YOMEDIA
ADSENSE
5 đề kiểm tra HK1 Ngữ văn 8
478
lượt xem 44
download
lượt xem 44
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Dưới đây là 5 đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 gồm các câu trắc nghiệm về các tác phẩm như: Chiếc lá cuối cùng,Lão Hạc....mời các phụ huynh hãy tham khảo để giúp con em mình củng cố kiến thức cũng như cách giải các bài tập nhanh nhất và chính xác.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 5 đề kiểm tra HK1 Ngữ văn 8
- Họ tên: ………………………………………………………… ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2009 - 2010 Lớp: …………… …………………… Môn :VĂN 8 - Thời gian: 90 phút Đề số: 1 I. Trắc nhiệm khách quan: (3đ - 15’). Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất 1) Có bao nhiêu từ tượng hình trong đoạn văn sau: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc." a) Một từ b) Không có từ nào c) Ba từ d) Hai từ 2) Qua đoạn trích “Cô bé bán diêm”, em thấy cô bé là người như thế nào? a) Một cô bé hết sức đau khổ và đáng thương b) Nhỏ nhoi, cô độc, đói rét, không được ai chăm sóc c) Nhỏ nhoi, cô độc, đói rét do người bố vô trách nhiệm với con cái d) Nhỏ nhoi, cô độc, đói rét, không được ai chăm sóc - Rất đau khổ và đáng thương 3) Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác? a) Vì chiếc lá ấy đã mang lại sự sống cho Giôn-xi. b) Vì cụ Bơ-men tự coi nó là một kiệt tác của mình . c) Vì cụ Bơ-men đã vẽ chỉ trong một đêm. d) Vì cả Giôn-xi và Xiu chưa bao giờ nhìn thấy chiếc lá nào đẹp hơn thế . 4) Ý nào không nói lên nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích "Trong lòng mẹ" a) Có những hình ảnh so sánh độc đáo. c) Sử dụng nghệ thuật châm biêám. b) Giàu chất trữ tình. d) Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc. 5) Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh? a) Thôi để mẹ cầm cũng được . c) Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt . b) Anh em như thể tay chân . d) Người ta là hoa đất 6) Câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật " tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên? a) Lần ấy, trường đối với tôi là một nơi xa lạ b) Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. c) Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ d) Cũng như tôi, mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ 7) Trường từ vựng là tập hợp của những từ: a) Có nhiều nét chung về nghĩa. c) Không có nét chung về nghĩa. b) Có ít nhất một nét chung về nghĩa . d) Cả 3 ý trên đều đúng . 8) Tác phẩm "Lão Hạc" được viết theo thể loại nào? a) Truyện vừa. b) Truyện ngắn. c) Tiểu thuyết. d) Truyện dài. 9) Việc đập đá ở Côn Lôn được tái hiện trong bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" là một công việc như thế nào? a) Là một công việc nhàm chán. c) Là một công việc chinh phục thiên nhiên. b) Là một công việc bình thường. d) Là một công việc lao động khổ sai, nặng nhọc. 10) Nói quá trong câu "Bàn tay ta làm nên tất cả - Có sức người sỏi đá cũng thành cơm" có ý nghĩa: a) Nhấn mạnh sự vất vả của người lao động. c) Đề cao sức lao động của con người. b) Nhấn mạnh sự khô cằn của đất. d) Cả 3 ý trên đều sai. 11) Hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu và Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- a) Khi các tác giả đang lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa ở trong nước. b) Khi các tác giả đang bị giam hãm trong tù ngục. c) Khi các tác giả chuẩn bị đi tìm đường cứu nước ở nước ngoài. d) Khi các tác giả đang hoạt động ở nước ngoài. 12) Trong những từ ngữ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ ? a) Vâng , cháu cũng đã nghĩ như cụ b) Cảm ơn cụ , nhà cháu đã tỉnh táo như thường . c) Hồng ! Mày có muốn vào Sài Gòn chơi với mẹ mày không d) Không , ông giáo ạ !
- Họ tên: ………………………………………………… ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2009 - 2010 Lớp: ………… …………………… Môn :VĂN 8 -Thời gian: 90 phút Đề số: 2 I. Trắc nhiệm khách quan: (3 đ) (15’). Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất 1) Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh? a) Thôi để mẹ cầm cũng được . b) Anh em như thể tay chân . c) Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt . d) Người ta là hoa đất 2) Tác phẩm "Lão Hạc" được viết theo thể loại nào? a) Truyện ngắn. b) Truyện vừa. c) Tiểu thuyết. d) Truyện dài. 3) Trong những từ ngữ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ ? a) Không , ông giáo ạ ! b) Vâng , cháu cũng đã nghĩ như cụ . c) Hồng ! Mày có muốn vào Sài Gòn chơi với mẹ mày không d) Cảm ơn cụ , nhà cháu đã tỉnh táo như thường . 4) Việc đập đá ở Côn Lôn được tái hiện trong bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" là một công việc như thế nào? a) Là một công việc lao động khổ sai, nặng nhọc. b) Là một công việc chinh phục thiên nhiên. c) Là một công việc bình thường. d) Là một công việc nhàm chán. 5) Ý nào không nói lên nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích "Trong lòng mẹ" a) Giàu chất trữ tình. b) Có những hình ảnh so sánh độc đáo. c) Sử dụng nghệ thuật châm biêám. d) Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc. 6) Câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật " tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên? a) Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. b) Lần ấy, trường đối với tôi là một nơi xa lạ c) Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ d) Cũng như tôi, mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ 7) Nói quá trong câu "Bàn tay ta làm nên tất cả - Có sức người sỏi đá cũng thành cơm" có ý nghĩa: a) Nhấn mạnh sự vất vả của người lao động. b) Đề cao sức lao động của con người. c) Nhấn mạnh sự khô cằn của đất. d) Cả 3 ý trên đều sai. 8) Hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu và Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh được sáng tác trong hoàn cảnh nào? a) Khi các tác giả đang lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa ở trong nước. b) Khi các tác giả đang hoạt động ở nước ngoài. c) Khi các tác giả đang bị giam hãm trong tù ngục. d) Khi các tác giả chuẩn bị đi tìm đường cứu nước ở nước ngoài. 9) Trường từ vựng là tập hợp của những từ: a) Có ít nhất một nét chung về nghĩa . b) Có nhiều nét chung về nghĩa. c) Không có nét chung về nghĩa. d) Cả 3 ý trên đều đúng .
- 10) Có bao nhiêu từ tượng hình trong đoạn văn sau: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc." a) Không có từ nào b) Hai từ c) Ba từ d) Một từ 11) Qua đoạn trích “Cô bé bán diêm”, em thấy cô bé là người như thế nào? a) Nhỏ nhoi, cô độc, đói rét, không được ai chăm sóc b) Nhỏ nhoi, cô độc, đói rét do người bố vô trách nhiệm với con cái c) Nhỏ nhoi, cô độc, đói rét, không được ai chăm sóc - Rất đau khổ và đáng thương d) Một cô bé hết sức đau khổ và đáng thương 12) Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác? a) Vì cụ Bơ-men tự coi nó là một kiệt tác của mình . b) Vì chiếc lá ấy đã mang lại sự sống cho Giôn-xi. c) Vì cụ Bơ-men đãvẽ chỉ trong một đêm. d) Vì cả Giôn-xi và Xiu chưa bao giờ nhìn thấy chiếc lá nào đẹp hơn thế .
- Họ tên: ……………………………………………………………… ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I-NĂM HỌC 2009 - 2010 Lớp: ……………………………… Môn :VĂN 8 -Thời gian: 90 phút Đề số: 3 I. Trắc nhiệm khách quan: (3đ - 15’). Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất 1) Hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu và Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh được sáng tác trong hoàn cảnh nào? a) Khi các tác giả chuẩn bị đi tìm đường cứu nước ở nước ngoài. b) Khi các tác giả đang lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa ở trong nước. c) Khi các tác giả đang hoạt động ở nước ngoài. d) Khi các tác giả đang bị giam hãm trong tù ngục. 2) Trường từ vựng là tập hợp của những từ: a) Không có nét chung về nghĩa. b) Có nhiều nét chung về nghĩa. c) Có ít nhất một nét chung về nghĩa . d) Cả 3 ý trên đều đúng . 3) Nói quá trong câu "Bàn tay ta làm nên tất cả - Có sức người sỏi đá cũng thành cơm" có ý nghĩa: a) Đề cao sức lao động của con người. b) Nhấn mạnh sự vất vả của người lao động. c) Nhấn mạnh sự khô cằn của đất. d) Cả 3 ý trên đều sai. 4) Câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật " tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên? a) Cũng như tôi, mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ b) Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. c) Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ d) Lần ấy, trường đối với tôi là một nơi xa lạ 5) Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh? a) Thôi để mẹ cầm cũng được . b) Anh em như thể tay chân . c) Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt . d) Người ta là hoa đất 6) Có bao nhiêu từ tượng hình trong đoạn văn sau: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc." a) Hai từ b) Ba từ c) Một từ d) Không có từ nào 7) Việc đập đá ở Côn Lôn được tái hiện trong bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" là một công việc như thế nào? a) Là một công việc chinh phục thiên nhiên. b) Là một công việc bình thường. c) Là một công việc nhàm chán. d) Là một công việc lao động khổ sai, nặng nhọc. 8) Qua đoạn trích “Cô bé bán diêm”, em thấy cô bé là người như thế nào? a) Nhỏ nhoi, cô độc, đói rét, không được ai chăm sóc b) Nhỏ nhoi, cô độc, đói rét do người bố vô trách nhiệm với con cái c) Một cô bé hết sức đau khổ và đáng thương d) Nhỏ nhoi, cô độc, đói rét, không được ai chăm sóc - Rất đau khổ và đáng thương
- 9) Tác phẩm "Lão Hạc" được viết theo thể loại nào? a) Tiểu thuyết. b) Truyện dài. c) Truyện vừa. d) Truyện ngắn. 10) Trong những từ ngữ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ ? a) Không , ông giáo ạ ! b) Cảm ơn cụ , nhà cháu đã tỉnh táo như thường . c) Hồng ! Mày có muốn vào Sài Gòn chơi với mẹ mày không d) Vâng , cháu cũng đã nghĩ như cụ . 11) Ý nào không nói lên nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích "Trong lòng mẹ" a) Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc. b) Giàu chất trữ tình. c) Có những hình ảnh so sánh độc đáo. d) Sử dụng nghệ thuật châm biêám. 12) Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác? a) Vì cả Giôn-xi và Xiu chưa bao giờ nhìn thấy chiếc lá nào đẹp hơn thế . b) Vì cụ Bơ-men tự coi nó là một kiệt tác của mình . c) Vì cụ Bơ-men đãvẽ chỉ trong một đêm. d) Vì chiếc lá ấy đã mang lại sự sống cho Giôn-xi. II. TỰ LUẬN ( 75 phút) A. PHẦN TIẾNG VIỆT: ( 2 đ) a.Hãy nêu đặc điểm của câu ghép. Cho ví dụ. ( 1 đ) b.Tìm câu ghép trong đoạn trích sau. Cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. “Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay” ( 1 đ) B.TẬP LÀM VĂN: (5 đ đ) Thuyết minh về các loài hoa ngày Tết II. TỰ LUẬN ( 75 phút) A. PHẦN TIẾNG VIỆT: ( 2 đ) a.Hãy nêu đặc điểm của câu ghép. Cho ví dụ. ( 1 đ) b.Tìm câu ghép trong đoạn trích sau. Cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. “Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay” ( 1 đ) B.TẬP LÀM VĂN: (5 đ đ) Thuyết minh về các loài hoa ngày Tết II. TỰ LUẬN ( 75 phút) A. PHẦN TIẾNG VIỆT: ( 2 đ) a.Hãy nêu đặc điểm của câu ghép. Cho ví dụ. ( 1 đ) b.Tìm câu ghép trong đoạn trích sau. Cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. “Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay” ( 1 đ) B.TẬP LÀM VĂN: (5 đ đ) Thuyết minh về các loài hoa ngày Tết II. TỰ LUẬN ( 75 phút)
- A. PHẦN TIẾNG VIỆT: ( 2 đ) a.Hãy nêu đặc điểm của câu ghép. Cho ví dụ. ( 1 đ) b.Tìm câu ghép trong đoạn trích sau. Cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. “Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay” ( 1 đ) B.TẬP LÀM VĂN: (5 đ đ) Thuyết minh về các loài hoa ngày Tết
- Họ và tên : ………………………………… KIỂM TRA HỌC KỲ I – ĐỀ A Lớp: 8 ….. MÔN : NGỮ VĂN 8 (Thời gian: 90 phút) I. Trắc nghiệm : (3đ) Câu 1: Khi sử dụng tình thái từ, cần chú ý: a. Đối tượng. b. Phù hợp hoàn cảnh giao tiếp. c. Lời nói d. Cả a,b,c đều đúng Câu 2: Câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh là: a. Thôi để mẹ cầm cũng được b. Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. c. Bác trai đã khá rồi chứ ? d. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Câu 3: Quan hệ từ được gạch chân trong các câu ghép sau chỉ quan hệ: “ Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng. Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương. Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm. Là người, tôi sẽ chết cho quê hương ” a. Quan hệ nguyên nhân c. Quan hệ điều kiện b. Quan hệ mục đích d. Quan hệ nhượng bộ Câu 4: Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong ví dụ sau được dùng để: Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu : “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng. Giờ chỉ còn việc bồi dưỡng và chăm nom – thế thôi”. (Chiếc lá cuối cùng) a. Đánh dấu từ ngữ, câu được dẫn. b. Cùng đánh dấu lời dẫn trực tiếp. c. Đánh dấu sự bổ sung và lời dẫn trực tiếp. d. Đánh dấu sự giải thích và lời dẫn trực tiếp. Câu 5: “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu) thể thơ giống với bài: a. Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) c. Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) b. Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) d. Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) Câu 6: Bài thơ: “ Đập đá ở Côn Lôn” được sáng tác trong hoàn cảnh: a. Khi tác giả chuẩn bị đi tìm đường cứu nước ở nước ngoài. b. Khi tác giả đang hoạt động ở nước ngoài. c. Khi tác giả đang bị giam hãm trong tù ngục. d. Khi tác giả đang lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa ở trong nước. Câu 7: Theo em, “ngông” trong bài thơ “Muốn làm thằng cuội” có nghĩa là: a. “Ngông” là làm những việc trái với lẽ thường, khác với mọi người. b. “Ngông” là làm những việc hợp với lẽ thường, với mọi người. c. “Ngông” là làm những việc phi thường, ít người làm được. d. Cả a,b,c đều đúng Câu 8: Trong bài thơ “Ông đồ”, hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu là: a. Được mọi người yêu quí vì đức độ. b. Được mọi người trọng vọng, tôn kính vì tài viết chữ đẹp . c. Bị mọi người quên lãng theo thời gian. d. Cả a, b, c đều sai Câu 9: Câu truyện lịch sử được tái hiện lại trong bài thơ “Hai chữ nước nhà” nói về những người có thật trong lịch sử là: a. Trần Quốc Tuấn và các tướng sĩ c. Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi b. Trưng Trắc và Trưng Nhị d. Lê Lợi và Quang Trung Câu 10: Chuyển câu sau có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh mà nội dung không thay đổi: - Cậu ấy vẽ xấu quá → ………………………………………………………………. Câu 11: Đặt câu ghép có quan hệ tăng tiếng : ………………………………………………………………………………………….
- Câu 12: Điền dấu câu thích hợp vào dấu ( ) trong đoạn văn sau: Như tre mọc thẳng ( ) con người không chịu khuất ( ) Người xưa có câu ( ) Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng ( ) II. Tự luận : (7đ) Câu 1: (2đ) Chép đúng bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu. Nêu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản ? Câu 2: (5đ) Thuyết minh chiếc nón lá.
- Họ và tên : ………………………………… KIỂM TRA HỌC KỲ I – ĐỀ B Lớp: 8 ….. MÔN : NGỮ VĂN 8 (Thời gian: 90 phút) I. Trắc nghiệm : (3đ) Câu 1: Khi sử dụng tình thái từ, cần chú ý: a. Phù hợp hoàn cảnh giao tiếp. b. Lời nói. c. Đối tượng. d. Cả a,b,c đều đúng Câu 2: Câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh là: a. Thôi để mẹ cầm cũng được b. Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. c. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! d. Bác trai đã khá rồi chứ ? Câu 3: Quan hệ từ được gạch chân trong các câu ghép sau chỉ quan hệ: “ Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng. Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương. Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm. Là người, tôi sẽ chết cho quê hương ” a. Quan hệ mục đích c. Quan hệ nhượng bộ b. Quan hệ nguyên nhân d. Quan hệ điều kiện Câu 4: Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong ví dụ sau được dùng để: Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu : “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng. Giờ chỉ còn việc bồi dưỡng và chăm nom – thế thôi”. (Tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”) a. Đánh dấu từ ngữ, câu được dẫn. b. Đánh dấu sự giải thích và lời dẫn trực tiếp. c. Đánh dấu sự bổ sung và lời dẫn trực tiếp. d. Cùng đánh dấu lời dẫn trực tiếp Câu 5: “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu) thể thơ giống với bài: a. Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) c. Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) b. Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) d. Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) Câu 6: Bài thơ: “ Đập đá ở Côn Lôn” được sáng tác trong hoàn cảnh: a. Khi tác giả đang bị giam hãm trong tù ngục. b. Khi tác giả chuẩn bị đi tìm đường cứu nước ở nước ngoài. c. Khi tác giả đang hoạt động ở nước ngoài. d. Khi tác giả đang lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa ở trong nước. Câu 7: Theo em, “ngông” trong bài thơ “Muốn làm thằng cuội” có nghĩa là: a. “Ngông” là làm những việc hợp với lẽ thường, với mọi người. b. “Ngông” là làm những việc trái với lẽ thường, khác với mọi người. c. “Ngông” là làm những việc phi thường, ít người làm được. d. Cả a,b,c đều đúng Câu 8: Trong bài thơ “Ông đồ”, hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ đầu là: a. Được mọi người yêu quí vì đức độ. b. Bị mọi người quên lãng theo thời gian. c. Được mọi người trọng vọng, tôn kính vì tài viết chữ đẹp . d. Cả a, b, c đều sai Câu 9: Câu truyện lịch sử được tái hiện lại trong bài thơ “Hai chữ nước nhà” nói về những người có thật trong lịch sử là: a. Trưng Trắc và Trưng Nhị c. Lê Lợi và Quang Trung b. Trần Quốc Tuấn và các tướng sĩ d. Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi Câu 10: Chuyển câu sau có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh mà nội dung không thay đổi: - Bài thơ của anh dở lắm → ………………………………………………………………. Câu 11: Đặt câu ghép có quan hệ tăng tiếng : ………………………………………………………………………………………….
- Câu 12: Điền dấu câu thích hợp vào dấu ( ) trong đoạn văn sau: Như tre mọc thẳng ( ) con người không chịu khuất ( ) Người xưa có câu ( ) Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng ( ) II. Tự luận : (7đ) Câu 1: (2đ) Chép đúng bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu. Nêu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản ? Câu 2: (5đ) Thuyết minh chiếc nón lá.
- PHÒNG GD – ĐT TÂN UYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 – 2013 TỔ CHUYÊN MÔN MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian : 90 phút ( không kể phát đề ) -------------------------------------------------------------------------------------------------- Mã đề 357 I/ TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm ) Hãy chọn đáp án đúng và ghi vào giấy bài làm. Câu 1: Văn thuyết minh là gì ? A. Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm, tư tưởng. B. Dùng các chi tiết, hình ảnh,…nhằm tái hiện một cách sinh động để người đọc hình dung rõ nét về sự việc, con người, phong cảnh. C. Trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật, nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người và bày tỏ thái độ khen chê. D. Trình bày, giới thiệu, giải thích,… nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội. Câu 2: Dòng nào sau đây không nói lên nội dung của văn bản Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)? A. Cảm nhận của bé Hồng về tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng khi gặp mẹ. B. Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thật. C. Nỗi cô đơn, niềm khát khao tình mẹ của bé Hồng bất chấp sự tàn nhẫn,vô tình của bà cô. D. Cảnh ngộ đáng thương và nỗi buồn của nhân vật bé Hồng. Câu 3: Truyện “Cô bé bán diêm” có nội dung kể về : A. Những mộng tưởng của cô bé bán diêm Trang 1/1 - Mã đề thi 357
- B. Tình thương của tác giả đối với em bé nghèo khổ. C. Số phận em bé bất hạnh và tình cảm của tác giả đối với em bé . D. Số phận bất hạnh của em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa Câu 4: “Tức Nước Vỡ Bờ”, “Trong Lòng Mẹ”, “Lão Hạc” giống nhau nội dung chủ yếu nào? A. Tinh thần phản kháng sức mạnh tiềm tàng B. Phản ánh hiện thực xã hội bất công. C. Cuộc sống bần cùng không lối thoát của người nông dân D. Tinh thần nhân đạo, yêu thương trân trọng phẩm chất tốt đẹp của con người, tố cáo những gì tàn ác đối với con người . Câu 5: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? A. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. B. Mưa tạnh, trời rạng dần, phía đông một mảng trời trong vắt ló ra. C. Dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. D. Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Câu 6: Trong các câu sau, câu nào có tình thái từ? A. Mẹ em đi làm. B. Nó đi chơi với bạn. C. Tôi để quyển sách trên bàn. D. Bạn chưa về hả? Câu 7: Trong các đề văn dưới đây, đề nào không phải là đề văn thuyết minh? A. Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam. B. Giới thiệu về hoa ngày tết ở Việt Nam. C. Loài hoa em yêu. D. Thuyết minh về chiếc xe đạp. Câu 8: Văn bản nào sau đây về mặt nghệ thuât đã xây dựng được tình huống truyện có tính kịch? A. Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) B. Tôi đi học ( Thanh Tịnh) C. Cô bé bán diêm (An-đéc-xen) D. Lão Hạc (Nam Cao) Câu 9: Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết? Trang 2/2 - Mã đề thi 357
- A. Lão Hạc rất thương con. B. Lão Hạc thương con và không muốn làm liên lụy đến hàng xóm. C. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng D. Lão Hạc ăn phải bả chó. Câu 10: Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích “ Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó...” (Nam Cao- Lão Hạc) A. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích B. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp C. Dùng để liệt kê D. Dùng để giải thích Câu 11: Tôi đi học của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào? A. Truyện ngắn B. Tùy bút. C. Bút ký. D. Tiểu thuyết. Câu 12: Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh? A. lênh khênh B. lao đao C. lao xao D. lềnh bềnh II/ TỰ LUẬN ( 7 điểm ) Câu 1: Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây: (1 điểm) a/ buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi. b/ bút máy, bút bi, phấn, bút chì. Câu 2: Em hãy thuyết minh về cây bút bi. (6 điểm) ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 3/3 - Mã đề thi 357
- PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (3,0 điểm). Cho đoạn văn: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…” (Ngữ văn 8, tập một) a. Đoạn văn nói về nhân vật nào? Trích trong tác phẩm nào? Của ai? b. Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn? c. Tìm câu ghép trong đoạn và cho biết mối quan hệ ý nghĩa của các vế trong câu ghép đó? Câu 2 (2,0 điểm). Vì sao có thể nói bức tranh vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men trong văn bản Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri là một kiệt tác? Câu 3 (5,0 điểm). Thuyết minh về một loài cây ăn quả ở quê hương em. (Có thể thuyết minh về các loại cây: cam, mít, dừa, chuối, nhãn, vải, bưởi…) -------------------HẾT------------------- Họ tên học sinh:……………………………………Số báo danh:………....….…… Chữ kí giám thị 1: …………………… Chữ kí giám thị 2………………....………
- PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn Ngữ văn 8 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Câu Phần Nội dung Điểm Đoạn văn trên nói về nhân vật lão Hạc 0,5 a Tác phẩm Lão Hạc 0.25 Nhà văn Nam cao 0.25 + Từ tượng hình: co rúm, xô, ép, ngoẹo, móm mém (tìm được 3 từ trở Câu 1 0,75 b lên là được 0,75 điểm) + Từ tượng thanh: hu hu (0,25 điểm) Câu ghép: Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão 0,5 c mếu như con nít. Quan hệ đồng thời hoặc quan hệ liệt kê 0,5 * Hình thức: viết bài văn ngắn hoặc đoạn văn. * Nội dung cần đảm bảo: - Chiếc lá vẽ rất giống, khiến Giôn –xi tưởng đấy là chiếc lá thật. - Bức tranh chiếc lá đã đem lại sự sống cho Giôn – xi. - Bức tranh chiếc lá được vẽ trong một hoàn cảnh đặc biệt, vẽ bằng tình thương và lòng hi sinh cao thượng của cụ Bơ –men. Câu 2 Học sinh có thể triển khai thêm một số ý khác theo cảm nhận riêng. * Biểu điểm: - Điểm 2: Các bài viết đạt những yêu cầu trên, cảm nhận sâu sắc, tinh tế; không mắc lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 1,5: Bài viết đảm bảo yêu cầu cơ bản về nội dung nhưng còn sơ sài, còn mắc những lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt. - Điểm 1: Nêu đủ ý nhưng không viết thành đoạn. * Hình thức: bài văn có bố cục ba phần * Phương thức biểu đạt: văn thuyết minh * Nội dung: có thể trình bày theo trình tự khác nhau nhưng phải đảm bảo Câu 3 nội dung của bài văn thuyết minh về một loài cây. Sau đây là một gợi ý: a. Mở bài: - Giới thiệu về loài cây ăn quả. b. Thân bài:
- - Giới thiệu về nguồn gốc, xuất xứ của loài cây ăn quả hoặc cây đó được trồng nhiều ở đâu. - Trình bày đặc điểm, cấu tạo; cách trồng, cách chăm sóc, quá trình ra hoa và tạo quả, thu hoạch, bảo quản... - Trình bày công dụng: ngoài việc cho quả cây còn có thể dùng để tạo bóng mát, làm cảnh... c.Kết bài: - Bộc lộ tình cảm của người viết với loài cây ăn quả đó. * Biểu điểm cụ thế: Điểm 5 - Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, biết vận dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, có sự sáng tạo. Điểm 3 – 4 - Bài viết đảm bảo phần lớn các yêu cầu trên, có vận dụng các phương pháp thuyết minh, còn mắc một số lỗi chính tả và diễn đạt nhưng không nhiều. Điểm 2 – 2,5 - Đảm bảo yêu cầu về thể loại và bố cục, nội dung còn thiếu nhiều, chưa biết vận dụng các phương pháp thuyết minh, sắp xếp ý chưa thật hợp lý. Có mắc lỗi chính tả và dùng từ nhưng không nhiều. Điểm 1- 1,5: - Biết làm chưa thật đúng thể loại, ý còn thiếu nhiều. Liên kết chưa chặt chẽ, thiếu mạch lạc. Chữ viết xấu, còn mắc nhiều lỗi chính tả. Mắc nhiều lỗi câu, lỗi dùng từ. Điểm dưới 1: các trường hợp còn lại. Lưu ý - Đây chỉ là gợi ý đáp án. Người chấm cần vận dụng linh hoạt và cho điểm sát đối tượng, chính xác, đánh giá chất lượng thực... - Trường hợp thuyết minh về loại cây nhưng không phải cây ăn quả hoặc viết sai thể loại tối đa chỉ được 2,0 điểm.
- Họ và tên: …………………………………… KIỂM TRA HỌC KỲ I - Đề B Lớp: …………… MÔN: NGỮ VĂN 8 (90phút) I. Trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, Ngô Tất Tố đã miêu tả tên cai lệ và người nhà lý trưởng có điểm giống nhau về tính cách là: A. Cùng là nông dân. B. Cùng bất nhân, tàn ác. C. Cùng là tay sai. D. Cả ba ý trên đều sai. Câu 2: Các ý chính của một bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm: A. Là những suy nghĩ của các nhân vật. B. Là những cảm xúc của người viết. C. Là diễn biến nội tâm của các nhân vật. D. Chủ yếu vẫn là các sự việc chính. Câu 3: Nội dung của đoạn trích “Trong lòng mẹ” là: A. Tâm địa độc ác của bà cô. B. Nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng. C. Diễn biến tâm trạng bé Hồng. D. Sự hờn tủi của bé Hồng khi gặp mẹ. Câu 4: Đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” kết thúc truyện có hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần gây hứng thú cho bạn đọc. A.Đúng B. Sai Câu 5: Ý nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết : A. Lão ân hận vì trót lừa cậu Vàng. B. Lão Hạc ăn phải bả chó. C. Lão không muốn làm liên lụy đến mọi người. D. Lão Hạc rất thương con. Câu 6: Nhận định nói đúng nhất về tính chất của truyện “Cô bé bán diêm” là: A. Là một truyện ngắn có hậu B. Là một truyện cổ tích có hậu C. Là một truyện cổ tích thần kì D. Là một truyện có tính bi kịch Câu 7: Cách sắp xếp trường từ vựng sau là đúng hay sai: - Tâm trạng: buồn, vui, thua cuộc… A. Đúng B. Sai - Tính cách: hiền, ác, hung dữ… A. Đúng B. Sai Câu 8: Trong truyện “Cô bé bán diêm”, số lần cô bé ấy đã quẹt diêm là: A. 6 lần B. 5 lần C. 4 lần D. 3 lần Câu 9: Thán từ có mấy loại chính : A. Bốn B. Ba C. Hai D. Một Câu 10: Trong các văn bản đã học sau đây, văn bản có sử dụng yếu tố thuyết minh một cách rõ nét nhất là: A. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 B. Đánh nhau với cối xay gió
- C. Hai cây phong D. Chiếc lá cuối cùng Câu 11: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau là: “Chúng ta phải chăm chỉ học tập để cha mẹ vui lòng.” A. Mục đích B. Điều kiện C. Nguyên nhân D. Tăng tiến Câu 12:Từ tượng thanh, từ tượng hình thường được sử dụng trong các văn bản văn xuôi. A.Đúng B. Sai …………………………………………………………………………………………… ……… II. Tự luận : (7đ) Câu 1:(2đ) Vì sao “Chiếc lá cuối cùng” được xem là một kiệt tác của cụ Bơ- men? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” của Ô- hen-ri? Câu 2: (5đ) Nếu em là cô bé bán diêm thì em sẽ kể lại những lần quẹt diêm và những mộng tưởng đó như thế nào? Họ và tên: …………………………………… KIỂM TRA HỌC KỲ I - Đề A Lớp: …………… MÔN: NGỮ VĂN 8 (90phút) I. Trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, Ngô Tất Tố đã miêu tả tên cai lệ và người nhà lý trưởng có điểm giống nhau về tính cách là: A. Cùng là nông dân. B. Cùng là tay sai. C. Cùng bất nhân, tàn ác. D. Cả ba ý trên đều sai. Câu 2: Các ý chính của một bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm: A. Là những cảm xúc của người viết. B. Là diễn biến nội tâm của các nhân vật. C. Chủ yếu vẫn là các sự việc chính. D. Là những suy nghĩ của các nhân vật. Câu 3: Nội dung của đoạn trích “Trong lòng mẹ” là: A. Diễn biến tâm trạng bé Hồng. B. Nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng. C. Tâm địa độc ác của bà cô. D. Sự hờn tủi của bé Hồng khi gặp mẹ. Câu 4: Đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” kết thúc truyện có hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần gây hứng thú cho bạn đọc. A.Đúng B. Sai Câu 5: Ý nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết :
- A. Lão Hạc ăn phải bả chó. B. Lão ân hận vì trót lừa cậu Vàng. C. Lão Hạc rất thương con. D. Lão không muốn làm liên lụy đến mọi người. Câu 6: Nhận định nói đúng nhất về tính chất của truyện “Cô bé bán diêm” là: A. Là một truyện ngắn có hậu B. Là một truyện cổ tích có hậu C. Là một truyện cổ tích thần kì D. Là một truyện có tính bi kịch Câu 7: Cách sắp xếp trường từ vựng sau là đúng hay sai: -Tính cách: hiền, ác, hung dữ… A. Đúng B. Sai -Tâm trạng: buồn, vui,thua cuộc… A. Đúng B. Sai Câu 8: Trong truyện “Cô bé bán diêm”, số lần cô bé ấy đã quẹt diêm là: A. 3 lần B. 4 lần C. 5 lần D. 6 lần Câu 9: Thán từ có mấy loại chính : A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 10: Trong các văn bản đã học sau đây, văn bản có sử dụng yếu tố thuyết minh một cách rõ nét nhất là: A. Đánh nhau với cối xay gió B. Hai cây phong C. Chiếc lá cuối cùng D. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 Câu 11: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau là: “Chúng ta phải chăm chỉ học tập để cha mẹ vui lòng.” A. Nguyên nhân B. Điều kiện C. Mục đích D. Tăng tiến Câu 12: Từ tượng thanh, từ tượng hình thường được sử dụng trong các văn bản văn xuôi. A.Đúng B. Sai …………………………………………………………………………………………… ……… II. Tự luận : (7đ) Câu 1:(2đ) Vì sao “Chiếc lá cuối cùng” được xem là một kiệt tác của cụ Bơ- men? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” của Ô- hen-ri? Câu 2: (5đ) Nếu em là cô bé bán diêm thì em sẽ kể lại những lần quẹt diêm và những mộng tưởng đó như thế nào?
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn