Ứng dụng giải pháp thiết kế và chế tạo đồ gá
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng cũng như chất lượng của hàng may công nghiệp, ngoài việc trang bị những máy chuyên dung hiện đại, các cơ sở cung cấp thiết bị cũng còn cung cấp nhiều loại đồ gá (hoặc các cơ sở may tự chế tạo lấy) nhằm nâng cao chất lượng và năng suất mà chi phí lại rẻ hơn so với việc mua thiết bị chuyên dùng. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ứng dụng giải pháp thiết kế và chế tạo đồ gá
- ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO ĐỒ GÁ Nguyễn Thị Mộc Linh, Lê Thị Thúy Hồng, Nông Thị Linh, Đinh Thị Thanh Ngân, Phạm Huỳnh Kim Ngân Khoa Kiến trúc Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên TÓM TẮT Hiện nay các doanh nghiệp may lớn nhỏ trong thành phố nói riêng, trong cả nước nói chung đều công nhận việc sử dụng đồ gá để nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm rất hiệu quả. Do đó, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng cũng như chất lượng của hàng may công nghiệp, ngoài việc trang bị những máy chuyên dung hiện đại, các cơ sở cung cấp thiết bị cũng còn cung cấp nhiều loại đồ gá (hoặc các cơ sở may tự chế tạo lấy) nhằm nâng cao chất lượng và năng suất mà chi phí lại rẻ hơn so với việc mua thiết bị chuyên dùng. Từ khóa: Đồ gá, nguyên liệu, phụ liệu, tăng năng suất, ngành may. 1 MỞ ĐẦU Đồ gá là dụng cụ hoặc thiết bị dùng để định hình, định vị các chi tiết, dụng cụ (thành phần) trong quá trình gia công. Nó làm tăng năng suất, chất lượng của sản phẩm và có thể nâng cao khả năng của thiết bị. Hiện nay trong sản xuất may công nghiệp, các thao tác kỹ thuật hầu hết đã được cơ giới hóa, tự động hóa nhờ các thiết bị chuyên dùng như máy thùa khuy, máy đính cúc, máy may túi tự động. Tuy vậy, vẫn còn nhiều thao tác kỹ thuật phải được thực hiện bằng tay người thợ, do đó chất lượng kém ổn định, năng suất bị ảnh hưởng vào tay nghề người thợ rất nhiều. Để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm được ổn định, tăng năng suất, giảm giá thành thì hiện nay khuynh hướng chung của các cơ sở may công nghiệp là sử dụng đồ gá. 2 HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ GÁ VÀO SẢN XUẤT Đảm bảo và kiểm soát được chất lượng sản phẩm: Độ chính xác của các chi tiết trong loạt sản phẩm hoặc trong các loạt sẽ cao hơn khi sử dụng đồ gá, phế phẩm rất ít. Độ đồng đều cao hơn: Tất cả các sản phẩm khi được gia công với đồ gá sẽ đồng đều hơn về hình thức đến chất lượng dù ở các đợt sản xuất khác nhau hoặc do các tổ sản xuất có tay nghề khác nhau thực hiện. Tăng năng suất: Công nhân sẽ không mất thời gian để làm quen với sản phẩm mới mà chỉ mất một thời gian ngắn để công nhân làm quen với việc cấp liệu cho đồ gá khi gia công. Khi sử dụng đồ gá thì năng suất sẽ không biến động nhiều với sự thay đổi trạng thái tâm sinh lý của công nhân trong suốt thời gian làm việc. 683
- Hạ giá thành sản phẩm do giảm được phế phẩm, tăng năng suất, giảm nhu cầu thợ có tay nghề cao. Tăng khả năng linh hoạt hoá trong sản xuất: Hiện nay xu thế thời trang thay đổi rất nhanh, nên việc sản xuất hàng loạt với số lượng lớn tỏ ra kém hiệu quả kinh doanh. Nhưng chuyển sang số lượng nhỏ thì kèm theo thời gian thực hiện cũng phải giảm theo sản lượng, nếu dùng phương thức sản xuất không dùng đồ gá thì khó đạt được vì mất nhiều thời gian cho công nhân làm quen với sản phẩm mới và tỷ lệ phế phẩm rất cao. 3 CƠ SỞ THIẾT KẾ ĐỒ GÁ 3.1 Các loại đồ gá Đồ gá được chia làm nhiều loại: Đồ gá dùng chung: Là kiểu đồ gá có thể dùng để thực hiện nhiều dạng công việc tương đối khác nhau. Ví dụ: chân vịt máy may, các cử chặn.. Đồ gá chuyên dùng: Là kiểu đồ gá chỉ dùng để thực hiện một dạng công việc duy nhất. Ví dụ: cử may gấp mí, may viền... Đồ gá cố định: Là kiểu đồ gá có hình dạng và kích thước không thay đổi được. Đồ gá điều chỉnh được: Là kiểu đồ gá có thể thay đổi hình dáng, kích thước sao cho phù hợp với hình dạng công việc, vật liệu gia công. Ví dụ như đồ gá may vành nón, đồ gá may bọc mí đường cong, đồ gá may dún… Ngoài ra đối với các thao tác kỹ thuật mà chưa có thiết bị chuyên dùng, chỉ có thiết bị tương tự hoặc để tiết kiệm chi phí mua thiết bị, người ta dùng đồ gá cải tạo, biến đổi tính năng của thiết bị. Ví dụ đồ gá để thực hiện đường may dầu mũi (vắt gấu) ở máy may bằng một kim, đồ gá may vành nón… 3.2 Cơ sở thiết kế đồ gá Khi thiết kê đồ gá, phải đạt được các tiêu chuẩn như sau: – Tính kỹ thuật: Đồ gá phải đạt được độ chính xác, độ tin cậy và độ ổn định cao với kết cấu sao cho việc gá đặt và vận hành dễ dàng. – Tính công nghệ: Đồ gá thiết kế ra phải có khả năng chế tạo được với các phương pháp gia công hiện có. Trong kết cấu có nhiều chi tiết tiêu chuẩn càng tốt. – Tính kinh tế: Giá thành chế tạo đồ gá sao cho rẻ nhất: vật liệu rẻ, công chế tạo ít. – Tính mỹ thuật: Đồ gá chế tạo ra phải có tính thẩm mỹ cao, thuận lợi khi thao tác, an toàn cho công nhân khi sử dụng. 3.3 Cơ sở lý thuyết gá đặt Trong suốt quá trình gia công thì vị trí của các chi tiết thành phần phải được xác định chính xác. Có ba phương pháp gá đặt các chi tiết khi gia công. 684
- – Gá đặt có sự hiệu chỉnh vị trí của từng chi tiết. Đây là trường hợp không dùng đồ gá và cũng không có dấu hiệu xác định vị trí gia công, công việc xác định vị trí các chi tiết trong hệ thống công nghệ được thực hiện hoàn toàn bằng tay. Với phương pháp gá đặt này thì độ chính xác của sản phẩm cao – Kết hợp việc khảo sát vật liệu, phụ liệu và chi tiết sau khi gia công, phân tích quá trình hình thành khi thực hiện bằng tay để xác định chuyển động của đồ gá và các thông số đồ gá như độ lớn của đồ gá, các thành phần của đồ gá. Dự đoán chuyển động vật liệu, phụ liệu trong đồ gá khi gia công. – Xác định việc định vị, kẹp chặt đồ gá trên thiết bị chính. Ở bước này ta xem có thể kẹp chặt đồ gá lên trên thiết bị chính bằng gì và ở chổ nào để tránh sai số điều chỉnh là nhỏ nhất và thao tác dễ dàng nhất. – Xác định quy trình cấp liệu và thao tác khi gia công với đồ gá. Đối với các nguyên liệu rời thì ta phải thiết kế đồ gá sao cho quy trình cấp liệu là đơn giản nhất, tốn ít thời gian nhất. Đối với nguyên liệu dạng liên tục, chỉ cần cấp liệu một lần thì yêu cầu trên phần nào dễ dàng hơn. Nhưng quy trình cấp liệu không được quá khó và không cần đến thợ điều chỉnh. – Khảo sát đến các tính chất khác: + Tính công nghệ: Đồ gá thiết kế sao cho đơn giản dễ chế tạo, dễ lắp đặt, nhỏ gọn. + Tính kinh tế: Vật liệu dùng để chế tạo đồ gá phải rẻ, dễ mua, đồ gá thiết kế tiêu hao vật liệu ít nhất, chi phí gia công rẻ, cố gắng dùng nhiều chi tiết tiêu chuẩn vào đồ gá khi thiết kế. + Tính thẩm mỹ: Đồ gá phải an toàn, gọn gàng đẹp mắt, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng. 3.4 Các bộ phận chính của đồ gá Thân: Đây là phần cơ bản của đồ gá, nó dùng để định vị đồ gá lên thiết bị chính và dùng để liên kết các bộ phận khác của đồ gá. Thân thường có kết cấu cứng hơn, vật liệu chế tạo nhiều hơn. Bộ phận định vị: Là chi tiết hoặc nhóm chi tiết dùng để xác định vị trí các chi tiết cần gia công trong hệ thống công nghệ (vị trí của các chi tiết cần gia công với kim, giữa các chi tiết với nhau). Bộ phận định hình: Ở một số đồ gá có thêm bộ phận định hình để thay đổi hình dáng của nguyên vật liệu, phụ liệu sao cho nó đúng với hình dáng thật của sản phẩm. Bộ phận kẹp chặt: Ở một số đồ gá chi tiết gia công cần phải được giữ chặt ở vị trí đã được định vị chống dịch chuyển khi gia công người ta phải có các chi tiết kẹp. Bộ chuyển đẩy: Ở một số chi tiết khi gia công cần phải dịch chuyển để tạo nên hình dáng sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật người ta cần phải có các cơ cấu chuyển đẩy. Nguồn lực chuyển đẩy có thể được trích từ thiết bị chính hoặc sử dụng nguồn độc lập. Các bộ phận khác: Tùy theo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, độ phức tạp của đồ gá mà người ta cần có thể thêm vào các bộ phận khác như truyền động, bộ gia nhiệt, bộ đếm, bộ định thời… Ngày 685
- này trong các đồ gá, ngoài việc sử dụng các cơ cấu cơ khí, người ta còn dùng nhiều đến các thiết bị điện và điện tử để điều khiển, để truyền động. 4 TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG TẠI CÔNG TY SGT Hiện trạng sử dụng đồ gá: Qua quá trình tìm hiểu ứng dụng giải pháp tại công ty, nhận xét đánh giá về việc sử dụng đồ gá tại công ty SGT như sau: Tỷ lệ sử dụng đồ gá trong chuyền may khoảng 10%. Nhận thấy con số này là quá ít so với hàng trăm máy may và hàng trăm công nhân. Trong việc tự thiết kế các loại đồ gá sử dụng phục vụ cho công đoạn may, công ty không có khả năng tự chế tạo và thiết kế được các loại đồ gá do không có một lực lượng chuyên về lĩnh vực này. Hơn nữa nó cũng không phải là một hoạt động được phổ biến trong quá trình hoạt động sản xuất. Không những việc thiết kế không được phổ biến mà riêng khả năng chế tạo đồ gá công ty cũng chưa tự chế tạo được. Công ty không có một chương trình quản lý các