
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2024. ISBN: 978-604-82-8175-5
464
ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG TỚI HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TẠI VIỆT NAM
Trần Thị Ngọc Tú
Trường Đại học Thuỷ lợi, email: ngoctu_kt@tlu.edu.vn
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Ngày nay, ngân hàng đóng một vai trò vô
cùng quan trọng trong việc giúp tăng trưởng
và phát triển kinh tế của một đất nước. Hệ
thống ngân hàng hoạt động một cách hiệu
quả, ít rủi ro sẽ góp phần phát triển bền vững
hệ thống tài chính nói riêng và cả nền kinh tế
nói chung. Tuy nhiên, hiện nay ngành ngân
hàng Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều
thách thức lớn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động, trong đó phải kể đến rủi ro tín dụng.
Một số các kết quả nghiên cứu trong nước
gần đây như: Vũ Thị Thanh Thủy, Vũ Thị
Ánh Tuyết (2023); Nguyễn Vĩnh Khương
(2022),… hay những nghiên cứu quốc tế như:
Elbir Merhbene (2021), Ali, Liaqat, and
Sonia Dhiman (2019),… đều đã khẳng định
rủi ro tín dụng có ảnh hưởng lớn đến hiệu
quả tài chính của các ngân hàng thương mại.
Vì vậy, để đánh giá và đo lường mức độ
ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hiệu quả
kinh doanh của các ngân hàng thương mại,
tác giả đã lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của rủi
ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam”. Bài
nghiên cứu đi sâu phân tích tác động của rủi
ro tín dụng tới hiệu quả hoạt động của 14
ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ năm
2019 đến năm 2023 khi xét cùng những yếu
tố về mô vốn, hệ số an toàn vốn.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đánh giá ý nghĩa của ảnh hưởng rủi ro tín
dụng tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại ở Việt Nam, bài nghiên cứu sử
dụng 3 mô hình: mô hình ảnh hưởng cố định
(FE), mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (RE), mô
hình bảng động tuyến tính (GMM). Các bộ dữ
liệu trong mô hình nghiên cứu này đều là dữ
liệu panel được lấy từ báo cáo thường niên của
các ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 2019 - 2023.
Theo đó, để xây dựng mô hình hồi quy,
ROE - tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
được tác giả chọn là biến đại diện cho hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
Việt Nam. Các biến độc lập được kế thừa từ
các nghiên cứu trước đây tác giả tổng hợp lại
là: hệ số rủi ro tín dụng (LAR), tỷ lệ nợ xấu
(NPLR), dự phòng rủi ro tín dụng (LLP), quy
mô tài sản (SIZE), tỷ lệ an toàn vốn (CAR).
Từ đó, mô hình được tác giả đề xuất như sau:
Yit = + 1NPLRit + 2LLPit + 3LARit
+ 4CARit + 5SIZEit ηi + εit
trong đó:
Yit: Chỉ số hiệu quả hoạt động của ngân
hàng i tại thời điểm t (ROE) (%);
NPLRit: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng i tại
thời điểm t (%);
LLPit: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của
ngân hàng i tại thời điểm t (%);
LARit: Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tài
sản của ngân hàng i tại thời điểm t (%);
CARit: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ Tài sản có
rủi ro của ngân hàng i tại thời điểm t (%);
SIZEit: Logarit tổng tài sản của ngân hàng
i tại thời điểm t;
: Hệ số chặn;
εit: Sai số ngẫu nhiên;
1, 2, 3, 4, 5: Hệ số hồi quy của các
biến độc lập;
ηi: Hiệu ứng cá biệt của ngân hàng i.