Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong chính trị
lượt xem 36
download
Trong suốt quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác lập và hiện thực hoá hệ thống quan điểm về dân chủ trong tổ chức xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực. Tư tưởng của Người về dân chủ trong chính trị đã trở thành một bộ phận văn hoá
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong chính trị
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong chính trị Trong suốt quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác lập và hiện thực hoá hệ thống quan điểm về dân chủ trong tổ chức xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực. Tư tưởng của Người về dân chủ trong chính trị đã trở thành một bộ phận văn hoá của dân tộc Việt Nam. Người xứng đáng với danh hiệu “Nhà thực hành dân chủ vĩ đại của thế kỷ XX”. Khi nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong chính trị, cho thấy nổi lên những nội dung lớn sau: Một là. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong chính trị xuất phát từ truyền thống văn hoá dân tộc, được kết tinh qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; là sự kết hợp những tinh hoa giá trị dân chủ của văn hoá phương Đông và phương Tây, đặc
- biệt là lý tưởng giải phóng dân tộc gắn với giải phóng xã hội, giải phóng con người của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Hai là. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong chính trị được thể hiện ở việc khẳng định quyền lực của nhân dân trong hiến pháp và pháp luật; đảm bảo tổ chức nhà nước dân chủ của dân, do dân và vì dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”(1). Quan niệm địa vị cao nhất là dân được Hồ Chí Minh giải thích rất ngắn gọn “dân là chủ”, mọi quyền hành và lực lượng là của nhân dân, mọi công việc đều do dân và do đó thành quả của nền dân chủ mới thuộc về đại đa số quần chúng nhân dân chứ không phải của bất cứ một số ít dân cư nào. Trong Chương trình hành động của Mặt trận Việt Minh, Hồ Chí Minh đã đưa ra những nội dung cơ bản về chế độ dân chủ cộng hoà cho nước ta sau khi giành chính quyền. Nhờ hướng đến mục tiêu dân chủ mà Chủ tịch Hồ Chí
- Minh và Đảng ta đã thức tỉnh quần chúng nhân dân làm nên thắng lợi vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám. Vấn đề làm chủ của nhân dân, của các giai tầng trong xã hội được pháp điển hoá trong các bản Hiến pháp (1946 và 1959). Hiến pháp năm 1946 bảo đảm “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam” (Điều 12), “Quyền lợi các giới cần lao trí thức và chân tay” (Điều 13). Hiến pháp năm 1946 còn tuyên bố: “Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” (Điều 22), Ban Thường vụ Nghị viện có quyền “kiểm soát và phê bình Chính phủ” (Điều 36)… Quan điểm “quyền lực thuộc về nhân dân” còn được Hồ Chí Minh nói rõ trong bản Hiến pháp năm 1959. Điều 6 của bản Hiến pháp này nêu rõ: “Tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Tất cả nhân viên nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân”.
- Những quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng hiến pháp dân chủ, xác định quyền làm chủ của nhân dân trong thực tiễn là những quan điểm căn bản cho việc xây dựng hệ thống chính trị dân chủ ở nước ta, thể hiện qua việc xây dựng Nhà nước dân chủ của dân, do dân và vì dân. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước của dân là nhà nước trong đó dân là chủ; dân là người có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, dân tộc. Người khẳng định: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”(2). Nhà nước do dân nghĩa là dân làm chủ nhà nước, nhà nước phải tin dân và dựa vào dân. Nội dung quyền làm chủ nhà nước của dân được thể hiện: Nhân dân là người tổ chức nên các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương thông qua thực hiện chế độ tổng tuyển cử phổ thông. Nhân dân có quyền bầu cử, ứng cử, đồng thời có quyền thực hiện chế độ bãi miễn. Người viết: “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính
- phủ”(3). Dân phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp trí tuệ, sức người, sức của để tổ chức, xây dựng, bảo vệ và phát triển nhà nước. Đồng thời, nhân dân có quyền tham gia vào công việc quản lý nhà nước, phê bình, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các đại biểu do mình cử ra. Nhà nước vì dân, theo Hồ Chí Minh, là nhà nước phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho nhân dân. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo một mục tiêu cao nhất là không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân đúng với phương châm “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì hại đến dân phải hết sức tránh”. Nhà nước phải chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân, thoả mãn các nhu cầu thiết yếu nhất: làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành, làm cho dân có điều kiện khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ… Bản chất dân chủ của Nhà nước Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh được Đại hội X xác định rất rõ: “Nhà nước là đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực
- hiện đường lối chính trị của Đảng. Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều phản ánh lợi ích của đại đa số nhân dân. Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước”(4). Ba là. Để phát huy dân chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phải xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam nhằm làm cho hoạt động của Nhà nước đem lại hiệu quả xã hội thực sự. Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà mọi người được tôn trọng, dân chủ được mở rộng, người dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước pháp quyền là nhà nước phải thể hiện được việc điều hành và quản lý xã hội bằng hệ thống luật. Ngày nay, theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lợi nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành
- pháp và tư pháp; hoàn thiện hệ thống, xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền. Bốn là. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong chính trị có giá trị lý luận và thực tiễn vô cùng sâu sắc đối với cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ. Quán triệt những nội dung của tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng đã kế thừa, vận dụng và không ngừng phát triển sáng tạo tư tưởng của Người nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là mục tiêu xuyên suốt, mục tiêu cao cả và là điểm tựa về đường lối, chủ trương, chính sách để đoàn kết toàn dân thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực hiện mục tiêu xuyên suốt đó cũng chính là vận dụng và phát triển những kiến giải sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân chủ.
- 1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 6, tr. 515. 2. Sđd, t. 7, tr. 218. 3. Sđd, t. 5, tr. 60. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 44. Nguyễn Văn QuangKhoa Giáo dục Chính trị - Trường Đại học Sư phạm Huế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của sinh viên
18 p | 2351 | 375
-
Bài thuyết trình môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
36 p | 3563 | 330
-
Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Chủ đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
37 p | 1178 | 263
-
Bài giảng Chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
64 p | 998 | 118
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 7 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới
18 p | 601 | 71
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 4 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
16 p | 433 | 66
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 7: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới (34tr)
34 p | 814 | 64
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam (28tr)
28 p | 412 | 64
-
Bài giảng chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và văn hóa
14 p | 450 | 61
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc (38tr)
38 p | 236 | 40
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 2 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc
7 p | 269 | 35
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức, con người (2022)
32 p | 71 | 16
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (2022)
52 p | 44 | 14
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế (2022)
21 p | 47 | 13
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước của dân, do dân và vì dân (2022)
25 p | 28 | 9
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 6 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức, con người (2023)
32 p | 54 | 9
-
Bài giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 7: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới
9 p | 130 | 8
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 3 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (2023)
52 p | 75 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn