intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chăn nuôi lợn: Phần 2 - Bùi Trọng Anh

Chia sẻ: Codon_09 Codon_09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

157
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Đến với phần 2 của "Bài giảng Chăn nuôi lợn" các bạn sẽ tiếp tục được nghiên cứu về chăn nuôi lợn đực giống; chăn nuôi lợn nái; chăn nuôi lợn thịt; kế hoạch chăn nuôi lợn. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình chăm sóc và chăn nuôi lợn của các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chăn nuôi lợn: Phần 2 - Bùi Trọng Anh

  1. PHẦN II: CHĂN NUÔI CHUYÊN KHOA CHƯƠNG 4: CHĂN NUÔI LỢN ĐỰC GIỐNG Mục tiêu: - Nhớ được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, các đặc điểm lựa chọn lợn đực làm giống; Nêu được nhu cầu các chất dinh dưỡng của lợn đực giống. - Thực hiện được các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, sử dụng, vệ sinh và phòng dịch cho lợn đực giống. - Nhanh nhẹn, hoạt bát khi tiếp xúc với lợn đực giống. Nội dung tóm tắt : - Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật - Chọn lợn đực để làm giống - Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn đực giống - Chuồng trại và chăm sóc cho lợn đực giống - Chế độ sử dụng lợn đực giống - Vệ sinh, phòng bệnh cho lợn đực giống 4.1. CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT 4.1.1. Khả năng tăng trọng: Tuỳ theo giống: Lợn Móng cái: Khả năng tăng trọng 350 g/ngày, tiêu tốn thức ăn: 4 kg/1 kg tăng trọng. Lợn Ngoại: Khả năng tăng trọng: 700 g/ngày, tiêu tốn thức ăn: < 3 kg/kg tăng trọng - Lợn ngoại: 8 tháng tuổi phải đạt 90-100 kg - Lợn lai: 6 tháng tuổi phải đạt 70 kg - Lợn nội 5 tháng tuổi : phải đạt 30 kg. 4.1.2. Chất lượng tinh dịch - Thể tích tinh dịch(V): + Lợn nội: 80-150 ml/lần + Lợn ngoại: 250-300 ml/lần - Hoạt lực của tinh trùng (A): được đánh giá bằng tỷ lệ phân trăm tinh trùng tiến thẳng so với tổng số tinh trùng quan sát được: A ≥ 0,7(≥70%). Nếu hoạt lực của tinh trùng dưới 70% thì tỷ lệ thụ thai sẽ thấp, không nên sử dụng. - Nồng độ (C): lợn nội: 80-100 triệu/1ml; lợn ngoại: 170-250 triệu tinh trùng/ml 43
  2. - Tỷ lệ kỳ hình: là những tinh trùng có hình dạng khác thường so với những tinh trùng bình thường ( 5-10%). 4.1.3. Số lượng nái/đực phụ trách - Nhẩy trực tiếp: 50 nái/1 lợn đực giống - Thụ tinh nhân tạo: 300-500 nái/1 đực giống trở lên 4.1.4. Thời hạn sử dụng: 3 năm 4.1.5. Khả năng phối giống cho lợn nái cơ bản phải đạt: - Tỷ lệ phối giống: 80% - Số con đẻ ra: 8 - 10 con/lứa. - Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt 90%. Ngoài ra cần chú ý đến tốc độ tăng trọng, tỷ lệ nạc và độ dày mỡ lưng 3 cm. 4.2. CHỌN LỌC LỢN ĐỰC ĐỂ LÀM GIỐNG 4.2. 1. Chọn lọc tổ tiên: - Xem xét ông bà, bố mẹ, anh chị của lợn đực đó có đủ tiêu chuẩn làm giống hay không: Số con đẻ ra/lứa, khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ nuôi sống, phẩm chất tinh dịch …v.v.. 4.2. 2. Chọn lọc đời sau: - Xem xét các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của đời sau: con gái, con trai, cháu của lợn đực giống đó. 4.2. 3. Chọn lọc bản thân - Chọn con của những con nái từ lứa thứ 4 đến lứa thứ 7 và mỗi đàn chỉ chọn 1- 2 con. - Ngoại hình: chọn những con có đặc điểm ngoại hình đặc trưng cho từng phẩm giống. Chọn những con khoẻ mạnh, hiền lành, có tính hăng tốt. Kết cấu ngoại hình chắc chắn, đầu cổ kết hợp tốt, không có ngấn vai đai cổ. - Chọn những con có lông da bóng mượt, mình dài, bụng gọn, và đặc biệt phải chọn những con có bốn chân thẳng, chắc và khoẻ, không đi bàn để có thể nhảy giá hoặc lợn nái tốt . Có 12 -14 vú trở lên, khoảng cách các núm vú cách đều nhau, núm vú to nổi rõ, không có vú lép, vú kẹ. Hai bên vú lộ rõ, cân đối. Phải chọn con có hai hòn cà nổi rõ, cân đối, không chọn con có dịch hoàn ẩn. Giai đoạn sử dụng phải có năng lực phối giống tốt. Tiêu tốn thức ăn thấp: 3,2 - 3,5 kg thức ăn/1 kg tăng trọng. Lợn phàm ăn, chịu đựng tốt với điều kiện khí hậu không mắc bệnh truyền nhiễm. 44
