5 bước cơ bản để đàm phán lương thành công
lượt xem 16
download
Geary cho biết, “khi bạn bắt đầu bước vào thị trường việc làm hay đang tìm kiếm một hợp đồng lao động hoặc một cơ hội kinh doanh, hãy nghiên cứu xem công việc đó sẽ được trả bao nhiêu tiền”. Bạn sẽ dễ dàng tìm được câu trả lời thông qua các tài liệu và những nguồn thông tin trên mạng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 5 bước cơ bản để đàm phán lương thành công
- 5 bước cơ bản để đàm phán lương thành công Geary cho biết, “khi bạn bắt đầu bước vào thị trường việc làm hay đang tìm kiếm một hợp đồng lao động hoặc một cơ hội kinh doanh, hãy nghiên cứu xem công việc đó sẽ được trả bao nhiêu tiền”. Bạn sẽ dễ dàng tìm được câu trả lời thông qua các tài liệu và những nguồn thông tin trên mạng. Khi đi xin việc, bạn thường quan tâm tới những điều bạn sẽ nhận được cho công việc của mình, và việc thương lượng giúp bạn dành được những nhiều thứ theo đúng nguyện vọng. Tuy nhiên nhiều người không muốn làm điều đó vì họ nghĩ rằng công việc đầu tiên có thể chấp nhận được và không muốn thay đổi hay sửa đổi điều khoản gì. Theo Gail Geary, tác giả của cuốn sách “Nghề nghiệp tiếp theo của bạn”, những người tìm việc thường lảng tránh thương lượng, bỏ lỡ nhiều cơ hội để cải thiện những điều họ được hưởng trong công việc. Bà nói rằng “tôi ủng hộ mạnh mẽ tất cả khách hàng của mình trao đổi, thương lượng về những lời đề nghị, và 99% khách hàng của tôi đều thành công
- bởi vì họ hiểu những bước đi đúng đắn trong quá trình đàm phán, họ biết phải nói những gì và làm những gì.” Dưới đây là 5 bước cơ bản để giàng được thành công trong quá trình đàm phán mà Geary đã trình bày Bước 1: Tìm hiểu giá trị của bản thân Geary cho biết, “khi bạn bắt đầu bước vào thị trường việc làm hay đang tìm kiếm một hợp đồng lao động hoặc một cơ hội kinh doanh, hãy nghiên cứu xem công việc đó sẽ được trả bao nhiêu tiền”. Bạn sẽ dễ dàng tìm được câu trả lời thông qua các tài liệu và những nguồn thông tin trên mạng. Một số nguồn tin và báo cáo bạn có thể xem miễn phí, tuy nhiên với các bản báo cáo chuyên sâu hơn bạn sẽ phải trả tiền để có được nó. Geary khuyên rằng bạn nên tìm hiểu ít nhất 3 nguồn thông tin và quyết định xem bản nào phù hợp hơn với mục tiêu công việc và kinh nghiệm làm việc của bạn
- Bà nói “hãy chắc chắn rằng bạn biết bạn đang ở vị trí nào, thực tập, nhân viên hay quản lý. Với vị trí quản lý, nếu là tôi, tôi sẽ lựa chọn bản báo cáo hoàn chỉnh nhất và sẽ trả tiền để mua được nó” Bước 2: Từ chối tiết lộ mức lương mong muốn của bạn Việc ép các ứng viên tiết lộ mức lương mà họ mong muốn là một chiến lược căn bản mà các nhà tuyển dụng và các vị giám đốc nhân sự thường sử dụng để loại bỏ tương đối số lượng người dự tuyển khỏi tầm ngắm. Khi họ hỏi bạn rằng “bạn mong muỗn mức lương tối thiểu là bao nhiêu? hoặc liệu bạn có sẵn sàng chấp nhận một mức lương thấp hay không?”, có thể bạn sẽ cảm thấy bị áp lực khi phải đưa ra câu trả lời chính xác. Lời khuyên là “Đừng nên trả lời”. Theo Geary, cách tốt nhất là bạn hãy từ chối trao đổi về vấn đề này cho tới khi bạn nhận được lời mời làm việc, sau đó hãy nói: “tôi rất thoải mái trong vấn đề tiền lương. Tôi hi vọng sẽ có một mức lương tương xứng với vị trí này”. Tiếp đến, hãy hỏi họ rằng họ muốn trả cho vị trí này bao nhiêu? Còn trong trường hợp bạn bị buộc phải trả lời câu hỏi về vấn đề nhạy cảm này, hãy nói cho họ biết bạn muốn mức tiền lương mà bạn đã tìm hiểu trước đó, hãy nói rằng “tôi đã tìm hiểu vị trí này qua 2 trang web nghiên cứu về tiền lương chính và tôi nghĩ rằng với vị trí của mình nó sẽ là khoảng từ 78000USD tới 85000USD, bạn nghĩ sao?”
- Bước 3: Ứng phó với các nhà tuyển dụng và những bộ hồ sơ Các ông chủ thường trả cho các nhà tuyển dụng một phần trăm mức lương năm đầu tiên cho các ứng viên trúng tuyển. Do đó, bên tuyển dụng muốn biết chính xác mức lương mà bạn mong muốn có phù hợp với mức mà các ông chủ sẽ trả hay không. Geary khuyên bạn hãy đưa ra mức lương mà bạn đã nghiên cứu từ trước trong lúc đề cập vấn đề tiền lương với các nhà tuyển dụng. Theo Geary, khi điền vào mục ‘tiền lương trước kia’ hay ‘mức lương mong muốn’ trong các lá đơn xin việc bạn nên viết vào đó hai chữ “thỏa thuận”. Với các mẫu đơn buộc bạn điền thông tin chính xác thì bạn hãy trả lời câu hỏi một cách thành thật về mức lương cũ bạn nhận được, thưởng và mức lương mà bạn mong muốn. Bước 4: Hãy đợi 1 tới 2 ngày trước khi chấp nhận hay đàm phán về lời mời làm việc Geary khuyên bạn không nên chấp nhận hay từ chối lời đề nghị ngay lập tức mà hãy - Yêu cầu một hợp đồng bằng văn bản chính thức - Cảm ơn giám đốc nhân sự vì lời mời làm việc - Hỏi kỹ những phúc lợi mà bạn sẽ được hưởng bao gồm bảo hiểm, nghỉ lễ, hay việc hoàn lại tiền phí,…
- - Nói với họ rằng bạn cần 2 ngày để suy nghĩ và trao đổi với gia đình về lời đề nghị đó - Vạch ra những điều nhận được và cái bạn mong muốn. Sự khác nhau giữa hai điều đó sẽ là những điểm bạn cần tới sự đàm phán Bước 5: Trao đổi về lời đề nghị làm việc Nếu như bạn vẫn quan tâm tới công việc, nhưng lại muốn nâng cao các yêu cầu, hãy làm theo một vài lời khuyên của Geary sau đây. Trước hết, hãy bày tỏ lòng biết ơn đối với giám đốc nhân sự vì lời đề nghị đó. Tiếp theo, thể hiện sự hứng thú của bạn đối với công việc và chấp thuận tất cả yêu cầu của vị trí mà bạn lựa chọn. Sau đó, hãy thể hiện rằng bạn đã nhượng bộ đôi chút đối với một vài yêu cầu trước khi bạn nhận lời làm việc. Hãy bắt đầu với ưu tiên hàng đầu của bạn – ‘tiền lương’, cùng xem kịch bản như sau: “Bạn nói cho họ biết rằng theo như tìm hiểu của bạn về giá trị thị trường dành cho vị trí này thì mức lương bạn mong muốn sẽ xấp xỉ 90000 đô la. Giám đốc nhân sự sẽ thể hiện anh ta có quyền đưa ra mức lương là 85000 đô la. Lúc này bạn bày tỏ rằng bạn sẽ chấp nhận mức lương là 87000 đô la. Anh ta sẽ ra ngoài để gọi điện và trở lại với lời đề nghị đã được xem xét là 87000 đô la”.
- Khi bạn đã đồng ý vấn đề tiền lương, Geary khuyên bạn hãy bắt tay với giám đốc nhân sự và hỏi cặn kẽ về những điều khoản khác trong hợp đồng. Bây giờ, hãy đề cập tới các vấn đề khác mà bạn quan tâm, chẳng hạn như tiền thưởng và những dịp nghỉ lễ, bạn sẽ có thể thương lượng được một vài điều trong số đó. Tuy nhiên hãy suy xét xem khi nào thì những điều đó đủ quan trọng để bạn đưa ra đàm phán. Có thể bạn sẽ phải gặp mặt và trao đổi với đối tác nhiều lần, vì vậy Geary đã khuyên bạn“ hãy kiên nhẫn và thoải mái cho tới lúc kết thúc. Phải biết khi nào nên kiên trì theo đuổi và khi nào nên từ chối. Bạn nên từ chối làm việc nếu nó thấp hơn so với yêu cầu tối thiểu của bạn, do đó trước khi thương lượng, bạn nên lập ra mức yêu cầu tối thiểu. Nhưng cũng phải nói rằng điều này còn phụ thuộc vào các điều kiện khác như tình hình tài chính của bạn, tình hình kinh tế, hay thời gian bạn tìm hiểu công việc… Theo MSN/ATPvietnam.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
5 bước trong giải quyết xung đột với khách hàng
2 p | 1073 | 425
-
7 cách đẩy lùi lo lắng khi thuyết trình
3 p | 493 | 234
-
5 nhân tố cơ bản và 12 phẩm chất cần thiết cho nhà lãnh đạo
7 p | 361 | 161
-
Các bước giúp bạn đàm phán thành công
5 p | 280 | 71
-
5 bước để đàm phán thành công
5 p | 167 | 44
-
5 lời khuyên để thành công trong kinh doanh
4 p | 181 | 42
-
7 cách vượt qua nỗi sợ diễn thuyết
4 p | 176 | 38
-
Đàm phán việc làm với nhà tuyển dụng
4 p | 167 | 29
-
5 nghề “hốt” tiền và dễ thăng tiến
5 p | 91 | 28
-
Bước biến đam mê thành nghề nghiệp
1 p | 152 | 19
-
Khi đàm phán với nhà tuyển dụng
4 p | 164 | 18
-
Mẹo giúp bạn cân bằng công việc và cuộc sống!
3 p | 101 | 16
-
Để thương lượng được mức lương mơ ước
5 p | 98 | 12
-
Lầm tưởng cần tránh khi thương lượng lương
3 p | 55 | 8
-
5 bước để có màn khóa môi thực sự ấn tượng
4 p | 75 | 7
-
Những lý do khiến lương bạn không cao
3 p | 91 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn