YOMEDIA
ADSENSE
1 HP có giá trị bằng bao nhiêu
66
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
HP (Horse Power, mã lực - sức ngựa) là một đơn vị khác của công suất. Có lẽ không khó để tìm được câu trả lời cho câu hỏi trên trong các sách giáo khoa, từ điển vật lý cũng như các tài liệu khác.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 1 HP có giá trị bằng bao nhiêu
- 1 HP có giá trị bằng bao nhiêu HP (Horse Power, mã lực - sức ngựa) là một đơn vị khác của công suất. Có lẽ không khó để tìm được câu trả lời cho câu hỏi trên trong các sách giáo khoa, từ điển vật lý cũng như các tài liệu khác. Tuy nhiên, trong các tài liệu trên ở Việt Nam, câu trả lời lại không giống nhau! 736W hay 746W ? Trước hết chúng ta hãy đi tìm câu trả lời trong các sách giáo khoa Vật lý. Ở cấp THCS, trong SGK Vật lý lớp 8 do Vũ Quang tổng chủ biên, Bài Công suất, ở trang 54, ghi: “Đơn vị công suất ngoài oát (W) còn có mã lực (sức ngựa). Mã lực là đơn vị cũ để đo công suất, trước đây rất thông dụng, nay ít dùng. Một mã lực Pháp (kí hiệu CV) xấp xỉ bằng 736W, còn một mã lực Anh (Kí hiệu HP) xấp xỉ bằng 746W). Sách giáo khoa Vật lý 10 nâng cao (Nguyễn Thế Khôi tổng chủ biên), NXB Giáo dục 2006,2007,2008 Bài 33: Công và công suất, Trang 157 viết: 1 mã lực(HP) có giá trị = 736 W Sách giáo khoa Vật lý 10 chương trình chuẩn (Lương Duyên Bình tổng chủ biên) NXB Giáo dục 2006, 2007, 2008 Bài 24: Công và công suất Trang 131 ghi rõ: Ở nước Anh: 1 mã lực = 1 HP = 746W.
- Sách giáo khoa Vật lý 10 (Dương Trọng Bái – Tô Giang - Nguyễn Đức Thâm – Bùi Gia Thịnh) trước năm 2006, trang 139 dùng 1 HP = 736 W! Tiếp tục đi tìm câu trả lời trong một cuốn từ điển Vật lý. Cuốn Từ điển giáo khoa Vật lý – Dương Trọng Bái, Vũ Thanh Khiết đồng chủ biên, NXB Giáo dục 12/2007, trang 414 có ghi 1HP 736W. Tìm câu trả lời trong rất nhiều tài liệu tham khảo môn vật lý THCS, THPT có sách viết 1HP = 746W, phần nhiều sách viết 1HP = 736W. Thử tìm câu trả lời trong các tài liệu tham khảo nước ngoài. Cuốn PHYSICS của Cutnell and Johnson, Fundamental of physics của David Halliday, … phần công suất (Power) đều ghi 1HP = 746 W. Vậy đâu là câu trả lời đúng? Như vậy từ bậc THCS học sinh đã được biết về mã lực, sức ngựa (HP – Horse Power). Và giá trị đúng đã được chỉ ra trong SGK Vật lý lớp 8 do Vũ Quang tổng chủ biên, Bài Công suất, ở trang 54, “Đơn vị công suất ngoài oát (W) còn có mã lực (sức ngựa). Mã lực là đơn vị cũ để đo công suất, trước đây rất thông dụng, nay ít dùng. Một mã lực Pháp (kí hiệu CV) xấp xỉ bằng 736W, còn một mã lực Anh (kí hiệu HP) xấp xỉ bằng 746W). Sách giáo khoa Vật lý 10 chương trình chuẩn (Lương Duyên Bình tổng chủ biên) NXB Giáo dục 2006, tái bản 2007, 2008. Bài 24: Công và công suất Trang 131 cũng ghi rõ: Ở nước Pháp: 1 mã lực = 1 CV = 736W Ở nước Anh: 1 mã lực = 1 HP = 746W Như vậy không có sự mâu thuẫn với SGK THCS (Đúng ra phải viết xấp xỉ bằng thì chính xác hơn). Trong các tài liệu vật lý của các nước cũng dùng đơn vị HP và CV như sách giáo khoa Vật lý 10 chương trình chuẩn (Lương Duyên Bình tổng chủ biên).
- Và sách giáo khoa Vật lý 10 nâng cao (Nguyễn Thế Khôi tổng chủ biên), NXB Giáo dục 2006, tái bản 2007, 2008, sách Vật lý 10 cũ, từ điển giáo khoa vật lý và một số sách tham khảo là mâu thuẫn với các sách giáo khoa lớp 8 bậc THCS và Sách giáo khoa Vật lý 10 chương trình chuẩn (Lương Duyên Bình tổng chủ biên) (Và chưa chính xác, cần chỉnh sửa lại cho đúng). Sửa chữa như thế nào? Phát hiện ra điều này, tôi cũng đã gửi email đến mục góp ý chỉnh sửa sách giáo khoa của nhà xuất bản giáo dục và tới Vụ giáo dục Trung học, Bộ giáo dục và đào tạo đề nghị sửa chữa. Ngày 30.3.2009 tôi đã nhận được ý kiến phản hồi của Vụ giáo dục Trung học, Bộ giáo dục và đào tạo trả lời đã họp với Chủ biên, Tác giả và Ban Biên tập sách Vật lí của Nhà xuất bản Giáo dục và đã tiếp thu những nội dung chủ yếu để chỉnh sửa SGK biên soạn theo Chương trình nâng cao (GS.TSKH Nguyễn Thế Khôi chủ biên). Nội dung chỉnh sửa đã thể hiện trong SGK tái bản sử dụng từ năm học 2009-2010! Kiểm tra Sách giáo khoa Vật lý 10 nâng cao (Nguyễn Thế Khôi tổng chủ biên) tái bản năm 2009, Bài 33: Công và công suất Trang 157 tôi thấy đúng là đã có sự sửa đổi, viết: 1 mã lực (CV) có giá trị = 736 W (Do sách chỉ viết là tái bản nên giáo viên và học sinh không mấy người biết là sách đã được sửa chữa!). Tuy nhiên theo tôi đã chỉnh sửa thì nên chỉnh sửa cho trọn vẹn, viết thêm vài chữ 1HP = 746W thì hay hơn! Như vậy sách giáo khoa đã được sửa chữa. Còn các sách khác liệu sai sót trên có được sửa chữa không? Ai là người sẽ bị thiệt thòi? Sách giáo khoa là “thánh kinh”, là chuẩn, học sinh phải học và giáo viên phải học và dạy theo đúng, không được sai so với sách giáo khoa. Ba năm 2006,2007,2008 học sinh học theo chương trình nâng cao đã bị dạy sai dẫn đến hiểu sai mà không được đính chính. Hàng chục nghìn bản sách tham khảo khác đã
- được in sai và cũng từng ấy các em học sinh, và giáo viên đã, đang và có thể sẽ vẫn bị hiểu sai! Đề nghị Có lẽ đây nội dung tôi đề cập trong bài viết này chỉ là một chi tiết rất nhỏ. Nhưng đã là kiến thức dạy cho các em học sinh hoặc truyền bá trong xã hội thì cần chính xác. Do đó khâu thẩm định sách là rất quan trọng và chúng ta cần làm tốt hơn việc này, cũng cần có hình thức xử lý đối với những trường hợp viết sách sai (Xử phạt, thu hồi, yêu cầu đính chính ...) vì có thể nó ảnh hưởng không những chỉ một thế hệ! Tại sao tia X-quang lại có thể xuyên qua cơ thể người Ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn, ánh sáng lửa đều là những ánh sáng mà mắt người có thể nhìn thấy được và được gọi là ánh sáng có thể nhìn thấy. Ngoài ra còn có một số ánh sáng mà mắt người không nhìn thấy, tuy không nhìn thấy nhưng bằng thí nghiệm có thể chứng minh sự tồn tại có thật của
- chúng, hơn nữa chúng lại có bản tính của ánh sáng. Tia X-quang là một loại trong số đó. Năm 1895, nhà khoa học người Đức Rontgen đã phát hiện ra tia X-quang đầu tiên khi nghiên cứu hiện tượng phóng điện trong chân không. Tia X-quang và ánh sáng có thể nhìn thấy có gì khác nhau? Trong những nghiên cứu trong thời gian dài của các nhà khoa học, họ đã đưa ra tổng kết về bản tính của ánh sáng như sau: bất kỳ ánh sáng nào cũng đều là một dạng sóng điện từ, những bước sóng của các loại ánh sáng là khác nhau. Bước sóng trong khoảng 400 – 760 Nanomet (1 Nanomet = 10-9 m) là ánh sáng có thể nhìn thấy thông thường; những ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn 400 Nanomet gọi là tia tử ngoại, là ánh sáng không nhìn thấy được; tia X-quang là loại ánh sáng có bước sóng ngắn hơn so với tia tử ngoại, nó chỉ bằng 1/10.000 bước sóng ánh sáng có thể nhìn thấy, nó cũng là ánh sáng không nhìn thấy. Khả năng xuyên thấu qua vật thể của những ánh sáng có bước sóng khác nhau cũng khác nhau, ánh sáng nhìn thấy chỉ có thể xuyên qua những vật thể trong suốt như thủy tinh, cồn, dầu đốt,…, còn tia X-quang lại có thể xuyên thấu qua những vật thể không trong suốt như giấy, gỗ, và các tế bào trên cơ thể người. Tại sao tia X-quang lại có thể xuyên qua cơ thể người và có thể hiện ra cái bóng của xương trên phim chụp? Thực ra, khả năng xuyên qua các loại vật thể của tia X- quang lại không giống nhau. Đối với những vật chất được cấu tạo thành từ những nguyên tử tương đối nhẹ như cơ bắp người… thì khi chiếu qua, tia X-quang giống như ánh sáng nhìn thấy chiếu qua những vật thể trong suốt, nó rất ít khi bị yếu đi. Còn đối với những vật chất được cấu thành từ nguyên tử nặng như sắt và chì thì tia X-quang không thể chiếu qua, dường như toàn bộ đều bị hấp thu hết. Sự hấp thu tia X-quang của xương cốt mạnh hơn 150 lần so với cơ bắp, vì vậy khi dùng tia X- quang chiếu vào cơ thể người, trên phim chụp sẽ lưu lại ảnh của xương cốt. Tia X-quang có thể xuyên qua cơ thể người, ngành y học thường dùng nó để kiểm tra các cơ quan bên trong của cơ thể bệnh nhân như phổi, xương và dạ dày… Nếu tiếp xúc nhiều với tia X-quang sẽ không có lợi cho cơ thể, nó còn gây ra những bệnh có tính phóng xạ. Vì vậy, các bác sĩ phụ trách công việc chụp X-quang trong bệnh viện đều phải mặc áo cao su bao quanh, đội mũ và đeo găng tay, đồng thời
- phải đeo kính thủy tinh chì để ngăn không cho tia X-quang chiếu vào các bộ phận trên cơ thể, gây tổn hại cho cơ thể.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn