intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

XÉN TÓC ĐỤC THÂN Ở CÂY SA-BÔ-CHÊ

Chia sẻ: Tuat Con | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

118
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là loài xén tóc đặc biệt ( Paithyteria equestris , Cerambycidae , Coleoptera ) tấn công một số loài cây tương cận thuộc họ Sapotaceae , chủ yếu là gây hại nặng cho cây Sa_bô_chê. Thành trùng có màu đen bóng , thân mình dài 2,5-3cm , có một băng vàng lớn ở 2 cánh trước, hai râu dài với phân nửa phần cuối râu màu đỏ cam . Chúng thường bay đến ăn mật hoa và phấn hoa ở các cây đang trổ hoa . Chúng bắt cặp và sau đó con cái tìm đến cây sa-bô-chê...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: XÉN TÓC ĐỤC THÂN Ở CÂY SA-BÔ-CHÊ

  1. XÉN TÓC ĐỤC THÂN Ở CÂY SA-BÔ-CHÊ Đây là loài xén tóc đặc biệt ( Paithyteria equestris , Cerambycidae , Coleoptera ) tấn công một số loài cây tương cận thuộc họ Sapotaceae , chủ yếu là gây hại nặng cho cây Sa_bô_chê. Thành trùng có màu đen bóng , thân mình dài 2,5-3cm , có một băng vàng lớn ở 2 cánh trước, hai râu dài với phân nửa phần cuối râu màu đỏ cam . Chúng thường bay đến ăn mật hoa và phấn hoa ở các cây đang trổ hoa . Chúng bắt cặp và sau đó con cái tìm đến cây sa-bô-chê để dùng hàm bén đục lỗ và đẻ trứng trên các cành non . Ấu trùng nở ra sẽ đục vào trong cành , ban đầu chỉ ở dưới vỏ cây , sau đó chúng lớn dần lên thì đục sâu vào trong gỗ và hướng xuống các cành lớn hay thân cây . Thời gian đẻ trứng thường vào đầu mùa mưa , ấu trùng phát triển trong suốt mùa nắng cho đến đầu mùa mưa năm sau mới ra gần vỏ cây để làm nhộng và lại vũ hoá vào đầu mùa mưa năm sau . [http://agriviet.com]>Xén tóc đang tấn công cây Viết : Gần đây khi cây Viết ( Mimusops elengi ) được phát triển mạnh để trồng làm cây cảnh ven đường hay công viên thành phố , có nơi bị chúng phát hiện và đang tấn công , gây hại đáng kể .Ấu trùng của chúng cũng đục cành , khi đã lớn thì đục vào thân và có thể xuống dưới
  2. gốc đối với cây nhỏ cao 2-3m trở lại . Do đó chúng có thể làm chết cây , nhưng thường là làm chết cành hoặc vặn vẹo thân , làm mất vẻ đẹp của tán lá cây cảnh . Trong khuôn viên trường Đại học Cần Thơ , có trên 50% số cây bị tấn công , làm mất vẻ đẹp của tán cây và có làm chết cả cây . Cách phòng trừ đề nghị : Rất khó trị vì khi phát hiện ra triệu chứng cây bị đục thì thường là quá trễ và ấu trùng đã đục vào thân cây rồi . Tôi có thêm một số đề nghị như sau : a. Một số nhà vườn giỏi ở đồng bằng sông Cửu Long có cách làm kỹ lưỡng là quét sạch sân vườn ở dưới gốc cây để mỗi buổi sáng quan sát mặt đất và nếu thấy chỗ nào có lỗ mọt gỗ thì theo dấu để tìm cành bị đục ngay phía trên . Xoi đường đục để bắt ấu trùng hoặc dùng thuốc trừ sâu dạng hạt , hoặc trộn thuốc vào cục bông gòn , trám vào đường đục để giết sâu bên trong . b. Con trưởng thành ăn mật và phấn hoa để sống và đẻ trứng nên có thể bắt chúng vào lúc trổ hoa ở bất cứ cây nào có nhiều hoa như chôm chôm , nhãn , xoài ..... nhưng chỉ bắt được số ít . c. Con cái vừa sau khi trưởng thành sẽ tiết ra pheromone để quyến rũ con đực . Công nghệ tổng hợp pheromone hiện nay đang phát triển mạnh nên hướng tới có thể nghiên cứu về công thúc hoá học của phoromone này và tổng hợp với số lượng lớn dùng làm bẫy bắt hoặc thay đổi khả năng sinh sản của chúng .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2