BÀI GIẢNG AN TOÀN LAO ĐỘNG - Nguyễn Quang Dự
lượt xem 44
download
Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh , nó được tổ chức lại , nhằm tạo ra sản phẩm hoặc là dịch vụ hàng hoá để cung ứng cho thị trường và thông qua đó để tiến hành tối đa lợi nhuận , trên cơ sở tôn trọng pháp luật của nhà nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng .Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay có thể được hiểu là 1 tổ chức kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời được pháp luật thừa nhận , được phép kinh doanh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÀI GIẢNG AN TOÀN LAO ĐỘNG - Nguyễn Quang Dự
- Trường Trung cấp nghề GTVT Đường bộ Khoa Cơ khí BÀI GIẢNG AN TOÀN LAO ĐỘNG Giáo viên biên soạn : Nguyễn Quang Dự 1
- PHẦN I : TỔ CHỨC SẢN XUẤT .............................................................. 3 CHƯƠNG I : CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRONG CÁC .... 3 DOANH NGHIỆP ....................................................................................... 3 CHƯƠNG II : TƯ LIỆU LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP . ................................................................................................................... 14 PHẦN II : AN TOÀN LAO ĐỘNG.......................................................... 26 CHƯƠNG III : CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG ( BHLĐ ) ............. 26 Chương IV : KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG ................................ 32 Chương V : VỆ SINH LAO ĐỘNG ......................................................... 54 Chương VI . PHÒNG CHÁY - CHỮA CHÁY ........................................ 68 2
- PHẦN I : TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG I : CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP I . 1 . Đặc điểm của doanh nghiệp : I . 1 . 1 . Khái niệm về doanh nghiệp : * Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh , nó được tổ chức lại , nhằm tạo ra sản phẩm hoặc là dịch vụ hàng hoá để cung ứng cho thị trường và thông qua đó để tiến hành tối đa lợi nhuận , trên cơ sở tôn trọng pháp luật của nhà nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng . Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay có thể được hiểu là 1 tổ chức kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời được pháp luật thừa nhận , được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định , có mức vốn không thấp hơn mức vốn pháp định do nhà nước quy định cho từng loại hình doanh nghiệp .Có từ 1 chủ sở hữu và chủ sở hữu phải đảm bảo trước pháp luật bằng toàn bộ tài sản của mình , có tên gọi riêng và hoạt động với doanh nghiệp riêng . I . 1 . 2 . Đặc điểm chủ yếu của một số loại hình doanh nghiệp của nước ta hiện nay : a . Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) : 3
- - DNNN là một tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh , hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước giao . - DNNN có tư cách pháp nhân , có quyền lợi và nghĩa vụ dân sự , tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý . b . Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) : - Tài sản của DNTN nó thuộc sở hữu của một cá nhân duy nhất . - Người chủ của doanh nghiệp chịu trách nhiệm pháp lý vô hạn về các khoản nợ của doanh nghiệp . Tức là họ chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình về việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . c . Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH ) : - Là công ty mà mức vốn đóng góp của các thành viên phải đóng góp đủ ngay khi thành lập công ty . - Các thành viên góp vốn trong công ty , họ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn của mình đóng góp . - Công ty TNHH không được phép phát hành cổ phiếu . - Việc chuyển nhượng vốn giữa các thành viên trong công ty được thực hiện một cách tự do . Nhưng nếu chuyển nhượng vốn lại cho người 4
- ngoài , thì phải được sự đồng ý của một nhóm thành viên tương ứng với 3/4 số vốn điều lệ của công ty . Ở nước ta hiện nay tồn tại 2 loại hình công ty TNHH : - Công ty TNHH truyền thống : từ 2 thành viên trở lên như đã giới thiệu ở trên . - Công ty TNHH 1 thành viên : + Ở Việt Nam theo chương III Luật doanh nghiệp quy định Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp do 1 tổ chức làm chủ sở hữu và chủ sở hữu chịu các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp . + Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức , cá nhân khác . Pháp luật cũng quy định một số quyền của chủ sở hữu công ty như : + Không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty . Và chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác . + Không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty chưa thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả . 5
- Tuy nhiên pháp luật cũng cho phép Công ty TNHH 1 thành viên có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ bằng cách : tăng hoặc giảm vốn của chủ sở hữu công ty . Điều chỉnh mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản của công ty . d . Công ty cổ phần : - Là loại hình doanh nghiệp mà có tổng số cổ đông tối thiểu là 7 thành viên . - Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phiếu . Mỗi một cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu . - Các thành viên góp vốn trong công ty , họ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn của mình đóng góp . e . Công ty hợp doanh : - Là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất 2 thành viên hợp doanh , ngoài thành viên hợp doanh có thể có thành viên góp vốn . - Thành viên hợp doanh : là cá nhân có trình độ chuyên môn cao và uy tín về nghề nghiệp . Họ phải chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty . - Thành viên góp vốn : họ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đóng góp vào công ty . I . 2 . Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp : 6
- I . 2 . 1 . Khái niệm : * Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận cấu thành nên bộ máy quản lý doanh nghiệp và mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận đó . - Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp được hình thành bởi các khâu và các cấp quản lý : + Khâu quản lý : là một đơn vị chức năng riêng biệt . Nó có những nhiệm vụ và chức năng nhất định . Ví dụ : Phòng kỹ thuật có chức năng quản lý về kỹ thuật . + Cấp quản lý : là sự thống nhất các khâu quản lý ở một cấp nhất định trong cả hệ thống quản lý . Ví dụ : Cấp Công ty ; Cấp Tổng công ty.... I . 2 . 2 . Các loại hình cơ cấu quản lý : * Căn cứ vào các yếu tố sau đây để lựa chọn cơ cấu tổ chức quản lý cho doanh nghiệp : - Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp . - Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp . - Quy mô và độ phức tạp của tổ chức . 7
- - Kỹ thuật và công nghệ máy móc thiết bị . - Môi trường hoạt động của doanh nghiệp . - Năng lực và trình độ nhân viên . - Tư duy cấp lãnh đạo . Dựa vào các yếu tố trên để chọn ra cơ cấu tổ chức hợp lý , gọn nhẹ và phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp . a . Cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến : * Sơ đ ồ : Lãnh đạo tổ chức 8
- Lãnh đạo tuyến 1 Lãnh đạo tuyến 2 Đơn vị sản xuất 1 Đơn vị sản xuất 2 * Đặc trưng cơ cấu : - Mỗi người cấp dưới chỉ có một thủ trưởng . - Mối quan hệ trong tổ chức theo chiều dọc . - Công việc quản trị được tiến hành theo tuyến . * Ưu và nhược điểm của cơ cấu : - Ưu điểm : + Tuân thủ nguyên tắc một thủ trưởng . + Trách nhiệm rõ ràng . - Nhược điểm : + Người lãnh đạo tổ chức phải gánh vác nhiều công việc chuyên môn , nên cần phải có kiến thức rộng về nhiều mặt . + Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia . + Khó phối hợp giữa các tuyến . 9
- Vì vậy cơ cấu này chỉ áp dụng ở quy mô quản lý nhỏ và ít phức tạp . b . Cơ cấu tổ chức theo kiểu chức năng : * Sơ đ ồ : Lãnh đạo tổ chức Lãnh đạo chức năng A Lãnh đạo chức năng B Đơn vị sản xuất 1 Đơn vị sản xuất 2 * Đặc trưng cơ cấu : - Mỗi người cấp dưới có thể có nhiều người cấp trên điều khiển . - Việc quản trị thực hiện theo chức năng . 10
- * Ưu và nhược điểm của cơ cấu : - Ưu điểm : + Người lãnh đạo được sự giúp sức của các nhà chuyên môn , nên giảm gánh nặng trong công việc . - Nhược điểm : + Vi phạm nguyên tắc một thủ trưởng . + Công việc chồng chéo , trách nhiệm không rõ ràng . Vì vậy cơ cấu này chỉ được xây dựng trên lý thuyết , không được áp dụng thực tế . Tuy nhiên loại hình cơ cấu này được xây dựng để kết hợp với cơ cấu trực tuyến để tạo thành loại hình kết hợp giữa trực tuyến và chức năng . c . Cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng : * Sơ đ ồ : 11
- Lãnh đạo tổ chức Lãnh đạo tuyến 1 Lãnh đạo tuyến 2 Lãnh Lãnh đạo chức đạo chức năng A năng B Đơn vị sản xuất 1 Đơn vị sản xuất 2 * Đặc trưng cơ cấu : - Người lãnh đạo tổ chức được sự giúp sức của các phòng ban chức năng . - Các lãnh đạo tuyến chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh và toàn quyền quyết định trong đơn vị mình quản lý . - Các lãnh đạo chức năng , không có quyền ra mệnh lệnh trực tiếp cho các người ở bộ phận tuyến cấp dưới . 12
- * Ưu và nhược điểm của cơ cấu : - Ưu điểm : + Có tất cả các ưu điểm của cơ cấu trực tuyến và chức năng . - Nhược điểm : + Người lãnh đạo tổ chức phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa trực tuyến và chức năng . + Vẫn có xu hướng can thiệp của các phòng ban chức năng nhưng đã giới hạn . Vì vậy đây là loại hình cơ cấu được áp dụng ở rộng rãi trong các doanh nghiệp hiện nay . 13
- CHƯƠNG II : TƯ LIỆU LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP . I . 1 . Tài sản cố định ( TSCĐ ) : I . 1 . 1 . Khái niệm : * TSCĐ là những tài sản có giá trị từ 10.000.000 đồng ( mười triệu đồng ) trở lên , có thời gian sử dụng , luân chuyển và thu hồi vốn từ 1 năm trở lên hoặc một chu kỳ kinh doanh ( nếu chu kỳ kinh doanh từ 1 năm trở lên ). I . 1 . 2 . Phân loại TSCĐ: * TSCĐ hữu hình : là những TSCĐ có hình thái vật chất . TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động chính trong doanh nghiệp . Ví dụ : Nhà xưởng , máy móc thiết bị .... * TSCĐ vô hình : là những TSCĐ không có hình thái vật chất và thường phải liên quan đến các khoản chi phí qua nhiều niên độ kinh doanh . Ví dụ : Chi phí sử dụng đất , chi phí đầu tư chất xám , chi phí về quyền phát hành... * TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính . Khi kết thúc thời hạn thuê , bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính . Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy 14
- định tại hợp đồng thuê tài chính , ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Mọi hợp đồng thuê TSCĐ nếu khong thoả mãn các quy định trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động . I . 2 . Đánh giá tài sản cố định ( TSCĐ ) : I . 2 . 1 . Mục đích của việc đánh giá : là xác định lại giá trị ghi sổ của TSCĐ . Nó đảm bảo cho quá trình bảo tồn vốn và góp phần vào việc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp và cho giá thành sản phẩm chính xác hơn . I . 2 . 2 . Xác định nguyên giá của TSCĐ : a . Khái niệm về nguyên giá : * Nguyên giá TSCĐ là toàn bô số tiền chi ra để có TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng . b . Mục đích của việc xác định nguyên giá : * Để biết được giá trị còn lại của TSCĐ và tính khấu hao của TSCĐ . c . Cách xác định nguyên giá ( NG ) : * Trường hợp 1 : Nếu TSCĐ hữu hình mua sắm ( kể cả mua mới và cũ ): NG = Giá mua theo hoá đơn - ( Các khoản giảm giá + Chiết khấu mua hàng ) + Các chi phí khác trực tiếp liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài 15
- sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như : Chi phí vận chuyển , lắp đặt , chạy thử ; Chi phí nâng cấp ; Thuế trước bạ ; Tiền lai vay phải trả ... * Trường hợp 2 : Nếu TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự sản xuất : NG = Giá thành thực tế + Chi phí lắp đặt , chạy thử + Các chi phí khác trực tiếp liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng ( trừ các khoản lãi nội bộ , các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí , lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá mức quy định trong xây dựng hoặc tự sản xuất ) . * Trường hợp 3 : Nếu TSCĐ hữu hình được cấp , được điều chuyển đến : NG = Giá trị còn lại trến sổ kế toán đơn vị chuyển đến (hoặc giá trị thực tế sau khi đánh giá lại) + Các chi phí khác mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng . Chú ý : Nguyên giá của TSCĐ trong doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau : Đánh giá lại TSCĐ theo quy định của pháp luật . - Nâng cấp TSCĐ . - Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ . - Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ , doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá , giá trị còn lại trên sổ 16
- kế toán , số khấu hao luỹ kế của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo các quy định hiện hành . I . 2 . 3 . Giá trị còn lại của TSCĐ : Giá trị còn lại = NG - Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ Hoặc : Giá trị còn lại = NG - Số khấu hao luỹ kế TSCĐ . * Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ : là tổng cộng giá trị hao mòn của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo . * Số khấu hao luỹ kế TSCĐ : là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất , kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo . I . 3 . Hao mòn và khấu hao TSCĐ : I . 3 . 1 . Hao mòn TSCĐ : * Trong quá trình sử dụng và bảo quản TSCĐ bị hao mòn dần : hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình . a . Hao mòn hữu hình : 17
- Là sự thay đổi về hình dáng và cấu tạo vật chất bên trong của TSCĐ . Nguyên nhân chính là do chịu tác động của quá trình sản xuất và điều kiện tự nhiên . Ví dụ : Do ma sát mài mòn . Do điều kiện tự nhiên ăn mòn hoá học . b . Hao mòn vô hình : Là sự giảm thuần tuý về mặt giá trị của TSCĐ . Nguyên nhân chính là do sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật . Ví dụ : Người ta sản xuất ra những loại TSCĐ mới cùng loại nhưng giá thành lại rẽ hơn . I . 3 . 2 . Khấu hao TSCĐ : * Trong quá trình sử dụng , giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần (hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình ) . Giá trị hao mòn đó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm làm ra theo mức độ hao mòn và được thu hồi lại dưới hình thức khấu hao vào giá thành sản phẩm , được gọi là khấu hao TSCĐ - Giá trị hao mòn đó được biểu hiện bằng tiền , gọi là tiền khấu hao . Sau khi tiêu thụ sản phẩm tiền khấu hao được tích luỹ lập nên quỹ khấu hao , quỹ khấu hao được sử dụng để mua sắm TSCĐ mới khi TSCĐ bị hư hỏng . I . 4 . Các phương pháp tính khấu hao : 18
- I . 4 . 1 . Phương pháp tuyến tính cố định ( Phương pháp đường thẳng) : a . Nội dung phương pháp : * Xác định số tiền trích khấu hao hằng năm của TSCĐ bằng cách lấy nguyên giá của TSCĐ chia cho số năm dự kiến sử dụng . * Được tính : - Mk : Số tiền trích khấu hao hằng năm M k = NG / T - NG : Nguyên giá TSCĐ (1) - T : Thời gian dự kiến sử dụng TSCĐ củ a Doanh nghiệp . b . Ưu và nhược điểm của phương pháp : * Ưu điểm : - Tính toán đơn giản . - Giá thành ổn định . * Nhược điểm : - Thu hồi vốn chậm , không hạn chế được hao mòn vô hình . 19
- Chú ý : Việc xác định mức trích khấu hao hằng năm của TSCĐ , không chỉ được tính bằng số tuyệt đối (giá trị) mà tính bằng tỉ lệ . Mk = NG x Tk (2) Tk : Tỉ lệ khấu hao của TSCĐ Có : Tk = Mk / NG x 100 % (3) Thay (1) vào (3) ta có : Tk = 1 / T x 100 % Ví dụ 1 : Công ty A mua một TSCĐ (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 119 triệu đồng , chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng , chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng , chi phí lắp đặt và chạy thử là 3 triệu đồng . 1. Biết rằng TSCĐ có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm , thời gian sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp dự kiến là 10 năm . Tính mức trích khấu hao hằng năm , hằng tháng của TSCĐ . TSCĐ được đưa vào sử dụng ngày 1/1/2004. 2. Sau 5 năm sử dụng , doanh nghiệp nâng cấp TSCĐ với tổng chi phí là 30 triệu đồng , thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu) , ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là ngày 1/1/ 2004. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động - Công nhân vận hành trạm
35 p | 692 | 229
-
BÀI GIẢNG LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG - THS NGUYỄN THỊ MAI LINH
22 p | 505 | 124
-
Bài giảng - Chương 1: Những vấn đề chung về an toàn lao động
93 p | 296 | 114
-
Bài giảng chuyên đề: Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng và quản lý rủi ro trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
51 p | 365 | 92
-
Chuyên đề 7: Quản lý an toàn lao động, Môi trường xây dựng, quản lý rủi ro trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
54 p | 243 | 64
-
Bài giảng Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động – Nguyễn Văn Lộc
139 p | 336 | 60
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (TS. Lê Minh Toàn) - Chương 8: Luật lao động
42 p | 462 | 55
-
Bài giảng Luật Thực phẩm: Chương 3 - ThS. Bùi Hồng Quân
47 p | 243 | 54
-
Kinh tế và quản lý xây dựng part 9
24 p | 168 | 41
-
Chuyên đề 7: Quản lý an toàn, môi trường và rủi ro trong thực hiện dự án - PGS. TS. Bùi Ngọc Toàn
27 p | 146 | 34
-
Cẩm nang an toàn lao động - Trương Văn Lượng
19 p | 145 | 28
-
Bài giảng công đoàn cơ sở với công tác bảo hộ lao động
58 p | 137 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 6 Thanh toán và phân chia di sản
3 p | 105 | 16
-
CHIẾN LƯỢC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN - 5
25 p | 129 | 12
-
Đề án môn học Kinh tế Lao động - 2
6 p | 90 | 9
-
Bài giảng Pháp luật hàng hải: Phần Công ước Quốc tế về hàng hải và Bảo hiểm hàng hải
184 p | 70 | 7
-
Bài giảng Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư: Chương 4 - ThS. Trần Minh Hùng
26 p | 37 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn