intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Uy tín của lãnh đạo

Chia sẻ: Huynh Thi Lucky | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

121
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người lạ trước khi xác lập mối quan hệ với một đơn vị hay doanh nghiệp nào đó cũng thường muốn biết về người lãnh đạo của đơn vị đó. Để có những thông tin ban đầu, họ thường tìm đến một số đối tượng:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Uy tín của lãnh đạo

  1. Uy tín của lãnh đạo Người lạ trước khi xác lập mối quan hệ với một đơn vị hay doanh nghiệp nào đó cũng thường muốn biết về người lãnh đạo của đơn vị đó. Để có những thông tin ban đầu, họ thường tìm đến một số đối tượng: Đối tượng thứ nhất là những nhân viên “tầng lớp dưới” như bảo vệ, lao công, lái xe…Với những người này, ta sẽ biết thủ trưởng của họ có liêm khiết không, có thương người không, có được họ quý mến, tôn trọng không. Uy tín là không khí dân chủ, tin cậy lẫn nhau trong công việc. Ảnh: internet Đối tượng thứ hai là bộ máy giúp việc và cộng sự như thư ký, các trưởng phòng, các chuyên gia của nhà quản lý trong từng khu vực. Những người này cho ta biết thủ trưởng của họ có năng lực thực sự không, ý muốn của anh ta là gì và con đường thuận lợi nhất để tiếp cận.
  2. Với cấp trên của cơ quan hoặc doanh nghiệp ấy, ta sẽ biết sự hợp tác với thủ trưởng đó có mang lại kết quả như ta mong muốn không. Nghĩa là uy tín của nhà quản lý trở thành tài sản vô hình cho anh ta và cho cả cơ quan cảu anh ta. Uy tín là sự bảo đảm cho thành công và thành công bồi đắp thêm uy tín. Chính vì thế, đối với nhà quản lý, xây dựng uy tín là công việc đầu tiên cần phải làm sau khi nhận chức vụ và giữ uy tín là mối quan tâm thường xuyên của mọi nhà quản lý. Dĩ nhiên có tài và có đức sẽ tạo dựng được uy tín. Nhưng một người hội tụ được cả tài và đức một các trọn vẹn là không nhiều. Thiếu một trong hai là không thể có uy tín. Nhưng khiếm khuyết phần này hay phần kia, đôi khi vẫn khắc phục được và chính những nhà quản lý dạng này mới là phổ biến trong xã hội. Dĩ nhiên có tài và có đức sẽ tạo dựng được uy tín. Ảnh: internet Có vô số cách để khắc phục những phần thiếu hụt mà cách tốt nhất là thiếu tài thì phải học, phải bù đắp từ kinh nghiệm thực tiễn. Thiếu mặt này hay mặt kia của đức thì phải khổ công rèn luyện, tu thân tích đức. Đó là con đường sáng của một nhà quản lý chân chính. Bi kịch thường xãy ra khi những người không tài, không đức lại muốn giữ ghế và vì vậy phải tạo ra uy tín giả cho mình. Uy tín thật là sự nể trọng. Uy tín giả là sự sợ sệt của cấp dưới, là sự bịp bơm đối với cấp trên và những người trong xã hội có quan hệ với mình. Để có uy tín giả, cũng có trăm ngàn cách mà phổ biến nhất là bè cánh, là trù dập, là hách dịch, gia trưởng. Tóm lại, là sự bao phủ quanh mình tấm màn ngăn cách với mọi người. Đằng sau tấm màn ấy là những hành xử không minh bạch và bất công.
  3. Những người như vậy bị nhiều người căm ghét và được một nhóm người ton hót, nịnh bợ. Ở nơi nào có nhiều kẻ nịnh bợ, nơi ấy không thể có nhà quản lý giỏi, chỉ có những kẻ cô đơn ngày đêm lo giữ ghế của mình. Nhà quản lý lúc ấy là một người cô độc, chỉ có bè mà không có bạn. Bè thì có thể vở trước sóng to gió cả. Vậy nên uy tín là trừu tượng nhưng lại rất cụ thể. Uy tín là không khí dân chủ, tin cậy lẫn nhau trong công việc. Uy tín của nhà quản lý được định lượng bằng kết quả hoạt động ở công sở. Uy tín rất dễ mất đi nhưng cũng có thẻ đi cùng ta suốt đời. Uy tín là lời an ủi ta trong thất bại, buồn phiền. Uy tín là người dưới quyền vẫn đến thăm ta khi già nua, hiu quạnh. Uy tín là nén hương dành cho ta ở một nơi hoang vắng khi moi người phù hoa đã trả lại kiếp người. Theo 1ty.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2