  3. * Đặc điểm sinh lý của lợn đực giống: Lợn đực có giống có quá trình dị hoá lớn hơn quá trình đồng hoá: + Trong suốt quá trình hoạt động sinh dục thì hai hòn dịch hoàn luôn sản xuất ra tinh trùng, số lượng tinh dịch nhiều hơn các loài gia súc khác. Lợn đực giống nội đạt 80-150 ml tinh dịch/lần xuất. Lợn ngoại đạt 250-300 ml tinh dịch/lần xuất Bò chỉ đạt 3-5 ml/lần xuất tinh + Thần kinh của lợn đực giống luôn luôn hưng phấn và rất mẫn cảm, chỉ một kích thích nhỏ của con cái cũng gây cho con đực một tác động lớn. Vận dụng hiểu biết này để xây dựng chuồng trại lợn đực giống cách xa khu chuồng lợn cái. Chuồng lợn đực đặt ở đầu hướng gió và chuồng lợn cái đặt ở cuối hướng gió. 4.3. NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHO LỢN ĐỰC GIỐNG: 4.3.1. Nhu cầu về dinh dưỡng a. Nhu cầu về protein: Mức protein cung cấp cho lợn đực giống tuỳ theo tuổi và giống. - Nhu cầu protein thô (Pr thô) trong khẩu phẩn ăn của lợn đực ngoại cần đảm bảo: + Từ 20-60 kg cần 18% Pr thô + Từ 70-100 kg cần 16% Pr thô + Từ 100 kg trở lên cần 15% Pr thô - Nhu cầu protein thô trong khẩu phần đối với lợn đực nội cần 14-15% Pr thô Protein là thành phần quan trọng tạo nên mọi cơ quan trong cơ thể, là thành phần tạo nên tinh dịch và tinh trùng. Nếu thiếu protein trong khẩu phần ăn thì mật độ, hoạt lực, và sức đề kháng của tinh trùng giảm và ngược lại. Mặt khác nếu thiếu Pr còn làm cho lợn chóng béo, ảnh hưởng đến khả năng nhảy giá của lợn đực giống. b. Nhu cầu về khoáng: - Các chất khoáng như Ca, P cũng là thành phần cấu tạo của tinh dịch. Nếu thiếu Ca và P thì tinh trùng phát dục không hoàn toàn, tỷ lệ kỳ hình cao, sức hoạt động yếu. Thiếu Ca và P còn làm cho con vật còi cọc,xương xốp và dễ gãy, bại liệt. - Nhu cầu Ca và P: Khi cung cấp Ca, P cho lợn đực giống cần chú ý cả về số lượng và tỷ lệ Ca/P. Trong khẩu phần ăn của lợn đực giống cần đảm bảo 0,75% Ca; 0,6% P. - Tỷ lệ Ca/P thích hợp: 1,2-1,8. 45
  4. c. Nhu cầu về vitamin: - Vitamin A: 5000UI/kg TĂ - Vitamin D: 300 UI/kg TĂ - Vitamin E: 20 mg/kg TĂ - Vitamin B: 100 mg/kg TĂ. Bảng 4.1: Nhu cầu dinh dường cho lợn đực giống cao sản (Các giống lợn yorshire, Landrace, Duroc …) Nhu cầu Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn 20-60kg 61-100kg trên 100 kg Năng lượng Kcal/kg TĂ 3100 3250 3200 Protein (%) 18 16 15 Ca (%) 0,7 0,6 0,75 P (%) 0,35 0,32 0,38 Lyzin (%) 0,9 0,75 0,45 Methi + Cystin (%) 0,45 0,35 0,25 Chất béo (%) 5 6 6-7 Chất xơ (%)
  5. 4.3.2. Thức ăn và cách cho ăn a. Thức ăn - Thức ăn cho lợn đực giống có thể dùng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Cũng có thể dùng thức ăn đậm đặc để trộn thức ăn tinh bột hoặc mua nguyên liệu để tự phối trộn. Bảng 4.3: Công thức phối hợp khẩu phần ăn cho lợn đực giống Loại thức ăn Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Ngô (%) 36 30 36 Tấm (%) 14 - 14 Cám gạo (%) 20 25 20 Sắn (Khoai mì) (%) - 25,6 Bột cá nhạt (%) 8,3 4,0 Bột cá lợ (%) 8,3 Bột cá mặn (%) - 0,3 Khô dầu đậu tương (%) 20 12,0 20 Khô dầu lạc (%) - Bột sò (%) 0,7 0,7 Bột xương (%) 0,5 0,5 Premix khoáng + Vitamin (%) 0,5 0,25 0,5 Lyzin (%) - 0,1 Methionin (%) - 0,05 Cộng 100% 100% 100% (Nguồn: Giáo trình Chăn nuôi lợn, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 1999) - Phối hợp khẩu phần: Thức ăn tinh phải cao hơn thô xanh. Cần tránh cho lợn đực giống ăn thức ăn thô xanh vì gây bụng quá xệ, ảnh hưởng đến năng lực phối giống. Thức ăn phải chế biến tốt, cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu. Thức ăn tinh hỗn hợp : 70-80% Thức ăn thô xanh : 10-13% Thóc mầm : 7-8% Củ quả : 1-2% Ca/P phải đảm bảo: 1,2->1,4/1 47
  6. Bảng 4.4: Khẩu phần ăn của lợn đực giống. Tuổi Trọng lượng (kg) Thành thục về tính Số lượng thức ăn Bắt đầu hình thành 4 tháng 50-60 2kg tinh trùng Chức năng sinh tinh 5 tháng 70-80 2,2 - 2,4 kg hoạt động Chức năng sinh dục 6 tháng 90-100 2,2 - 2,4 kg hoạt động mạnh Hầu hết thành thục, 7 tháng 110 2,2 - 2,4 kg bắt đầu huấn luyện Bắt đầu làm việc 1 8 tháng 130 2,2 - 2,4 kg tuần 1 lần 140 Thành thục thế vóc 2,4 - 2,6 b. Cách cho lợn ăn: - Kỹ thuật cho ăn: đảm bảo cho lợn đực giống ăn đúng giờ, đúng bữa đúng tiêu chuẩn qui định. Yêu cầu cho ăn thức ăn ướt và cho ăn không quá no. Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô xanh sau. Cho uống nước sạch đầy đủ theo nhu cầu. Số bữa ăn/ngày: đực non: 3 bữa/ngày đực trưởng thành: 2 bữa/ngày Khi lợn đạt 80-90 kg lúc 7-8 tháng tuổi cho ăn hạn chế với lượng bằng 70% khẩu phần và tỷ lệ Pr thô 14%. Hạn chế khẩu phần để tránh lợn không béo, nhưng vẫn tăng trọng cao và tránh lãng phí thức ăn. - Những ngày lấy tinh hoặc phối giống cho lợn đực ăn thêm 0,5 kg giá đỗ hoặc thóc mầm/ngày. - Sau mỗi lần phối giống bổ sung 1 - 2 quả trứng gà/ngày. 4.4. CHUỒNG TRẠI VÀ KỸ THUẬT CHĂM SÓC QUẢN LÝ ĐỰC GIỐNG 4.4.1. Chuồng trại - Yêu cầu thoáng mát về mùa hè, khô dáo và ấm áp về mùa đông. - Độ ẩm chuồng nuôi thích hợp từ 70-80%. - Nhiệt độ chuồng nuôi: 18-200C - Nền chuồng bền chắc, cao hơn mặt đất từ 0,3-0,4 m. Độ dốc: 2% 48
  7. - Hướng chuồng : nếu chuồng một dãy mặt trước hướng Đông – Nam. Nếu chuồng hai dãy xây theo hướng Nam - Bắc. - Diện tích chuồng: lợn nội: 5 m2/con ; Ngoại: 7 m2/con - Sân chơi: lợn nội: 7 m2/con. Lợn ngoại: 9 m2/con. + Chuồng có sân chơi hướng Đông dùng nuôi lợn con, nái nuôi con và nái có chửa. + Chuồng có sân chơi hướng Tây dùng nuôi nái tách con, nái tơ và nuôi lợn thịt. - Chuồng lợn đực nên xây theo kiểu một dãy. - Yêu cầu nhốt mỗi con một ô. Chiều cao tường từ 1 -1,5m, mặt tường phải nhẵn. 4.4.2. Chăm sóc a. Vận động - Mùa hè cho vận động vào buổi sáng. - Mùa đông cho vận động cả sáng và chiều lúc thời tiết tốt. Có thể cho vận động tự do hoặc vận động cưỡng bức. Thời gian chuẩn bị vào lúc phối giống với đực non cần tăng cường cho vận động. Chú ý: không cho vận động vào lúc thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Trước khi cho vận động cần kiểm tra tình hình sức khoẻ của lợn đực giống và tình trạng trên đồng cỏ, sân vận động. Sau khi vận động không cho lợn ăn ngay, cho nghỉ 30 phút đến 1 giờ mới cho ăn hoặc tắm rửa. Không lấy tinh ngay sau khi tắm. b. Tắm chải: - Thường xuyên tắm chải cho lợn đực giống. Mùa hè thì tắm chải, mùa đông chỉ nên chải cho lợn. - Tắm chải có tác dụng giúp cho quá trình thải nhiệt, điều hoà thân nhiệt, kích thích tuần hoàn máu, tăng quá trình trao đổi chất, từ đó giúp lợn ăn ngon, có sức khoẻ tốt hơn, làm sạch bên ngoài da giảm được các bệnh ngoài ra của lợn. c. Chăm sóc móng chân cho lợn đực giống: Lợn đực rất dễ bị hà móng, thối móng nhất là với giống lợn Landrace cần phải chống bằng cách đặt một hố cát hoặc nếu có CuSO4 để lợn ngâm chân. d. Định kỳ cân trọng lượng Cân để biết sự thay đổi trọng lượng, giúp cho kiểm tra chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ sử dụng có hợp lý hay không. Yêu cầu: đực non phải tăng trọng, đực trưởng thành và đực già ít nhất là trọng lượng không thay đổi. 49
  8. e. Định kỳ kiểm tra phẩm chất tinh dịch Phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống được đánh giá bằng chỉ tiêu tổng hợp VAC (triệu tinh trùng tiến thẳng/1 lần lấy tinh) - Kiểm tra về nồng độ tinh trùng/ml tinh dịch (C) - Kiểm tra hoạt lực tinh trùng (A). - Kiểm tra lượng tinh dịch/lần xuất (V). - Kiểm tra tỷ lệ kỳ hình (K) 4.5. CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG 4.5.1. Tuổi sử dụng - Đực nội: 5 tháng tuổi : khối lượng (P) đạt 30 kg - Đực lai: 6 tháng tuổi: khối lượng đạt 70 kg - Đực ngoại: 8 tháng tuổi: khối lượng đạt 90 kg. 4.5.2. Thời hạn sử dụng: - Thời hạn sử dụng lợn đực giống thường 3 năm. - Nếu sử dụng lợn đực giống kéo dài thì dễ bị đồng huyết, chất lượng tịnh dịch giảm. 4.5.3. Chế độ sử dụng - Tốt nhất nên sử dụng 3 ngày lấy tinh hoặc phối giống một lần. - Đối với lợn đực dưới 1 năm tuổi: 1 tuần không quá 2 lần. - Đối với lợn đực trên 2 năm tuổi: 1 tuần không quá 4 lần. Chú ý: khi không có nhu cầu về tinh dịch để phối cho lợn nái thì vẫn phải lấy tinh để duy trì phản xạ cho đực giống 4.5.4. Chế dộ quản lý: - Phải quản lý chặt chẽ đàn đực giống - Có hệ thống sổ sách ghi chép thường xuyên, khách quan chính xác. 4.6. VỆ SINH PHÒNG BỆNH 4.6.1. Vệ sinh chuồng trại và máng ăn, máng uống - Chuồng trại và máng ăn, máng uống phải được quét dọn hàng ngày, không để thức ăn trong máng ăn. - Cho ăn thức ăn tốt, không ôi mốc, uống nước sạch. - Hàng tháng tiến hành tẩy uế chuồng trại bằng nước vôi 20% nền và tường chuồng. 50
  9. - Phân và nước tiểu phải hót vào chỗ chứa phân, nước tiểu và nước rửa chuồng phải cho vào bể lắng lọc tránh giun sán. 4.6.2. Tiêm phòng bằng vacxin - Định kỳ tiêm phòng vacxin cho lợn đực giống từ 3-6 tháng một lần. - Cấm người lạ vào chuồng trại, hạn chế tham quan. - Điều trị kịp thời những lợn mắc bệnh. Loại thải kịp thời những lợn mắc bệnh truyền nhiễm. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 1. Trình bày cách chọn lọc lợn đực làm giống. 2. Nêu nhu cầu dinh dưỡng của lợn đực giống ngoại. 3. Thức ăn và cách cho lợn đực giống ăn? 4. Trình bày kỹ thuật chăm sóc lợn đực giống. 51
  10. CHƯƠNG 5: CHĂN NUÔI LỢN NÁI Mục tiêu: - Nhớ được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lợn nái; xác định được nhu cầu dinh dưỡng của từng loại lợn nái, lợn con theo mẹ. - Chọn lọc được lợn nái nuôi có khả năng sinh sản tốt - Thực hiện được qui trình kỹ thuật trong nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý lợn nái, lợn con. - Có thái độ đối xử tốt trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái, lợn con để nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao. Nội dung tóm tắt : - Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật - Chọn lợn nái - Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn nái, lợn con - Chuồng trại và dụng cụ cho lợn nái - Chăm sóc lợn nái, lợn con theo mẹ - Tổ chức lao động trong chăn nuôi lợn nái - Vệ sinh phòng bệnh cho lợn nái 5.1. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT 5.1.1. Đối với lợn nái hậu bị: cần đạt các chỉ tiêu sau: Bảng 5.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với lợn nái hậu bị Khối lượng cai Khối lượng Tuổi phối Tiêu tốn thức ăn Loại lợn sữa (kg) lúc phối giống giống ((kg/1 kgP)) (kg) (tháng tuổi) Lợn nội 7,0 35-40 6 6-7 Lợn lai 8-9 60 8 5,0 Lợn ngoại 10-12 90 10 4,5 5.1.2. Đối với lợn sinh sản (kiểm định và cơ bản) 52
  11. Bảng 5.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với lợn nái sinh sản Lợn Chỉ tiêu Loại lợn Lợn nội Lợn lai ngoại Số con đẻ ra/lứa - Nái cơ bản 12 11 10 - Nái kiểm định 8 7 10 Số lứa đẻ/năm - Nái cơ bản 2,0 1,8 1,7 - Nái kiểm định 1,7 1,6 1,5 Khối sơ sinh (kg) - Nái cơ bản 0,5 0,8 1,2 - Nái kiểm định 0,35 0,7 1,0 Khối lượng cai sữa(kg) - Nái cơ bản 6,0 8,0 10,0 - Nái kiểm định 5,0 7,0 8,0 Mức độ tiêu tốn TĂ/1kg - Nái cơ bản 10,0 8,0 10,0 tăng trọng - Nái kiểm định 12,0 10,0 8,0 5.2. CHỌN LỢN NÁI 5.2.1. Chọn lợn hậu bị: Chọn lợn hậu bị là chọn lợn trong độ tuổi qui định : - Lợn nội: 2 - 8 tháng tuổi - Lợn ngoại: 2 - 10 tháng tuổi. a. Chọn lọc tổ tiên - Chọn con của những cặp bố mẹ, ông bà có cấp tổng hợp từ cấp I trở lên. Mỗi đàn chỉ chọn 2 - 4 con . - Chọn con của những nái đẻ từ lứa thứ 4 đến lứa thứ 7 vì ở những lứa này lợn mẹ có lượng sữa ổn định, tính di truyền ổn định. b. Chọn lọc bản thân - Chọn ngay trong thời gian theo mẹ. Chọn những con khoẻ mạnh nhanh nhẹn, có ngoại hình cân đối, đặc trưng cho phẩm giống, không mắc bệnh truyền nhiễm như ỉa phân trắng, viêm phổi, phó thương hàn, sảy thai truyền nhiễm… - Chọn những con có đầu cổ kết hợp tốt, không ngấn vai, đai cổ, 4 chân vững chắc, không đi bàn, móng đều, không nứt nẻ. Lưng thẳng, bụng gọn, mông nở. Có 12 vú trở lên. Khoảng cách ngang dọc giữa các núm vú không quá xa nhau, núm vú to, nổi rõ, âm hộ phát triển vừa phải. 53
  12. - Chọn những con hiền hành lành, dịu dàng … để sau này dễ tiếp cận, chăm sóc con khi đẻ, xoa bóp bầu vú … - Tuổi lên giống: không nên phối muộn hoặc sớm quá. Nếu phối sớm quá thì gây ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai do cơ thể lợn mẹ vẫn đang phát triển nên dinh dưỡng không tập trung cho sự phát triển của bào thai gây ảnh hưởng đến sức lớn của lợn con sau này. Nếu phối muộn thì không hiệu quả kinh tế. 5.2.2. Chọn lợn nái kiểm định và nái cơ bản: a. Chọn lợn nái kiểm định: - Lợn nái kiểm định là lợn nái trong độ tuổi qui định: + Nái nội: Từ 8-20 tháng tuổi + Nái ngoại: Từ 10 - 22 tháng tuổi - Thời gian nuôi nái kiểm định từ lần chửa thứ nhất đến lúc cai sữa của lứa thứ 2. Ở lần lựa chọn này cần loại bỏ những con sinh trưởng kém, khuyết tật về ngoại hình, tiêu tốn thức ăn cao, khả năng sinh sản kém…. b. Chọn lợn nái cơ bản: - Lợn nái cơ bản gồm các nái kiểm định chuyển lên đã được theo dõi qua 2 lứa đẻ, bao gồm các chỉ tiêu sau: + Ngoại hình đạt tiêu chuẩn của phẩm giống + Tỷ lệ thụ thai cao + Số lứa /năm cao: 1,7-2,2 lứa + Số con đẻ ra/lứa cao + Khối lượng sơ sinh cao. + Số con cai sữa/nái/ổ cao + Tỷ lệ nuôi sống cao. + Lợn phàm ăn, ít bệnh tật, sản lượng sữa cao (tiết sữa nhiều lần/ngày). + Lợn con lớn nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp. 5.3. NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHO LỢN NÁI - LỢN CON 5.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn nái: a. Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn nái hậu bị * Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái hậu bị: - Nhu cầu Protein: nhu cầu dinh dưỡng nói chung và protein nói riêng của lợn nái hậu bị giống như lợn thịt ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển. + Giai đoạn I ( từ 25-55 kg): nhu cầu Pr thô : 14-15% + Giai đoạn II ( từ 55-80 kg): nhu cầu Pr thô: 12-13% 54
  13. - Nhu cầu về khoáng: + Giai đoạn I: Ca= 0,7%; P= 0,5% + Giai đoạn II: Ca= 0,6%; P= 0,4% - Nhu cầu về vitamin: + Vitamin A: 9-12000 UI/100 kg P + Vitamin D: 1000UI/100 kgP + Vitamin E: 20 mg/kg thức ăn. * Thức ăn cho nái hậu bị: - Thức ăn phải có chất lượng tốt, cần chú ý đến tỷ lệ thức ăn thô xanh thích hợp để vừa tiết kiệm thức ăn tinh và phù hợp với đặc điểm sinh lý của lợn cái, mặt khác có tác dụng nâng cao chất lượng cũng như số lượng của trứng rụng. - Tỷ lệ thức ăn thô xanh, củ quả: 50-60% Thức ăn tinh: chiếm 40-50-% - Số bữa ăn tuỳ theo từng độ tuổi nên áp dụng 2-3 bữa/ngày. Lợn có khối lượng 25-55 kg cho ăn1,5-1,8 kg thức ăn /con/ngày; lợn có khối lượng 55-80 kg cho ăn mỗi ngày 2 kg thức ăn/con/ngày. - Cho lợn nái hậu bị ăn đúng giờ, đúng bữa, đúng tiêu chuẩn. Tập cho lợn ăn ỉa đúng chỗ. - Thời kỳ chuẩn bị phối giống cần tăng cường cho lợn vận động nếu lợn quá béo. b. Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn nái mang thai. *. Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái mang thai: Bảng 5.3: Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái mang thai - Nái nội < 2 năm tuổi - Nái ngoại < 2 năm tuổi Nhu cầu dinh dưỡng Chửa kỳ I Chửa kỳ II Chửa kỳ I Chửa kỳ II Năng lượng: ME (Kcal) 2800-2900 2900-3000 2800-2900 2900-3000 Pr thô (%) 12 13 13 14 Ca (%) 0,7 0,7 0,7 0,7 P (%) 0,6 0,6 0,6 0,6 - Nái nội > 2 năm tuổi - Nái ngoại > 2 năm tuổi Năng lượng: ME (Kcal) 2800- 2900-3000 2800- 2900-3000 2900 2900 Pr thô (%) 11 12 12-13 14-15 55