loại đồ gá hiệu quả và phục vụ nhanh hơn mặc dù với tỷ lệ 10% không phải là có ít đồ gá. Giải pháp: Sau khi khảo sát sơ bộ, nhóm thực hiện đưa ra cách thức triển khai giải pháp như sau: – Tiến hành thâm nhập và tìm hiểu tình hình sử dụng đồ gá trong công ty. Xác định nhu cầu đồ gá trong công ty. – Nghiên cứu, thiết kế thử nghiệm một vài đồ gá tại công ty. – Những vấn đề được đề nghị giải quyết: + Thiết kế, hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đồ gá tại xí nghiệp may của công ty SGT. + Thiết kế chế tạo thử nghiệm đồ gá cho máy may đường cổ áo bằng mica. Hiệu quả mang lại: – Làm cho công ty ý thức hơn đối với việc sử dụng đồ gá trong sản xuất. – Giúp cho công ty quản lý các đồ gá hiện có một cách hệ thống hơn và đáp ứng kịp thời nhu cầu. – Công ty có thể dựa trên đồ gá có sẵn để thiết kế và chế tạo lại một đồ gá thích hợp hơn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả hơn. – Khi ứng dụng đồ gá cho máy phay dưỡng cổ áo, năng suất tăng 20%. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn ăn Lê (2000), Tổ chức lao động trong các cơ sở sản xuất, NXB Lao động. [2] Phạm Ngọc Tuấn (2002), Hiện đại hóa công nghệ Dệt may, Tạp chí tự động hóa ngày nay. 686
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
thiết kế cầu Bà Lớn, chương 27
8 p | 153 | 34
-
phần trạm biến áp cấp điện áp từ 220kv đến 500kv: phần 2 - tập đoàn điện lực việt nam
34 p | 236 | 23
-
Ứng dụng Dynamo cho dự án BIM trong giai đoạn thiết kế ý tưởng
6 p | 75 | 8
-
Giải pháp thiết kế mới bộ lọc điện từ cho LED driver công suất lớn cấu hình hai tầng
10 p | 63 | 8
-
Kiến trúc và xây dựng hướng đến phát triển bền vững - Kỷ yếu khoa học: Phần 2
74 p | 12 | 6
-
Một giải pháp thiết kế, chế tạo mô đun chuẩn hóa tín hiệu ứng dụng trong hệ thống đo lường đa kênh trên tàu quân sự
4 p | 39 | 5
-
Nghiên cứu giải pháp thiết kế thoát nước mưa trên đường phố theo hướng bền vững
13 p | 98 | 5
-
Thiết kế bộ lọc số thông dải sử dụng trong hệ thống nhận dạng bằng tần số vô tuyến
5 p | 94 | 4
-
Nghiên cứu các giải pháp không gian kiến trúc bệnh viện đáp ứng yêu cầu công nghệ y tế hiện đại tại thành phố Hồ Chí Minh
4 p | 36 | 4
-
Thiết kế mạch khuếch đại tạp âm thấp băng Ku ứng dụng cho hệ thống thu vệ tinh Vinasat
3 p | 23 | 4
-
Xây dựng và đánh giá các giải pháp thiết kế: Phần 2
62 p | 11 | 3
-
Về một phương pháp thiết kế hệ thống định vị thủy âm chủ động kiểu USBL sử dụng mảng bốn hydrophone
6 p | 52 | 3
-
Hệ nhúng: Giải pháp thiết kế cho các hệ thống và thiết bị số thông minh
3 p | 48 | 3
-
Nghiên cứu giải pháp thiết kế dầm I, T bê tông cốt thép dự ứng lực lắp ghép kiểu mới cho cầu đường cao tốc
8 p | 34 | 2
-
Ứng dụng phương pháp luận TRIZ để nâng cao giá trị sản phẩm thiết kế
10 p | 86 | 2
-
Ứng dụng giải pháp mới trong gia cố kè đô thị ven sông
3 p | 20 | 1
-
Tổng quan về tính toán phổ phản ứng gia tốc đàn hồi và thiết kế công trình cầu chống động đất
15 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn