Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
øng dông ph¬ng ph¸p fdtd 2 chiÒu<br />
trong m« pháng trêng ®iÖn tõ<br />
NGUYỄN HUY HOÀNG, NGUYỄN VĂN TRUNG, NGUYỄN THÙY LINH<br />
<br />
Tóm tắt: Bài báo giới thiệu tóm tắt việc ứng dụng phương pháp sai phân hữu hạn trong<br />
miền thời gian (Finite difference Time Domain - FDTD) hai chiều trong mô phỏng trường điện<br />
từ với các nội dung chính: Trình bày tóm tắt các vấn đề về rời rạc hóa các phương trình<br />
Macxoen bằng phương pháp FDTD và điều kiện biên hấp thụ trong mô phỏng 2 chiều hay còn<br />
gọi là lớp hấp thụ (Perfect Matched Layer - PML); trên cơ sở đó tiến hành mô phỏng 2 chiều<br />
với mô hình sóng điện từ phẳng và đưa ra các nhận xét từ kết quả mô phỏng. Các chương trình<br />
mô phỏng được thực hiện trên phần mềm Matlab và kết quả mô phỏng thu được phù hợp với lý<br />
thuyết trường điện từ.<br />
<br />
Từ khóa: FDTD, Trường điện từ, Phương trình Macxoen, PML, Mô phỏng.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Phương pháp FDTD được Kane Yee người Nhật giới thiệu vào năm 1966, phương<br />
pháp này được đưa ra nhằm mục đích giải trực tiếp bằng số các phương trình Macxoen<br />
trong các môi trường và các miền không gian khác nhau trong miền thời gian. Trong<br />
phương pháp này, điện trường và từ trường được rời rạc hóa trong phép lấy vi phân các<br />
phương trình Macxoen theo phương pháp sai phân trung tâm và sau đó các giá trị rời rạc<br />
của chúng sẽ được tính toán bằng máy tính.<br />
Trong các phương pháp được sử dụng để tính toán số và mô phỏng trường điện từ như<br />
phương pháp mô men, phương pháp phần tử hữu hạn, phương pháp FDTD thì phương<br />
pháp FDTD được sử dụng phổ biến hơn cả vì nó cho phép giải quyết được số lượng lớn<br />
các bài toán điện từ, đặc biệt là các bài toán liên quan đến các vật thể có cấu trúc phức tạp<br />
(2D và 3D) hay các bài toán có liên quan đến các vật thể có kích thước so sánh được với<br />
bước sóng cũng như các bài toán yêu cầu miền tần số cần khảo sát lớn. Với các ưu điểm<br />
như vậy, phương pháp FDTD hiện là một công cụ rất mạnh mẽ và hữu hiệu được ứng<br />
dụng rộng rải khi giải các bài toán phức tạp liên quan đến điện từ trường trong nhiều lĩnh<br />
vực như thiết kế anten, kỹ thuật siêu cao tần, radar...<br />
Cơ sở lý thuyết và nội dung của phương pháp FDTD đã được trình bày chi tiết trong [4,<br />
7], bài báo này tập trung vào nghiên cứu ứng dụng phương pháp FDTD để mô phỏng 2<br />
chiều sóng điện từ phẳng trong cả 2 trường hợp không và có thiết lập lớp hấp thụ PML.<br />
<br />
2. RỜI RẠC HÓA PHƯƠNG TRÌNH MACXOEN VÀ LỚP HẤP THỤ<br />
2.1 Rời rạc hóa phương trình Macxoen z<br />
Trong mô phỏng hai chiều ta chọn một trong hai nhóm gồm 3 vectơ sau để mô phỏng<br />
[6]: Trường từ ngang (TM), gồm các thành phần E~z , H x , H y hoặc trường điện ngang (TE)<br />
gồm các thành phần H z , E~x , E~y . Ta sẽ làm việc với trường TM. Với trường TM, phương<br />
trình Macxoen [1] được tiến hành rời rạc hóa tương tự như trường hợp mô phỏng một<br />
chiều bằng phương pháp FDTD như sau:<br />
Dzn 1/2 (i, j ) Dzn 1/2 (i, j ) 1 H yn (i 1/ 2, j ) H yn (i 1/ 2, j ) H xn (i, j 1/ 2) H xn (i, j 1/ 2) <br />
(1)<br />
t 0 0 x y <br />
H xn 1 (i, j 1/ 2) H xn (i, j 1/ 2) 1 Ezn1/ 2 (i, j 1) Ezn 1/ 2 (i, j )<br />
(2)<br />
t 0 0 y<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 31, 06 - 2014 109<br />
Khoa hoc máy tính<br />
<br />
Hyn1(i 1/ 2, j) Hyn (i 1/ 2, j)<br />
Ezn1/2 (i 1, j) Ezn1/2 (i, j)<br />
1<br />
(3)<br />
t 00 x<br />
ở đây, ta vẫn sử dụng điều kiện ổn định nghiệm như trong mô phỏng một chiều [4, 7], đó<br />
là: t x / 2.c0 , với c0 là vận tốc ánh sáng trong chân không và để đơn giản ta<br />
chọn y x . Các phương trình rời rạc hóa (1), (2), (3) sẽ được sử dụng để viết mã mô<br />
phỏng FDTD 2 chiều.<br />
2.2. Lớp hấp thụ<br />
Giả sử ta đang mô phỏng một sóng điện từ phát ra từ một nguồn điểm truyền trong<br />
không gian tự do. Sóng sẽ lan truyền ra xung quanh, đến biên của vùng không gian mô<br />
phỏng và bị phản xạ lại không như ý tại biên, lúc đó ta sẽ không xác định được đâu là sóng<br />
thực và đâu là sóng phản xạ. Đây chính là lý do phải xác lập điều kiện biên hấp thụ trong<br />
phương pháp FDTD.<br />
Một trong những điều kiện biên hấp thụ hiệu quả và linh hoạt nhất trong mô phỏng<br />
FDTD 2 chiều đó là tầng phối hợp trở kháng hay lớp hấp thụ (PML) do Berenger xây dựng.<br />
Ý tưởng cơ bản để xây dựng nên PML là, khi sóng truyền từ môi trường A sang môi trường<br />
B thì hệ số phản xạ của sóng sẽ phụ thuộc vào trở sóng của hai môi trường đó [2, 3, 6]:<br />
ZCA ZCB<br />
R<br />
ZCA ZCB<br />
Trở sóng của môi trường lại phụ thuộc vào hằng số điện môi và độ từ thẩm của môi<br />
trường theo công thức:<br />
ZC <br />
<br />
Nếu ta cho thay đổi theo sao cho trở sóng của hai môi trường luôn bằng nhau thì sẽ<br />
không xảy ra hiện tượng phản xạ tại mặt phân cách, hay hệ số phản xạ bằng 0. Tiếp theo ta<br />
sẽ tạo ra một môi trường tổn hao sao cho khi sóng truyền vào sẽ bị suy giảm hoàn toàn trước<br />
khi tới được biên. Điều này được thực hiện khi chúng ta coi và là các số phức vì phần<br />
ảo của chúng thể hiện sự suy giảm như đã biết từ lý thuyết trường điện từ [2].<br />
Sau một vài phép biến đổi bằng cách sử dụng thêm các hằng số và ảo, ký hiệu là<br />
* * *<br />
Fz , Fx , Fy , hệ phương trình Macxoen [1] sẽ có dạng như sau:<br />
<br />
H H <br />
*<br />
i Dz . Fz *<br />
( x). Fz ( y) c0 . y x (4)<br />
x y <br />
Dz () '*().Ez () (5)<br />
* * Ez<br />
i H x . Fx ( x). Fx ( y ) c0 . (6)<br />
y<br />
* * Ez<br />
i H y .Fy ( x).Fy ( y) c0 . (7)<br />
x<br />
Các hằng số ảo F* và F* trong các công thức trên phụ thuộc vào cả hai hướng x, y và<br />
chúng không ảnh hưởng đến các hằng số thực của môi trường. Đây là các đại lượng phức<br />
và chúng có dạng như sau:<br />
* Dm * <br />
Fm Fm ; Fm Fm Hm<br />
i 0 i0<br />
<br />
<br />
<br />
110 N. H. Hoµng, N. V. Trung, N. T. Linh,“øng dông ph¬ng ph¸p FDTD… trêng ®iÖn tõ.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Hm Dm D<br />
trong đó, Dm và Hm là các tham số thỏa mãn điều kiện [6]: với<br />
0 0 0<br />
D là độ dẫn điện của môi trường đang xét; m = x hoặc y.<br />
Ta xây dựng PML theo phương x. Sử dụng điều kiện ổn định nghiệm<br />
( t .c 0 ) / x 1 / 2 , phương trình (4) được biến đổi thành:<br />
D zn 1/ 2 ( i , j ) gi 3( i ). D zn 1/ 2 ( i , j ) <br />
gi 2( i ).0.5. H yn ( i 1 / 2, j ) H yn ( i 1 / 2, j ) H xn ( i , j 1 / 2) H yn ( i , j 1 / 2) (8)<br />
Các tham số gi2 và gi3 có dạng sau:<br />
1<br />
gi 2( i ) (9)<br />
1 D ( i ). t / (2 . 0 )<br />
1 D ( i ). t / (2. 0 )<br />
gi 3( i ) (10 )<br />
1 D ( i ). t / (2 . 0 )<br />
Ta biến đổi tương tự đối với phương trình (7):<br />
H yn 1/ 2 ( i 1 / 2, j ) fi 3( i 1 / 2). H yn ( i 1 / 2, j ) <br />
fi 2( i 1 / 2).0.5. E zn ( i 1, j ) E zn 1/ 2 ( i , j ) (11)<br />
trong đó,<br />
1<br />
fi 2(i 1 / 2) (12)<br />
1 D (i 1 / 2).t / (2. 0 )<br />
1 D (i 1 / 2).t / (2. 0 )<br />
fi 3(i 1 / 2) (13)<br />
1 D (i 1 / 2). t / (2. 0 )<br />
Phương trình (6) được biến đổi thành:<br />
c0 .t c .t ( x).t n1 / 2<br />
H xn 1 (i, j 1 / 2) H xn (i, j 1 / 2) rotE 0 . D I Hx (i, j 1 / 2) <br />
x x 0<br />
c0 .t ( x ).t n1 / 2<br />
H xn (i, j 1 / 2) rotE D I Hx (i, j 1 / 2)<br />
x 2 0<br />
T<br />
n 1 / 2 rotE<br />
Ở đây, ta ký hiệu I Hx (i, j 1 / 2) n 0 x<br />
. Do vậy khi viết chương trình mô phỏng<br />
<br />
phương trình (6) sẽ được thực hiện thông qua các phương trình dưới đây:<br />
rotE E zn 1/ 2 (i, j ) E zn 1/ 2 (i, j 1) (14)<br />
n 1/ 2 n 1/ 2<br />
I Hx (i, j 1/ 2) I Hx (i, j 1 / 2) rotE (15)<br />
H xn 1 (i, j 1 / 2) H xn (i, j 1 / 2) 0.5.rotE fi1(i ).I Hx<br />
n 1/2<br />
(i, j 1 / 2) (16)<br />
trong đó,<br />
D (i).t<br />
fi1(i) <br />
2 0<br />
Giá trị biến thiên của các tham số như sau [6]:<br />
fi1(i) : (0 ÷ 0.333); gi2(i) : (1 ÷ 0.75); gi3(i) : (1 ÷ 0.5)<br />
Ở trên ta đã xây dựng PML theo phương x. Một cách tương tự ta hoàn toàn có thể xây<br />
dựng theo phương y. Ta có phương trình cho Dz:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 31, 06 - 2014 111<br />
Khoa hoc máy tính<br />
<br />
D zn 1/ 2 (i , j ) gi 3(i ). gj 3( j ) D zn 1/ 2 (i ) <br />
gi 2(i ). gj 2( j ).0.5. H yn (i 1 / 2, j ) H yn (i 1 / 2, j ) H xn (i , j 1 / 2) H xn (i , j 1 / 2) (17)<br />
và<br />
rotE Ezn 1/2 (i 1, j ) Ezn 1/ 2 (i, j ) (18)<br />
n 1/2 n 1/ 2<br />
I Hy (i 1/ 2, j ) I Hy (i 1/ 2, j ) rotE (19)<br />
H yn 1 (i 1 / 2, j ) fi 3(i 1 / 2).H yn (i 1 / 2, j ) <br />
n 1/ 2<br />
fi 2(i 1 / 2).0.5.rotE fi1( j ).I Hy (i 1 / 2, j ) (20)<br />
cuối cùng, Hx theo phương x có dạng như sau:<br />
rotE Ezn1/2 (i, j) Ezn1/2 (i, j 1)<br />
n 1/2 n 1/2<br />
I Hx (i, j 1/ 2) I Hx (i, j 1/ 2) rotE<br />
H xn1 (i, j 1/ 2) fj3( j 1/ 2).H xn (i, j 1/ 2) <br />
n1/2<br />
fj 2( j 1/ 2).0.5.rotE fi1(i).I Hx (i, j 1/ 2)<br />
Kết hợp tính toán theo cả 2 phương x và y, ta đã có đủ các tham số của môi trường<br />
PML với các giá trị biến thiên của các tham số như sau [6]:<br />
fi1(i) và fj1(j): (0 ÷ 0.333); fi2(i), gi2(i), fj2(j) và gj2(j) : (1 ÷ 0.75)<br />
fi3(i), gi3(i), fj3(j) và gj(3) : (1 ÷ 0.5)<br />
Lưu ý rằng ta có thể “tắt” môi trường PML trong miền không gian khảo sát bằng cách<br />
cho hai tham số fi1 và fj1 bằng 0 còn các tham số khác bằng 1.<br />
<br />
3. MÔ PHỎNG SÓNG ĐIỆN TỪ PHẲNG<br />
3.1. Mô hình sóng điện từ phẳng<br />
Mô hình sóng phẳng thường được sử dụng trong mô phỏng trường điện từ [4, 7]. Nhiều<br />
bài toán thực tế, ví dụ như tính toán diện tích phản xạ hiệu dụng trong radar..., sử dụng mô<br />
hình sóng phẳng. Hơn nữa, tại khoảng cách xa cỡ chục lần bước sóng thì trường bức xạ<br />
của hầu hết anten có thể coi là sóng phẳng [2, 3]. Để mô phỏng sóng phẳng trong chương<br />
trình FDTD 2 chiều, không gian mô phỏng được chia làm 2 vùng: Vùng trường tổng hợp<br />
và vùng trường tán xạ [6]. Vùng trường tổng hợp là vùng mà trong đó giá trị của trường là<br />
sự tổng hợp của sóng tới và sóng tán xạ đi ra từ vật thể đặt trong vùng này. Vùng trường<br />
tán xạ là vùng mà giá trị của trường chính là của sóng tán xạ ra từ vật thể đặt trong vùng<br />
trường tổng hợp. Nếu trong vùng trường tổng hợp không đặt vật thể nào thì trường tổng<br />
hợp chính là sóng tới, còn trường tán xạ khi đó không tồn tại.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Vùng trường tổng hợp và vùng trường tán xạ trong mô phỏng sóng phẳng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
112 N. H. Hoµng, N. V. Trung, N. T. Linh,“øng dông ph¬ng ph¸p FDTD… trêng ®iÖn tõ.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Hình 1 minh họa cho điều này. Sẽ có một ma trận sóng tới một chiều tạo ra sóng<br />
phẳng, một điểm trong ma trận đóng vai trò là nguồn và trường Ez sẽ được tạo ra tại điểm<br />
đó. Khi đó sóng sẽ lan truyền về cả hai phía không gian. Vì PML thực tế không lý tưởng,<br />
nên trước khi sóng phẳng truyền đến lớp này sẽ bị làm suy giảm để sao cho khi đi vào<br />
PML hoàn toàn không xảy ra hiện tượng phản xạ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Vùng trường tổng hợp và vùng trường tán xạ trong mô phỏng sóng phẳng.<br />
Minh họa trên hình 2 cho thấy, mỗi điểm trong không gian mô phỏng 2 chiều chỉ có thể<br />
nằm trong vùng trường tổng hợp hoặc ngoài vùng đó, không có điểm nào nằm trên biên<br />
cả. Do đó, nếu có một điểm trong vùng trường tổng hợp sử dụng các điểm ở ngoài để tính<br />
giá trị của nó thì điểm đó phải được tính toán lại và ngược lại. Đây chính là nguyên nhân<br />
phải có ma trận sóng tới, nó chứa các giá trị cần thiết để tạo ra sự thay đổi này.<br />
Có ba vị trí cần phải tính toán lại đó là:<br />
- Giá trị Dz tại j = ja hoặc j = jb:<br />
Dz(i, ja) = Dz(i, ja) + 0.5.Hxt( ja – 1/2);Dz(i, jb) = Dz(i, jb) - 0.5.Hxt( jb + 1/2)<br />
- Giá trị Hx ngay ở ngoài j = ja và j = jb:<br />
Hx(i, ja – 1/2) = Hx(i, ja – 1/2) + 0.5.Ezt( ja);Hx(i, jb + 1/2) = Hx(i, jb + 1/2) - 0.5.Ezt( jb)<br />
- Giá trị Hy ngay ở ngoài i = ia và i = ib:<br />
Hy(i – 1/2, j) = Hx(i – 1/2, j) - 0.5.Ezt( j); Hy(i + 1/2, j) = Hx(i + 1/2, j) + 0.5.Ezt( j)<br />
Với ja, jb và ia, ib lần lượt là giới hạn vùng không gian mô phỏng theo các trục y và x;<br />
còn Et và Ht là ký hiệu các thành phần của sóng tới.<br />
3.2. Mô phỏng 2 chiều FDTD khi chưa thiết lập PML<br />
PhÇn nµy tr×nh bµy kÕt qu¶ m« pháng 2 chiÒu mét xung Gauss truyÒn trong m«i trêng<br />
kh«ng khÝ b»ng ph¬ng ph¸p FDTD khi cha thiÕt lËp PML.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Xung Gauss được tạo ra tại Hình 4. Xung lan truyền ra<br />
tâm của không gian mô phỏng tại T=10. xung quanh tại T=50.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 31, 06 - 2014 113<br />
Khoa hoc máy tính<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Xung bắt đầu truyền Hình 6. Hình ảnh xung bị giao thoa do phản<br />
đến biên tại T=64. xạ nếu không thiết lập PML tại T=100.<br />
C¸c h×nh 3 ®Õn h×nh 6 thÓ hiÖn kÕt qu¶ víi c¸c chØ sè bíc thêi gian T kh¸c nhau, ta<br />
thÊy r»ng xung bÞ ph¶n x¹ l¹i vµ giao thoa víi xung tíi khi ®i ra biªn.<br />
<br />
3.3. Mô phỏng 2 chiều FDTD có thiết lập PML<br />
Phần này trình bày kết quả mô phỏng 2 chiều một xung hình sin có dạng:<br />
sin(2 1500106 dtT ) , chiều dài của lớp PML được thiết lập bằng 20 lần kích thước<br />
cell, môi trường là không khí. Kết quả mô phỏng trong các hình 7 đến hình 10 với các chỉ<br />
số bước thời gian T khác nhau chỉ ra rằng, xung không bị phản xạ lại khi đi ra biên mà bị<br />
hấp thụ và suy giảm khi đi vào lớp PML và cuối cùng bị triệt tiêu tại biên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Xung được tạo ra tại tâm của Hình 8. Xung truyền ra biên có thiết<br />
vùng không gian mô phỏng tại T=10. lập PML tại T=50.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9. Xung truyền vào PML và không bị Hình 10. Xung tiếp tục truyền vào<br />
phản xạ lại tại T=70. PML và bị hấp thụ tại T=100.<br />
<br />
114 N. H. Hoµng, N. V. Trung, N. T. Linh,“øng dông ph¬ng ph¸p FDTD… trêng ®iÖn tõ.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
3.4. Mô phỏng 2 chiều FDTD sóng phẳng có thiết lập PML<br />
Sóng phẳng 2 chiều được mô phỏng trong phần này có dạng:<br />
sin(2 400106 dt T ) , truyền trong không khí, lớp hấp thụ PML cũng được thiết lập<br />
với chiều dài bằng 20 lần kích thước cell. Kết quả chỉ ra trong các hình 11 đến hình 14 với<br />
các chỉ số bước thời gian T khác nhau, cho thấy sóng bắt đầu hình thành từ 1 biên và lan<br />
truyền đến biên kia, khi ra biên không bị phản xạ lại mà bị hấp thụ và suy giảm khi đi vào<br />
lớp PML và cuối cùng bị triệt tiêu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 11. Sóng bắt đầu hình thành Hình 12. Sóng tiếp tục lan truyền<br />
từ một biên tại T=20. đến biên kia tại T=50.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 13. Sóng bị triệt tiêu khi đến Hình 14. Sóng tiếp tục bị triệt tiêu<br />
biên tại T=120. khi đến biên tại T=150.<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã giới thiệu tóm tắt về cách rời rạc hóa các phương trình Macxoen cho mô<br />
phỏng FDTD 2 chiều, phương pháp thiết lập PML và mô hình mô phỏng sóng phẳng đơn<br />
giản. Việc thiết lập PML chủ yếu dựa vào các tham số f và g, và cách lựa chọn giá trị của<br />
chúng phụ thuộc vào từng bài toán mô phỏng cụ thể, việc thiết lập chiều dài của lớp PML<br />
cũng đóng một vai trò quan trọng để sao cho khi sóng truyền ra biên không bị phản xạ lại.<br />
Mô hình sóng phẳng trong phương pháp FDTD 2 chiều cũng được thực hiện dựa trên sự<br />
thiết lập PML và việc phân chia không gian mô phỏng làm 2 vùng là vùng trường tổng<br />
hợp và vùng trường tán xạ. Để tạo ra sóng phẳng trong không gian 2 chiều ta chỉ đơn giản<br />
sử dụng một ma trận sóng tới 1 chiều. Tất cả kết quả mô phỏng đều được thực hiện trên<br />
phần mềm Matlab minh họa cho việc trường điện từ lan truyền trong không gian 2 chiều<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 31, 06 - 2014 115<br />
Khoa hoc máy tính<br />
<br />
khi có và không có PML, cũng như mô phỏng sự lan truyền sóng phẳng trong không gian<br />
2 chiều bằng phương pháp FDTD.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1]. J. C. Maxwell, “A Treatise on Electricity and Magnetism”, Clarendon Press Series<br />
(1873).<br />
[2]. J. A. Straton, “Electromagnetic Theory”, McGraw-Hill Book Company, Inc. (1941).<br />
[3]. C. A.Balanis, “Advanced Engineering Electromagnetics”, John Wiley & Sons Inc.<br />
(1989).<br />
C. K. S. Kunz, R. J. Luebbers, “Finite Difference Time Domain Method for<br />
[4].<br />
Electromagnetics”, CRC Press (1993).<br />
[5]. A. Taflove, S. C.Hagness, “Computational Electrodynamics The Finite-Difference<br />
Time-Domain Method”, Artech House (2005).<br />
[6]. D. M. Sullivan, “Electromagnetic Simulation Using The FDTD Method”, IEEE Press<br />
Series on RF and Microwave Technology (2000).<br />
[7]. S. D.Gedney, “Introduction to the Finite-Difference Time-Domain (FDTD) Method<br />
for Electromagnetic”, Morgan & Claypool Publishers (2001).<br />
<br />
ABSTRACT<br />
APPLICATION OF 2D FINITE-DIFFERENCE TIME DOMAIN (FDTD) METHOD TO<br />
ELECTROMAGNETIC FIELD SIMULATION.<br />
The paper introduces briefly the application of 2D FDTD to simulating<br />
Electromagnetic Field with several main contents: Present concisely the process of<br />
discreting Maxwell field equations by using FDTD method and the absorbing bound<br />
condition in 2D simulation, also called Perfect Matched Layer (PML); Carry out the<br />
2D simulation with simple plane wave and give some remarks based on the<br />
simulated results.<br />
Keywords: FDTD, Electromagnetic field, Field Maxwell equation, PML, Simulation.<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 19 tháng 12 năm 2013<br />
Hoàn thiện ngày 20 tháng 5 năm 2014<br />
Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 5 năm 2014<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: Học viện Kỹ thuật quân sự<br />
Email: hoangnh@mta.edu.vn, trungcs2@mta.edu.vn, truonglinh0808@gmail.com<br />
Di động: 0902146368<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
116 N. H. Hoµng, N. V. Trung, N. T. Linh,“øng dông ph¬ng ph¸p FDTD… trêng ®iÖn tõ.”<br />