intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 điều ly kỳ về nền văn minh Maya

Chia sẻ: Thai Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

114
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn minh Maya không chỉ nổi bật bởi hệ thống chữ viết cổ phát triển hoàn thiện, mà còn có nền nghệ thuật, kiến trúc và hệ thống thiên văn, toán học đáng kinh ngạc. Dù các nhà khảo cổ học luôn cố gắng khám phá, nhưng đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn xung quanh một trong những nền văn minh rực rỡ nhất của nhân loại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 điều ly kỳ về nền văn minh Maya

  1. 10 điều ly kỳ về nền văn minh Maya
  2. Văn minh Maya không chỉ nổi bật bởi hệ thống chữ viết cổ phát triển hoàn thiện, mà còn có nền nghệ thuật, kiến trúc và hệ thống thiên văn, toán học đáng kinh ngạc. Dù các nhà khảo cổ học luôn cố gắng khám phá, nhưng đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn xung quanh một trong những nền văn minh rực rỡ nhất của nhân loại. Người Maya có nguồn gốc từ vùng Mesoamerica, tức Trung Mỹ ngày nay. Khu vực này nằm giữa Mexico và Nam Mỹ, là quê hương của nhiều nền văn hóa, trong đó có Aztec, Olmec, Teotihuacan và Toltec. Người Maya sinh sống trên khu vực mà ngày nay là Guatemala, Belize, Honduras, El Salvador và miền nam Mexico. Dưới đây là những sự thật thú vị về nền văn minh Maya. 10. Người Maya ngày nay
  3. Dù nền văn minh này đã suy tàn, nhưng hiện nay còn khoảng 7 triệu người Maya đang sinh sống trên trên khu vực bản địa của ông cha và gìn giữ được nhiều di sản của văn hóa cổ. Nhiều người trong số họ khá hòa nhập với văn hóa hiện đại của các nước mà họ đang cư trú, nhưng không ít người tiếp tục duy trì bản sắc văn hóa riêng, cũng như dùng ngôn ngữ riêng là ngôn ngữ chính. Dân số đông nhất của Maya đương thời đang cư trú trên một số bang của Mexico gồm Yucatán, Campeche, Quintana Roo, Tabasco, và Chiapas, cùng với các
  4. quốc gia Trung Mỹ gồm Belize, Guatemala và miền tây của Honduras và El Salvador. Ngôn ngữ ngày nay sử dụng nhiều từ có nguồn gốc từ tiếng của người Maya, như “shark” (cá mập), “cocoa” (ca cao). 9. Làm lác mắt trẻ em Người Maya luôn mong muốn tạo cho trẻ em những đặc điểm khác thường, phi tự nhiên. Ví dụ, người Maya dùng những tấm ván để ép vào đầu em bé khi còn rất nhỏ để làm
  5. phẳng trán. Phong tục này rất phổ biến trong giới thượng lưu Maya. Một tục lệ khác kỳ lạ khác là họ để các vật đung đưa trước mắt trẻ mới sinh để khiến hai con ngươi của trẻ tụ vào một điểm (mắt lác) vĩnh viễn. Trẻ em Maya thường được đặt tên theo ngày mà chúng được sinh ra. Mỗi ngày trong năm đều có tên riêng dành cho bé trai và bé gái. 8. Bác sĩ giỏi
  6. Phương pháp chữa bệnh của người Maya là sự kết hợp phức tạp giữa tư tưởng, cơ thể, tôn giáo, nghi thức và khoa học. Điều quan trọng nhất là chỉ số ít bác sĩ được đào tạo tốt mới hành nghề chữa bệnh. Những pháp sư này kết hợp cả thế giới tâm linh và tự nhiên. Họ có nhiều phương pháp chữa bệnh tiến bộ, như khâu vết thương bằng tóc người, bó xương, lắp
  7. răng giả làm từ ngọc bích và hàn răng bằng pirit sắt. 7. Đến giờ vẫn hiến tế máu Người Maya hiến tế máu vì mục đích tôn giáo và y học, nhưng ít ai biết rằng tục lệ này vẫn được duy trì tới tận ngày nay. Tuy nhiên, người Maya hiện đại không còn hiến tế máu
  8. người, mà lấy tiết gà để thay thế. Ngoài tục hiến tế máu, người Maya còn lưu truyền nhiều tục lệ khác như cầu nguyện, đốt nhang copan, nhảy múa, tiệc tùng, và uống rượu trong nghi lễ truyền thống. 6. Thuốc giảm đau Người Maya thường xuyên dùng các loại thuốc gây ảo giác trong các nghi lễ tôn giáo, nhưng họ cũng sử dụng hàng ngày để giảm đau. Xương rồng, bìm bìm, một số loài nấm, thuốc
  9. lá, và một số loài để tạo ra chất cồn... được dùng để chiết xuất thuốc giảm đau. Ngoài ra, đồ gốm sứ và hình trạm chổ cho thấy người Maya sử dụng phương pháp bơm thụt để nạo thai nhanh. 5. Sân bóng Chơi bóng là môn thể thao được những người tiền Colombus ưa thích. Trò chơi này có nhiều phiên bản khác nhau, và một
  10. phiên bản của trò ulama vẫn tồn tại ở vài nơi trong khu vực cho đến ngày nay. Sân thể thao là không gian công cộng được sử dụng trong nhiều sự kiện văn hóa của giới quý tộc và các hoạt động tôn giáo, như biểu diễn âm nhạc, lễ hội, thể thao. Một số đầu lâu được tìm thấy gần khu vực sân này, nên có người suy đoán người Maya dùng đầu lâu và xương sọ làm bóng. 4. Phòng tắm hơi
  11. Một trong những nghi lễ rửa tội quan trọng đối với người Maya cổ là tắm hơi cho đổ mồ hôi. Gần giống như phương pháp tắm hơi ngày nay, phòng tắm hơi của người Maya được xây từ nhiều tảng đá, và trần nhà tắm chỉ có một lỗ nhỏ. Nước được đổ xuống những tảng đá nóng trong phòng để tạo nên hơi nước, khiến cơ thể toát mồ hôi nhằm thanh lọc. Người Maya thích phương pháp tắm này vì họ cảm thấy sảng khoái hơn và sạch sẽ hơn. 3. Bang cuối cùng của người Maya tồn tại tới tận thế kỷ 17
  12. Thành phố đảo Tayasal là vương quốc Maya độc lập cho tới tận năm 1697. Một vài giáo sĩ Tây Ban Nha vẫn đến thăm nơi này và giảng đạo cho vị vua Itza cuối cùng. Vương quốc Itza rơi vào ách thống trị của Tây Ban Nha từ tháng 3/1697. 2. Nhiều bí ẩn chưa có lời giải
  13. Không chuyên gia nào thực sự chắc chắn về nguyên nhân sụy đổ của nền văn minh Maya. Nền văn minh Maya suy thoái trong thế kỷ thứ 8 và 9. Dân số quá tải, nước ngoài xâm lược, nông dân nổi dậy, sự sụp đổ của những con đường thương mại chủ chốt, đại hạn hán… đều là những điều có thể khiến nền văn minh vĩ đại suy tàn. 1. Lịch Maya - một thành tựu văn minh tuyệt vời
  14. Người Maya rất chú trọng đến việc ghi chép lại lịch sử của con người. Tuy không phải những người đầu tiên nghĩ ra lịch, nhưng họ cũng tự tạo ra 4 hệ thống lịch riêng cho những giai đoạn riêng. Tùy vào nhu cầu, người Maya sử dụng vài loại lịch khác nhau hoặc kết hợp hai loại lịch để ghi chép một sự kiện. Người Maya sử dụng hệ lịch Tzolk'in, Haab, hệ lịch tròn và hệ lịch Long Count (Đếm dài). Cùng phát triển với các nền văn minh Trung Mỹ khác, người Maya sử dụng hệ đếm nhị thập phân (vigesimal) và hệ ngũ phân. Hệ ngũ phân trên cơ sở so sánh với số ngón tay của một bàn tay, còn nhị thập phân là toàn bộ số ngón tay và ngón chân. Trong tiếng Quiche, từ chỉ số 20 là huvinak, có nghĩa là "toàn thân". Ngoài ra, người Maya đã phát triển khái niệm "số 0" vào năm 357, sớm hơn châu Âu khoảng gần 900 năm. Văn bản cổ cho
  15. thấy, những người Maya, có nhu cầu công việc cộng vào hàng trăm triệu và số ngày lớn đòi hỏi phải có phương cách chính xác để thực hiện chúng. Kết quả tính toán về thiên văn học theo một không gian và thời gian dài là cực kỳ chính xác; bản đồ về sự vận động của Mặt Trăng và các hành tinh có độ chính xác ngang bằng hoặc vượt xa các văn minh khác quan sát vũ trụ bằng mắt thường.
  16. Theo lịch của người Maya, độ dài của một năm gồm 365 ngày, thời gian Trái Đất quay hết một vòng quanh Mặt Trời. Cách tính này chính xác hơn rất nhiều lịch được châu Âu sử dụng vào thời đó (lịch Gregory). Lịch Long Count dựa trên cơ sở năm Mặt Trời với 365 ngày. Một năm Mặt Trời được chia thành 18 tháng, mỗi tháng có 20 ngày (dùng hệ đếm cơ số 20), năm ngày dư lại được đưa vào cuối năm. Các ngày trong tháng được ghi bằng số thứ tự từ 0 đến 19 trước tên tháng (0 đến 4 cho tháng thiếu, cuối năm có 5 ngày). Theo lịch này, các năm nối tiếp nhau không ngừng, không có năm nhuận. Như vậy kết quả là lịch sẽ bị sai lệch lùi về một ngày trong vòng 4 năm. So với lịch Gregory hiện đại, thì khoảng 3.257 năm lại có sai số gần 1 ngày.
  17. Một chu kỳ lịch Long Count của người Maya kéo dài 5.125,36 năm - gọi là một Đại chu kỳ. Khi khớp với lịch Gregory hiện đại thì lịch Maya kết thúc vào ngày 21/12/2012. Theo lịch và cách viết của người Maya thì ngày 21/12/2012 được viết là 13.0.0.0.0, báo hiệu sự chấm dứt của Đại chu kỳ. Tuy nhiên, các học giả và người địa phương cho rằng mốc này không liên quan gì đến ngày tận thế, mà chỉ giống như đêm giao thừa của một năm. Không có văn bản hay tài liệu nào của người Maya dự doán ngày tận cùng của thế giới khi Đại chu kỳ kết thúc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1