1
VĂN HÓA CỦA NGƯỜI KHMER Ở BÌNH PHƯỚC:
MỘT SỐ KHÁC BIỆT VÀ YẾU TỐ TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT
- Phạm Hữu Hiến, Trường Đại học Bình Dương, số 540 Đại lộ Bình
Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. ĐT:
0987730731. Email: phhien@bdu.edu.vn
- Ngô Hà, Bảo tàng tỉnh Bình Phước, đường Hồ Xuân Hương, p.Tân Phú,
tp.Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. ĐT: 0984741491
Tóm tắt
Bình Phước là một trong những địa phương có số người Khmer cư trú đông nhất ở
vùng Đông Nam Bộ. Theo thống năm 2019, người Khmer Bình Phước 19.315
người. Người Khmer ở Bình Phước có hai nhóm: nhóm cư dân trú lâu đờinhóm cư
dân di từ các nơi khác đến các giai đoạn sau này. sự khác nhau một số loại
hình văn hóa của hai nhóm dân này Bình Phước. Văn hóa của người Khmer Bình
Phước các loại hình, thành tố khác biệt so với văn hóa của người Khmer Tây Nam
Bộ. Sự khác biệt thể hiện qua Nhà ở, lễ hội truyền thống, phong tục, nghề thủ công truyền
thống…. Có nhiều yếu tố tạo nên sự khác biệt nói trên. Nghiên cứu sự khác biệt và những
yếu tố tạo nên sự khác biệt đó sẽ góp phần cung cấp cho khoa học thực tiễn những
thông tin mới. Để nghiên cứu vấn đề, nhóm tác giả sử dụng các phương pháp như: phân
tích tổng hợp, điều tra xã hội học, phương pháp quan sát, phương pháp nhân học,…
Từ khóa: Văn hóa, Khmer Bình Phước, khác biệt, yếu tố.
1.Đặt vấn đề
Việt Nam, người Khmer sinh sống chủ yếu Tây Nam Bộ, một số í trú
vùng Đông Nam Bộ như: Tp.HCM, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước,…
Với tỉnh Bình Phước, Khmer là một trong những dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời
ở vùng đất này. Hiện nay, người Khmer ở Bình Phước gồm hai nhóm là nhóm đã cư trú từ
lâu đời (trên 100 năm) nhóm người mới từ các tỉnh Tây Nam Bộ di lên từ sau năm
1954. Nhóm dân trú lâu đời kiểu trú tập trung thành từng khu vực (gọi
Sóc), tập trung nhiều các huyện thị phía Tây của tỉnh như: Đốp, Lộc Ninh, Bình
2
Long, Hớn Quản, Chơn Thành. Theo Biên niên sử biên giới tỉnh Bình Phước từ năm 1954
đến hết năm 2000, khu vực này các nhóm dân ít người sinh sống, …các tổng Lộc
Ninh Phước Lễ(1), các tổng này trú một số ít dân bản xứ thuộc dân tộc ít
người…”(UBND tỉnh Bình Phước, 2000). Dân tộc ít người được nhắc đến đây người
Khmer người Xtiêng. Một thông tin khác, qua khảo sát tại Lộc Khánh huyện Lộc
Ninh, nhóm tác giả đã được gặp một số người cao tuổi như ông Lâm L., ông Lâm R., Lâm
B., họ cho biết: “nhóm người Khmer chúng tôi di đến trú vùng này từ cuối thế kỷ
XIX, khi người Pháp đánh chiếm vùng đất Gia Định. Khi đến đây, vùng đất này đã
người Xtiêng sinh sống”. Như vậy nhóm người Khmer đã sinh sống trước đó hay
nhóm người Khmer di từ Sài Gòn lên sau khi Pháp chiếm Gia Định thì họ cũng đã cư
trú hơn 100 năm tại vùng đất Bình Phước.
Quá trình sinh sống lâu đời vùng đất Bình Phước, người Khmer đã sáng tạo nền
văn hóa của riêng họ. Bên cạnh những loại hình, thành tố văn hóa tương đồng với văn hóa
của người Khmer các địa phương khác trên lãnh thổ Việt Nam, văn hóa của người
Khmer ở Bình Phước có những thành tố có sự khác biệt. Điều này đã góp phần tạo nên sự
đa dạng, phong phú trong văn hóa của người Khmer Bình Phước nói riêng, người
Khmer Việt Nam nói chung.
2.Một số thành tố văn hóa chứa đựng sự khác biệt
Theo kết quả tổng điều tra di sản văn hóa của người Khmer Bình Phước năm 2012,
người Khmer có nhiều di sản văn hóa, trong đó có nhiều thành tố văn hóa có sự khác biệt,
mang đặc trưng của cư dân sinh sống lâu đời ở tỉnh Bình Phước. Cụ thể:
- Nghệ thuật trình diễn dân gian của người KhmerBình Phước ngoài các thể loại
như múa Lâm vông, trình diễn ngũ âm, múa Chằng tương tự như nghệ thuật của người
Khmer Tây Nam Bộ, người Khmer Bình Phước còn một số thành tố văn hóa dân
gian khác.
Nhạc lễ của người Khmer Bình Phước được trình diễn rất phổ biến trong các
nghi lễ cúng như: lễ Sen dolta, lễ hội Phá Bàu, lễ Xuống đồng, tang ma, lễ cúng Arăk, lễ
cúng Miếu thờ Neakta…Nhạc lễ gồm người hát và các nhạc công trình diễn các loại cụ
1 Tức địa bàn huyện Bù Đốp ngày nay
3
như: Trống Gar, đàn Cò, Chapeisapia, pi (sáo), Chiêng. Gar là một loại trống do người
Khmer Bình Phước chế tác sử dụng. Trống kích thước nhỏ, sử dụng rất phổ biến
trong các buổi trình diễn nhạc lễ của người Khmer Bình Phước người Xtiêng. Trống
được làm từ một cây gỗ quý (thường cây gõ) nguyên khối với hình dạng một kiểu
bình hồ lô có hai đoạn thắt thân. Trống có độ dài từ 50cm đến 60 cm. Họ khoét rỗng ruột,
đầu nhỏ không đục rỗng, phần đầu lớn được khoét để tạo rỗng để tạo âm thanh khi
đánh, sau đó dùng da động vật (da trăn, da kỳ đà) để bịt lại phần đã đục rỗng tạo mặt
trống. Khi trình diễn, người nghệ nhân để trống trên đùi, một tay ôm giữ trống, tay còn lại
dùng để vỗ vào mặt trống theo nhịp hát.
Các bài nhạc lễ thường được trình diễn tại các lễ hội, nghi lễ của người Khmer
Bình Phước gồm ba bài: Bài thứ nhất là Mời chư thiên về (ông bà), bài thứ hai là mời Chư
thiên (ông bà) hưởng vật lễ do người dân dâng cúng bài thứ ba tiễn Chư thiên. Ba
bản nhạc này được trình diễn liên tục cho đến khi kết thúc lễ cúng.
Trong sinh hoạt hằng ngày trong lễ cưới, người Khmer Bình Phước hình
thức hát đối đáp. Nếu hát đối đáp trong sinh hoạt hằng ngày ai cũng thể trình diễn thì
hát đối đáp trong lễ cưới do hai người đại diện của hai gia đình nhà trai nhà gái thực
hành. Trong ngày cưới, khi đoàn nhà trai đến nhà gái, nhà gái sẽ đóng cổng vào nhà. Phía
trong sân nhà đã một người đại diện nhà gái đứng đợi sẵn, khi nhà trai đến, hai người
đại diện bắt đầu những đoạn hát đối đáp, bắt đầu những câu chào hỏi xã giao, sau đó là
những câu hát thử thách nhau về sự hiểu biết của hai người, về các vấn đề của cuộc hôn
nhân. Chỉ khi người đại diện nhà trai hát đáp trả làm thỏa mãn người đại diện nhà gái,
cổng nhà gái mới được mở cho nhà trai vào làm lễ cưới.
- Lễ hội truyền thống của người Khmer Bình Phước, n cạnh những lễ hội
truyền thống liên quan đến Phật giáo, họ còn một số lễ hội dân gian khác. Liên quan
đến nông nghiệp, người Khmer có lễ xuống đồng. Nghi lễ được tiến hành trên đồng ruộng
của các hộ gia đình, trước khi tiến hành cấy lúa, họ tổ chức lễ cúng để cầu cho họ có được
một vụ mùa bội thu.
Một trong những lễ hội khá đặc biệt cho đến nay được xác định chỉ người
Khmer Bình Phước, người Khmer các nơi khác không có, đó lễ hội Dua Tpeng - hay
4
còn gọi là lễ hội Phá Bàu. Lễ hội này thực hành ở xã Lộc Khánh, Lộc Thành huyện
Lộc Ninh. Lễ hội Phá Bàu thường được tiến hành vào giai đoạn cuối mùa nắng, chuẩn bị
sang mùa mưa, trước Lễ hội tết cổ truyền Chol Chnam Thmây (Bảo tàng tỉnh Bình Phước,
2012). Lễ hội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi vào Danh mục di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia.
- Tín ngưỡng dân gian của người Khmer Bình Phước còn một loại tín ngưỡng
cổ xưa vẫn còn duy trì, đó nghi lễ Arăk - nhiều người gọi lễ Bóng. Arăk một
trong những hình thức cúng trừ ma, cầu may chữa bệnh với cách thức cúng thông
qua một người thực hành nghi lễ gọi là Arăk.
Nghi lễ này có nhiều hình thức cúng khác nhau. Đối với các nhân, khi một gia đình
nào đó người thân bị bệnh chữa mãi không hết bệnh, họ sẽ mời người đến cúng
Arăk. Quan niệm của người Khmer cho rằng người bị bệnh do ma quỷ đã bắt hồn của
họ đi giấu ở một nơi nào đó, vì vậy họ phải tổ chức lễ cúng để đi tìm diệt ma quỷ, đưa hồn
người bệnh trở về. Lễ cúng này được tiến hành cả tại nhà và một địa điểm nào đó (có
thể bụi cây, suối, khu rừng nào đó). Bóng cùng những người trong ban nhạc lễ sẽ
cùng đi đến địa điểm đó để tiến hành nghi lễ cúng, xua đuổi ma quỷ và đưa hồn trở về với
gia chủ đang bị bệnh. Chưa ai thể khẳng định chắc chắn rằng việc này thể giúp cho
người bệnh. thể việc cúng Arăk chỉ liệu pháp tinh thần giúp cho người bệnh an tâm
hơn trong cuộc sống, giải pháp trị bệnh này hầu như không mang lại kết quả trong thực
tiễn.
Cúng A răk thứ hai là cúng ở các nghi lễ, lễ hội cộng đồng như: Lễ tết Chol Chnăm
Thmây, Lễ Sen Dolta. Mục đích của lễ cúng cầu xin thần linh về để phù hộ cho họ
được bình an, hạnh phúc. Nghi lễ cúng được thực hiện tại miếu thờ Neak ta của Sóc. Tại
đây, phía trước miếu, người dân dựng một cây nêu, các lễ vật (con gà, đầu heo, gạo, chỉ
cột tay, rượu trắng, các loại nước uống…), một cái sọt đựng các vật dụng, áo cũ, các
hình con vật làm từ cây chuối. Phục vụ cho lễ cúng còn nhóm nhạc lễ tham gia trình
diễn bao gồm: người hát các bài nhạc lễ (có thể từ hai đến ba người thay phiên nhau
hát), người trình diễn trống nhỏ (Gar), đàn Cò, người đánh Chiêng (1 chiếc).
5
Sau khi các thành phần tham gia thực hành các nghi lễ cúng đã đầy đủ, người dân
cũng tập trung đầy đủ, nghi lễ cúng được Arăk tiến hành. Về bản chất, cúng Arăk một
trong những hình thức Saman giáo, với sự kết nối giữa thần linh với con người thông qua
người trung gian Arăk. Nghi lễ này tương tự như hình thức thực hành hầu đồng của
người Kinh.
Sự tồn tại cả hai hình thức tín ngưỡng dân gian và tôn giáo là một điều khá đặc biệt
của người Khmer Bình Phước. Sự khác biệt trong tín ngưỡng thực hành cúng Arăk của
người Khmer Bình Phước thờ cúng Arăk của người Khmer nơi khác (như Cần
Thơ, Trà Vinh) được thể hiện nhiều góc độ. Người thực hành lễ cúng của người Khmer
Bình Phước là nữ giới. Người thực hành được nghi lễ này, theo họ là một sự lựa chọn của
đấng thần linh, không phải ai muốn cũng làm được. Gia đình nào người được chọn
thực hành nghi lễ này là một điều cao cả của thần linh. Những người thực hành được nghi
lễ cúng Arăk sẽ trao truyền nhiệm vụ thiêng liêng này cho con gái của người đó, nếu
không con gái thì thể truyền lại cho cháu gái. Nếu không ai nhận trao truyền hoặc
không có con gái, cháu gái để trao truyền, “nhiệm vụ” thiêng liêng về thực hành Arăk của
gia đình đó sẽ như kết thúc sau khi người thực hành qua đời. Thông thường, mỗi sóc
một vài người thực hành được tín ngưỡng này. Người Khmer Bình Phước không
không gian thờ cúng Arăk như một số nơi Tây Nam Bộ, họ thực hành nghi lễ linh hoạt.
Khi cúng chữa bệnh, không gian để thựcnh thờ cúng Arăk gia đình người tổ chức
thực hành nghi lễ, hoặc ở miếu thờ cúng Neakta khi cúng các lễ hội. Không có không gian
(miếu) thờ riêng như một số tỉnh miền Tây như: Trà Vinh, Cần Thơ, Tín ngưỡng dân
gian của người Khmer Trà Vinh” (Nhật Trường, Thu Huyền, 2021) thì mỗi Arăk cách
cúng riêng. dụ, cúng Arăk phum thì bàn thờ làm bằng tranh hay dừa nước, theo kiểu
nhà sàn lộ thiên” (Nhật Trường, Thu Huyền, 2021, truy cập: 11/7/2024). Trong quá trình
thực hành cúng Arăk của người Khmer Bình Phước, yếu tố thiêng không được chú
trọng mà thay vào đó là những hoạt động, hành vi vui nhộn, gần gũi, trân trọng cộng đồng
hội chủ yếu. Người thực hành Arăk ngoài thực hành các điệu múa dâng cúng thần
linh, họ còn thực hành nhiều hành vi, động tác như: trêu đùa với người tham gia lễ cúng,
cột chỉ chúc phúc cầu bình an cho người n, uống rượu với các động tác “diễn” vui