  14. Ca (%) 0,7 0,7 0,7 0,7 P (%) 0,6 0,6 0,6 0,6 - Các nguyên tố khoáng vi lượng: Sulfat Fe: 100 mg/kg thức ăn Sulfat Cu: 10 mg/kg thức ăn Sulfat Zn: 50 mg/kg thức ăn Sulfat Mn: 40 mg/kg thức ăn Chlotrycoban: 2 mg/kg thức ăn Iod: 0,2 mg/ kg thức ăn - Về nhu cầu vitamin: Vitamin A: nái chửa: 5000UI/kg TĂ Vitamin D: 300UI/kg TĂ Vitamin E: 20 mg/kg TĂ * Thức ăn và cách cho lợn nái ăn: - Thức ăn: thức ăn cho lợn nái mang thai phải đảm bảo có chất lượng tốt, không ôi mốc, không nhiễm các chất hoá học gây độc cho lợn nái mang thai. - Cách cho ăn: + Trong thời gian có chửa, người ta phân ra làm 2 thời kỳ: Chửa kỳ I: 2 tháng đầu( tính từ ngày phối giống đến ngày chửa 84), chửa kỳ II là 2 tháng cuối (từ 85- 114 ngày). Ở thời kỳ I do nhu cầu về dinh dưỡng của thai còn ít nên thức ăn ở thời kỳ này chưa cần cung cấp nhiều cho lợn mẹ nhiều lắm. Nhưng ở thời kỳ I do thai chưa bám chắc vào sừng tử cung nên dễ bị sảy thai. Do vậy thức ăn ở thời kỳ I cung cấp cho lợn phải có chất lượng tốt, không bị ôi mốc, dễ tiêu hoá, nhuận tràng, cho ăn mỗi ngày từ 1-2 kg rau xanh. Riêng đối với lợn nái gầy do sau đẻ bị hao mòn nghiêm trọng thì phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để lợn nái chóng hồi phục, cơ quan sinh dục phát triển tốt và tạo điều kiện cho thai làm tổ. + Mức ăn đối với lợn lai: chửa kỳ I cho ăn 1,3 - 1,4 kg thức ăn hỗn hợp, và chửa kỳ II cho ăn 1,6-1,7 kg thức ăn/ngày. + Mức ăn đối với lợn ngoại: chửa kỳ I cho ăn 1,8-2 kg, chửa kỳ II cho ăn 2,2- 2,4 kg thức ăn. 56
  15. - Đối với lợn nái có chửa, hiện nay có nơi áp dụng phương pháp Plushing như sau: + Chửa kỳ I: từ 1-30 ngày cho ăn 1,6-2 kg/ngày/con.. Từ 31-84 ngày cho ăn 2 kg thức ăn/con/ngày + Chửa kỳ II: từ 85-110 ngày (trước khi đẻ 5 ngày) cho ăn 4 kg/ngày + Trước khi đẻ 1-2 ngày cho ăn 0,5 kg/ngày (kinh nghiệm cho thấy nếu cho ăn như vậy đa số lợn nái sau khi đẻ sẽ ăn ngay) + Cho ăn hạn chế trong thời gian chửa kỳ I để tránh lợn quá béo ảnh hưởng đến số con đẻ ra, còn tăng lượng Protein thô trong khẩu phần ở giai đoạn II là để giúp cho bào thai phát triển và tạo sữa. Trong chăn nuôi gia đình có thể cho ăn rau xanh rửa sạch 2-3 kg /ngày, không hại đến sức khoẻ và cũng không gây ảnh hưởng đến sinh sản.. c. Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn nái nuôi con: *. Nhu cầu dinh dưỡng: - Nhu cầu về năng lượng (ME): cần đảm bảo có 3100-3200 Kcal ME/1 kg thức ăn (TĂ). Có thể cung cấp ở mức 3500-3600 Kcal ME/kgTĂ ( bổ sung mỡ động vật) - Nhu cầu về Protein: hàm lượng protein thô (Pr thô) trong khẩu phần ăn của lợn nái nuôi con cần đảm bảo: + Lợn nội: Pr thô: 14-15% + Lợn lai: Pr thô: 15-16% + Lợn ngoại: Pr thô: 16-17% ( Sữa đầu có 15% protein, sữa thường có 6% protein) - Nhu cầu về chất khoáng: + Ca: 0,7% + P: 0,5% + FeSO4: 100mg/kg TĂ + CuSO4: 10 mg/kg TĂ + ZnSO4: 50 mg/kg TĂ + MnSO4: 40 mg/kgTĂ + Iod: 0,2 mg/kgTĂ + Chlotrycoban: 2 mg/kgTĂ - Nhu cầu về vitanin: + Vitamin A: A: 4000 UI/kg TĂ + Vitamin D: 300 UI/kg TĂ 57
  16. + Vitamin B: 480 mg/kg TĂ (B1, B2, B3, B7, B6, B12 …) + Vitamin C: 100 mg/kgTĂ *. Thức ăn và khẩu phần ăn: - Đối với lợn nái nuôi con, khi phối hợp khẩu phần thức thức ăn cần sử dụng các loại thức ăn ít xơ, dễ tiêu hoá, nhuận tràng. - Khẩu phần ăn: 80% thức ăn tổng hợp + 20% thức ăn thô xanh. Các loại thức ăn củ quả, rau xanh non có tác dụng nâng cao khả năng tiết sữa, do đó cần phải cho lợn nái ăn các loại rau xanh . Có thể sử dụng các loại men vi sinh hoặc bỗng rượu, bã bia, bỗng rượu. Cần tránh không cho ăn các thức ăn có nhiều nấm mốc độc, thức ăn ôi, thiu. - Lượng thức ăn cần cung cấp: + Ngày lợn đẻ: không cho lợn nái ăn nhưng cho uống nước tự do. + Ngày nuôi thứ nhất: cho ăn 1 kg/con mẹ/ngày + Ngày nuôi thứ 2: cho ăn 2 kg/con mẹ/ngày + Ngày nuôi thứ 3: Cho ăn 3 kg/con mẹ/ngày + Ngày nuôi thứ 4-6: cho ăn 4 kg/con mẹ/ngày. + Từ ngày thứ 7 trở đi: Nái nuôi 6 con cho ăn: 2 kg + (6 con x 0,3 kg/con) = 3,8 kg Nái nuôi 7 con cho ăn: 2 kg + (7 con x 0,3 kg/con) = 4,1 kg Nái nuôi 8 con cho ăn: 2 kg + (8 con x 0,3 kg/con) = 4,4 kg Nái nuôi 9 con cho ăn: 2 kg + (9 con x 0,3 kg/con) = 4,7 kg Nái nuôi 10 con cho ăn: 2 kg + (10 con x 0,3 kg/con) = 5,0 kg Từ tuần thứ 5 trở đi cho ăn 4 kg thức ăn/ngày. Trước khi cai sữa cho lợn con cần giảm lượng thức ăn xuống để tránh viêm vú cho lợn nái. Khẩu phần ăn qui định ở trên là thức ăn tinh hỗn hợp, phải cho lợn mẹ ăn hết để có nhiều sữa nuôi con. Vì vậy phải cho ăn 3-4 bữa/ngày theo đúng giờ qui định. - Cho lợn nái uống nước tự do (có thể cho uống nước qua núm tự động trong chăn nuôi công nghiệp). 5.3.2. Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn con . a. Một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của lợn con: * Sinh trưởng và phát dục nhanh: qua thí nghiệm và thực tế cho thấy: - 10 ngày tuổi lợn con tăng trọng gấp 2 lần so với lúc sơ sinh - P 30 ngày tuổi tăng gấp 4 lần so với lúc sơ sinh 58
  17. - P 60 ngày tuổi tăng trọng gấp 10 lần so với lúc sơ sinh Khả năng đồng hoá trao đổi chất của lợn con cao, thể hiện ở khả năng tích luỹ Prôtit/1kg cơ thể: Lợn con đẻ 20 ngày tuổi mỗi ngày tích luỹ được 9-14 gr prôtit/1kg trọng lượng cơ thể. Nhưng lợn trưởng thành chỉ tích luỹ được 0,3-0,4 gr Protein/kg khối lượng cơ thể. Lượng sữa tiết mỗi ngày 5000 4500 420g 4000 Lượng sữa tiết mỗi ngày 390g 3500 360g 3000 330g 2500 300g 2000 270g 1500 240g 1000 Tăng trọng của lợn con 210g 500 180 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 Ngày Hình 5.1. Sơ đồ liên quan giữa lượng sữa của lợn mẹ và sự tăng trọng của lợn con * Bộ máy tiêu hoá phát triển nhanh nhưng chưa hoàn chỉnh: - Khi lợn con mới sơ sinh, các tuyến tiêu hoá phát triển nhanh nhưng chưa hoàn chỉnh, dung tích nhỏ, song trong vòng hai tháng đầu chúng phát triển rất nhanh chóng. Tuy vậy về mặt chức năng tiêu hoá thức ăn là chưa hoàn thiện. + Lợn con mới sơ sinh ít men pepsin + 20 ngày tuổi thì chưa có axit HCl ở trong dịch vị dạ dày nên tính kháng khuẩn ở dạ dày chưa có, lợn con dễ bị nhiễm bệnh. Sau 15 ngày thì HCl mới có, tính kháng khuẩn chỉ thể hiện sau 40-45 ngày tuổi. + Đường Saccarosa sau 15 ngày tuổi mới tiêu hoá được. + Men Pepsin sau 20 ngày tuổi mới hoạt động + Men Amylaza trong dịch tuỵ và Mantaza trong dịch ruột tăng số lượng và hoạt lực tiêu hoá từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 5. + Men Lactaza hoạt lực giảm dần theo tuổi. + Lợn con 20-25 ngày tuổi chưa thuỷ phân được đạm động thực vật, cho nên cai sữa cho lợn con phải có giai đoạn tập ăn sớm để thúc đẩy việc tiết dịch vị tiêu hoá ở dạ dày sớm hơn. * Cơ năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh: 59
  18. - Khi mới sơ sinh, cơ thể lợn con chứa tới 82% là nước, sau khi sinh 30 phút tỷ lệ nước ở lợn con giảm 1-2%, nhiệt độ cơ thể giảm tới 5%. Chính khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con kém nên năng lực phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ, ẩm độ yếu nên rất dễ bị ảnh hưởng xấu của khí hậu nóng, lạnh, ẩm. Nhiệt độ thích hợp: lợn mới sơ sinh là: 32-350C lợn con sau 7 ngày tuổi: 29-310C lợn 31-60 ngày tuổi: 26-220C. Ẩm độ thích hợp: 60-70%. Ngoài ra, do lớp mỡ dưới da của lợn con mỏng nên khả năng chống lạnh giữ thân nhiệt của lợn con kém. b. Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn con bú sữa * Nhu cầu dinh dưỡng: Bảng 5.4. Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn con bú sữa Nhu cầu Lợn dưới 5 kg Lợn > 5 kg ME (Kcal/kg TĂ) 3000 3100 Pr thô (%) 24 20 Ca (%) 1 0,9 P (%) 0,5 0,45 Lyzin (%) 1,2 1,0 Methionin (%) 0,55 0,5 Muối (%) 0,3 0,3 Chất béo (%) 3 4 Xơ (%) 3 3 * Thức ăn: được trộn với nước ở dạng sền sệt. Tập cho lợn con ăn từ 10 ngày tuổi trở đi, vì lúc đó lợn đã mọc răng, thích gặm nhấm. Cho lợn con ăn từ ít tới nhiều. Đến 20 ngày tuổi có thể cho ăn thêm rau xanh để kích thích nhu động ruột và lợn thích ăn lên. Công thức thức ăn cho lợn con tập ăn như sau: Bột gạo : 26,7% Bột cá nhạt loại 1: 20% Bột ngô vàng: 30% Khô đậu tương : 10% Đường : 10% Bột xương : 2% Premix vitamin : 0,3% Khoáng vi lượng : 0,5% Muối : 0,5% 5.4. CHUỒNG TRẠI VÀ DỤNG CỤ CHO LỢN NÁI: 5.4.1. Chuồng trại và dụng cụ cho lợn nái hậu bị và nái chửa: - Thường bố trí mỗi ô chuồng 4-5 m2 60
  19. Lợn hậu bị từ 3-5 tháng tuổi nhốt 10 con/ô Lợn từ 6-8 tháng tuổi bố trí 4 con/ô Nên làm chuồng 2 dãy có lối đi cho ăn ở giữa và có sân vận động ở 2 bên. - Máng ăn bố trí ở phía lối đi cho ăn, có cửa thông và lối di cho ăn. Cửa thông với sân chơi. - Máng uống: đặt ở góc ngoài sân . - Rãnh thoát nước tiểu và nước rửa chuồng bố trí sát chân tường ngoài sân lát, có độ dốc 0,5-1% dẫn về phía bể lắng lọc trứng giun sán. - Dụng cụ: chổi, xe chở thức ăn, xô, xe chở phân, bàn chải …. 5.4.2. Chuồng trại và dụng cụ cho lợn nái nuôi con: - Kiểu chuồng, kích thước, diện tích mỗi ô chuồng và sân chơi giống với lợn nái chửa. Nhưng chỉ khác là bố trí ô chuồng úm và ô tập ăn cho lợn con vào giữa 2 ô chuồng lợn nái: Kích thước: 1,2 m x 1,1 m. - Máng ăn: bố trí ở lối đi cho ăn nửa trong, nửa ngoài hình lòng thuyền để dễ quét dọn. - Máng uống: bố trí trí ngoài sân chơi. - Máng ăn cho lợn con có thể làm bằng tôn hoặc gỗ để dễ rửa, phơi. Kích thước máng: 0,15m/con x rộng máng 0,15m - Dụng cụ khác: chổi, xẻng, xe chở phân, chở thức ăn, kìm bấm nanh lợn con, kìm bấm lỗ tai, cân để cân trọng lượng lợn con, thuốc sát trùng, dây khống chế lợn mẹ, thuốc thú y … Hình 5.2. Chuồng lợn nái hậu bị, mang thai, chờ phối (Kiểu chuồng cũi) 61
  20. 5.5. CHĂM SÓC LỢN NÁI 5.5.1. Chăm sóc nái hậu bị: a. Vận động Lợn nái hậu bị vận động tự do trong sân lát không cần cưỡng bức. b. Tắm chải: Cho lợn hậu bị tắm chải mỗi ngày một lần vào những ngày nắng nóng và những ngày trời ấm áp. Mùa Đông nên xoa chải cho lợn. c. Cân đo lợn nái hậu bị: Cân và đo lợn nái hậu bị vào lúc 6-8 tháng tuổi để theo dõi tốc độ tăng trọng, loại thải những con chậm lớn, kích thước không phù hợp với giống. d. Vệ sinh chuồng trại: - Quét dọn hàng ngày từ 2-3 lần phân và nước tiểu - Máng ăn, máng uống phải vệ sinh, rửa sạch hàng ngày, không để thức ăn lưu lại trong máng ăn. e. Phối giống cho lợn nái hậu bị: - Khi được 6-8 tháng tuổi loại bỏ những con không đạt tiêu chuẩn làm giống. - Phát hiện lợn động dục và phối giống cho lợn nái kịp thời. Thường phối giống cho lợn nái hậu bị ở lần động dục thứ 2: Tuổi phối giống: Lợn nội 6 tháng tuổi; P= 35-40 kg Lợn lai: 7 tháng tuổi; P= 65-70 kg Lợn ngoại: 8-10 tháng tuổi; P= 90-100 kg 5.5.2. Chăm sóc nái mang thai và nái chờ phối: a. Vận động - Cho nái chờ phối và nái mang thai vận động tự do, vận động trong sân chơi, không nên cho vận động cưỡng bức để tránh sảy thai. - Đối với nái chửa kỳ cuối, những con bụng quá to hoặc quá xệ thì hạn chế vận động. b. Tắm chải: - Mùa nóng: mỗi ngày tắm chải một lần. Mùa lạnh chải 2 lần/ngày, những ngày ấm áp tắm cho lợn. - Đối với lợn mang thai việc tắm chải phải thường xuyên, nhẹ nhàng, tránh làm cho lợn nái xô chạy có thể gây trượt, ngã gây sảy thai. Tuần cuối của thời kỳ có thai không nên tắm chải và nên nhốt riêng mỗi con 1 ô để chuẩn bị cho lợn đẻ. 62
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
22=>1