intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bảo hiểm: Chương 6 - ThS. Cao Tuấn Linh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Bảo hiểm: Chương 6 - Doanh nghiệp bảo hiểm" cung cấp cho sinh viên các nội dung kiến thức về: Tổng quan về doanh nghiệp bảo hiểm; nghiệp vụ cơ bản của doanh nghiệp bảo hiểm. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm được nội dung chi tiết!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bảo hiểm: Chương 6 - ThS. Cao Tuấn Linh

  1. Chương 6 DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
  2. 6.1 Tổng quan về doanh nghiệp bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm. 6.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp bảo hiểm Là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến kinh doanh bảo hiểm.
  3. 6.1.2 Các yêu cầu cần thiết của doanh nghiệp bảo hiểm - Về mặt kỹ thuật: Tổ chức tốt việc thống kê, lựa chọn rủi ro, tính phí bảo hiểm, giải quyết các khiếu nại khi có sự kiện xảy ra. - Về mặt kinh doanh: Tổ chức hoàn chỉnh bộ máy để vận hành. - Về mặt pháp lý: Thành lập và hoạt động đúng theo quy định của pháp luật. - Về mặt tài chính: Đảm bảo về tài chính như ký quỹ, quỹ dự phòng,…
  4. 6.1.3 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm Phòng Phòng Phòng Tổ Phòng Tài Phòng Phòng Giải quyết Phòng Phòng Phòng Dịch vụ Phòng Đầu Phòng chức nhân chính - Kế Định phí Thanh tra khiếu nại Công nghệ Tổng hợp Marketing khách tư Nghiệp vụ sự toán bảo hiểm - Pháp chế và bồi thông tin hàng thường
  5. 6.1.4 Các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm - Doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước. - Công ty cổ phần bảo hiểm. - Công ty bảo hiểm tư nhân. - Tổ chức bảo hiểm tương hỗ. - Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh. - Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài.
  6. 6.2 Nghiệp vụ cơ bản của doanh nghiệp bảo hiểm 6.2.1 Nghiệp vụ Marketing Marketing hay quảng cáo là công cụ truyền thông phi cá nhân phải trả tiền, truyền thông đó có thể là về doanh nghiệp hay về sản phẩm,… Quảng cáo phản hồi trực tiếp Quảng cáo về sản phẩm Quảng cáo nhận biết về sản phẩm Theo tiêu chí nội dung quảng cáo Quảng cáo mang tính xây dựng hình ảnh Quảng cáo về doanh nghiệp Quảng cáo mang tính biện hộ tích cực
  7. Quảng cáo trong phạm vi địa phương hay khu vực Theo tiêu chí phạm vi Quảng cáo trong phạm quảng cáo vi quốc gia Quảng cáo trên phạm vi thế giới
  8. 6.2.2 Nghiệp vụ định giá bảo hiểm 6.2.2.1 Vai trò và yêu cầu của việc xác định giá cả sản phẩm bảo hiểm - Đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lượng hợp đồng khai thác mới, đến lợi nhuận của doanh nghiệp,… - Xác định phí được dựa trên 2 khía cạnh: + Thứ nhất, đưa ra mức phí hợp lý. + Thứ hai, đưa ra giá bán thực tế.
  9. 6.2.2.2 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm bảo hiểm - Mục tiêu định giá: + Mục tiêu hướng theo lợi nhuận. + Mục tiêu hướng theo số lượng hợp đồng khai thác. + Mục tiêu hướng theo cạnh tranh. - Chi phí. - Khách hàng. - Yếu tố cạnh tranh. - Sự can thiệp của Nhà nước. - Các nhân tố khác.
  10. 6.2.2.3 Nguyên tắc tăng/ giảm phí bảo hiểm cho khách hàng Các hình thức tăng/ giảm phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm thường thấy là: - Chiết khấu rủi ro ưa chuộng. - Chiết khấu số lượng. - Tăng/ giảm phí bảo hiểm theo giới tính. - Tăng/ giảm phí theo thị trường. 6.2.3 Nghiệp vụ thẩm định bảo hiểm Thẩm định viên có quyền quyết định cuối cùng là chấp nhận bảo hiểm hay từ chối bảo hiểm.
  11. 6.2.4 Nghiệp vụ giám định tổn thất và bồi thường 6.2.4.1 Giám định tổn thất * Yêu cầu đối với giám định tổn thất: - Ghi nhận thiệt hại phải đảm bảo chính xác, kịp thời, khách quan và trung thực. - Đề xuất các biện pháp bảo quản và phòng ngừa thiệt hại, phải kịp thời và đúng quyền hạn. - Những thông tin mà chuyên viên giám định cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm dù là tự nguyện nhưng nội dung của nó là tất cả những chi tiết về sự kiện đã xảy ra và các vấn đề liên quan (hiện trường, tình trạng mất cắp,…).
  12. * Quy trình giám định bồi thường: - Bước 1: Chuẩn bị giám định. - Bước 2: Tiến hành giám định. - Bước 3: Lập biên bản giám định. 6.2.4.2 Bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm - Bước 1: Mở hồ sơ khách hàng. - Bước 2: Xác định số tiền bồi thường, chi trả bảo hiểm. - Bước 3: Thông báo bồi thường, chi trả. - Bước 4: Truy đòi người thứ ba.
  13. 6.2.5 Nghiệp vụ đầu tư 6.2.5.1 Vai trò hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm * Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: Đầu tư có tầm quan trọng sống còn đối với hoạt động kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp bảo hiểm nào. Doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ có nhiệm vụ quản lý thu chi tài chính bảo hiểm, mà còn phát triển quỹ tài chính này. Hoạt động đầu tư hiệu quả chính là phát triển quỹ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. * Đối với xã hội: Vai trò hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm đối với xã hội được thể hiện rõ nét nhất thông qua việc huy động vốn cho nền kinh tế quốc dân.
  14. 6.2.5.2 Các nguyên tắc đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm - Nguyên tắc an toàn. - Nguyên tắc sinh lời. - Nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên. 6.2.5.3 Nguồn vốn đầu tư - Vốn điều lệ. - Quỹ dự trữ bắt buộc và quỹ dự trữ tự nguyện. - Các khoản lãi của những năm trước chưa sử dụng. - Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
  15. 6.2.5.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm - Các nhân tố bên trong. - Các nhân tố bên ngoài. 6.2.5.5 Các hình thức đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm - Cho vay có thế chấp. - Đầu tư chứng khoán. - Đầu tư bất động sản. - Các hình thức đầu tư khác.
  16. 6.2.5.6 Tổ chức hoạt động đầu tư Phụ thuộc nhiều nhân tố, trong đó có 3 nhân tố chủ yếu là quy mô doanh nghiệp, tính chất của nghiệp vụ bảo hiểm và quy định pháp luật nơi doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động. Mô hình 1 – Phòng đầu tư trực thuộc doanh nghiệp bảo hiểm. Mô hình 2 – Thành lập một tổ chức đầu tư độc lập. Mô hình 3 – Mua cổ phần ở mức không chi phối của các tổ chức đầu tư khác.
  17. 6.2.5.7 Đánh giá hiệu quả đầu tư Mọi sự đầu tư đều có mục đích lớn nhất là tối đa hóa lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư = Tổng lợi nhuận do đầu tư/ Tổng vốn đầu tư - Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. - Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
  18. 6.2.6 Nghiệp vụ quản trị tài chính Bao gồm quản lý tài sản, quản lý vốn và nguồn vốn, quản lý doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ Tài sản cố định sở hữu Tài sản của Vốn và nguồn doanh nghiệp vốn của doanh bảo hiểm nghiệp bảo hiểm Tài sản lưu động Nguồn vốn vay
  19. Doanh thu và phí bảo hiểm của doanh nghiệp: Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm là toàn bộ số tiền của doanh nghiệp phải thu trong kỳ: - Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm. - Doanh thu từ hoạt động tài chính. Chí phí của doanh nghiệp bảo hiểm là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải chi, phải trích trong kỳ: - Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm. - Chí phí hoạt động tài chính. - Chi phí khác như chuyển nhượng bán, thanh lý tài sản cố định,…
  20. 6.2.7 Nghiệp vụ đồng bảo hiểm Là phương thức hạn chế rủi ro cho những công ty bảo hiểm thông qua việc chia sẻ rủi ro của một số hợp đồng bảo hiểm cụ thể nào đó cho nhiều công ty bảo hiểm khác cùng tham gia. 6.2.8 Nghiệp vụ tái bảo hiểm Là hình thức chuyển giao rủi ro (toàn bộ hoặc một phần) từ một công ty đã nhận bảo hiểm cho một công ty bảo hiểm khác. - Tái bảo hiểm giúp gia tăng năng lực khai thác bảo hiểm. - Tái bảo hiểm giúp ổn định lợi nhuận của công ty bảo hiểm. - Tái bảo hiểm cung cấp sự bảo vệ chống lại những tổn thất có tính thảm họa. - Tái bảo hiểm để tạo điều kiện đạt được sự trợ giúp trong quá trình khai thác bảo hiểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2