Bài giảng Cây thuốc lá - Phan Đình Tuyến
lượt xem 35
download
Bài giảng "Cây thuốc lá" trình bày về giá trị kinh tế và tình hình sản xuất về cây thuốc lá, cơ sở sinh vật học, các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây thuốc lá,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng để nắm bắt đầy đủ nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Cây thuốc lá - Phan Đình Tuyến
- CÂY THUỐC LÁ NGƯỜI THỰC HiỆN: PHAN ĐÌNH TUYẾN ĐƠN VỊ: HÒA ViỆT JSC
- Cây thuốc lá (Nicotiana) I. Giá trị kinh tế và tình hình sản xuất 1. Giá trị kinh tế Cây thuốc lá có nguồn gốc Nam Mỹ và có lịch sử trồng trọt cách đây khoảng 4000 năm Từ Nam Mỹ cây thuốc lá được đem đi trồng khắp nơi trên thế giới thuộc châu Á, châu Mỹ, châu Âu, châu Phi Ý nghĩa kinh tế: + Thuốc lá là mặt hàng xa xỉ phẩm nhưng nhu cầu sử dụng trên thị trường thế giới là rất lớn. Trồng thuốc lá cho hiệu quả cao hơn nhiều so với cây trồng khác (10001200 USD/1tấn lá khô) + Trong thuốc lá có thể chiết suất một số chất hoá học có thể được sử dụng làm thuốc bảo vệ thực vật. + Trong y học người ta chiết suất từ thuốc lá chất Hemoglobin được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. 2. Tình hình sản xuất * Tình hình sản xuất trên thế giới Diện tích thuốc lá chủ yếu tập trung ở Châu Á 2.500.000ha, Châu Mỹ 1.600.000 ha, Châu Phi
- * Tình hình sản xuất thuốc lá tại Việt Nam Thực dân Pháp đã đưa cây thuốc lá vào trồng ở Việt Nam vào 1935 tại Bình Thuận, 1940 thuốc lá mới được trồng ở miền Bắc Ở miền Bắc thuốc lá sợi vàng được trồng từ năm 1940 ở Cao Bằng, Lạng Sơn với giống thuốc lá sợi vàng Nhìn chung năng suất thuốc lá của Việt Nam còn thấp do: + Chưa có giống thuốc lá cho năng suất cao mà chủ yếu là giống cũ + Do kỹ thuật thâm canh còn nhiều hạn chế: mật độ, phân bón, thời vụ Phân bố các vùng sản xuất thuốc lá ở nước ta (ở các vùng đất bạc màu) + Các tỉnh miền núi: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hoá là vùng có diện tích thuốc lá lớn của cả nước, đất đai có thể mở rộng được diện tích, đất hơi chua, dinh dưỡng trung bình. + Vùng thuốc lá Đông Nam Bộ ( Quảng Ngãi, Đồng Nai, Tây Ninh): có khí hậu nhiệt độ cao, đất đai tốt, có thể mở rộng được diện tích.
- II. Cơ sở sinh vật học 2.1. Phân loại thực vật Cây thuốc lá thuộc ngành hạt kín Angiospermae Lớp hai lá mầm Dicotylendones Phân lớp cúc Asteridae Bộ hoa mõm sói Scrophulariales Họ cà Solanaceae Chi Nicotiana Trong chi Nicotiana có 5070 loài, phần lớn là dạng cỏ, còn một số ít loài dạng thân đứng, hầu hết là các loài dại phụ, chỉ có 2 loài có giá trị kinh tế là Nicotiana Tabacum L. Nicotiana Rustica L.
