Truyền động trong hộp số tự động - Chương IV: Hộp số tự động
lượt xem 124
download
Truyền động trong hộp số tự động - Chương IV: Hộp số tự động được biên soạn nhằm mục đích: Giải thích cấu tạo và hoạt động của một hộp số tự động, mô tả các bộ phận của hộp số tự động cho động cơ đặt dọc và đặt ngang, phân loại các kiểu hộp số tự động khác nhau, giải thích dòng truyền công suất qua các bánh răng hộp số tự động,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Truyền động trong hộp số tự động - Chương IV: Hộp số tự động
- CHƯƠNG IV: HỘP SỐ TỰ ĐỘNG Sau khi học xong chương này, người học có khả năng : Giải thích cấu tạo và hoạt động của một hộp số tự động. Mô tả các bộ phận của hộp số tự động cho động cơ đặt dọc và đặt ngang. Phân loại các kiểu hộp số tự động khác nhau. Giải thích dòng truyền công suất qua các bánh răng hộp số tự động. Trình bày sự khác nhau giữa hộp số tự động cho động cơ đặt dọc và đặt ngang. Phân tích các nguyên nhân hư hỏng, biện pháp kiểm tra và sửa chữa. Chương này giải thích nguyên lý hoạt động cơ bản của hộp số tự động cho động cơ đặt dọc và đặt ngang. Hộp số tự động cho động cơ đặt dọc và đặt ngang được sử dụng rộng rãi. Do đó, các nhà kỹ thuật phải nắm kỹ nguyên tắc hoạt động cơ bản của hộp số tự động để chuẩn đoán và sửa chữa thành công các bộ phận c ủa nó. Trong các xưởng, việc sửa chữa hộp số tự động là một nghề đặt biệt, nghề được trả rất khá và luôn luôn cần thiết. Chương này giúp bạn nắm bắt hiểu bi ết cơ bản về hoạt đ ộng bên trong của hộp số tự động cho động cơ đặt dọc và đặt ngang. I. CÔNG DỤNG - PHÂN LOẠI - YÊU CẦU : I.1. Công dụng: Hộp số tự động cho phép đơn giản hóa việc điều khiển hộp số. Quá trình chuyển số êm dịu, không cần cắt công suất truyền từ động cơ xuống khi sang số. H ộp s ố t ự động tự chọn tỷ số truyền phù hợp với điều kiện chuyển động. Do đó tạo điều kiện sử dụng gẩn như tối ưu công suất của động cơ. I.2. Phân loại: Hiện nay sử dụng trên xe có hai loại hộp số tự động: - Hộp số tự động có cấp. - Hộp số tự động vô cấp. Hộp số tự động vô cấp ít được sử dụng hơn do công nghệ chế tạo phức tạp giá thành cao. Do đó trong chương này chủ yếu giới thiệu hộp số tự động có cấp, còn hộp số tự động vô cấp, chúng ta tham khảo thêm ở các chuyên đề. Hộp số tự động có cấp gồm có ba bộ phận chính: + Truyền động thủy động(Ly hợp thủy lực hay biến mô thủy lực). + Hộp số hành tinh. + Hệ thống điều khiển. I.3. Yêu cầu: Hộp số tự động đảm bảo các yêu cầu sau: - Thao tác điều khiển hộp số đơn giản nhẹ nhàng. - Đảm bảo chất lượng động lực kéo cao. - Hiệu suất truyền động phải tương đối lớn. - Độ tin cậy lớn, ít hư hỏng, tuổi thọ cao. - Kết cấu phải gọn, trọng lượng nhỏ. II. GIỚI THIỆU VỀ HỘP SỐ TỰ ĐỘNG II.1. Hộp số tự động là gì? Giống như hộp số thường, Hộp số tự động cho động cơ đặt dọc và đặt ngang được thiết kế để thích ứng công suất động cơ với điều kiện tải và đường xá. Khi tài xế đang 67
- lái xe với hộp số thường, cần sang số được sử dụng để chuyển số khi đ ạp chân ga nhằm mục đích tăng tốc độ xe. Khi lái xe lên dốc hay khi động cơ không có đủ lực để leo dốc tại số đang chạy, hộp số được chuyển về số thấp. Vì các lý do trên nên điều cần thiết đối với lái xe là phải thường xuyên nhận bi ết t ải và tốc độ động cơ để chuyển số phù hợp. Ở hộp số tự động, những nhận biết như vậy của lái xe là không c ần thi ết, lái xe không cần phải chuyển số mà việc chuyển số lên hay xuống đến số thích hợp nh ất được thực hiện một cách tự động tại thời điểm thích hợp nhất theo t ải động c ơ và t ốc độ xe. II.2. Ưu điểm của hộp số tự động: So với hộp số thường, hộp số tự động có các ưu điểm sau: - Hộp số tự động thực hiện việc chuyển số chính xác hơn. - Nó làm giảm mệt mỏi cho lái xe bằng cách loại bỏ các thao tác c ắt ly h ợp và thường xuyên phải chuyển số. - Nó chuyển số một cách tự động và êm dịu tại các tốc độ thích hợp với các chế độ lái xe do vậy giảm bớt cho lái xe sự cần thiết phải thành thạo các k ỹ thuật lái xe khó khăn và phức tạp như vận hành ly hợp. - Nó tránh cho động cơ và dòng dẫn động khỏi bị quá t ải, do nó n ối chúng bằng thủy lực (qua biến mô) tốt hơn so với nối bằng cơ khí. III. CÁC BỘ PHẬN CHÍNH VÀ CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA CHÚNG: Có nhiều hộp số tự động khác nhau, chúng được cấu tạo theo một vài cách khac nhau nhưng chức năng cơ bản và nguyên lý hoạt động của chung1 là giống nhau. Hộp số tự động bao gồm một số bộ phận chính. Chúng thực hiện phần lớn các chức năng của hộp số tự động, các bộ phận này vận hành chính xác cũng như phải kết hợp chặt chẽ với nhau. Để hiểu biết đầy đủ hoạt động của hộp số tự động, điều quan trọng là phải nắm được các nguyên lý cơ bản của các bộ phận chính. Hộp số t ự động gồm các bộ phận chính sau: - Bộ biến mô. - Bộ bánh răng hành tinh. - Bộ điều khiển thủy lực. - Bộ truyền động bánh răng cuối cùng. - các thanh điều khiển. - Dầu hộp số tự động. III.1. Biến mô thủy lực: Biến mô thủy lực được gắn ở trục vào hộp số và được l ắp bằng bulông vào trục khuỷu thông qua tấm truyền động. Biến mô có tác dụng như bánh đà của động cơ. Chức năng của bộ biến mô: - Tăng mô men do động cơ tạo ra. - Đóng vai trò như một ly hợp thủy lực để truyền hay không truyền mômen động cơ đến hộp số. - Hấp thụ các dao động xoắn của động cơ và hệ thống thủy lực. - Dẫn động bơm dầu của hệ thống điều khiển thủy lực. III.2. Bộ bánh răng hành tinh: 68
- Bộ bánh răng bao gồm: các bánh răng hành tinh để thay đổi tốc độ đầu ra, ly hợp và phanh hãm dẫn động bằng áp suất dầu thủy lực để điền khiển hoạt động của bánh răng hành tinh, các trục để truyền công suất động cơ, và các vòng bi giúp cho truy ền động quay của trục được êm. Chức năng của bộ bánh răng hành tinh như sau: - Cung cấp một vài tỷ số truyền bánh răng để đạt được mômen và t ốc đ ộ quay phù hợp với các chế độ chạy xe và điều khiển của lái xe. - Cung cấp bánh răng đảo chiều để chạy lùi. - Cung cấp vị trí số trung gian để cho phép động cơ chạy không tải khi xe đỗ. III.3. Hệ thống điều khiển thủy lực: Hệ thống điều khiển thủy lực bao gồm các te dầu, bơm dầu, các loại van với các chức năng khác nhau, các khoang và ống dẫn dầu, phanh và các bộ phận khác c ủa hệ thống điều khiển thủy lực. Chức năng của hệ thống điều khiển thủy lực như sau: - Cung cấp dầu thủy lực đến bộ biến mô. - Điều chỉnh áp suất thủy lực do bơm dầu tạo ra. - Chuyển hóa tải trọng động cơ và tốc độ xe thành “tín hiệu” thủy lực. - Cung cấp áp suất thủy lực đến các ly hợp và phanh để đi ều khi ển hoạt đ ộng của bánh răng hành tinh. - Bôi trơn các chi tiết chuyển động quay bằng dầu. - Làm mát biến mô và hộp số bằng dầu. III.4. Liên kết điều khiển bằng tay: Hộp số tự động chuyển lên số cao và xuống số thấp một cách tự động. Tuy nhiên cũng có hai liên kết để cho phép lái xe điều khiển hộp số tự động bằng tay. Các liên kết này bao gồm: Cần và cáp chọn số, cáp chân ga và bướm ga. Cần chọn số dùng để chọn chế độ lái xe: Tiến hay lùi, số trung gian hay đỗ xe. Lượng nhấn bàn đạp ga – có nghĩa là độ mở của bướm ga – được truyền chính xác đến hộp số bằng cáp này. Hộp số tự động tăng hay giảm tốc dựa vào tải của động cơ và lái xe có thể thay đổi điều đó bằng lượng nhấn bàn đạp ga. III.5. Bộ truyền động cuối cùng: Trong hộp số tự động có vi sai được đặt nằm ngang, hộp số và bộ truyền động cuối cùng được đặt chung trong cùng một vỏ. Bộ truyền động cuối cùng bao gồm một cặp bánh răng giảm tốc cuối cùng và các bánh răng vi sai. Chức năng của bộ truyền động cuối cùng cũng giống như trên xe có cầu sau chủ động, nhưng nó dùng các bánh răng xoắn làm các bánh răng giảm tốc cuối cùng. III.6. Dầu hộp số tự động: Dầu hộp số tự động (viết tắc là ATF) để phân biệt với các loại dầu khác. Chức năng của dầu hộp số tự động (ATF): - Truyền mômen trong bộ biến mô. - Điều khiển hệ thống điều khiển thủy lực, cũng như hoạt động c ủa ly hợp và phanh trong phần hộp số. - Bôi trơn các bánh răng hành tinh và các chi tiết chuyển động khác. - Làm mát các chi tiết chuyển động. III.7. Vỏ hộp số: Bộ vỏ hộp số bao gồm: Vỏ hộp số có chứa biến mô, vỏ hộp số có chứa truyền động bánh răng hộp số và phần lớn hệ thống điều khiển thủy lực; và đuôi hộp s ố có 69
- chứa trục thứ cấp( hộp số tự động có vi sai không có phần đuôi, và truyền động cuối cùng được đặt trong vỏ hộp số phía có vi sai). Một ống thông hơi được lắp ở phía trên hộp số để ngăn không cho áp suất trong vỏ tăng lên quá cao. IV. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG IV.1. CẤU TẠO IV.1.1. Bộ biến mô: Bộ biến mô là một khớp thủy lực dùng để truyền công suất từ trục khuỷu của động cơ đến trục tua bin. Bộ biến mô có hai mục đích chính khi truyền mô men đến hộp số: - Là một ly hợp tự động giúp xe có thể ngừng khi động cơ đang chạy và hộp số đang cài số. - Bộ biến mô khuếch đại mômen của động cơ khi xe tăng tốc để cải thiện tính năng tăng tốc và sức kéo của động cơ. Hình IV-1. Bộ biến mô 1. Kết cấu: Bộ biến mô bao gồm: Cánh bơm, tuabin, stato và ly hợp bi ến mô. Trước năm 1970, hầu hết các bộ biến mô có ba bộ phận, ba bộ phận này không có ly hợp. Ly hợp biến mô được thêm vào để tăng sự tiết kiệm nhiên liệu. Mỗi bộ phận trong bộ biến mô ba thành phần đều có các cánh để điều khiển dòng chất lỏng. Bộ phận tạo ra nguồn năng lượng là cách bơm. Cánh bơm được sử dụng để ngăn chặn sự hỗn loạn của chất lỏng. Cánh bơm là trục đầu vào của bộ biến mô. Các cánh t ạo nên các phần c ủa bơm được gắn phía sau đầu hộp số của vỏ bộ biến mô. Bộ biến mô được l ắp v ới tr ục khuỷu bằng bu lông thông qua một đĩa dẫn động. Đĩa dẫn động và bi ến mô thay th ế cho bánh đà trong hộp số thường. Khi động cơ chạy, đĩa dẫn động và b ộ bi ến mô quay theo trục khuỷu. Tuabin là phần trục vào của bộ biến mô. Mayơ trung tâm của bộ biến mô được nối với trục vào hộp số. Tuabin đặt phía trước, đầu động cơ, trong vỏ biến mô đối diện với cánh bơm. Stato là bộ phận cường hóa của biến mô. Stato có đường kính bằng khoảng m ột nửa cánh bơm hay tuabin. Các cánh stato được gắn trên ly hợp một chiều, ly hợp một chiều được gắn trên trục cố định. Trục cố định này là phần kéo dài của vỏ hộp số bao ngoài trục tuabin. Ly hợp một chiều cho phép stato quay theo chiều him đồng hồ và khóa theo chiều con lại. Năm 1940 đến năm 1950 một số hộp số sử dụng dụng bộ biến mô bốn hay năm bộ phận. Bộ phận thứ tư hay thứ năm là bộ phận tuabin, stato hay cánh b ơm thứ hai. Trong một số trường hợp bộ phận thứ năm là ba phần riêng r ẽ tuabin cùng với cánh bơm và stato. Một số bộ biến mô dùng cho động cơ cỡ nhỏ làm mát bằng không khí. Chúng có các cánh gắn phía sau vỏ bộ biến mô để hút gió làm mát biến mô. Biến mô phải được làm mát do nhiệt sinh ra bên trong chúng. 2. Hoạt động: 70
- Hình IV-2. Hoạt động của biến mô Biến mô là một khớp thủy lực. Nó truyền công suất qua sự dịch chuyển động học của chất lỏng. Khi động cơ hoạt động, cánh bơm hoạt động như một bơm ly tâm. Chất lỏng được hút từ cạnh ngoài của cánh bơm, và do biên dạng của v ỏ bi ến mô, chất lỏng được đẩy về phía trước tuabin. Bởi vì cánh bơm quay theo chiều kim đồng hồ, chất lỏng cũng quay theo chiều kim đồng hồ khi nó rời khỏi cánh bơm. Công suất cơ của biến mô được truyền vào chất lỏng biến thành vận tốc của chất lỏng. Bộ biến mô hai bộ phận chính hoạt động ở điều kiện giữ và nối. Chế độ gi ữ xảy ra khi xe đứng yên mà động cơ vẫn đang hoạt động, và chế độ nối xảy ra sau khi xe tăng tốc đến một tốc độ ổn định. Việc chuyển từ chế độ giữ sang chế độ nối khi xe tăng tốc. Các xe hiện đại sử dụng ly hợp biến mô trong trường hợp này. Ở chế độ giữ, dòng chất lỏng chảy từ cánh bơm cố gắng làm quay tuabin theo chiều kim đồng hồ. Nếu tua bin bị giữ hay quay với tốc độ nhỏ hơn cánh bơm, chỉ một phần năng lượng từ chất lỏng đến dẫn động tuabin. Hầu hết năng l ượng chất l ỏng bị mất mát khi nó bậc trở ra khỏi tuabin. Chất lỏng chảy về phía tâm của tua bin, dẫn động tuabi bằng dòng chất lỏng liên tục từ cánh bơm. Khi năng l ượng r ời khỏi chất lỏng, sự chảy chậm lại, nó cho phép chất lỏng quay trở lại tâm cánh b ơm và t ại đây cánh bơm đón lấy và giữ thành dòng tuần hoàn. Dòng này được gọi là dòng xoáy, là một dòng chất lỏng liên tục quanh vòng dẫn hướng. Khi cánh bơm quay nhanh hơn tuabin, tốc độ của dòng xoáy tuần hoàn qua cánh bơm và roto tuabin là lớn, do vậy dầu chảy từ rôto tuabin đến stato theo hướng ngăn cản chuyển động quay của cánh bơm. 2.1. Khuếch đại mômen: Nhiệm vụ của stato là đảo chiều dòng chất lỏng trong biến mô. Nó đưa dòng chất lỏng từ tuabin trở lại cánh bơm theo chiều kim đồng hồ. Hoạt động này giúp thu lại năng lựơng tồn tại trong chất lỏng. Bề mặt cong của cánh stato thực hiện điều đó. Chất lỏng rời tuabin theo ngược chiều kim đồng hồ cố gắng làm quay stato theo chiều này. Chính điều này làm khớp một chiều stato bị khóa và giữ stato đứng yên. Biên dạng nhẵn và cong của cánh stato đảo dòng chất lỏng theo hướng kim đồng hồ. Dòng này rời khỏi stato và đập vào cánh bơm. Năng lượng thừa của dòng Hình IV-3. Khuếch đại mômen chất lỏng tạo ra mô men tăng thêm trong biến mô. Hầu hết các biến mô xe khách tăng mômen khoảng 2:1 đến 2.5:1 ở chế độ giữ. 71
- Nhớ rằng mỗi hoạt động, có một tác động ngang bằng và ngược l ại. Hoạt động là dòng chất lỏng đẩy vào cánh tuabin, tác động là dòng chất l ỏng bật tr ở l ại. M ột b ộ biến mô không thể khuếch đại mômen nếu không có tác động của stato. Một cách để xem nhiệm vụ của stato là tưởng tượng điều xảy ra nếu không có stato trong biến mô. Dòng chất lỏng rời khỏi tuabin theo ngược chi ều kim đồng h ồ. Ngược với chiều của cánh bơm. Dòng này không giúp cho sự quay của cánh bơm, và dòng chất lỏng ngược lại là nguyên nhân làm giảm công suất và làm chậm cánh bơm. Khuếch đại mô men xảy ra do sự đảo chiều dòng chất lỏng của stato. Điều này xảy ra khi tốc độ của cánh bơm nhanh hơn tuabin. Khi tốc độ của tuabin tăng lên, chiều dòng dầu thay đổi và biến mô trở thành một khớp nối truyền công suất từ động cơ đến hộp số. 2.2. Điểm ly hợp: Chiếc xe bắt đầu dịch chuyển khi tuabin bắt đầu quay. Khi tốc độ xe tăng lên, tốc độ tuabin tăng tỷ lệ với cánh bơm. Khi tuabin tăng tốc độ thì dòng chất l ỏng bị bật trở lại. Sự quay của tuabin làm chất lỏng quay theo chiều kim đồng hồ. Đi ều này làm chất lỏng đi từ trước ra sau cánh stato. Stato được đẩy theo chiều kim đồng hồ. Chính điều này làm ly hợp một chiều stato quay tự do. Stato quay t ự do theo cánh b ơm và tuabin. Cho phép dòng chất lỏng từ tuabin quay trở lại cánh bơm dễ dàng. Khi tuabin đạt đến tốc độ khoảng 90% tốc độ cánh bơm, sự kết nối xảy ra. Giai đoạn kết nối xảy ra khi tốc độ của cánh bơm và tuabin là gần bằng nhau. L ực ly tâm của sự quay tuabin tác dụng lên chất lỏng là đủ lớn để dừng dòng xoáy. Tại điểm này không có sự khuếch đại mô men. Chú ý rằng tại đi ểm nối tốc độ phụ thuộc vào đi ểm giữa tốc độ cánh bơm và tuabin. Vì vậy, giai đoạn nối xảy ra ở mọi t ốc đ ộ phụ thuộc vào vị trí cánh bướm ga và tốc độ xe. Sự trượt chắc chắn xảy ra trong suốt giai đoạn nối. Nếu công suất và tải đòi hỏi thì biến mô có thể trở l ại chế độ khuếch đại. Trong biến mô không khóa, Tuabin hầu như không bao giờ quay cùng tốc độ với động cơ và cánh bơm. Điều này nói lên sự trượt của biến mô. Một biến mô là một thiết bị truyền công suất đơn giản và rẻ tiền. Nhưng nó không phải là một thiết bị hoàn toàn hiệu quả. Thực sự, tại tốc độ giữ nó hoàn toàn không có hiệu suất; nếu công suất đưa vào nó thì không có công suất đưa đến hộp số. T ất c ả công suất đưa vào biến mô được chuyển thành nhiệt trong chất lỏng. Hiệu quả của bộ biến mô trong suốt giai đoạn khuếch đại mômen và giai đoạn nối là khoảng 90% đến 95%. Hình IV-4. Điểm ly hợp 3. Ly hợp khoá biến mô: 72
- Sau năm 1970 hầu hết các bộ biến mô gồm một ly hợp bên trong gọi là ly hợp biến mô (TCC). Ly hợp được sử dụng để loại trừ hiện tượng trượt thường xảy ra trong suốt giai đoạn nối. Loại bỏ hiện tượng trượt này tạo nên sự cải thiện đáng kể về tiết kiệm nhiên liệu. Có hai phương pháp sử dụng ly hợp biến mô: Hầu hết các hộp số sử dụng ly hợp thủy lực, nhưng một số sử dụng lực ly tâm. Khi ly hợp áp dụng, khóa biến mô, công suất truyền qua biến mô giống như xe với hộp số thường. Ly hợp biến mô thường ngắt, tuabin và cánh bơm tự do và dẫn động Hình IV-5. Ly hợp biến mô qua chất lỏng hộp số. Không có sự tiếp xúc giữa tuabin và bề mặt ma sát ly hợp. Ở trạng thái khóa, chất lỏng dịch chuyển qua đường dẫn trong tr ục vào hộp s ố. Nó đi vào không gian giữa tuabin và ly hợp tác dụng lên píttông. Píttông hoạt đ ộng ly hợp ép bề mặt ma sát ly hợp để khóa vỏ biến mô và tuabin với nhau. Khóa biến mô không hoạt động cho đến khi xe đạt đến một tốc độ nhất định. Nếu khóa biến mô ở tốc độ cầm chừng, động cơ sẽ chết máy. Để khóa biến mô, hầu hết các hệ thống điều khiển máy tính được thiết kế tác động khi hộp số ở số ba hay số bốn với tốc độ xe khoảng 56- 64km/h và không có quá tải động cơ. IV.1.2. Bộ bánh răng hành tinh: 1. Các bánh răng hành tinh: Hình IV-6. Bộ bánh răng hành tinh Khuếch đại mômen phải phù hợp với hoạt động của xe. Các bánh răng là cần thiết để thực hiện điều đó. Để hoàn thành điều này, hộp số tự động sử dụng bộ bánh răng hành tinh. Một bộ bánh răng hành tinh có thể sử dụng để giảm tốc, tăng tốc, và truyền động trực tiếp. bộ bánh răng hành tinh có thể sử dụng để đảo chiều quay. Bộ bánh răng hành tinh mang tên như vậy là bởi vì nó giống với hệ thống m ặt trời. Bánh răng ở giữa là bánh răng mặt trời. Xung quanh bánh răng m ặt tr ời là các bánh răng hành tinh quay trên trục của nó. Các bánh răng hành tinh được giữ trên cần dẫn, nhưng có thể quay trên trục của nó. Bánh răng ngoài cùng là bánh răng bao. Tất cả bộ truyền bánh răng hành tinh sử dụng cách sắp xếp này. 73
- 1.1. Giảm tốc: Hình IV-7. Giảm tốc Nếu bánh răng bao được giữ và công suất được truyền đến bánh răng mặt tr ời, các bánh răng hành tinh được kéo quay và di chuyển xung quanh bánh răng bao. Điều này làm cần dẫn quay chậm hơn bánh răng mặt trời. Tốc độ đầu ra giảm và mô men tăng lên đáng kể. Nếu giữ bánh răng mặt trời và dẫn động bánh răng bao, các bánh răng hành tinh sẽ di chuyển xung quanh bánh răng mặt trời. Đây là nguyên nhân làm c ần d ẫn dịch chuyển chậm hơn bánh răng bao. Mô men sẽ tăng lên, tuy nhiên, t ốc độ gi ảm không đáng kể. 1.2. Dẫn động trực tiếp: Công suất đưa vào cả hai bánh răng mặt trời và bánh răng bao, công suất đ ược đưa ra ở cần dẫn. Do bánh răng bao và bánh răng mặt trời quay cùng với nhau với cùng một tốc độ nên cần dẫn cũng quay cùng tốc độ đó Hình IV-7. Dẫn động trực tiếp 74
- 1.3. Tăng tốc: Hình IV-8. Tăng tốc Khi cần dẫn quay theo chiều kim đồng hồ các bánh răng hành tinh quay xung quanh bánh răng mặt trời trong khi chúng quay quanh trục của nó theo chiều kim đồng hồ. Làm cho các bánh răng bao tăng tốc tùy thuộc vào số răng của bánh răng bao và mặt trời. 1.4. Đảo chiều: Bằng cánh giữ cần dẫn và dẫn động bánh răng mặt trời, các bánh răng hành tinh bị kéo quay trên trục của nó. Điều này làm cho bánh răng bao quay theo chiều ngược lại ở một tốc độ thấp hơn. Hình IV-8. Đảo chiều 2. Bộ truyền bánh răng hành tinh trong hộp số tự động: 2.1. Bộ truyền bánh răng hành tinh ba tốc độ (kiểu Simpson): 75
- Hình IV-9. Bộ bánh răng hành tinh 3 tốc độ Bộ truyền bánh răng Simpson sử dụng trên hộp số ba tốc độ trong nhi ều năm nay. Bộ truyền bánh răng Simpson gồm có hai bộ bánh răng hành tinh. Bánh răng mặt trời của mỗi bộ truyền nối với nhau tạo thành một khối gọi là bánh răng mặt tr ời chung. 2.2. Bộ truyền bánh răng hành tinh kép: Hình dưới đây chỉ sự khởi đầu của một bộ truyền bánh răng hành tinh s ử d ụng trong hộp số bốn tốc độ. Chú ý rằng bánh răng mặt trời thứ nhất và tr ục là m ột b ộ phận và được nối với tuabin biến mô. Các bánh răng hành tinh ngắn được ăn khớp với bánh răng mặt trời. Các bánh răng hành tinh dài sẽ ăn khớp với bánh răng mặt trời lùi. Bánh răng bao đơn ăn khớp với bánh răng hành tinh dài. Sự sắp x ếp c ủa b ộ truyền bánh răng hành tinh loại này được gọi là bộ truyền bánh răng hành tinh kép, cũng có khi gọi là bộ truyền bánh răng Ravigneaux. Bộ truyền bánh răng hành tinh kép đ ược sử dụng nhiều năm trong hộp số hai và ba tốc độ. Hình IV-10. Bộ bánh răng hành tinh kép 3. Bộ phận giữ: Để hoạt động bộ truyền bánh răng hành tinh phải cần đến bộ phận giữ. Bộ phận giữ được sử dụng để đưa công suất của động cơ qua một trong các bộ ph ận c ủa bánh răng hành tinh, hay khóa bộ phận đó với vỏ hộp số. Hộp số tự động ba hay bốn tốc độ cần ít nhất hai bộ phận giữ dùng cho các bánh răng. 3.1. Ly hợp nhiều đĩa: 76
- Hình IV-11. Ly hợp nhiều đĩa Một bộ ly hợp có các bộ phận chính: Vỏ ly hợp, mayơ, đĩa ma sát, đĩa thép, đĩa ép, píttông và lò xo hồi. Vỏ ly hợp được xẻ rãnh bên trong để ăn khớp với các mấu trên đĩa, thường là đĩa thép. Đường kính trong của vỏ ly hợp được gia công cho s ự hoạt động của píttông và các đệm làm kín. Một ly hợp có thể lắp riêng rẽ hay kết hợp các vỏ ly hợp hay moay-ơ khác của bộ phận ly hợp thứ hai. Một moay-ơ ly hợp đ ược xẻ rãnh ở đường kính ngoài để ăn khớp với các răng của đĩa ma sát. Bộ ly hợp được t ạo nên bởi sự xếp chồng các đĩa ma sát và đĩa thép và cụm này được ch ứa trong v ỏ ly hợp. Bộ ly hợp được giữ bởi một đĩa ép dày bằng một vòng hãm. Bề mặt làm việc của píttông được làm kín đến nỗi mà chất lỏng đưa vào xylanh được giữ lại. Trong suốt quá trình tác dụng ly hợp, áp suất chất lỏng đẩy píttông dịch chuyển và ép bộ ly hợp lên đĩa ép. Khi ngắt áp suất chất lỏng, các lò xo hồi piston đẩy píttông trở về vị trí ngắt. Hầu hết các ly hợp sử dụng các lò xo cuộn nhỏ, một số bộ ly hợp sử dụng một lò xo lớn, một lò xo màng lớn, hay một lò xo dạng sóng. Khi ngắt ly hợp, các đĩa có thể dịch chuyển khỏi các đĩa khác tạo nên một khe hở giữa các đĩa. Píttông trong vỏ ly hợp ép các đĩa lại với nhau khi dòng chất l ỏng có áp suất tác dụng lên píttông. Khi píttông được tác dụng, các đĩa được ép lại với nhau để khóa moay-ơ ly hợp và vỏ ly hợp lại với nhau. Moay-ơ ly hợp nối với trục vào, vỏ ly hợp là một phần của trục ra. Khi tác dụng ly hợp, cả hai trục được nối với nhau và quay như một khối. Một lò xo hồi mạnh tách các đĩa khi áp suất chất lỏng giảm xuống. Các đĩa ly hợp: Hình IV-12. Các đĩa ly hợp 77
- Đĩa thép là một mẫu thép phẳng được khắc thành biên d ạng mong muốn. Đĩa này thường dày khoảng 1.78 đến 2.54mm. Đĩa thép được xếp xen kẽ với các đĩa khác trong vỏ ly hợp. Điều này tạo nên một chuỗi các vết xước nhỏ trên bề m ặt ma sát. Những vết lõm này giữ dầu để kéo dài tuổi thọ ly hợp và c ải thi ện tính năng chuy ển số. Làm phẳng những vết xướt này, một đĩa thép hoàn chỉnh có độ nhẵn hơn 25micro- inchs; độ nhám bề mặt từ 12 đến 15micro-in. là thỏa mãn. Đĩa thép có các răng trên đường kính ngoài. Đĩa thép có mục đích thứ hai là giải nhiệt sinh ra từ đĩa ma sát. Đĩa ma sát cũng được tạo nên từ thép dập và được phủ một lớp vật liệu ma sát ở bên ngoài. Các răng cài bố trí trên đường kính trong của đĩa. Đĩa ma sát dày khoảng 0.063-0.086in. (1.6 đến 2.18mm) và bề mặt ma sát dày khoảng 0.015-0.030in (0.38 đến 0.76mm). Đĩa ma sát có thể là bề mặt phẳng, nhẵn hay là bề mặt ma sát có rãnh. Đĩa có rãnh có các kiểu rãnh cắt hay khắc trên v ật li ệu ma sát. Các rãnh giúp thoát hay đưa chất lỏng vào giữa đĩa thép và đĩa ma sát trong quá trình chuyển s ố. Các dạng rãnh khác nhau giúp điều khiển nhanh dòng chất lỏng khỏi bề mặt này nhằm cung cấp chất lượng chuyển số khác nhau. Chất lỏng rời nhanh làm ly hợp tác dụng nhanh. Nhưng, sự tồn tại lâu của dầu giữa các đĩa, dầu sẽ lấy nhiều nhi ệt hơn. Các ly hợp khác nhau cho cùng một hộp số thường sử dụng đĩa ma sát với các dạng rãnh khác nhau. Ly hợp tác dụng khi xe ở trạng thái dừng có thể là loại nhẵn bởi vì t ỷ lệ tác dụng là không quan trọng. Ly hợp dùng cho vi ệc chuyển số thường là loại có rãnh. Hầu hết vật liệu ma sát thường là giấy. Sự khác nhau của các loại giấy là do nó được pha với các thành phần khác nhau và loại dầu c ủa hộp số. Vật li ệu gi ấy có th ể là blenđơ với hỗn hợp sợi amiăng, than chì, hay chất vô cơ. Các v ật li ệu khác là v ật liệu đàn hồi sử dụng cho tốc độ cao hay năng lượng chuyển số lớn cần thiết. Vật liệu grafit là nơi mà nhiệt độ không ảnh hưởng. và thiêu kết vật liệu kim loại ở nhi ệt độ cao. Ly hợp không bị chảy khi tíêp xúc với dầu hộp số trong khi cắt và áp dụng ly hợp, chất lỏng này ngăn chặn sự quá nhiệt xảy ra khi ma sát gi ữa các đĩa. Theo lý thuy ết, luôn tồn tại lớp màng dầu giữa các đĩa ma sát và đĩa thép. Các nhà sản xuất đều cung cấp phương tiện điều chỉnh khe hở trong ly hợp. Khe hở phải đủ giữa các đĩa để đảm bảo rằng không có trượt khi cắt. Khe hở này khoảng 0.010 đến 0.015in. (0.25 đến 0.38mm) giữa các đĩa ma sát và đĩa thép. Khe hở ly hợp cũng gọi là khoảng hành trình của píttông. Phương pháp điều chỉnh khe hở ly hợp là chọn cỡ vòng vòng chặn hay mặt bích ép. Vòng chặn được làm nhi ều c ỡ chọn, và vòng chặn với các bề dày và bề rộng được chọn khi ly hợp được lắp. 3.1. Các phanh: Có hai loại phanh: Loại phanh dải và loại phanh ướt nhiều đĩa. Loại phanh dải sử dụng làm phanh B1 còn phanh B2 và B3 là loại phanh ướt nhiều đĩa. Trong một vài hộp loại số tự động, loại phanh ướt nhiều đĩa cũng được sử dụng làm phanh B1. 3.1.1. Phanh dải: Thắng là một thiết bị bằng thép dẻo quấn quanh trống phanh. Một đầu của phanh được bắt chặt vào vỏ hộp số và có thể điều chỉnh được. Hình IV-13. Phanh dải Đầu còn lại được gắn chặt vào 78
- piston thủy lực. Bề mặt của phanh được phủ một lớp ma sát. Khi thắng được xi ết chặt, nó sẽ hãm dừng các bộ phận. Một phanh thường làm dừng các bộ phận quay bằng cách khóa nó với vỏ hộp số. Phanh có thể là loại bố đơn hay bố kép. Bố kép sẽ giữ chặt hơn nhưng bố đơn có thể làm việc nhanh hơn, êm hơn. Piston trợ lực: Piston trợ lực dùng để hoạt động phanh. Nó gồm có một xylanh và một piston ở bên trong. Một lỗ mở tại một đầu để đưa chất lỏng vào xylanh. Píttông được giữ ở trạng thái ngắt bởi một lò xo ép. Píttông có thể lắp trên vỏ hay bên trong hộp số. Khi áp suất chất lỏng đưa vào xylanh, píttông được đẩy về phía trước hoạt động phanh trực tiếp hay thôngqua bộ phận nối. Khi áp suất giảm xuống, lò xo sẽ Hình IV-14. Píttông trợ lực kéo píttông và phanh nhả ra. Một số píttông được hoạt động trên hai bề mặt của nó. Trong trường hợp này, chất lỏng sử dụng để giúp hồi píttông. Píttông loại này có bề mặt tác dụng và bề mặt ngắt. Các píttông khác có hai hay nhiều píttông ở bên trong. 3.1.2. Phanh ướt nhiều đĩa: Phanh ướt nhiều đĩa khá giống với ly hợp nhiều đĩa. Sự khác nhau chính là v ỏ hộp số bây giờ là vỏ ly hợp, và các đĩa ly hợp nối đến nó không quay. Các nhà s ản xuất gọi các ly hợp này là thắng. Các răng bên ngoài của đĩa thép lắp vừa vặn với các rãnh trên vỏ hộp số. Giống như ly hợp nhiều đĩa, các răng trên đường kính trong c ủa đĩa ma sát ăn khớp với moay-ơ. Píttông thủy lực có thể lắp ở trong vỏ hộp số, phía sau bơm, hay tại tâm đẩy. Giống như ly hợp nhiều đĩa, píttông thường kéo trở lại để ngắt bằng một lò xo. Hình IV-15. Phanh ướt nhiều đĩa 79
- 3.1.3. Ly hợp một chiều: Có hai loại ly hợp một chiều được sử dụng trên hộp số tự động: Ly h ợp m ột chiều con lăn tròn và ly hợp một chiều con lăn dẹt. Ly hợp m ột chi ều con lăn tròn là thường sử dụng nhất. Ly hợp một chiều cũng được gọi là Diode cơ khí; giống như một con diode điện, nó chỉ cho phép dịch chuyển theo một chiều. Ly hợp con lăn tròn tạo thành từ một vòng trong nhẵn, vòng ngoài có gờ bên trong, một chuỗi các con lăn và lò xo, và một buồng dẫn hướng để đặt các lò xo. Một vài ly hợp con lăn tròn được làm với vòng trong có gờ và vòng ngoài nhẵn. Mỗi con lăn là vừa trong gờ hay phần cam của vòng. Lò xo đẩy con lăn do đó có sự tiếp xúc nhẹ giữa con lăn, cam và vòng nhẵn. Quay vòng trong ngược chiều kim đồng hồ sẽ chèn các viên bi chặt hơn dẫn đến chúng khóa con lăn giữa vòng trong và vòng ngoài. Khi quay Hình IV-16. Ly hợp một chiều bi tròn theo chiều kim đồng hồ sẽ không ép các viên bi và các viên bi sẽ quay dễ dàng, giống như một bạc đạn bi. Vòng trong sẽ quay tự do theo chiều kim đồng hồ. Ly hợp một chiều con lăn dẹt sử dụng bề mặt trong và ngoài nhẵn và một chuỗi các viên bi dẹt trong một lồng đặt biệt. Con lăn dẹt có hai đường kính ảnh hưởng. Đường kinh lớn lớn hơn khoảng cách giữa vòng trong và vòng ngoài và đường kính nhỏ nhỏ hơn khoảng cách này. Các viên bi dẹt được lắp trong lò xo giữ theo thứ tự nhất định. Khi quay vòng ngoài theo chiều kim đồng hồ làm cho các con lăn nghiêng đi theo đường kính nhỏ và cho phép nó quay tự do. Còn khi quay Hình IV-17. Ly hợp một chiều bi dẹt ngược lại sẽ khóa con lăn với vành trong và vành ngoài. Ly hợp một chiều cần phải bôi trơn. Trong hộp số tự động, một hay nhiều ly hợp một chiều hoạt động ở số cao. Chính sự quay nhanh làm làm quá nhi ệt và mòn n ếu dòng chất lỏng bôi trơn không đủ trong thời gian này. IV.1.3. Hệ thống điều khiển thủy lực: Hộp thống thủy lực của hộp số tự động có nhiều chức năng quan trọng. Nó phải có thể: - Tác dụng các ly hợp và thắng và do đó đi ều khiển dòng truyền công suất hộp số. - Truyền lực và dịch chuyển hiệu quả tác dụng lên bộ điều khiển để ngăn cản sự trượt. - Dòng chất lỏng chính qua bộ biến mô đảm bảo hoạt động của nó. - Dòng chất lỏng chính đi bôi trơn và làm mát các bộ phận làm việc của hộp số. 80
- Hệ thống điều khiển thủy lực ra lệnh hoạt động các phần t ử c ủa hộp s ố. M ột số nguyên tắc truyền động thủy lực: - Chất lỏng không nén được. - Nó không nén được cho nên nó là cách truyền công suất tốt nhất. - Công suất thủy lực dùng để hoạt động bộ phận giữ. - Tất cả hoạt động của hộp số đều thông qua sự điều khiển thủy lực. Hình IV-18. Hệ thống điều khiển thủy lực Sơ đồ cơ bản hệ thống thủy lực: Hình IV-19. Sơ đồ hệ thống thủy lực 81
- 1. Bơm dầu: Hình IV-20. Bơm dầu Trong hộp số tự động, bơm được lắp trước động cơ, sau biến mô và đ ược dẫn động bởi biến mô. Trong một số hộp số, bơm được gắn sâu trong vỏ và được dẫn động bởi trục trước bộ biến mô. Trong trường hợp này, bơm bắt đầu quay và bơm dầu ngay khi động cơ hoạt động. Bơm được xắp xếp theo cỡ để cung cấp đủ dầu đến các bộ phận làm việc, và hoạt động píttông trong suất quá trình chuyển số, cung cấp đủ dầu cho biến mô làm việc và bôi trơn hộp số tại mọi tốc độ. Đầu vào của bơm có đặt lọc dầu, nó được đặt trong các te dầu của hộp số, trong nhiều trường hợp lọc dầu được gắn dưới thân van. Các te dầu là một bể chất l ỏng chứa nhiều dầu hơn mức cần thiết để đáp ứng hoạt động bình thường. Có ba loại bơm quay thường được sử dụng để cung cấp dòng dầu và t ạo ra áp suất trong hộp số tự động. Đó là bơm bánh răng, bơm roto và loại bơm cánh gạt. Hoạt động của mỗi loại bơm về cơ bản là giống nhau, trong đó phần bên trong bơm (bánh răng trong, roto trong) được dẫn động bởi moay-ơ biến mô, và phần bên ngoài c ủa bơm (bánh răng ngoài, roto ngoài, vỏ van cánh gạt) được đặt có khoảng trống và đặt lệch tâm với bánh răng hay roto trong. Khi phần trong quay, các buồng (giữa các răng, vấu roto, hay cánh gạt) tăng lên ở vùng này và giảm ở vùng khác. Vùng áp suất thấp được tạo ra trong vùng trống có thể tích lớn. Vùng này nối với ống dẫn đến lọc lắp dưới các te dầu. Áp suất khí quyển trong hộp số đẩy dầu vào lọc sau đó đi đến ống vào bơm. Trên mặt kia c ủa b ơm buồng nhỏ hơn, và ống ra của bơm đặt trên đầu này. Ở đây dầu được đẩy ra khỏi bơm đến các van điều khiển và các phần của hộp số. 2. Van điều khiển: Van điều khiển bằng tay được hoạt động bởi người lái xe để đặt hộp số ở các dãy “P”, “R”, “N”, “D”, “2”, “L” và các dãy khác nếu có. Cơ cấu liên k ết là thanh đ ẩy và cáp nối. Van điều khiển được dịch chuyển đến vị trí chọn của người lái. T ừ van đi ều khiển, áp suất đường ống sẽ đi đến piston thắng. Áp suất chất lỏng tác dụng lên píttông và xiết chặt thắng. Khi xe tăng tốc, mômen sẽ được truyền và xe dịch chuyển về phía trước ở số thấp. Chú ý rằng píttông tác dụng lên thắng được hồi về bởi một lò xo hồi. 82
- Hình IV-21. Van điều khiển 3. Van điều áp suất sơ cấp: Van điều áp sơ cấp điều chỉnh áp suất thủy lực (áp suất chuẩn) đến từng bộ phận tương ứng với công suất của động cơ để tránh mất mát công suất của bơm. Ở vị trí bên dưới của van điều áp sơ cấp lực căng của lò xo và áp suất của bộ điều biến (C*áp suất bộ điều biến bướm ga) tác dụng lên phần 1 của van, có tác dụng làm cho van bị đẩy lên. Ở vị trí bên dưới, (A*áp suất chuẩn) có tác dụng ấn van xuống. Áp suất chuẩn được điều chỉnh bằng sự cân bằng của hai lực trên. Khi xe đang chạy lùi, áp suất Hình IV-22. Van điều áp suất sơ cấp chuẩn từ van điều khiển tác dụng lên phần 2 và lực ([B-C]*áp suất chuẩn) kết hợp với lực (C*áp suất bộ điều biến bướm ga), nó tác dụng lên phần một ấn van lên trên. Điều đó tạo ra một áp suất chuẩn cao hơn so với khi ở dãy “D” và “2”. Nó tránh cho các phanh và ly h ợp kh ỏi b ị tr ượt do mômen xoắn cao. Hơn nữa, do áp suất bộ điều biến thấp cao hơn so với áp suất bộ điều biến bướm ga tại vị trí 1 tác dụng ở dãy “L”, nên áp suất chuẩn trong dãy “L” cao hơn so với dãy “D” hay “2”. 4. Van điều áp thứ cấp: Van này điều chỉnh áp suất bộ biến mô và áp suất bôi trơn. Lực căng của lò xo trong van tác dụng theo hướng lên trên, trong khi ( A*áp suất biến mô) có tác dụng nhu một lực ấn xuống. Sự cân bằng của hai lực này sẽ điều chỉnh áp suất dầu của biến mô và áp suất bôi trơn. Hình IV-23. Van điều áp thứ cấp 83
- 5.Van bướmga: Hình IV-24. Van bướm ga Van bướm ga tạo ra áp suất bướm ga tuơng ứng với góc nhấn c ủa bàn đ ạp ga ( công suất đầu ra của động cơ). Khi đạp chân ga, chốt chuyển xuống số thấp bị ấn lên trên qua cáp dẫn động bướm ga và cam bướm ga. Do đó van bướm ga d ịch chuyển lên trên bằng lò xo, mở khoang áp suất tạo ra áp suất bướm ga. Áp suất này cũng tác dụng lên phần B của van bướm ga, và cùng với áp suất cắt giảm áp từ van cắt giảm áp, áp suất này tác dụng lên phần A, cố gắng đẩy van bướm ga xuống một chúc. Van bướm ga do đó đóng khoang áp suất chuẩn lại khi lực ấn van bướm ga xuống và lực lò xo ( được xác định bởi vị trí của chốt chuyển xuống số thấp, có nghĩa là góc mở của bướm ga ) cân bằng nhau. Theo cách này, áp suất buớm ga được xác định bởi độ cân bằng giữa lực ấn lên và lực ấn xuống trên van bướm ga. Do vậy áp suất buớm ga phụ thuộc vào góc mở của bướm ga của động cơ và tốc độ xe. Van bướm ga cấp áp suất bướm ga đến từng van chuyển số (1-2, 2-3 và 3-4) và có tác dụng ngược với áp suất ly tâm. Cùng lúc đó, áp suất bộ đi ều bi ến bướm ga, áp suất này dựa trên áp suất bướm ga tác dụng lên van điều áp sơ cấp và điều chỉnh áp suât chuẩn phụ thuộc vào góc mở của bướm ga và tốc độ xe ( áp suất cắt giảm áp). 6. Van ly tâm: Hình IV-25. Van ly tâm 84
- Van ly tâm được dẫn động (quay) bằng bánh răng bị động ly tâm, nó ăn khớp với bánh răng chủ động vi sai, và tạo ra áp suất dầu (áp suất ly tâm) t ương ứng v ới s ố vòng quay của bánh răng chủ động vi sai (tốc độ xe). Nó cân bằng áp suất chuẩn từ van điều khiển (dãy “D”, “2”, “L”) và lực ly tâm của khối lượng ly tâm để tạo ra áp suất thủy lực tương ứng với tốc độ xe. Khi thân van ly tâm quay, lực ly tâm của các khối lượng ly tâm bên trong và bên ngoài cũng như lò xo làm cho các khối lượng này văng ra ngoài, van ly tâm b ị ấn xuống bằng cầu nối của khối lượng ly tâm trong. Ở đầu bên kia, van ly tâm đ ược ấn lên bằng áp suất ly tâm A, và sự cân bằng giữa hai lực này trở thành áp suất ly tâm tại tốc độ đó của xe. Khi tốc độ quay của bánh răng chủ động vi sai tăng lên (tốc độ trung bình hay cao), khối lượng ly tâm ngoài bị chặn lại bởi thân van. Sau đó, l ực ly tâm c ủa kh ối lượng trong và lực lò xo (cả hai lực này đều ấn van đi xuống) cùng kết hợp để cân bằng lực thủy lực tác dụng lên phần dưới của van. Áp suất thủy l ực cuối cùng là áp suất ly tâm. Như vậy van ly tâm hoạt động theo hai giai đoạn. 7. Van tín hiệu khóa biến mô và van rơle khóa biến mô: Hình IV-26. Van tín hiệu khóa biến mô và van rơle khóa biến mô Van này cảm nhận áp suất ly tâm và xác định thời điểm khóa biến mô bằng việc điều khiển áp suất tác dụng lên van rơle khóa biến mô thông qua áp suất tín hiệu. Ở dưới một áp suất ly tâm nhất định, áp suất chuẩn từ ly hợp số truyền tăng (C 0) được cấp đến lò xo van tín hiệu khóa biến mô và van tín hi ệu khóa bi ến mô b ị ấn xuống. Ở trên một áp suất ly tâm nhất định, van tín hiệu khóa biến mô bị ấn lên và áp suất B0 từ van chuyển số 3-4 (hay áp suất C 2 từ van chuyển số 2-3 trong xeri hộp số A130) tác dụng lên phần dưới của van rơ le. Sự trễ trong khóa biến mô xảy ra do sự thay đổi di ện tích (khi t ừ B đ ến B-A) ở đầu dưới, mà tiếp xúc với áp suất ly tâm c ủa van tín hiệu, như trong tr ường hợp van chuyển số 2-3 và 3-4 (hay van chuyển số 2-3 trong hộp số tự động A130). Van rơle khóa biến mô sẽ đảo ngược dòng dầu chảy qua bộ biến mô (ly hợp khóa biến mô) phụ thuộc vào áp suất tín hiệu từ van tín hiệu khóa biến mô. Khi áp suất tín hiệu tác dụng lên phần dưới của van rơle khóa biến mô, van này sẽ bị ấn xuống. Điều đó làm mở khoang phía sau của ly hợp khóa bi ến mô, làm cho nó ăn khớp. Nếu áp suất tín hiệu bị cắt, van rơle khóa bi ến mô bị ấn xu ống b ằng áp suất chuẩn và lực lò xo tác dụng lên phần đầu của van rơle. Đi ều đó làm mở khoang dầu đến phía trứơc của ly hợp khóa biến mô, làm cho nó nhả khớp. 8. Van điều khiển bộ tích năng: 85
- Van điều khiển bộ tích năng làm giảm rung động khi vào số bằng cách giảm áp suất hồi của bộ tích năng cho ly hợp số truyền thẳng (C 2) và bộ tích năng cho phanh số 2 (B2) khi góc mở bướm ga là nhỏ. Nếu góc mở bướm ga còn nhỏ, do mô men tạo bởi động cơ còn thấp nên cả áp suất hồi về bộ tích năng và do đó áp suất ban đầu dùng để hoạt động các phanh và ly hợp đều giảm xuống, ngăn chặn va đập mà nếu khộng sẽ xảy ra khi nối phanh và ly hợp. Ngược lại, khi mô men tạo bởi động cơ lớn nếu góc m ở c ủa bướm ga l ớn, áp suất hồi về bộ tích năng tăng lên, do đó ngăn sự trượt xảy ra khi ly h ợp và phanh ăn khớp. Hình IV-27. Van điều khiển bộ tích năng 9. Van chuyển số: Hình IV-28. Van chuyển số Để cho phép hộp số thay đổi số lên suống, một đường ống được thêm vào đi từ đường ống áp suất chính đến van chuyển số. Van chuyển số đưa áp suất thủy l ực đến các bộ phận giữ của hộp số để tạo ra các số khác nhau trong dãy dẫn động. S ự 86
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình truyền động thủy lực và khí nén - ĐH Nông nghiệp Hà Nội
403 p | 1059 | 430
-
TÌM HIỂU HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
73 p | 557 | 264
-
Kết cấu và tính toán ô tô - Hộp số ô tô
77 p | 568 | 234
-
Báo cáo: HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
10 p | 801 | 195
-
CHƯƠNG 1 : KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
6 p | 426 | 106
-
ứng dụng phân tích dầu bôi trơn và hạt mài mòn trong chẩn đoán kỹ thuật máy, chương 3
7 p | 247 | 80
-
QUY TRÌNH THÁO –RÁP HỘP SỐ TỰ ĐỘNG 3S
12 p | 678 | 70
-
Bài giảng Truyền động điện: Chương 2 - Nguyễn Anh Duy
61 p | 253 | 52
-
thiết kế hệ truyền động cho xe Bus chạy điện, chương 5
7 p | 165 | 47
-
thiết kế hệ truyền động cho xe Bus chạy điện, chương 7
8 p | 198 | 41
-
đồ án thiết kế hệ thống tự động trong cơ khí, chương 1
11 p | 156 | 37
-
Nguyên lý hoạt động của hộp số phân phối
2 p | 693 | 26
-
Tại sao xe số tự động tiết kiệm nhiên liệu hơn số sàn?
5 p | 129 | 22
-
Giáo trình Truyền động điện - CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội
229 p | 59 | 20
-
Dầu hộp số tự động
3 p | 153 | 15
-
Điều khiển bám đuổi mạng Neural thích nghi cho cánh tay Robot bao gồm động lực học cơ cấu truyền động
15 p | 123 | 15
-
Về một phương pháp tính toán động học hệ truyền động điện tự động số có tính đến yếu tố phi tuyến và mô phỏng trên máy tính
6 p | 92 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn