CÂU HỎI ÔN TẬP
MÔN: TỔNG QUAN VĂN HÓA VIỆT NAM THẾ GIỚI
Câu 1. Vì sao nói chức năng bao trùm nhất của văn hóa là chức năng giáo
dục? Hãy giải thích và lấy ví dụ minh họa.
Giải thích: Dễ dàng nhận thấy chức năng bao trùm của văn hóa là chức năng giáo
dục, nghĩa là định hướng xã hội, định hướng lý tưởng, đạo đức và hành vi con
người vào điều hay lẽ phải, theo đúng chuẩn mực xã hội.
+ Nó bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, loại bỏ những sai lầm và
thấp hèn tồn tại trong tư tưởng, tình cảm mỗi người.
+Nâng cao dân trí. Đó là nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ kiến thức nhân dân,
bao gồm nhiều lĩnh vực: chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật, …
+ Bồi dưỡng những phẩm chất lành mạnh, luôn luôn hướng con người tới chân
thiện mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Văn hóa giúp con người biết
được tốt xấu, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
=> Nhờ chức năng giáo dục mà văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình
thành nhân cách ở con người, trồng người (dưỡng dục nhân cách).
Ví Dụ :
Văn học tỏ ra có ưu thế khi thực hiện chức năng giáo dục. Nó không rao giảng
những bài học bằng lý thuyết suông như tôn giáo, đạo đức; không trừu tượng như
triết học; không khô cứng như khoa học; cũng không ép buộc như pháp quyền…
Văn học thông qua những câu chuyện ly kỳ hấp dẫn, những câu thơ ngọt ngào tha
thiết, nó thấm vào lòng người những triết lý sống đẹp. Nói như Arixtốt, đó là người
đọc tự “thanh lọc” tâm hồn để sống tốt hơn. Bởi thế ngày xưa, Khổng Tử bỏ công
sưu tập Kinh thi với mục đích chính là dùng những lời ca để giáo dục tính nhân
văn cho con người. Đạo làm người trong “Lục Vân Tiên” đã có ảnh hưởng rất lớn
đến văn hóa ứng xử của người dân Nam Bộ một thời.
Câu 2. Trình bày khái niệm văn hóa qua các giai đoạn. Phân biệt khái niệm
văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật. Cho ví dụ minh họa?
Câu 3. Các thành tố cơ bản của văn hoá là gì? Hãy nêu, giải thích và lấy ví dụ
minh họa.
Các thành tố cơ bản của văn hóa: Ngôn ngữ; Tín ngưỡng dân gian; Tôn giáo; lễ
hội.
- Yếu tố 1: Ngôn ngữ
+ Ngôn ngữ là 1 hệ thống ký hiệu. Theo nghĩa rộng thì ngôn ngữ là một thành tố
văn hoá nhưng là một thành tố chi phối đến các thành tố văn hoá khác.
+ Nguồn gốc tiếng Việt: Tiếng Việt - Mường chung (do 2 yếu tố chính tạo nên là
Môn – Khơme và Tày - Thái).
+ Cuộc tiếp xúc và giao lưu với ngôn ngữ Trung Quốc:
- Từ vay mượn của chữ Hán
- Chữ Nôm: ghép 2 chữ Hán với nhau
Do tính phức tạp và không chặt chẽ → ảnh hưởng không lớn, không được
truyền bá rộng rãi
+ Cuộc tiếp xúc và giao lưu với ngôn ngữ Pháp: sử dụng chữ Latinh để ghi âm
Tiếng Việt.
- Yếu tố 2: Tôn giáo
+ Tôn giáo: Tồn tại như một thực thể khách quan của lịch sử, tôn giáo là do con
người sáng tạo ra.
+ Tại Việt Nam có tồn tại những tôn giáo như:
1. Nho giáo: Sáng lập là Khổng Tử (người nước Lỗ) và được các nhân vật sau này
kế tục như Mạnh Tử, Tuân Tử, Đổng Trọng Thư, Tư Mã Thiên, Trình Hạo…
2. Phật giáo: Sáng lập là Bồ đề đạt ma với Tứ Diệu Đế (Khổ đế, Tập đế, Diệt đế,
Đạo đế).
3. Đạo giáo: Lão tử, Trang tử.
4. Kito giáo: Tên gọi chung của tôn giáo thờ chúa Jêsu. Giáo lý là Kinh thánh gồm
hai bộ Cựu ước (46 quyển) và Tân ước (17 quyển).
- Yếu tố 3: Tín ngưỡng
+ Tín ngưỡng phồn thực: Khát vọng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của con người và
tạo vật, lấy các biểu tượng về sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng.
+ Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng: Thành Hoàng có nghĩa gốc là hào bao quanh
thành -> Thành hoàng làng là vị Thần bảo trợ một thành quách cụ thể. Tục thờ xuất
phát từ Trung Quốc.
+ Tín ngưỡng thờ Mẫu: Ảnh hưởng của chế độ Mẫu hệ -> người Việt có truyền
thống thờ Nữ thần.
- Yếu tố 4: Lễ hội
+ Lễ hội sinh ra nhờ đời sống nông nghiệp, sống bằng nghề trồng lúa nước.
+ Lễ hội gắn với một cộng đồng cư dân nhất định.
+ Nhân vật trung tâm được thờ phụng của cộng đồng là nhân vật chính của ngày lễ
hội.
+ Lễ hội chia làm 2 phần: Phần Lễ và phần Hội.
+ Hoạt động trong lễ hội là các lớp văn hoá tín ngưỡng của các thời kỳ lịch sử khác
nhau lắng đọng lại, phản ánh những sinh hoạt của cư dân nông nghiệp sống với
nghề trồng lúa nước, gắn kết nhân vật được phụng thờ.
+ Thức cúng trong lễ hội chia 2 loại: Thức cúng phổ biến và thức cúng mang tính
nghi lễ.
+ Giá trị lễ hội là giá trị cộng cảm và cộng mệnh.
=> Lễ hội là một Bảo tàng văn hoá tuy nhiên vẫn còn có những lễ hội có yếu tố phi
văn hoá như mê tín dị đoan…
Câu 4. Bằng ví dụ cụ thể, anh (chị) hãy phân tích những đặc điểm nổi bật của
vùng văn hóa Tây Nguyên.
Đặc điểm nổi bật của vùng văn hóa Tây Nguyên:
- ĐK tự nhiên :
+ Địa hình: chủ yếu là núi và cao nguyên bạt ngàn, đất đai khô cằn (đất đỏ badan),
sông nước chảy xiết, dễ bão lũ...
=> không thuận lợi trồng lúa, thích hợp trồng những cây công nghiệp (chè, cao su,
cà phê...)
+ Khí hậu: Tương đối khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam, có mùa
mưa lệch so với 2 đầu Nam - Bắc
- ĐK Xã hội :
+ Chịu ảnh hưởng của VH Ấn Đ
+ Đặc trưng tính cách : Cần cù, chịu thương chịu khó, hiếu học, tiết kiệm
+ Các tộc người chủ yếu: Bana, Êđê thuộc chủng Mã Lai đa đảo.
+ Đặc trưng VH ẩm thực: rượu cần, cơm lam, chủ yếu từ thiên nhiên, thói quen ăn
dè hà tiện...
+ Nhà Ở: người Tây Nguyên ở trong nhà rông và nhà sàn. Đây là biểu tượng văn
hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên, thể hiện giá trị vật chất và tinh thần
trong đời sống đồng bào nơi đây.
+ Lễ hội: Là nơi sinh sống của nhiều dân tộc đồng bào anh em, Tây Nguyên luôn
có những lễ hội mang sắc thái độc đáo và ấn tượng như: lễ hội cồng chiêng, lễ hội
đua voi, lễ mừng cơm mới... Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã
được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
+ Trang phục: Đây được xem là dấu ấn văn hóa độc đáo, đa dạng và mang đậm
tính lịch sử. Đó là các loại khố, váy mảnh (váy không khâu thành ống), tấm
choàng, các loại áo chui đầu…Với lối sống gần gũi với thiên nhiên, trang phục nơi
đây giản dị với những gam màu tinh tế, đường nét khỏe khoắn không kém phần
độc đáo.
+ Nét đặc sắc: Cách thức mai táng người chết, tượng gỗ nhà mồ.
- Đặc điểm kinh tế nổi bật:
+ Sản xuất chính của đồng bào là làm nương rẫy, sản xuất thô sơ, chủ yếu dựa vào
thiên nhiên
+Ngoài ra cũng có các nghề thủ công như dệt vải, rèn, mộc,…
Câu 5. Bằng ví dụ cụ thể, anh (chị) hãy phân tích những đặc điểm nổi bật của
vùng văn hóa Tây Bắc.
- Đặc điểm tự nhiên và xã hội
+ Núi rừng thung lũng đan xen, thung lũng là vựa lúa của cả vùng .(4 vựa lúa lớn
nhất: Nhất Thanh, Nhì Lò, Tam Than, Tứ Tấc).
+ Miền núi cao hiểm trở: Đỉnh Fanxipang là điểm cao nhất của dãy núi Hoàng
Liên Sơn.
+ Vùng văn hoá được tạo bởi 3 dòng sông lớn và tượng trưng 3 màu của Tây Bắc:
Sông Đà (màu đen, màu của cây rừng, núi đá); Sông Mã (màu trắng của thác
nước); Sông Hồng (màu hồng của đất đai, đồng ruộng Tây Bắc).
- Đặc điểm văn hoá
+ Người Thái là chủ thể trong lịch sử phát triển của vùng, văn hoá Thái nổi lên như
một sắc thái đại diện cho văn hoá Tây Bắc.
+ Ở: Người Thái sống nhiều ở vùng thung lũng, quanh sông, suối…Nếu ở thung
lũng thì ở nhà sàn (có mái đầu hồi khum khum hình mai rùa), nếu ở trên cao thì ở
nhà dựa núi
+ Văn hoá sản xuất của người Thái “ Mương Phai Lái Lịn”. Mương (dẫn nước thì
phải vào đồng ruộng); Phái (chặn nước từ sông thành mương); Lái (mương rẽ
nhánh chạy vào lái); Lịn (dòng nước chảy quanh nhà).
+ Nghệ thuật biểu diễn: Xoè khắp, khèn (Bài ca trên núi…), truyện thơ (Tiễn dặn
người yêu, tiếng hát làm dâu..).
+ Tín ngưỡng tôn giáo: “ Mọi vật có linh hồn”.
+ Ăn: Người Thái ăn cơm nếp, người H’mông ăn ngô và rau củ quả. Hoa ban đặc
trưng của Tây Bắc được lấy ngọn luộc chấm ăn cùng chậm chéo rất ngon.
+ Chợ phiên: Đi chợ là phụ, đi chơi là chính.
+ Mặc: Thích trang trí trang phục, váy áo có màu sắc sặc sỡ như hoa rừng, chuộng
gam màu nóng
Câu 6. Văn hóa ẩm thực của người Việt là tận dụng và thích nghi với môi
trường tự nhiên. Bằng ví dụ cụ thể, anh (chị) hãy phân tích nhận định trên.
Tận dụng môi trường tự nhiên :
-Thức ăn, thức uống đều được chế biến từ những nguyên liệu sẵn có trong tự
nhiên.
-Trong cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt, có 3 thành phần chính là cơm -
rau – cá.
1. Cơm:
+ Được làm từ gạo, gạo đứng vị trí đầu tiên trong cơ cấu bữa ăn: “Người sống về
gạo, cá bạo về nước”, bữa ăn của người Việt gọi là bữa cơm. Người Việt trồng cả
hai loại lúa: nếp và tẻ. Cây lúa tẻ là loại cây trồng chính nên gạo tẻ được dùng
trong bữa ăn hàng ngày: “Cơm tẻ là mẹ ruột”, “Đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no
cơm tẻ thì thôi mọi đường”. Người Việt còn coi cây lúa là tiêu chuẩn của cái đẹp:
“Em xinh là xinh như cây lúa”
+ Người Việt không chỉ tận dụng cây lúa thành gạo để nấu cơm mà còn biết tận
dụng từ gạo để làm bún và làm bánh: bánh lá, bánh đúc, bánh tráng... Gạo nếp
được dùng làm xôi, làm bánh mặn, bánh ngọt...
2. Rau quả:
+ Là nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nông nghiệp lại là ngành
kinh tế chủ yếu nên rau quả vô cùng phong phú.
+ Rau quả trong cơ cấu bữa ăn đặc thù là rau muống và dưa cà: “Anh đi anh nhớ
quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”; cà và dưa cà, dưa cải là những
món ăn hợp thời tiết, được người Việt ưa thích và thường được dự trữ để ăn thường
xuyên.
+ Bên cạnh các loại rau quả là thành phần chính trong cơ cấu bữa ăn còn có những
loại rau quả dùng làm gia vị như: hành, gừng, ớt, tỏi, rau răm, rau diếp cá...
3. Cá:
+ Việt Nam có phía Đông giáp với biển Đông lại có hệ thống sông ngòi, ao hồ
chằng chịt nên dùng cá trong cơ cấu bữa ăn cũng là khả năng tận dụng môi trường
tự nhiên của người Việt.