa từng tranh. Công việc “điểm nhãn” ở một số tranh cũng do thợ chính làm nhằm tăng thêm vẻ sinh động của tranh. Những mảng màu lớn thì dùng một thứ bút riêng làm bằng tre gọi là thanh kẻ để tô màu. Những chi tiết nhỏ thì dùng bút lông đầu nhọn. Việc tô màu được làm theo dây chuyền, mỗi người phụ trách một hai màu, tô xong lại chuyển cho người khác. Những bàn tay tô màu như múa thoăn thoắt trên tờ tranh, có người kẹp hai, ba cây bút ở đầu ngón tay để tô cùng một lúc hai, ba mảng màu. Ðiểm nỗi bật ở tranh làng Sình là đường nét và bố cục còn mang tính thô sơ chất phác một cách hồn nhiên. Nhưng nét độc đáo của nó là ở chỗ tô màu. Khi đó nghệ nhân mới được thả mình theo sự tưởng tượng tự nhiên. Cố họa sĩ Phạm Ðăng Trí, người họa sĩ tài hoa của đất thần kinh xưa, đã tìm thấy trong tranh Sình bảng màu “ngũ sắc Huế”, hơi khác với bảng “ngũ sắc phương Đông”. Và nếu ta so sánh những gam màu sử dụng trên tranh thờ sẽ thấy nó gần gũi với tranh pháp lam trang trí
  5. trên các kiến trúc của kinh thành xưa. Ðó là sự hòa sắc giữa vàng với chàm, đỏ với bích ngọc, xanh với hỏa hoàng, phí thủy với hổ phách… Cái khác biệt của tranh làng Sình với các dòng tranh dân gian khác chính ở nét vẽ và bố cục còn rất thô sơ, hồn nhiên đậm chất mộc mạc làng quê. Khi sáng tác một bức tranh, bản mộc chỉ giữ vai trò làm khuôn và in màu chính ( thường là màu tím chàm). Những màu sắc còn lại được người nghệ nhân vẽ bằng tay. Chính vì thế không có bức nào giống bức nào. Mỗi bức đều mang trong mình tâm trạng của nghệ nhân lúc đó. Khi nghiên cứu về tranh làng Sình, nhiều nhà nghiêu cứu cho rằng gam màu sử dụng trên tranh làng Sình gần giống với gam màu được sử dụng trên tranh pháp lam tại các kiến trúc kinh thành Huế: hoà sắc giữa vàng với chàm, đỏ với bích ngọc, xanh với hoả hoàng, phí thuỷ với hổ phách. Bức tranh khi hoàn thành sẽ lấp lánh bởi vỏ điệp, nền nã bởi chất màu thô mộc, quyến rũ và quan trọng hơn cả là khi bức tranh đến tay người sử dụng đã ẩn chứa một cái gì đo thiêng liêng của cõi tâm linh. Chấn hưng bằng phương pháp công nghiệp! Nghề làm tranh giấy truyền thống làng Sình mai một dần từ sau 1945. Chiến tranh loạn lạc chẳng mấy ai để ý đến chuyệ thờ cúng cho đúng với truyền thống, lễ nghi. Tranh giấy làng Sình làm ra bán không ai mua, người dân bỏ giấy, bỏ mực chuyển chuyển sang làm những nghề khác để mưu sinh. Sau năm 1975, cả làng chỉ còn vỏn ven 3 hộ dân bám đuổi với nghề làm tranh truyền thống. Những khuôn bản mộc để in tranh lưu truyền hơn mấy năm cũng bị thất lạc dần theo sự mai một của làng nghề này. Thật hiếm để tìm lại những bản mộc xưa. Ông Kỳ Hữu Phước kể rằng: Để giữ được những bản mộc của ông cha để lại, ông đã phải bọc nilon, chôn thật sâu dưới đất hàng chục năm. Bây giừo ông Kỳ Hữu Phước còn giữ lại vỏn vẹn có hai bộ mộc bản có tuổi trên 150 năm.
  6. Năm 1999, trước nhu cầu của thị trường, nghề làm tranh giấy truyền thống Làng Sình đứng trước cơ hội được phục hưng. Những khuôn mộc thất truyền, người làm tranh bỏ công đi tìm lại nhưng số lượng không nhiều. Để có khuôn mộc in tranh truyền thống người làm tranh chỉ còn cách tìm lại những bức tranh được cất giữ rồi tự làm lấy bản mộc. Hiện tại, người làm tranh làng Sình phục hồi 25 bản mộc để in tranh truyền thống. Giấy dó để làm tranh truyền thống được thay bằng loại giấy công nghiệp, màu cũng được thay bằng màu công nghiệp bán trên thị trường. Chính vì thế mà giá thành cho mỗi bức tranh cũng giảm đi đáng kể. Từ việc đứng trước nguy cơ biến mất, đến vài ba hộ dân, tăng lên chục hộ rồi dần tăng lên con số vài chục hộ trở lại với nghề. Đến thời điểm này, làng Sình có 32 hộ làm nghề tranh truyền thống. Tranh dân gian làng Sình thời hiện đại không còn giữ nguyên được bản chất truyền thống, bởi lẽ từ nguyên vật liệu đã được thay bằng những nguyên vật liệu công nghiệp, tiện lợi hơn gấp nhiều lần. Có giấy, có màu công nghiệp, giờ đây người làm tranh truyền thống làng Sình mỗi ngày có thể in trên bản mộc 1.000 bức mỗi ngày. Các công đoạn in ấn, phối màu cũng được giảm thiểu, số lượng tranh cung cấp cho thị trường mỗi năm xấp xỉ 200 ngàn tờ. Làm nhanh, số lượng nhiều, nhưng cái thần sắc của bức tranh làng Sình nổi tiếng một thời cứ mất dần đi. Để bắt kịp với cơ chế thị trường, tăng số lượng tranh cung cấp cho thị trường những nghệ nhân chân đất gắn bó cả cuộc với nghiệp làm tranh truyền thống lại có ý tưởng công ngiệp hoá tranh truyền thống làng Sình! Một dự án khuyến công của xã Phú Mậu, h.Phú Vang, TT-Huế đang được triển khai, theo dự án này, người dân làm tranh truyền thống sẽ được đầu tư mua máy xén, mua Rulô quay. Giấy sẽ không còn xén thủ công nữa, bản mộc được khắc hẳn lên bề mặt rulô, cách làm này không mục đích nào hơn là tăng năng suất làm tranh.
  7. Lý giải cho cách làm này, nghệ nhân dân gian Kỳ Hữu Phước cho rằng: “ Với 30 triệu đồng đầu tư mua sắm máy xén, ru lô quay, rồi đây chúng tôi sẽ một mặt tăng năng suất, thu hút lao động để giữ vững làng nghề truyền thống cha ông”(?) In bằng rulô thì nhanh thật, năng suất thật! Nhưng theo một nhà nghiên cứu nghệ thuật dân gian thì cái hồn của tranh làng Sình chính nằm ở cái vuốt tay trên mặt giấy khi in bảm mộc! Vậy thì làm kiểu “ công nghiệp” chắc rằng tranh làng Sinh sẽ mất cái hồn ấy! Cách làm công nghiệp hoá tranh dân gian ở làng Sình, liệu rồi đây những bức tranh giấy được sản xuất tại đây có còn nguyên bản chất truyền thống dân gian? Bảm mộc già tuổi nhất làng - 200 năm.
  8. Theo Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam và Việt Báo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2