- N.Tabacum N.Rustica Rễ tương đối lớn Rễ nhỏ Thân: tương đối to, chiều cao thân Thân: nhỏ, chiều cao thấp 0,31m từ 13m Lá: to, mỏng, số lượng lá từ 15 Lá: nhỏ, dày, số lượng lá từ 820 100 lá lá Hoa: hồng hoặc phớt hồng Hoa: vàng hoặc xanh vàng Quả: to, nâu Quả: nhỏ Hạt: rất nhỏ. 0.050.09g/1000hạt Hạt: 0.20.3g/1000hạt
- Hoa của 2 loài thuốc lá N.rustica N.tabacum
- 2.2 Đặc điểm thực vật học của các giống thuốc lá sợi vàng Virginia 2.2.1. Đặc điểm bộ rễ Rễ thuốc lá gồm rễ trụ, rễ con, rễ hấp thu + Rễ trụ là rễ phát triển từ phôi của hạt, có khả năng ăn sâu 11,2 m. + Rễ con được phân nhánh ra từ rễ chính cùng với các rễ . Rễ con là thành phần chính trong bộ rễ của cây thuốc lá. Rễ thuốc lá có khả năng tái sinh mạnh, hình thành các rễ bất định ở phần cổ rễ khi ta vun xới Rễ thuốc lá là cơ quan duy nhất hình thành nên Nicotin. Nicotin được hình thành ở rễ sau đó được vận chuyển đưa lên các bộ phận khác ở trên cây nhất là phần lá. Bộ rễ thuốc lá thích hợp với pH từ 67 Rễ thuốc lá ưa ẩm nhưng rất sợ úng. Trong điều kiện ngập úng bộ rễ thuốc lá không phát triển được. Có 2 chứng minh để chứng minh Nicotin được hình thành từ rễ
- 2.2.2. Thân thuốc lá Thân thuốc lá thuộc loại thân đơn trục mọc thẳng cao từ 13m. Chiều cao thân phụ thuộc và giống, điều kiện canh tác, kỹ thuật gieo trồng, thời vụ Trên thân có nhiều lóng và ngăn cách bởi các đốt, mỗi đốt mang một lá và một chồi nách. Trong chồi nách phân ra làm 2 loại: chồi nách chính (ở giữa nách lá), chồi nách phụ (ở 2 bên). Khi ta ngắt chồi chính thì các chồi phụ sẽ phát sinh. Khi chồi phụ phát sinh ta có thể ngắt để tập trung dinh dưỡng cho các lá chính. Trên thân có một lớp lông dính bao phủ, mật độ lông thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng, cây càng già mật độ lông trên thân càng giảm.
- 2.2.3. Lá thuốc lá Đặc điểm chung của lá thuốc lá + Lá thuốc lá mọc từ các đốt của thân theo một đường vòng xoắn từ dưới lên trên và phân bố đều ra bốn hướng của cây + Hình dạng, kích thước lá thuốc thay đổi phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác. Các lá thuôc ở giữa to hơn các lá thuốc ở gốc và ngọn. Lá thuốc lá hình trứng, ô van, e líp, thuôn bầu, thuôn dài .... + Số lá trên cây thay đổi theo giống, trung bình các giống ở nước ta có số lá trung bình từ 2035 lá + Bề mặt lá thuốc khi non có lông tơ màu trắng, dày và dính bao phủ. Khi già lớp lông tơ thưa dần, ít dính và rụng đi.
- Một số dạng lá thuốc
- Đặc điểm sinh trưởng của lá thuốc trên cây + Lá thuốc lá do các mầm sinh trưởng phân hoá tạo thành theo thứ tự từ dưới lên trên, cho đến khi mầm chuyển sang phân hoá mầm hoa sẽ kết thúc giai đoạn phân hoá lá. Thời gian phân hoá lá dài hay ngắn phụ thuộc và giống, điều kiện chăm sóc. Các giống có thời gian sinh trưởng dài, số lá ít, thời gian phân hoá lá dài và ngược lại Quá trình sinh trưởng của lá (3045 ngày) có thể chia làm 3 giai đoạn + Giai đoạn 1: từ khi lá được phân hoá cho tới khi diện tích lá đạt ¼ diện tích lá tối đa. Giai đoạn này là giai đoạn phân hoá các tế bào của lá, diện tích lá tăng chậm nhưng nó quyết định đến kết cấu lá và diện tích lá sau này. + Giai đoạn 2: tiếo theo giai đoạn 1 cho đến khi lá đạt tới diện tích lá tối đa. Đây là giai đoạn sinh trưởng mạnh của lá, diện tích lá tăng nhanh do các tế bào được phân hoá ở giai đoạn trước tăng nhanh thể tích. Giai đoạn này quyết định đến diện tích lá thuốc
- + Giai đoạn 3: từ khi lá đạt diện tích lá tối đa cho tới khi lá chín. Giai đoạn này diện tích lá tăng rất chậm các lá tiến hành tổng hợp và tích luỹ các hợp chất hữu cơ do vậy quyết định đến trọng lượng và chất lượng của lá thuốc. Trên bản thân một phiến lá, các bộ phận khác nhau sẽ được phát sinh khác nhau dẫn đến chín khác nhau. Các phiến lá xa gân chính, xa cuống lá được phân hoá sớm sẽ chín sớm và ngược lại
- Phân loại lá thuốc lá + Lá gốc chiếm 10% số lá trên cây, phẩm cấp loại 5. Lá mỏng, hàm lượng nicotin thấp, cellulose cao, khi hút thuốc nóng, nhẹ + Lá nách dưới chiếm 15% số lá trên cây, phẩm chất loại 3. Lá nhỏ, mỏng, hàm lượng nicotin thấp, đường ít + Lá trung châu (lá giữa) chiếm 40% số lá trên cây. Lá có chất lượng tốt, loại 1. Lá to, dày, hàm lượngđường cao, nicotin vừa phải, thuốc thơm, cháy tốt + Lá nách trên chiếm 25% số lá trên cây, phẩm chất lá loại 2. Lá nhỏ hơn lá giữa, hàm lượng đạm cao, nicotin tương đối cao, đường thấp thuốc sấy khó vàng + Lá ngọn chiếm 10% số lá trên cây, lá nhỏ, dày, lượng đạm và nicotin trong lá cao, hút nặng, phẩm cấp loại 4
- 2.2.4. Hoa, quả, hạt Hoa + Hoa thuốc lá thuộc loại hoa tự hữu hạn. Khi chuỳ sinh trưởng ở đỉnh không phân hoá lá nữa thì chuyển sang phân hoá hoa. Đầu tiên hoa trung tâm xuất hiện trước, từ gốc của hoa này phát sinh ra 3 cành chạc, trên các cành chạc này tiếp tục ra hoa. + Quy luật nở hoa: Từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong (các hoa trung tâm nở trước sau đó tới các hoa trên các nhánh thứ cấp). Thời gian nở hoa tương đối dài, vì vậy khi để giống cần chọn hoa và quả ra và chín tập trung. + Đặc điểm của hoa đơn: Hoa có 5 cánh màu hồng hoặc phớt hồng có 1 nhị cái, 5 nhị đực (4 dài + 1 ngắn), bầu nhuỵ có 24 ô, hoa tự thụ phấn là chính, tỷ lệ giao phấn rất thấp (12%), tỷ lệ đậu quả cao 90 – 95%. Bình thường mỗi cây có 100150 quả, có những cây tuỳ theo giống có thể có đến 400450 quả
- Quả + Quả thuốc lá thuộc loại quả nang, sau khi hoa nở 3540 ngày thì qủa chín có màu nâu, vỏ quả rất dễ dàng bị nứt bắn hạt ra ngoài. + Tỷ lệ đậu quả rất cao (>90%). Trên một cây thuốc lá có từ 100400 quả. Hạt + Hạt thuốc lá có kích thước rất nhỏ, khối lượng 1000 hạt biến động từ 0,050,09g/1000 hạt. Trong 1 quả có rất nhiều hạt. Bình quân có 20004000 hạt/quả + Cấu tạo hạt thuốc lá: Mặt ngoài là lớp vỏ cứng dày, nhăn, gồ ghề, màu nâu tối, gồm 4 lớp tế bào cutin gỗ vách mỏng – cutin hoá. Lớp vỏ này có 1 lỗ nảy mầm. Do có lớp vỏ dày không cho không khí và nước lọt vào nên hạt thuốc lá có khả năng giữ sức nảy mầm lâu, khi gieo cần xử lý kỹ để cho tỷ lệ nảy mầm cao. Bên trong hạt có chứa 2 lá mầm, phôi rễ, phôi mầm, hái lá mầm lớn chứa chất dự trữ và dầu (3031%)
- + Đặc điểm sinh lý của hạt cần chú ý: Hạt thuốc lá chín sinh lý sau chín hình thái 1012 tháng, vì vậy sau khi thu hoạch cần bảo quản hạt 1 năm mới đem gieo. Hạt có khả năng giữ sức nảy mầm lâu, dễ bảo quản giống, trong điều kiện nhiệt độ thấp có thể giữ sức nảy mầm 1015 năm hoặc lâu hơn nữa Hạt nhỏ dễ lẫn tạp cơ giới, cần quản cách li giống tốt. Do hạt nhỏ có cấu tạo bền vững, thời kỳ cây con rất yếu vì vậy khi trồng thuốc lá cần phải làm vườn ươm.
- 3. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây thuốc lá 3.1. Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của thuốc lá ở vườn ươm 3.1.1. Thời kỳ từ gieo mọc: đây là thời kỳ đầu tiên của chu kỳ sống của cây thuốc lá + Hạt thuốc lá gieo xuống đất hút ẩm 60% trọng lượng ban đầu thì bắt đầu quá trình nảy mầm + Thời gian từ gieo mọc cần 46 ngày. Nếu thời kỳ này gặp rét thì thời gian có thể kéo dài trên 15 ngày , nếu đất khô thì thời gian này cần tưới bổ sung. + Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm 22280C, dưới 180C hạt hút nước chậm, quá trình nảy mầm kéo dài, nhiệt độ dưới 120C hạt ngừng hút nước không nảy mầm + Điều kiện: độ ẩm đất đạt 70% độ ẩm bão hoà, cần đủ oxy để hạt nảy mầm
- 3.1.2. Thời kỳ chữ thập: + Sau khi cây mọc 67 ngày trên cây xuất hiện lá thật thứ 2 tạo thành dạng chữ thập, rễ cây con ăn sâu vào đất 812cm, bắt đầu phát sinh rễ nhánh. Giai đoạn này cây còn nhỏ, dễ chết vì vậy cần chăm sóc đặc biệt. + Yêu cầu: tưới nước đủ ẩm cho cây con đảm bảo 8090% độ ẩm đất, tránh tưới đẫm quá làm tăng độ ẩm không khí mặt đất gây bệmh cho cây con (bệnh thối rễ, chết ẻo) Ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh săng cây con vươn cao lá mỏng, yếu dễ bị đổ rạp. Cần tiến hành tỉa cây những nơi quá dầy.
- 3.1.3. Thời kỳ phát triển rễ + Sau giai đoạn chữ thập các lá bắt đầu phân hoá nhưng tốc độ sinh trưởng của lá và cây chậm, chiều cao thân không tăng. Trong giai đoạn này bộ rễ phát triển mạnh, nếu điều kiện thuận lợi giai đoạn này kéo dài 12 – 15 ngày và kết thúc khi cây có 34 lá thật, cuối giai đoạn ra rễ, rễ cái có thể ăn sâu vào trong đất 1215cm hoặc sâu hơn, bộ rễ ăn ngang 1015cm. + Yêu cầu: Bón phân đầy đủ cho cây, nhất là sử dụng các loại phân kích thích cho quá trình ra rễ như lân và kali, thường bón lót đầy đủ các loại phân này. Trong thời kỳ phát triển rễ thường hạn chế bón N hơn các thời kỳ khác, nếu thời kỳ này cây còi cọc cần tưới phân đạm với mục đích tạo cho cây con khoẻ. Hạn chế độ ẩm đất, trung bình 6070% để rễ ăn sâu Diệt trừ cỏ dại, tỉa thưa đảm bảo mật độ cây con, ánh sáng đầy đủ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xử lý nước thải bằng rau ngổ và lục bình
2 p | 375 | 98
-
Cây rừng
170 p | 230 | 80
-
Bài giảng Cây thuốc
37 p | 309 | 56
-
Bài giảng - Phương pháp tưới tiêu - chương 5
8 p | 201 | 51
-
Bài giảng Kỹ thuật trồng và chăm sóc ngô
27 p | 213 | 33
-
Bài giảng Bệnh cây đại cương: Bài 6 - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
10 p | 178 | 29
-
TRẦM HƯƠNG
7 p | 194 | 29
-
VẸT DÙ
4 p | 125 | 23
-
Bài giảng ngộ độc hữu cơ
8 p | 103 | 21
-
Bài giảng Bệnh cây đại cương: Bài 7 - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
4 p | 118 | 19
-
QUẾ THANH
4 p | 83 | 15
-
QUẾ
6 p | 64 | 14
-
Bài giảng Trồng rừng phòng hộ - Cao Đình Sơn
15 p | 122 | 13
-
Cây hoa đào
4 p | 154 | 10
-
Bài giảng Thực hành làm thuốc thảo mộc
11 p | 117 | 9
-
Bài giảng Nhận biết, phòng trừ bệnh hại trên cây có múi
18 p | 79 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn